Đề án Thúc đẩy xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Mỹ

Sản phẩm đồ gỗ là mặt hàng xuất khẩu phát triển tương đối mạnh trong khoảng 10 năm trở lại đây.Tuy mới phát triển xong đồ gỗ Việt Nam đã thể hiện là mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu lớn và đóng góp góp quan trọng vào sự tăng trưởng xuất khẩu của cả nước.Liên tục trong các năm từ 2000 đến nay,kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ đã chiếm vị trí trong top 5 các mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam,trong đó thị trường chủ lực của mặt hàng này hiện nay là Hoa Kỳ.Tuy nhiên sự tăng trưởng này chưa phải là bền vững,giá trị gia tăng của mặt hàng này còn thấp.Thị trường đồ gỗ Việt Nam ở Hoa Kỳ còn được coi là rất trẻ, và xuất khẩu có xu hướng chậm lại do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế khiến các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này trong nước gặp nhiều khó khăn.Trước những phân tích như trên em thấy cần thiết lựa chọn đề tài “Thúc đẩy xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Mỹ” để nghiên cứu. Bài viết gồm có ba chương: Chương I: Những vấn đề lý luận chung về xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Mỹ Chương II: Thực trạng xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Mỹ Chương III: Phương hướng và biện pháp thúc đẩy đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Mỹ.

doc58 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4386 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thúc đẩy xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 3 Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 4 1.1. Tầm quan trọng xuất khẩu đồ gỗ ở Việt Nam 4 1.1.1 Khái niệm và các hình thức xuất khẩu hàng hóa 4 1.1.1.1 Khái niệm 4 1.1.1.2 Các hình thức xuất khẩu hàng hóa. 4 1.1.2 Sự cần thiết xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam 6 1.1.3. Vai trò của xuất khẩu đồ gỗ ở Việt Nam 7 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đễn xuất khẩu đồ gỗ ở Việt Nam 8 1.2.1 Các nhân tố thuộc môi trường trong nước 8 1.2.1.1 Nguồn nguyên liệu đầu vào phụ thuộc vào nhập khẩu 8 1.2.1.2 Vấn đề tài chính 10 1.2.1.3 Lực lượng lao động của ngành công nghiệp đồ gỗ 11 1.2.1.4 Công nghệ chế biến gỗ còn lạc hậu 12 1.2.2. Các nhân tố ngoài nước 13 1.3. Thị trường đồ gỗ Mỹ 15 1.3.1 Tổng quan về thị trường Mỹ 15 1.3.1.1 Mỹ là thị trường lớn nhất toàn cầu. 15 1.3.1.2 Tiêu chuẩn đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ 17 1.3.2. Thị trường đồ gỗ Mỹ 18 1.3.2.1 Đặc điểm thị trường đồ gỗ Mỹ 18 1.3.2.2 Nhu cầu và thị hiếu sản phẩm đồ gỗ Mỹ 19 1.3.2.3. Những nhà cung cấp của thị trường đồ gỗ Mỹ. 20 1.3.2.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam vào thị trường Mỹ. 20 1.4. Kinh nghiệm thúc đẩy xuất khẩu đồ gỗ của một số nước vào thị trường Mỹ 23 1.4.1 Trung quốc 23 1.4.2. Malaysia 23 Chương II : THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ 25 2.1. Tổng quan về xuất khẩu đồ gỗ trong giai đoạn hiện nay. 25 2.1.1 Ngành công nghiệp đồ gỗ trong giai đoạn hiện nay. 25 2.1.1.1 Quy mô của ngành đồ gỗ 25 2.1.1.2 Chất lượng, mẫu mã, giá cả. 26 2.1.1.3 Các lỗ lực thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm 27 2.1.2 Thực trạng xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam 29 2.2 Phân tích thực trạng xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang thị trường Mỹ. 33 2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu. 33 2.2.2 Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu. 36 2.3 Chính sách hỗ trợ xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam 37 2.4 Đánh giá về thực trạng xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trường 39 2.4.1 Những kết quả 39 2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân. 41 Chương III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 44 3.1 Dự báo về thị trường đồ gỗ Mỹ 44 3.1.1 Số lượng 44 3.1.2 Xu hướng, thị hiếu và kiểu cách mẫu mã . 