Trong nền kinh tế thị trường đầy sôi động và cạnh tranh gay gắt hiện nay, lạm phát đang là một vấn đề bất cập nhất mà cả thế giới quan tâm. Nó không chỉ như một bóng ma ám ảnh làm kinh hoàng tất cả các siêu cường kinh tế trên thế giới mà nó còn là mối đe dọa nguy hiểm của sự phát triển kinh tế xã hội mọi quốc gia. Bởi lạm phát ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đến đời sống xã hội, đặc biệt là giới lao động. Mà nguyên nhân sâu sa của lạm phát là do các chính sách tiền tệ và chính sách tài chính của nhà nước.
Cụ thể ở nước ta lạm phát hiện là mối bận tâm của Chính phủ, bởi lẽ nó là một trong những thước đo mức ổn định của nền kinh tế, có tác động đến sản lượng đầu ra của nền kinh tế và các biến vĩ mô khác. Tỷ lệ lạm phát cao trong thời gian gần đây đặt ra nhiều câu hỏi về nguyên nhân của lạm phát, và chắc chắn theo suy nghĩ của nhiều nhà kinh tế và công chúng, nguyên nhân của lạm phát trong những năm gần đây không giống với nguyên nhân lạm phát của những năm 1980 và đầu những năm 1990, mặc dù “ lạm phát luôn luôn và ở mọi nơi đều là do hiện tượng tiền tệ”. Một nguyên nhân nữa mà không thể không thể đề cập đến, từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, lạm phát diễn ra nghiêm trọng và kéo dài mà nguồn gốc của nó là do hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại, cơ cấu kinh tế bất hợp lý kéo dài, dẫn đến việc làm phá vỡ toàn bộ kế hoạch của nền kinh tế, tổn hại đến tất cả các mối quan hệ trong nền kinh tế - xã hội.
Và để khắc phục những hậu quả do lạm phát gây ra, Nhà nước và Chính phủ cần phải đưa ra một số các giải pháp đồng bộ nhằm kiềm chế mức độ lạm phát tiền tệ trong nước. Các nhà kinh tế, các doanh nghiệp muốn thu lợi nhuận cao và đứng vững trên thị trường phải nhanh chóng tiếp cận, nắm bắt những vấn đề của nền kinh tế mới, để có thể nhạy bén trước tình hình kinh tế trong và ngoài nước.
Kết cấu của đề án bao gồm các nội dung sau:
Phần I : Những vấn đề lý luận chung về lạm phát.
Phần II :Thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 1989 đến nay.
Phần III :Các biện pháp khắc phục lạm phát ở nước ta.
33 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3426 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 1989 đến nay và các biện pháp khắc phục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
Phần I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LẠM PHÁT 4
1.1. Khái niệm và phân loại lạm phát: 4
1.1.1. Các khái niệm: 4
1.1.2. Phân loại lạm phát:. 4
1.2. Nguyên nhân lạm phát: 7
1.2.1. Lạm phát theo thuyết tiền tệ: 7
1.2.2. Lạm phát theo thuyết Keynes (Lạm phát cầu kéo) 8
1.2.3. Lạm phát theo thuyết chi phí đẩy: 8
1.2.4. Lạm phát dự kiến: 9
1.2.4. Các nguyên nhân khác: 10
1.3. Những tác động của lạm phát: 11
1.3.1. Đối với lĩnh vực sản xuất: 11
1.3.2. Đối với lĩnh vực lưu thông: 11
1.3.3. Đối với lĩnh vực tiền tệ tín dụng: 11
1.3.4. Đối với chính sách kinh tế tài chính Nhà nước: 12
Phần II: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 ĐẾN NAY 13
2.1. Thực trạng: 13
2.2. Lịch sử của lạm phát: 22
2.3. Đặc trưng lạm phát ở Việt Nam: 23
2.4. Những nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát ở Việt Nam: 24
Phần III: CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM 26
3.1. Các quan điểm và cách khắc phục lạm phát: 26
3.2. Giải pháp chống lạm phát ở nước ta: 26
KẾT LUẬN 33
LỜI MỞ ĐẦU
(((((
Trong nền kinh tế thị trường đầy sôi động và cạnh tranh gay gắt hiện nay, lạm phát đang là một vấn đề bất cập nhất mà cả thế giới quan tâm. Nó không chỉ như một bóng ma ám ảnh làm kinh hoàng tất cả các siêu cường kinh tế trên thế giới mà nó còn là mối đe dọa nguy hiểm của sự phát triển kinh tế xã hội mọi quốc gia. Bởi lạm phát ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đến đời sống xã hội, đặc biệt là giới lao động. Mà nguyên nhân sâu sa của lạm phát là do các chính sách tiền tệ và chính sách tài chính của nhà nước.
