Ai cũng muốn làm ăn phát tài, song phải suy nghĩ và hành động như thế nào?
Thực tế muôn hình muôn vẻ, cơ hội mới rất khó tìm được. Nhưng nếu biết nắm lấy thời cơ có thể biến một công ty đang trên bờ vực phá sản được hồi sinh, có thể làm cho các xí nghiệp đang làm ăn trì trệ phất lên nhanh chóng.
Ngày nay nền kinh tế đang trong quá trình hội nhập, với tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, thì cuộc cạnh tranh trong thương trường cũng diễn ra ngày càng khốc liệt. Cuộc sống đòi hỏi con người ta phải không ngừng tìm tòi cách làm ăn và những phương thức kinh doanh mới, nếu không muốn bị đối thủ cạnh tranh đè bẹp.
Hãy vươn lên để trở thành người kinh doanh thành đạt trên thương trường. Với những kiến thức cơ bản về nghệ thuật kinh doanh trong quá trình hội nhập sẽ giúp chúng ta nghĩ ra nhiều phương kế, nắm bắt mọi thời cơ, kiếm thật nhiều của cải một cách chính đáng, giành phần thắng trong cuộc chiến đầy sóng gió và kịch tính trên thương trường.
29 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1968 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thực trạng và giải pháp áp dụng nghệ thuật kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Ai cũng muốn làm ăn phát tài, song phải suy nghĩ và hành động như thế nào?
Thực tế muôn hình muôn vẻ, cơ hội mới rất khó tìm được. Nhưng nếu biết nắm lấy thời cơ có thể biến một công ty đang trên bờ vực phá sản được hồi sinh, có thể làm cho các xí nghiệp đang làm ăn trì trệ phất lên nhanh chóng.
Ngày nay nền kinh tế đang trong quá trình hội nhập, với tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, thì cuộc cạnh tranh trong thương trường cũng diễn ra ngày càng khốc liệt. Cuộc sống đòi hỏi con người ta phải không ngừng tìm tòi cách làm ăn và những phương thức kinh doanh mới, nếu không muốn bị đối thủ cạnh tranh đè bẹp.
Hãy vươn lên để trở thành người kinh doanh thành đạt trên thương trường. Với những kiến thức cơ bản về nghệ thuật kinh doanh trong quá trình hội nhập sẽ giúp chúng ta nghĩ ra nhiều phương kế, nắm bắt mọi thời cơ, kiếm thật nhiều của cải một cách chính đáng, giành phần thắng trong cuộc chiến đầy sóng gió và kịch tính trên thương trường.
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề án do thời gian và kiến thức có hạn nên không tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô cùng các bạn. Đặc biệt em rất kính mong thầy Đỗ Hoàng Toàn tham gia đóng góp ý kiến giúp đỡ em hoàn chỉnh đề tài hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
PHẦN NỘI DUNG
I, Tổng quan về nghệ thuật kinh doanh
1, Khái quát chung về quản trị kinh doanh
Quản trị kinh doanh vừa là khoa học vừa là khoa học vừa là nghệ thuật trong đó tính nghệ thuật rất cao. Nghệ thuật kinh doanh chỉ có được khi các nhà quản trị có những phẩm chất, tố chất đặt biệt, khả năng đặt biệt khi vận dụng sử dụng các phương pháp quản trị. Khi sử dụng phương pháp quản trị khéo léo, thành thạo đến một mức độ siêu phàm sẽ đem lại một kết quả ưu việt, nó sẽ trở thành nghệ thuật quản trị.
Hay nói cách khác nghệ thuật quản trị là việc sử dụng hiệu quả nhất các phương pháp, các tiềm năng, cơ hội và các kinh nghiệm được tích luỹ trong kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp đề ra.
Nghệ thuật quản trị là việc đối phó với vô vàn thách thức của môi trường kinh doanh luôn xảy đến với tổ chức doanh nghiệp. Nghệ thuật quản trị được hình thành trên cơ sở tiềm năng của tổ chức, trình độ. sự quyết đoán của nhà quản trị và việc sử dụng mưu kế trong quản trị.
2, Một số nghệ thuât kinh doanh truyền thống trong quản trị
2.1; Thân kế
Là việc sử dụng các mối quan hệ thân tình để khai thác các lợi thế các thông tin từ đối thủ hoặc là đối tượng quản trị.