45 3.2. Mục tiêu và phương hướng phát triển xuất khẩu đồ gỗ trong giai đoạn 2005-2010 và 2010-2020 46 3.2.1 Mục tiêu chung 46 3.2.2 Mục tiêu và định hướng phát triển xuất khẩu trong giai đoạn 2005-2010 và 2010- 2020 47 3.3. Biện pháp thức đẩy xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Mỹ 48 3.3.1. Từ phía nhà nước 48 3.3.2. Từ phía doanh nghiệp 51 KẾT LUẬN 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO: 58 LỜI NÓI ĐẦU Sản phẩm đồ gỗ là mặt hàng xuất khẩu phát triển tương đối mạnh trong khoảng 10 năm trở lại đây.Tuy mới phát triển xong đồ gỗ Việt Nam đã thể hiện là mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu lớn và đóng góp góp quan trọng vào sự tăng trưởng xuất khẩu của cả nước.Liên tục trong các năm từ 2000 đến nay,kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ đã chiếm vị trí trong top 5 các mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam,trong đó thị trường chủ lực của mặt hàng này hiện nay là Hoa Kỳ.Tuy nhiên sự tăng trưởng này chưa phải là bền vững,giá trị gia tăng của mặt hàng này còn thấp.Thị trường đồ gỗ Việt Nam ở Hoa Kỳ còn được coi là rất trẻ, và xuất khẩu có xu hướng chậm lại do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế khiến các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này trong nước gặp nhiều khó khăn.Trước những phân tích như trên em thấy cần thiết lựa chọn đề tài “Thúc đẩy xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Mỹ” để nghiên cứu. Bài viết gồm có ba chương: Chương I: Những vấn đề lý luận chung về xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Mỹ Chương II: Thực trạng xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Mỹ Chương III: Phương hướng và biện pháp thúc đẩy đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Mỹ. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của GS.TS Hoàng Đức Thân đã hướng dẫn tận tình giúp em hoàn thành đề án này. Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 1.1. Tầm quan trọng xuất khẩu đồ gỗ ở Việt Nam 1.1.1 Khái niệm và các hình thức xuất khẩu hàng hóa 1.1.1.1 Khái niệm Trong chiến lược kinh doanh quốc tế,các doanh nghiệp cần phải xác định dược những yếu tố quan trọng mang lại thành công cho chiến lược của mình,một trong những yếu tố đó là cách thức xâm nhập thị trường. Xuất khẩu được coi là một hình thức xâm nhập thị trường ít rủi ro và chi phí thấp so với các hình thức khác. Có thể hiểu xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh vượt ra khỏi biên giới quốc gia,là hoạt động kinh doanh mang tính quốc tế.Đó chính là việc bán hàng hóa , dịch vụ trong nước ra nước ngoài. (Theo điều 28, mục 1, chương 2 luật thương mại việt nam 2005) xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ việt nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. 1.1.1.2 Các hình thức xuất khẩu hàng hóa. Xuất khẩu trực tiếp: là hoạt động bán hàng trực tiếp của một công ty cho các khách hàng của mình ở thị trường nước ngoài. Để thâm nhập thị trường quốc tế thông qua xuất khẩu trực tiếp các Công ty thường sử dụng hai hình thức. Đại diện bán hàng: Là hình thức bán hàng không mang danh nghĩa của mình mà lấy danh nghĩa của người ủy thác nhằm nhận lương và một phần hoa hồng trên cơ sở giá trị hàng hóa bán được. Trên thực tế, đại diện bán hàng họat động như là nhân viên bán hàng của Công ty ở thị trường nước ngoài. Công ty sẽ ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng ở thị trường nước đó. Đại lý phân phối: Là người mua hàng hóa của Công ty để bán theo kênh tIêu thụ ở khu vực mà công ty phân định. Công ty khống chế phạm vi phân phối, kênh phân phối