Cụ thể ở nước ta lạm phát hiện là mối bận tâm của Chính phủ, bởi lẽ nó là một trong những thước đo mức ổn định của nền kinh tế, có tác động đến sản lượng đầu ra của nền kinh tế và các biến vĩ mô khác. Tỷ lệ lạm phát cao trong thời gian gần đây đặt ra nhiều câu hỏi về nguyên nhân của lạm phát, và chắc chắn theo suy nghĩ của nhiều nhà kinh tế và công chúng, nguyên nhân của lạm phát trong những năm gần đây không giống với nguyên nhân lạm phát của những năm 1980 và đầu những năm 1990, mặc dù “ lạm phát luôn luôn và ở mọi nơi đều là do hiện tượng tiền tệ”. Một nguyên nhân nữa mà không thể không thể đề cập đến, từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, lạm phát diễn ra nghiêm trọng và kéo dài mà nguồn gốc của nó là do hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại, cơ cấu kinh tế bất hợp lý kéo dài, dẫn đến việc làm phá vỡ toàn bộ kế hoạch của nền kinh tế, tổn hại đến tất cả các mối quan hệ trong nền kinh tế - xã hội.
Và để khắc phục những hậu quả do lạm phát gây ra, Nhà nước và Chính phủ cần phải đưa ra một số các giải pháp đồng bộ nhằm kiềm chế mức độ lạm phát tiền tệ trong nước. Các nhà kinh tế, các doanh nghiệp muốn thu lợi nhuận cao và đứng vững trên thị trường phải nhanh chóng tiếp cận, nắm bắt những vấn đề của nền kinh tế mới, để có thể nhạy bén trước tình hình kinh tế trong và ngoài nước.
Kết cấu của đề án bao gồm các nội dung sau:
Phần I : Những vấn đề lý luận chung về lạm phát.
Phần II :Thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 1989 đến nay.
Phần III :Các biện pháp khắc phục lạm phát ở nước ta.
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài, bài viết của em có thể còn nhiều điểm chưa chính xác mong các thầy cô giáo giúp đỡ và đóng góp ý kiến để em hoàn thiện đề án này tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Ths Bùi Thị Thu Ngân, người đã hướng dẫn em làm đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên thực hiện
Nguyên Xuân Đạt
Phần I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LẠM PHÁT
1.1. Khái niệm và phân loại lạm phát
Các khái niệm
- Lạm phát là một phạm trù vốn có của nền kinh tế thị trường, nó xuất hiện khi các yêu cầu của quy luật kinh tế hàng hóa không được tôn trọng, nhất là quy luật lưu thông tiền tệ. Ở đâu còn sản xuất hàng hóa, còn tồn tại những quan hệ hàng hóa tiền tệ thì ở đó còn ẩn nấu khả năng lạm phát và lạm phát chỉ xuất hiện khi các quy luật lưu thông tiền tệ bị vi phạm.
- Trong bộ “Tư bản” nổi tiếng của mình C.Mác viết: “Việc phát hành tiền giấy phải được giới hạn ở số lượng vàng hoặc bạc thực sự lưu thông nhờ các đại diện tiền giấy của mình”. Điều này có nghĩa là khi khối lượng tiền giấy do nha nước phát hành vào lưu thông vượt quá số lượng vàng mà nó đại diện thì giá trị của tiền giấy giảm xuống và tình trạng lạm phát xuất hiện.