2.2; Kinh tế kế
Là việc sử dụng các lợi ích kinh tế để mua chuộc các đối tượng, mua chuộc thông tin, thậm chi chia rẽ nội bộ đối phương.
2.3; Mỹ nhân kế
Là việc sử dụng phụ nữ đẹp để mua chuộc, lấy thông tin hoặc thuyết phục đối thủ theo ý mình.
2.4; Dương đông kích tây
Là việc tung tin theo nhiều hướng khác nhau để đối phương không biết được hướng di của doanh nghiệp. Sau đó bất ngờ đi theo hướng khác để đối phương không kịp trở tay
2.5; Toạ sơn hổ đấu
Là việc khiêu kích các doanh nghiệp để đối phương đối đầu với nhau và mình ở giữa kiếm lợi.
2.6; Khổ nhục kế
Là việc tạo những hoàn cảnh khó khăn để đố phương tưởng mình yếu kém, qua đó ngấm ngầm thực hiện những công việc của mình.
2.7; Bỏ con săn sắt bắt con cá rô
Đó là mưu kế bỏ ra một khoản kinh phí nhỏ để nhử đối phương đổi lại sẽ có lợi lớn trog những lần sau.
2.8; Mượn sức người
Là việc ùng thanh thế của người khác để làm được việc cho mình.
3, Một vài bí quyết kinh doanh có hiệu quả trong quá trình hội nhập.
3.1; Tìm hiểu đủ chính sách và luật
Không ít các doanh nghiệp thành công đã vận dụng linh hoạt ý nghĩa của câu tục ngữ: “ Anh có chính sách, tôi có đối sách và kinh doanh”. Thường xuyên tìm hiểu những thiếu sót của chính sách để tiến hành kinh doanh. Làm theo cách này mặc dù khó và đôi khi mạo hiểm nhưng khi thực hiện được thì thành công chắc chắn sẽ tới.
Giầy vải Trung Quốc đã từng trải qua một thời điểm khó khăn khi giầy vải đang phát triển, một công ty mỗi tháng có thể bán được hơn một tá giầy thì chính quyền ra pháp lệnh cấm nhập khẩu các mặt hàng dệt.Chính vì thế giầy vải tiêu thụ bị đóng cửa. Nhưng những nhà kinh doanh Trung Quốc đã nhận thấy rằng ở đây không cấm nhập khẩu các thiết bị sản xuất giầy dép và đế giầy, thế là họ bắt tay vào việc nhập khẩu thiết bị sản xuất giầy và đế giầy vào thị trường và tiến hành sản xuất ngay tại địa phương.Hoạt động này chính là sự nhậy cảm về sự khuyết thiếu của chính sách để tìm cơ hội kinh doanh và phát triển.
3.2; Đầu tư cân đối
Một doanh nghiệp kinh doanh phải chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố như: Chiến tranh, bạo loạn, khủng bố, kinh tế phát triển hoặc không phát triển, các vấn đề về chính sách đều ảnh hưởng gián tiếp hoặc trực tiếp. Nó không mang tính chắc chắn và làm cho các đơn vị kinh doanh gặp nhiều xáo trộn. Chính vì vậy người tài giỏi trong kinh doanh không bao gầơ được phép giẫm chân nên bước đi thất bại của người đi trước và đặc biệt không nên thấy nhiều người làm thì mình cũng làm.
Công việc kinh doanh có lúc thiếu cân bằng và chắc chắn nhưng không phải tất cả các ngành đều ở trong tình trạng khó khăn. Họ có thể thông qua phân tích tình hình nhà máy, dự đoán kinh tế, đưa vốn vào những ngành có khả năng cao. Nếu như ngành nghề nào đó trở nên yếu kém khó thu hồi có thể lấy lợi nhuận từ ngành khác để bù đắp. Điều này khiến cho tổn thất đầu tư giảm xuống một cách thấp nh
3.3; Phải biết đối mặt với rủi ro
Trong kinh doanh rủi ro là không thể tránh khỏi. Điều quan trọng là các nhà quản lý phải biết biến rủi ro thành cái lợi cho mình.