ở thị trường nước ngoài. Đại lý phân phối chấp nhận toàn bộ rủi ro liên quan đến việc bán hàng hóa ở thị trường nước đã phân định và thu lợi nhuận thông qua chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Xuất khẩu gián tiếp: Là hình thức bán hàng hóa, dịch vụ của Công ty ra nước ngoài thông qua trung gian ( thông qua người thứ ba ).Các trung gian mua bán hàng hóa này không chiếm hữu hàng hóa của công ty nhưng trợ giúp Công ty xuất khẩu hàng hóa sang thị trường nước ngoài. Đại lí ( Agent ): Là các cá nhân hay tổ chức đại diện cho nhà xuất khẩu thực hiện một hay một số hoạt động nào đó ở thị trường nước ngoài. Đại lí chỉ thực hiện một công việc nào đó để nhận thù lao. Đại lí không chiếm hữu và sở hữu hàng hóa. Đại lí là người thiết lập quan hệ hợp đồng giữa công ty và khách hàng ở thị trường nước ngoài. Công ty quản lý xuất khẩu ( Export Management Company ): Là các công ty nhận ủy thác và quản lí công tác xuất khẩu hàng hóa. Công ty quản lí xuất nhập khẩu hàng hóa là họat động trên danh nghĩa của công ty xuất khẩu nên là nhà xuất khẩu gián tiếp. Công ty quản lí xuất khẩu đơn thuần làm các thủ tục xuất khẩu và thu phí xuất khẩu. Bản chất của công ty xuất khẩu là làm các dịch vụ quản lí và thu được một khoản thù lao nhất định từ các họat động đó. Công ty kinh doanh xuất khẩu ( Export Tranding Company ): Là Công ty hoạt động như nhà phân phối độc lập có chức năng kết nối các khách hàng ngoài nước với các công ty trong nước để đưa hàng hóa ra nước ngoài tIêu thụ. Ngoài việc thực hiện các hoạt động liên quan trực tiếp đến xuất khẩu. Các công ty này còn cung ứng các dịch vụ xuất nhập khẩu và thương mại đối lưu. Thiết lập và mở rộng các kênh phân phối, tài trợ cho các dự án thương mại và đầu tư, thậm chí trực tiếp thực hiện sản xuất để bổ trợ một công đoạn nào đó cho các sản phẩm ( ví dụ: bao gói, in ấn… ). Đại lí vận tải: Là các Công ty thực hiện dịch vụ thuê vận chuyển và những hoạt động có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa như khai báo hải quan, áp biểu thuế quan, thực hiện giao nhận và chuyên trở bảo hiểm. 1.1.2 Sự cần thiết xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam Việt Nam là một nước có thế mạnh về xuất khẩu những mặt hàng nông sản,trong đó ngành công nghiệp đồ gỗ có những lợi thể lớn có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế,góp phần không nhỏ vào tăng trưởng của đất nước.Sản phẩm đồ gỗ cũng là mặt hàng đang có xu hướng gia tăng cao với những đặc điểm sau đay. Có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu đạt mức khá cao lên tới 54% trong giai đoạn 1994 – 1999, 7- 8%/năm trong những năm tới. Năm 2004, theo WTO, mức tiêu thụ toàn cầu về sản phẩm gỗ đạt con số kỷ lục là 180 tỷ USD với tăng trưởng 8%. Nhưng theo Liên Hợp Quốc ngay từ năm 2002, mức tiêu thụ đó thông qua nhập khẩu đã đạt được 200 tỷ USD. Đây được gọi là cơ hội lớn đối với nhà xuất khẩu. Đồ gỗ nội thất là mặt hàng tăng trưởng nóng trong những năm gần đây. Năm 2003 tăng 18% so với 2002, tức là gấp 2,2 lần so với kim ngạch của đồ gỗ thế giới, đạt giá trị kim ngạch 35 tỷ USD; năm 2004 lên đến 33%; dự báo 2005 có thể đạt 35%. Mua bán với quy mô lớn, mẫu mã, chủng loại sản phẩm rất đa dạng với khoảng 12.000 dạng khác nhau, ngày càng độc đáo và hấp dẫn, từ sản phẩm gỗ nguyên thô tới tinh chế. Các thị trường giao dịch chính là Mỹ, EU, Nhật Bản (chiếm tới 70% kim ngạch buôn bán gỗ toàn cầu). Mỹ, EU, Nhật Bản chuyển dịch nhanh từ những nước xuất khẩu gỗ hàng đầu thế giới thành trung tâm nhập khẩu thế giới. Cơ hội cho xuất khẩu đồ gỗ ở Việt Nam rất lớn. 1.1.3. Vai trò của xuất khẩu đồ gỗ ở Việt Nam Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Từ năm 2002-2007, sản phẩm gỗ Việt Nam đã có mặt tại 120 quốc gia vùng lãnh thổ. Đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lưc lớn thứ 5 của Việt Nam sau dầu thô, dệt may, giầy dép, và thủy sản.Kim ngạch xuất khẩu của nó đã tăng lên con số 2,8 tỷ USD trong năm 2008,đóng góp không nhỏ vào thu nhập quốc dân.  5 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tính đến hết năm 2007 Thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế và quá trình công nghiệp hóa đất nước.Việc thúc đẩy xuất khẩu đồ gỗ đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư cải tiến dây chuyền sản xuất nâng cao hiệu quả cũng như chất lượng sản phẩm gỗ.