- Một định nghĩa nữa về lạm phát do các nhà kinh tế học hiện đại đưa ra và nó được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường: “Lạm phát là sự tăng lên của mức giá trung bình theo thời gian”.
- Lạm phát được đặc trưng bởi chỉ số lạm phát. Nó chính là GNP danh nghĩa/GNP thực tế. Trong thực tế nó được thay bằng chỉ số giá tiêu dùng hoặc chỉ số giá bán buôn Ip = ∑ ip.d
ip: chỉ số giá cả của từng loại nhóm hàng
d: tỷ trọng mức tiêu dùng của từng loại hàng
1.1.2. Phân loại lạm phát
● Theo mức độ lạm phát ta có các loại lạm phát sau:
- Thiểu phát: trong kinh tế học được coi là lạm phát ở tỷ lệ rất thấp. Hiện không có chỉ tiêu chính xác để đo tỷ lệ này. Rất dễ nhầm lẫn với giảm phát – tình trạng ngược lại của lạm phát.
- Lạm phát thấp: còn gọi là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phát dưới 10% một năm. Lạm phát vừa phải làm cho giá cả biến động tương đối. Trong thời kỳ này nền kinh tế hoạt động bình thường, đời sống của người lao động ổn định. Sự ổn định đó được biểu hiện: giá cả tăng chậm, lãi suất tiền gửi không cao, không xảy ra với tình trạng mua bán và tích trữ hàng hóa với số lượng lớn…
Có thể nói lạm phát vừa phải tạo tâm lý an tâm cho người lao động, họ chỉ trông chờ vào thu nhập. Trong thời gian này các hãng kinh doanh có khoản thu nhập ổn định, ít rủi ro nên sẵn sàng đầu tư cho sản xuất, kinh doanh.
- Lạm phát cao (lạm phát phi mã): Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá trong phạm vi hai hoặc ba chữ số một năm thường được gọi là lạm phát phi mã, nhưng vẫn thấp hơn siêu lạm phát. Việt Nam và hầu hết các nước chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường đều phải đối mặt với lạm phát phi mã trong những năm đầu thực hiện cải cách.
Nhìn chung lạm phát thì phi mã được duy trì trong thời gian dài sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, đồng tiền sẽ bị mất giá nhanh, cho nên mọi người chỉ giữ lượng tiền tối thiểu vừa đủ cho các giao dịch hàng ngày. Mọi người có xu hướng tích trữ hàng hóa, mua bất động sản và chuyển sang sử dụng vàng hoặc các ngoại tệ mạnh để làm phương tiện thanh toán cho các giao dịch có giá trị lớn và tích lũy của cải.
- Siêu lạm phát: xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao vượt xa lạm phát phi mã, nó như một căn bệnh chết người, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng kinh khủng, giá cả tăng nhanh không ổn định, tiền lương thực tế bị giảm mạnh, tiền tệ mất giá nhanh chóng, thông tin không còn chính xác, các yếu tố thị trường biến dạng và hoạt động kinh doanh lâm vào tình trạng rối loạn. Tuy nhiên, siêu lạm phát rất ít khi xảy ra.
Lịch sử của lạm phát cũng chỉ ra rằng, lạm phát ở các nước đang phát triển thường diễn ra trong thời gian dài, vì vậy hiệu quả của nó phứctạp và trầm trọng hơn.
Lạm phát kinh niên kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát dưới 50% một năm, lạm phát nghiêm trọng thường kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát trên 50%, siêu lạm phát kéo dài trên một năm với tỷ lệ lạm phát trên 200% một năm.
● Theo các nguyên nhân dẫn đến lạm phát ta có các loại lạm phát sau:
- Lạm phát do cầu kéo: Kinh tế học Keynes cho rằng nếu tổng cầu cao hơn tổng cung ở mức toàn dụng lao động, thì sẽ sinh ra lạm phát. Trong khi đó, chủ nghĩa tiền tệ giải thích rằng do tổng cầu cao hơn tổng cung, người ta có cầu về tiền mặt cao hơn, dẫn tới cung tiền phải tăng lên để đáp ứng. Do đó có lạm phát.