3.4; Lựa chọn con đường riêng
Những người làm kinh doanh luôn trăn trở tìm cho mình một cách kiếm tiền tốt nhất, có điều họ thường đi theo con đường mà nhiều người cùng nhẩy xô vào, điều đó làm họ ngộ nhận rằng nhiều người tham gia có lẽ mình làm cũng được và thế là họ đổ công sức và tiền bạc vào kinh doanh. Nhưng khi nhiều người cùng đi trên một con đường giống nhau thì kết quả thực sự làm cho họ thất vọng. người làm kinh doanh tài giỏi là người biết lựa chọn cho mình lối đi riêng, một cách làm đặc biệt, có thể như thế là mạo hiểm nhưng cái được coi là “ khác người” đó lại đem đến cho họ những thành công mĩ mãn.
3.5; Chiến lược Marketing (Chiến lược kinh doanh mới)
Tự tìm cho mình một cách quảng cáo bất ngờ gây tiếng vang lớn bên cạnh một sự kiện nào đó. Đây được coi là cách làm thông minh, nó vừa không tốn kém hoặc tốn kém ít nhưng hiệu quả đem lại vô cùng lớn. cần chú ý đặt biệt đến các ngày lễ trong năm để đưa ra các chiến lược kinh doanh kịp thời.
4; Vai trò của nghệ thuật kinh doanh trong hội nhập
4.1; Nghệ thuật kinh hoanh với khách hàng
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của việc giao tiếp với khách hàng, nó đem lại rất nhiều thành công trong kinh doanh. Để làm tốt công việc này mỗi doanh nghiệp cần phải hiểu khách hàng của mình là ai bằng việc giải đáp một loạt thông số định tính và định lượng về đối tượng khách hàng đó như: họ là ai, một tổ chức hay một cá nhân, sở thích, nghề nghiệp, lứa tuổi, khuynh hướng tiêu dùng, đặc điểm tâm lý, thu nhập bình quân, họ muốn gì ở chúng ta... Mỗi doanh nghiệp cần phải nắm rõ sản phẩm hiện hành đang nằm ở cung đoạn nào của thị trường sản phẩm đó. Có nghĩa là nó đang phục vụ ai, ở đâu và phục vụ như thế nào...
Có thể nói rất nhiều nguyên nhân gây nên sự thất bại của các doanh nghiệp. Nhưng đa số các trường hợp thất bại là do ba nhân tố liên quan đến khách hàng sau đây:
1, Thiếu lượng khách hàng cần có
2, Thiếu khách hàng trung thành
3, Thiếu sản phẩm cần thiết cho khách hàng
Trong trường hợp bị phá sản có liên quan đến khách hàng thì 80% là do thiếu lượng khách hàng cần thiết. Mà sở dĩ xảy ra tình trạng nay một là do doanh nghiệp không có khả năng thu hút đủ lượng khách hàng, hai là do doanh nghiệp để thất thoát một lượng khách hàng tiềm năng.
Không nên để cho khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp một hoặc hai lần. Nhất định phải biết nhìn xa trông rộng để giành lấy họ.Dưới đây là những đặc điểm cần có đối với tất cả những doanh nghiệp muốn thành công .
Bắt đầu từ thái độ cảm kích
Phải bầy tỏ sự cảm ơn tới khách hàng. Trên hành tinh này tuy có số dân vài chục tỷ nhưng người muốn mua sản phẩm của doanh nghiệp chỉ là một giọt nước trong biển cả. Do vậy đối đãi với khách hàng phải giống như vàng bạc, không thể vứt bỏ tuỳ tiện.
Cần chào hỏi khách hàng một cách lịch sự (cũng giống như việc đối đãi với một người khách vậyc)
Kịp thời, nhanh chóng chào hỏi khách hàng thường làm giảm bớt áp lực của khách hàng. Bởi vì đối với khách hàng đây là một môi trường xa lạ, ở một nơi mà mình không quen thuộc, ai cũng cảm thấy không dễ chịu.vì vậy việc kịp thời chào hỏi sẽ làm cho khach hàng cảm thấy thoải mái và sẽ có lợi trong việc triển khai công việc. “Xin chào”, “Xin mời”, “Rất hoan nghênh” và “Cảm ơn” là những câu nói hết sức có hiệu lực trong việc thiết lập mối quan hệ thân thiện giữa khách hàng với doanh nghiệp.