Đồng thời thúc đẩy phát triển các ngành phụ trợ như vận tải, trồng rừng, sơn mài, đồ cơ khí, sơn, keo, các loại giấy,… Tạo ra nguồn vốn quan trọng thỏa mãn nhu cầu tích lũy và sản xuất nhằm phục vụ đắc lực cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Do thu hút được nhiều DN FDI nên các doanh nghiệp gỗ Việt Nam đã tiếp cận và đã áp dụng công nghệ chế biến gỗ hiện đại để sản xuất mặt hàng gỗ xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu được mở rộng. Ngoài các thị trường trọng điểm như Mỹ, EU và Nhật, các sản phẩm gỗ Việt Nam đã và đang thâm nhập vào thị trường Đông Âu, Trung Đông và Nam Mỹ.Việt Nam nhập khẩu gỗ từ rất nhiều quốc gia trên thế giới,đồng thời thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ cũng rất rộng lớn là 120 nước,thúc đẩy việc mở rộng và làm sâu sắc thêm các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam,giúp giới thiệu hình ảnh Việt Nam ra thế giới. Nâng cao mức sống của người dân,nhu cầu lao động của ngành gỗ rât lớn,về cơ bản cỏ thể tận dụng lao động phổ thông. Đồng Nai có khoảng 142 cơ sở tập trung ở TP Biên Hòa, huyện Trảng Bom, Xuân Lộc, số còn lại phân bố rải rác ở các huyện Tân Phú, Cẩm Mỹ, Long Thành; tổng số lao động tham gia ngành nghề này là 768 người.. Doanh thu năm 2007 của ngành gỗ mỹ nghệ là 26,3 tỷ đồng. Thu nhập bình quân của người lao động từ 900.000 - 1.800.000 đồng/người/tháng. Tại Bình Dương ngành chế biến gỗ cũng là một trong những ngành chiếm nguồn lao động nhiều nhất hiện nay.Theo Sở Thương mại - Du lịch, tổng số lao động trong ngành chế biến gỗ hiện nay lên đến 90.000, bình quân hàng năm lượng lao động cần cho ngành chế biến gỗ lên đến 10.000 - 12.000 lao động. Bình Định là cũng một trong 4 tỉnh, thành có hoạt động chế biến gỗ mạnh nhất nước .các cơ sở chế biến gỗ xuất khẩu đã thu hút khoảng 18.000 lao động ở các địa phương với mức thu nhập bình quân 1,6 triệu đồng/người/tháng. 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đễn xuất khẩu đồ gỗ ở Việt Nam Xuất khẩu đồ gỗ có tốc độ tăng trưởng cao nhưng bị đánh giá là thiếu bền vững,kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng giá trị gia tăng trong xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ chưa cao do nhiều yếu tố tác động. 1.2.1 Các nhân tố thuộc môi trường trong nước Đồ gỗ là mặt hành xuất khẩu còn mới do đó năng lực cung ứng sản phẩm gỗ cho xuất khẩu còn hạn chế phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp,trình độ công nghệ sản xuất chế biến, trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh và tay nghề của đội ngũ lao động đặc biệt phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu. 1.2.1.1 Nguồn nguyên liệu đầu vào phụ thuộc vào nhập khẩu Thực tế nguyên liệu gỗ ở Việt Nam không đủ đáp ứng cho nhu cầu chế biến gỗ xuất khẩu. Từ sau 2001 với mục đích bảo vệ nguồn rừng tự nhiên của quốc gia, Chính phủ đã khống chế sản lượng gỗ khai thác và không thay đổi qua các năm là 300.000m3/năm.Bởi vậy, nguồn chính cung cấp gỗ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến gỗ ở Việt Nam là 80% nhập khẩu từ nước ngoài. Theo tính toán của bộ công thương,hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 250.000 đến 300.000 m3 gỗ từ các nước lân cận,trong 