- Lạm phát do cầu thay đổi: Giả dụ lượng cầu về một mặt hàng giảm đi, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, nghĩa là lạm phát.
- Lạm phát do chi phi đẩy: Nếu tiền công danh nghĩa tăng lên, thì chi phí sản xuất của các xí nghiệp tăng. Các xí nghiệp vì muốn bảo toàn mức lợi nhuận của mình sẽ tăng giá thành sản phẩm. Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế cũng tăng.
- Lạm phát do cơ cấu: Ngành kinh doanh có hiệu quả tăng tiền công danh nghĩa cho người lao động. Ngành kinh doanh không hiệu quả, vì thế, không thể không tăng tiền công cho người lao động trong ngành mình. Nhưng để đảm bảo mức lợi nhuận, ngành kinh doanh kém hiệu quả sẽ tăng giá thành sản phẩm. Lạm phát nảy sinh vì điều đó.
- Lạm phát do xuất khẩu: Xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, hoặc sản phẩm được huy động cho xuất khẩu khiến lượng cung sản phẩm cho thị trường trong nước giảm khiến tổng cung thấp hơn tổng cầu. Lạm phát nảy sinh do tổng cung và tổng cầu mất cân bằng.
- Lạm phát do nhập khẩu: Sản phẩm không tự sản xuất trong nước được mà phải nhập khẩu. Khi giá nhập khẩu tăng (do nhà cung cấp nước ngoài tăng giá như trong trường OPEC quyết định tăng giá dầu, hay do đồng tiền trong nước xuống giá) thì giá bán sản phẩm đó trong nước cũng tăng. Lạm phát hình thành khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên.
- Lạm phát tiền tệ: Cung tiền tăng (chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền ngoại tệ khỏi mất giá so với trong nước; hay chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước) khiến cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên là nguyên nhân gây ra lạm phát.
- Lạm phát sinh ra lạm phát: Khi nhận thấy có lạm phát, cá nhân với dự tính duy lý sẽ cho rằng tới đây giá cả hàng hóa sẽ còn tăng, nên đẩy mạnh tiêu dùng hiện tại. Tổng cầu trở nên cao hơn tổng cung, gây ra lạm phát.
1.2. Nguyên nhân lạm phát
1.2.1. Lạm phát theo thuyết tiền tệ
Kinh tế đi vào lạm phát, đồng tiền mất giá... có nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát. Chẳng hạn thời tiết không thuận, mất mùa, nông dân thu hoạch thấp, giá lương thực tăng lên. Giá nguyên vật liệu tăng làm cho giá cả hàng tiêu dùng tăng lên. Khi tiền lương tăng, chi phí sản xuất cũng tăng theo, dẫn đến giá các mặt hàng cũng tăng. Tăng lương đẩy giá lên cao. Tóm lại, lạm phát là hiện tượng tăng liên tục mức giá chung và có thể giải thích theo 3 cách.
- Theo học thuyết tiền tệ, lạm phát là kết quả của việc tăng quá thừa mức cung tiền.
- Theo học thuyết Keynes, lạm phát xảy ra do thừa cầu về hàng hoá và dịch vụ trong nền kinh tế (do cầu kéo).
- Theo học thuyết chi phí đẩy, lạm phát sinh ra do tăng chi phí sản xuất (chi phí đẩy)
Trên thực tế lạm phát là kết quả của tổng thể 3 nguyên nhân trên, mỗi nguyên nhân có vai trò khác nhau ở mỗi thời điểm khác nhau.
Mức cung tiền là một biến số duy nhất trong đẳng thức tỷ lệ lạm phát, mà dựa vào đó Ngân hàng Trung ương đãtạo ra ảnh hưởng trực tiếp. Trong việc chống lạm phát, các Ngân hàng Trung ương luôn giảm sút việc cung tiền.
Tăng cung tiền có thể đạt được bằng hai cách:
` - Ngân hàng trung ương in nhiều tiền hơn (khi lãi suất thấp và điều kiện kinh doanh tốt).