Nói chuyện với khách hàng bằng ánh mắt
Khi khách hàng đến gần mà nhân viên bán hàng không thể dừng lại để chào hỏi thì nên làm như thế nào? Hãy nói chuyện với khách hàng bằng ánh mắt, chỉ cần nhìn vào mắt khách hàng và tỏ ý rất vui lòng được phục vụ họ.
- Mỉm cười là biểu hiện của sự thân thiện
Khi mỉm cười có nghĩa là bạn muốn nói với khách hàng rằng:
Chúng tôi rất vui lòng được đón tiếp và phục vụ ban.Trước khi mỉm cười bạn cần phải nhớ một sự thực là nụ cười phải bắt nguồn từ ánh mắt và miệng. Nếu chỉ dùng miệng để thể hiện nụ cười của mình thì nụ cười này sẽ có vẻ giả tạo, làm cho người khác cảm thấy bạn không chân thành.
4.2; Nghệ thuật trong việc dùng người
Cân nhắc đức tài
Một trong những nguyên nhân góp phần vào sự ăn nên làm ra của một đơn vị sản xuất kinh doanh chính là người lãnh đạo của xí nghiệp đó phải biết chiêu hiền đãi sĩ, biết dùng những người tài giỏi ở những cương vị chủ chốt.
Một đơn vị kinh doanh thành đạt cũng thường dựa vào một số người trung thành. Thực tiễn đã chứng minh người trung thành chỉ có thể giúp bạn giữ “két” chứ không thể làm cho cái két ấy đầy tiền. Vấn đề ở đây là làm sao tập hợp những người đó lại phát huy hết tài năng đức độ của họ. Đây là công việc quan trọng của một ông chủ, của một người lãnh đạo. Như vậy, việc chọn người, sử dụng người của một lãnh đạo là tìm những người vừa trung thành lại vừa có năng lực. Trong thực tế rất khó tìm được người đức tài song toàn như vậy một biện pháp mang tính khả thi, phù hợp với thực tiễn là căn cứ vào mục đích sử dụng nhân viên khác nhau mà cân nhắc lựa chọn. Những vị trí cần người có năng lực trình độ phải đưa lên hàng đầu, những vị trí cần người trung thành đưa xuống hàng thứ hai.
Thí dụ: Thủ kho, người xuất nhập hàng hoá, kế toán, nhân viên bảo vệ thì cần người trung thành. Người có năng lực thì đưa vào vị trí kinh doanh, tiếp thị, lập kế hoạch sản xuất, sáng tạo ra mẫu sản phẩm mới...
Chọn người phù hợp với công việc
Người lãnh đạo phải tìm hiểu phẩm hạnh, sở trường đặc biệt, ham thích và năng lực của cấp dưới. Khi sắp xếp công việc cần chú ý: vì công việc mà bố trí người chứ không phải vì người mà sinh công việc. Phải coi trọng xem họ có thể làm được việc gì, quyết sách dùng người là làm thế nào phát huy được sở trường của họ chứ không thể nhằm vào giảm thiểu sở đoản của họ.Mỗi người đều có sở trường sở đoản riêng vì vậy hãy để cho những người có năng lực thích hợp làm những công việc phù hợp, phát huy hết tài năng của họ “ hãy để con người thích hợp làm công việc phù hợp”.
Khi đã chọn được người phù hợp với công việc thì phải hoàn toàn tin tưởngK, mạnh dạn sử dụng. hãy để họ thoải mái làm việc đừng gò bó trói buộc, họ sẽ cống hiến hết mình theo sự đãi ngộ dành cho họ.
Sắp xếp và điều phối nhân sự
Điều phối nhân sự là một việc rất quan trọng trong công tác tổ chức của một cơ quan, xí nghiệp. Điều phối nhân sự là làm cho mọi người làm việc nhịp nhàng, đồng tâm, hiệp lực, nhất trí. Người lãnh đạo khi dùng người cần đặc biệt chú ý đến vấn đề đoàn kết nhân viên. Việc sắp xếp điều phối các nhân viên không phải là việc dễ, bởi lẽ mỗi người mỗi tính, ý kiến quan điểm khác nhau, giải quyết vấn đề đó là biện pháp hữu hiệu làm cho đơn vị đó phát triển ngày một tốt đẹp hơn.