3 năm trở lại đây(2005-2007) thì cứ xuất khẩu được 2USD đồ gỗ thì doanh nghiệp phải bỏ ra 1USD để nhập khẩu gỗ nguyên liệu.Mặc dù trong năm 2008, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ lên tới 2,8 tỷ USD nhưng tổng kim ngạch nhập khẩu gỗ đã lên tới 1,4 tỷ USD và xu hướng của năm sau càng cao hơn nhiều năm trước..Năm 2008, Việt Nam đã nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ 97 thị trường. Kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ 4 thị trường lớn là Malaysia, Mỹ, Lào và Trung Quốc đạt mức trên 100 triệu USD, mức cao nhất từ trước đến nay, chiếm 49% trong tổng kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu của cả nước. Tuy nhiên nhiều nước như Lào, Myanma, Inđônêxia - vốn là bạn hàng cung cấp đồ gỗ nguyên liệu chủ yếu cho Việt Nam - nay đã ra lệnh cấm xuất khẩu gỗ thô, nên ta phải nhập gỗ qua sơ chế, giá thành đắt,trong khi nguồn nhập khẩu từ các quốc gia khác như New Zealand, Australia, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Canada, Mỹ, Châu Phi lại cách xa về địa lý nên giá thành nguyên liệu bị đội lên rất cao.Mặc dù nguồn nguyên liệu gỗ không thiếu nhưng vì giá cả gỗ ở từng thị trường từng khu vực khác nhau, doanh nghiệp Việt Nam thì thiếu vốn không thể kham nổi giá nguyên liệu quá cao.Tiếp đó, khác với các mặt hàng khác. Gỗ là mặt hàng cồng kềnh nên chi phí vận chuyển khá tốn kém cần xem xét về yếu tố khoảng cách địa lí. Trong khi ấy, hiện tại và trong tương lai, chi phí vận chuyển đang và sẽ tiếp tục tăng cao. Vả lại, tình hình sản xuất ngày càng khó khăn, nhưng doanh nghiệp lại rất khó điều chỉnh tăng giá bán, làm giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường.  Biểu đồ kim ngạch xuất sản phẩm gỗ và nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ năm 2006 - tháng 10/2008 1.2.1.2 Vấn đề tài chính Trong bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới từ đầu năm 2008 với nhiều biến động khó khăn phức tạp, nền kinh tế Mỹ vẫn suy yếu do những tác động tiêu cực của khủng hoảng tín dụng, bất động sản, đồng đô la Mỹ mất giá; tỷ lệ lạm phát tăng cao tại hầu hết các khu vực trên thế giới; giá nhiên liệu liên tục thay đổi. Những khó khăn chung của kinh tế thế giới tác động tiêu cực đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước nói chung, các doanh nghiệp chế biến gỗ nói riêng. Năm 2008 nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh bị hạn chế do Chính phủ thực hiện chính sách kiềm chế lạm phát và do sự thay đổi bất thường của thị trường thế giới. Những tháng đầu năm 2008, các doanh nghiệp chế biến gỗ gặp trở ngại rất lớn trong việc tiếp cận vốn vay từ ngân hàng, đặc biệt là ngoại tệ, trong khi lãi xuất cho vay tiền VNĐ cao và thời hạn vay chưa phù hợp với thực tế sản xuất xuất khẩu sản phẩm gỗ. Mặt khác, một số doanh nghiệp có khả năng tự huy động vốn thì các doanh nghiệp không thể mua ngoại tệ bằng đồng USD từ ngân hàng để nhập nguyên liệu. Một số doanh nghiệp đã buộc phải mua USD trên thị trường tự do và chấp nhận chịu thiệt do chênh lệch tỷ giá. Các doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu rất thấp chỉ vào khoảng trên dưới 20%, trong khi đó nợ phải trả đến 70%. Phần lớn tài sản dưới dạng vốn lưu động là nguyên vật liệu dự trữ và thành phẩm trong kho chờ xuất bán hoặc sản phẩm đã giao nhưng chưa thu được tiền. Khoảng 300 doanh nghiệp FDI có quy mô lớn, tạo ra kim ngạch xuất khẩu chiếm 50% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của cả nước, còn lại hầu hết các doanh nghiệp chế biến gỗ trong nước có quy mô nhỏ và vừa. Trong những năm qua, số lượng các cơ sở chế biến gỗ tăng lên không nhiều mà chủ yếu tăng công suất thiết kế. 1.2.1.3 Lực lượng lao động của ngành công nghiệp đồ gỗ Nhân lực là vấn đề lớn của ngành gỗ, việc thiếu cả công nhân