- Hoặc các Ngân hàng thương mại có thể tăng tín dụng
Trong cả hai trường hợp sẵn có lượng tiền nhiều hơn cho dân cư và chi phí. Về mặt trung hạn và dài hạn, điều đódẫn tới cầu về hàng hoá và dịch vụ tăng. Nếu cung không tăng tương ứng với cầu, thì việc dư cầu sẽ được bù đắp bằng việc tăng giá. Tuy nhiên, giá cả sẽ không tăng ngay nhưng nó sẽ tăng sau đó 2-3 năm. In tiền để trợ cấp cho chi tiêu công cộng sẽ dẫn đến lạm phát nghiêm trọng
Ví dụ:
Năm 1966 - 1967 chính phủ Mỹ đã sử dụng việc tăng tiền để trả cho những chi phí leo thang của cuộc chiến tranh tại Việt Nam, lạm phát tăng từ 3% (năm 1967) đến 6% (năm 1970).
Xét trong dài hạn lãi suất thực tế (i) và sản lượng thực tế (y) đạt mức cân bằng, nghĩa là (i) và (y) ổn định. Mức cầu tiền thực tế không đổi nên M/P cũng không đổi. Suy ra khi lượng tiền danh nghĩa (M) tăng lên thì giá cả sẽ tăng lên với tỷ lệ tương ứng. Vậy lạm phát là một hiện tượng tiền tệ. Đây là lý do tại sao Ngân hàng Trung ương rất chú trọng đến nguyên nhân này.
1.2.2. Lạm phát theo thuyết Keynes (Lạm phát cầu kéo)
Tăng cung tiền không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến tăng cầu về hàng hoá, dịch vụ. Tăng tiêu dùng, chi phí công cộng và tăng dân số là những nhân tố phi tiền tệ, sẽ dẫn đến tăng cầu. Áp lực lạm phát sẽ tăng sau 1 đến 3 năm, nếu cầu về hàng hoá vượt quá mức cung, song sản xuất vẫn không được mở rộng hoặc do sử dụng máy móc với công suất tiến tới giới hạn hoặc vì nhân tố sản xuất không đáp ứng được sự gia tăng của cầu. Sự mất cân đối đó sẽ được giá cả lấp đầy. Lạm phát do cầu tăng lên hay lạm phát do cầu kéo được ra đời từ đó. Chẳng hạn ở Mỹ sử dụng công suất máy móc là một chỉ số có ích phản ánh lạm phát trong tương lai ở Mỹ, sử dụng công suất máy móc trên 83% dẫn tới lạm phát tăng.
1.2.3. Lạm phát theo thuyết chi phí đẩy
Lạm phát chi phí đẩy vừa là lạm phát, vừa làm suy giảm sản lượng , tăng thêm thất nghiệp nên còn gọi là lạm phát "đình trệ". Hình thức của lạm phát này phát sinh ra từ phía cung, do chi phí sản xuất cao hơn đã được chuyển sang người tiêu dùng. Điều này chỉ có thể được trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế khi người tiêu dùng sẵn sàng trả với giá cao hơn.
Ví dụ:
Nếu tiền lương chiếm một phần đáng kể trong chi phí sản xuất và dịch vụ. Nếu tiền lương tăng nhanh hơn năng suất lao động thì tổng chi phí sản xuất sẽ tăng lên. Nếu nhà sản xuất có thể chuyển việc tăng chi phí này cho người tiêu dùng thì giá bán sẽ tăng lên, công nhân và các công đoàn sẽ yêu cầu tiền lương cao hơn trước để phù hợp với chi phí sinh hoạt tăng lên, điều đó tạo thành vòng xoáy lượng giá.
Một yếu tố chi phí chính khác là giá cả nguyên vật liệu đặc biệt là dầu thô. Trong năm 1972 - 1974 hầu như giá dầu quốc tế tăng 5 lần dẫn đến lạm phát tăng từ 4,6% đến 13,5% bình quân trên toàn thế giới.
Ngoài ra sự suy sụp của giá dầu (1980) làm cho lạm phát giảm xuống mức thấp chưa từng thấy.