- Chọn dùng người trợ thủ
Tuyển chọn người sao cho có thể bù đắp vào những điểm yếu của mình. Chẳng hạn giám đốc là người xuất thân từ một cán bộ kỹ thuật nên rất thiếu kiến thức về tài vụ, vì vậy tìm một trợ thủ về tài vụ là cần thiết. Tóm lại, trợ thủ và người lãnh đạo phải có quan hệ bù đắp được cho nhau.
Dùng người phải xem phẩm chất
+ Không thể trọng dụng kẻ đầu cơ
+ Không thể trọng dụng kẻ tự cho mình là người hơn. loại người này căn bản không chịu chấp nhận những hành động suy nghĩ của người khác. Một biện pháp giải quyết là tách riêng họ ra và đó cũng là cách giải quyết duy nhất.
+ Không thể trọng dụng kẻ cực độ ham muốn quyền lực. Người cực độ ham muốn quyền lực đều có một dã tâm không thể kìm chế được, trước mặt người khác luôn tỏ ra là người có năng lực. Trong công việc loại người này không từ một thủ đoạn nào vì lợi ích của bản thân, thường làm bạihoại công việc của cơ quan xí nghiệp.
+ Không thể trọng dụng kẻ hư vinh. Loại người này thích tự thổi kèn tự đánh trống, thiếu tinh thần làm thật, có cơ hội là ba hoa tuỳ tiện thể hiện cái nổi trội của họ.
4.3; Nghệ thuật đối với đối thủ cạnh tranh
Nền kinh tế không ngừng thay đổi, con người cần phải cẩn thận. Nhu cầu thông tin giả, báo giá lừa gạt, quảng cáo thổi phồng lên là những cái bẫy khó tránh, lúc nào cũng có thể làm các doanh nghiệp điêu đứng.
Biết mình biết taB, trăm trận trăm thắng. Thương nhân thành công không thể quên lời giáo huấn này, luôn cảnh giác phòng ngừa đối thủ, lúc nào cũng phải để ý dến tình hình của họ. Nếu không làm rõ vấn đề, vội vàng kí kết mua bán thì rất nguy hiểm.
Theo các nhà đầu bếp có tiếng, đường vân của mỗi con cá không giống nhau, có thể nhận biết mùi vi cá qua bề ngoài của nó, còn chúng ta sau thời gian dài làm quen với đối thủ, vẫn hầu như không hay biết gì về họ. Hơn nữa chúng ta còn thiếu sự tò mò muốn tìm hiểu họ, đây chính là kiểu kinh doanh đại khái, khó có thể dẫn đến thành công toàn diện. Còn có người quá dựa dẫm vào danh dự, càng ngày càng nhiều thương nhân hiểu rằng xây dưng danh tiếng tốt có nghĩa là kinh doanh phát triển. Danh dự là việc của bản thân, càng vững chắc càng tốt, nhưng khi cụ thể vào từng đợt làm ăn thì không thể dựa vào danh dự được. Trên thương trường, dù có kinh doanh thành công với đối phương không có nghĩa là phần sau sẽ đảm bảo. Người ta không vì vậy mà tin tưởng bạn, bạn đừng hy vọng họ sẽ đem tới nhiều điều tốt cho mình. Đồng thời bạn cũng không vì vậy mà tin tưởng họ. Trong kinh doanh vừa không có bạn bè lâu dài, vừa khó có được đối tác hai lần. Lần nào cũng là lần “đầu tiên” nếu đơn thuần cho rằng đã thành công làm được một vụ buôn bán, do đó lần này chắc chắn sẽ thành công như lần trước, vì thế mà coi thường đối phuơng thì bạn sẽ không tránh khỏi bị lừa
5; Cơ sở hình thành nghệ thuật kinh doanh
Nghệ thuật kinh doanh được tạo lập trên cơ sở của tiềm năng doanh nghiệp, tài thao lược kinh doanh (tri thức thông tin), sự quyết đoán của người lãnh đạo, khả nằng dữ bí mật và trình độ sử dụng mưu kế kinh doanh.