lành nghề cùng cán bộ quản lý khiến cho hiệu quả sản xuất không cao, năng suất lao động thấp. Với quy mô khoảng 170.000 lao động trong 2000 nhà máy chế biến gỗ với tỷ lệ lao động có trình độ đại học chỉ chiếm 3%, công nhân kỹ thuật gần 30%, số còn lại gần 70% chủ yếu là lao động phổ thông. Với yêu cầu thực tế hiện nay thì nhu cầu về nguồn nhân lực là rất lớn cả ở bậc công nhân, kỹ sư. Theo tính toán của các chuyên gia, tuỳ theo quy mô nhà máy, năng lực sản xuất, số lượng kỹ sư có thể dao động trong khoảng 7-10% tổng số lao động phổ thông. Như vậy, với tổng số lao động hiện nay nhu cầu kỹ sư CBLS cần phải là 17.000. Với quy mô đào tạo hiện nay số lượng kỹ sư CBLS, công nhân kỹ thuật không đủ cung cấp cho các doanh nghiệp. Ở hầu hết các doanh nghiệp đều thiếu cán bộ quản lý, kỹ sư giỏi công nhân lành nghề, khiến cho năng suất lao động thấp, hiệu quả sản xuất không cao. Điều này sẽ hạn chế sức cạnh tranh với các doanh nghiệp trong khu vực. Ngành gỗ Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị phần gỗ trên thế giới. Cụ thể, trong ngành chế biến gỗ, bình quân một người làm ra chưa được số sản lượng tương đương 10.000 USD/năm, trong khi ở Trung Quốc con số này đã là 15.000 USD/năm. Số lượng và chất lượng đội ngũ công nhân chế biến gỗ Việt Nam chưa đáp ứng yêu cầu của ngành, còn thiếu nhiều kỹ năng, trong đó chưa biết hoặc chưa được đào tạo về khả năng tận dụng thời gian thao tác, đứng máy, chưa có ý thức tiết kiệm năng lượng và nguyên liệu gỗ...Chính điều này khiến doanh nghiệp khó trả lương cao cho nhân viên để giữ chân họ.Do chưa có một trường đào tạo chuyên cho ngành gỗ nên số lượng công nhân có tay nghề rất hiếm, vì vậy đã xảy ra tình trạng nhiều doanh nghiệp trễ hẹn giao hàng. Nguyên nhân cũng là do Việt Nam chưa có đủ các trường đào tạo dạy nghề, kế đến là sự phát triển của ngành khá nhanh trong 5-6 năm gần đây kéo theo nhiều nhà máy chế biến gỗ ra đời khiến cho Cung nhân sự không theo kịp Cầu. Ngoài ra còn có nhiều doanh nghiệp trong ngành không có khả năng tự huấn luyện lao động mà tập trung vào việc thu hút lao động lành nghề từ các doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó, việc ra đời nhiều máy móc chế biến gỗ hiện đại đòi hỏi người sử dụng phải biết nhiều hơn về cơ giới, máy tính, kỹ thuật số...nên đòi hỏi người lao động phải được đào tạo liên tục, song việc này cũng không dễ cho các doanh nghiệp thực hiện. chính vì vậy nhân lực cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu đang trở thành nỗi bức xúc của nhiều doanh nghiệp. 1.2.1.4 Công nghệ chế biến gỗ còn lạc hậu Nhìn chung, có thể thấy rằng tình trạng máy móc thiết bị chế biến gỗ chưa được đầu tư đổi mới nhiều, còn lạc hậu,hiệu quả chưa cao,cụ thể công suất chế biến theo các loại thiết bị như sau: Thiết bị cưa xẻ gỗ và đồ gỗ sơ chế chiếm 30% tổng công suất chế biến, trong đó chủ yếu là máy cưa vòng, cưa đĩa, máy bào một mặt, máy xoi, khoan nằm... được chế tạo trong nước, chỉ có một số ít là của Pháp, Trung Quốc, Nhật, Đài Loan, Nga, Tiệp... Thiết bị đồ gỗ tinh chế hoàn chỉnh sản phẩm chiếm khoảng 50% tổng công suất chế biến gồm các máy bào 2, 3 hay 4 mặt, máy phay 1 hay 2 trục... Những năm gần đây, đa số các cơ sở nhập dây chuyền đồng bộ hoặc các thiết bị lẻ có chất lượng cao của Nhật, Pháp, Đài Loan, Hàn Quốc… Dây chuyền thiết bị sản xuất ván nhân tạo chỉ chiếm khoảng 20% tổng công suất chế biến. Một số dây chuyền tuy đồng bộ nhưng thuộc loại thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu. Những năm ngần đây,các doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư cho công nghệ nhưng chưa đồng bộ và so với Trung Quốc,Malaysia …vẫn còn lạc hậu 1.2.2. Các nhân tố ngoài nước Ngoài những nhân tố thuộc về các điều kiện trong nước ảnh hưởng đến khả năng xuấ
Luận văn liên quan