Bên cạnh những yếu tố gây nên lạm phát đó là giá nhập khẩu cao hơn được chuyển cho người tiêu dùng nội địa. Nhập khẩu càng trở nên đắt đỏ khi đồng nội tệ yếu đi hoặc mất giá so với đồng tiền khác. Ngoài ra yếutố tâm lý dân chúng, sự thay đổi chính trị, an ninh quốc phòng…Song nguyên nhân trực tiếp vẫn là số lượng tiền tệ lưu thông vượt quá số lượng hàng hóa sản xuất ra. Việc tăng đột ngột của thuế (VAT) cũng làm tăng chỉ số.
Chi tiêu quá khả năng cung ứng
- Khi sản lượng vượt tiềm năng
đường AS có độ dốc lớn nên
khi cầu tăng mạnh, AD – AD1
giá cả tăng Po – P1
Chi phí tăng đẩy giá lên cao
1.2.4. Lạm phát dự kiến
Trong nền kinh tế, trừ siêu lạm phát, lạm phát phi mã, lạm phát vừa phải có xu hướng tiếp tục giữ mức lịch sử của nó. Giá cả trong trường hợp này tăng đều một cách ổn định. Mọi người thể dự kiến được trước nên còn gọi là lạm phát dự kiến.
`
`
Trong lạm phát dự kiến AS & AD dịch chuyển lên trên cùng, độ sản
lượng vẫn giữ nguyên, giá cả tăng lên theo dự kiến.
1.2.4. Các nguyên nhân khác
- Giữa lạm phát và lãi suất khi tỷ lệ lạm phát tăng lên lãi suất danh nghĩa tăng theo, tăng chi phí cơ hội của việc giữ tiền, càng giữ nhiều tiền càng thiệt. Điều này đặc biệt đúng trong các cuộc siêu lạm phát, tiền mất giá càng nhanh, tăng mức độtiền gửi vào Ngân hàng, vào quỹ tiết kiệm hoặc đẩy ra thị trường để mua về mọi loại hàng hoá có thể dự trữ gây thêm mất cân bằng cung cầu trên thị trường hàng hoá và tiếp tục đẩy giá lên cao.
- Giữa lạm phát và tiền tệ khi ngân sách thâm hụt lớn các Chính phủ có thể in thêm tiền để trang trại, lượng tiền danh nghĩa tăng lên là một nguyên nhân gây ra lạm phát. Và một khi giá cả đã tăng lên thì sự thâm hụt mới nảy sinh, đòi hỏi phải in thêm một lượng tiền mới và lạm phát tiếp tục tăng vọt. Kiểu lạm phát xoáy ốc này thường xảy ra trong thời kỳ siêu lạm phát. Tuy nhiên, Chính phủ có thể tài trợ thâm hụt bằng cách vay dân thông qua bán tín phiếu. Lượng tiền danh nghĩa không tăng thêm nên không có nguy cơ lạm phát, nhưng nếu thâm hụt tiếp tục kéo dài, số tiền phải trả cho dân (cả gốc lẫn lãi) sẽ lớn đến mức cần phải in tiền để trang trải thì khả năng có lạm phát mạnh là điều chắc chắn.
- Các nguyên nhân liên quan đến chính sách của nhà nước, chính sách thuế, chính sách cơ cấu kinh tế không hợp lý. Các chủ thể kinh doanh làm tăng chi phí đầu vào, nguyên nhân do nước ngoài.
1.3. Những tác động của lạm phát
Lạm phát có nhiều loại, cho nên cũng có nhiều mức độ ảnh hưởng khác nhau đối với nền kinh tế. Xét trên góc độ tương quan, trong một nền kinh tế mà lạm phát được coi là nỗi lo của toàn xã hội và người ta có thể nhìn thấy tác động của nó.
1.3.1. Đối với lĩnh vực sản xuất
Đối với nhà sản xuất, tỷ lệ lạm phát cao làm cho giá đầu vào và đầu ra biến động không ngừng, gây ra sự ổn định giả tạo của quá trình sản xuất. Sự mất giá của đồng tiền làm vô hiệu hoá hoạt động hạch toán kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh - sản xuất ở một vài danh nghiệp có thể thay đổi, gây ra những xáo động về kinh tế. Nếu một doanh nghiệp nào đó có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn lạm phát sẽ có nguy cơ phá sản rất lớn.
1.3.2. Đối với lĩnh vực lưu thông
Lạm phát thúc đẩy quá trình đầu cơ tích trữ dẫn đến khan hiếm hàng hoá. Các nhà doanh nghiệp thấy rằng việc đầu tư vốn vào lĩnh vực lưu thông. Thậm chí khi lạm phát trở nên khó phán đoán thì việc đầu tư vốn vào lĩnh vực sản xuất sẽ gặp phải rủi ro cao. Do có nhiều người tham giâ vào lĩnh vực lưu thông nên lĩnh vực này trở nên hỗn loạn. Tiền ở trong tay những người vừa mới bán hàng xong lại nhanh chóng bị đẩy vào kênh lưu thông, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng vọt và điều này làm thúc đẩy lạm phát gia tăng.
1.3.3. Đối với lĩnh vực tiền tệ tín dụng
Lạm phát làm cho quan hệ tín dụng, thương mại và Ngân hàng bị thu hẹp. Số người gửi tiền vào Ngân hàng giảm đi rất nhiều. Về phía hệ thống Ngân hàng, do lượng tiền gửi vào giảm mạnh nên không đáp ứng được nhu cầu của người đi vay, cộng với việc sụt giá của đồng tiền quá nhanh, sự điều chỉnh lãi suất tiền gửi không làm an tâm những người hiện đang có lượng tiền mặt nhàn rỗi trong tay. Về phía người đi vay, họ là những người có lợi lớn nhờ sự mất giá đồng tiền một cách nhanh chóng. Do vậy, hoạt động của hệ thống Ngân hàng không còn bình thường nữa. Chức năng kinh doanh tiền bị hạn chế,các chức năng của tiền tệ không còn nguyên vẹn bởi khi có lạm phát thì chẳng có ai tích trữ của cải hình thức tiền mặt.
1.3.4. Đối với chính sách kinh tế tài chính Nhà nước
Lạm phát gây ra sự biến động lớn trong giá cả và sản lượng hàng hoá, khi lạm phát xảy ra những thông tin trong xã hội bị phá huỷ do biến độngcủa giá cả làm cho thị trường bị rối loạn. Người ta khó phân biệt được những doanh nghiệp làm ăn tốt và kém. Đồng thời lạm phát làm cho nhà nước thiếu vốn, do đó nhà nước không còn đủ sức cung cấp tiền cho các khoản dành cho phúc lợi xã hội bị cắt giảm... các ngành, các lĩnh vựcdự định đựơc chính phủ đầu tư và hỗ trợ vốn bị thu hẹp lại hoặc không có gì. Một khi ngân sách nhà nước bị thâm hụt thì các mục tiêu cải thiện và nâng cao đời sống kinh tế xã hội sẽ không có điều kiện thực hiện được.
Phần II: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 ĐẾN NAY
2.1. Thực trạng
- Trong những năm gần đây, Việt Nam gây ấn tượng bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao liên tục. Tuy nhiên theo lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế thì Việt Nam đang chịu tác động từ chính thành công quá lớn và quá nhanh chóng của mình. Cái giá phải trả cho tốc độ tăng trưởng cao là mất ổn định kinh tế vĩ mô ít nhất là trong dài hạn. Điều này được thấy rõ nhất thông qua lạm phát và tình hình kinh tế nước ta năm 2008.
- Năm 2008 đã đi vào lịch sử kinh tế Việt Nam như một năm đầy biến động và sóng gió trên tất cả các thị trường. Từ thị trường trong nước đến thị trường nước ngoài, từ thị trường hàng hóa dịch vụ thông thường, cao cấp đến thị trường tài chính và thị trường bất động sản. Nhìn lại chặn đường một năm giúp ta rut ra nhiều bài học quí giá cho những c