Có nhiều giám đốc hy vọng tìm được toàn bộ nghệ thuật kinh doanh trong sách vở được công bố trên thị trường sách báo thông tin. Đây là một điều không tưởng vì không ai lại tiết lộ nghệ thuật thành công của mình để đối thủ biết mà đối phó khi mà họ vẫn muốn doanh nghiệp của họ tồn tại và phát triển trên thị trường. Các kién thức một khi được công bố nó đã lạc hậu và đã không con yếu tố bí mật độc tôn nữa. hơn nữa công việc kinh doanh mỗi nơi mỗi khác, mỗi thời mỗi khác.
Cách tốt nhất để lĩnh hội nghệ thuật kinh doanh là nắm các nguyên tắc cơ bản của nó, kết hợp với quan sát kinh nghiệm của các giám đốc khác rồi vận dụng vào thực tế của doanh nghiệp mới đem lại kết quả.
5.1; Tiềm năng của doanh nghiệp
Là một thực lực cơ bản để tạo cơ sở cho nghệ thuật kinh kinh doanh. Đó là sự trường vốn, đó là sức mạnh của khoa học kĩ thuật và công nghệ mới, đó là khả năng nắm bắt được thông tin nhanh hơn, sớm hơn và chính xác hơn các đối thủ khác, đó đồng thời cũng là sức hút các chất xám từ nơi khác về với doanh nghiệp. Đây là một yêu cầu cốt yếu của doanh nghiệp đòi hỏi qua năm tháng tiềm lực của doanhnghiệp phải lớn lên không ngừng để có thể giành được thế độc lập về kinh tế trong kinh doanh: có khả năng đưa vào sử dụng và chủ động và tạo ra các công nghệ vào loại hàng đầu trên thương trường tong và ngoài nước.
5.2; Sự quyết đoán của người lãnh đạo
Đây là một trong những cơ sở của việc hình thành nghệ thuật quản trị. Tất cả những người lãnh đạo non kém và sợ trách nhiệm, luôn đùn đẩy trách nhiệm thì không thể có nghệ thuật quản trị kinh doanh. Nghệ thuật quản trị đồng nghĩa với việc tiên quyết là mọi việc phải diễn ra theo dự kiến của mình, nếu người lãnh đạo nhu nhược và không dám quyết thì không thể có nghệ thuật quản trị được.
Là một người muốn làm nên nghiệp lớn thì phải chắc chắn về mọi việc. Các trận sóng tình cảm không thể lay chuyển, ý kiến nhận xét của người khác và các xâm phạm bên ngoài không thể làm bạn chuyển đổi. Sức mạnh nhanh nhẹn, kiên nghị quyết đoán là sức mạnh trong tất cả sức mạnh. Nếu trước khi xảy ra sự việc mà cần phải quyết định thì cần phải quyết định ngay hôm nay, đừng để đến ngày mai. Phải thường xuyên luyện cho mình những quyết định nhạy bén mà kiên nghị.
Sự quyết đoán được dựa trên việc phân tích tỉnh táo các hoàn cảnh để đưa ra quyết định. Nó là sản phẩm trí tuệ cao của người lãnh đạo và khác hẳn với sự quyết định của người lãnh đạo chỉ dựa trên căn cứ vu vơ, các suy luận chủ quan tuỳ tiện để đưa ra quyết định.
5.3; Sử dụng mưu kế trong kinh doanh
Mưu kế là sản phẩm trí tuệ của chủ doanh nghiệp nhằm buộc đối thủ nhất định phải hành động theo đúng dự kiến của mình đặt ra. Mưu kế do chủ doanh nghiệp nghĩ và được tạo dựng trên các cơ sở sau:
Do nắm chắc được thông tin nội tình của đối thủ, phát hiện đúng nhược điểm của họ. Doanh nghiệp đối thủ dù mạnh đến đâu cũng phải có điểm yếu, cần tập trung vào để mà tấn công.
Ý trí và quyết tâm làm giàu của chủ doanh nghiệp, dám quyết, dám chấp nhận mạo hiểm rủi ro, có đạo lý, có tình người trong kinh doanh.
Vận dụng thành thục các mưu kế truyền thống.
5.4; Giữ được các bí mật trong kinh doanh
Từ ý đồ đến giá cả, phương hướng thị trường công việc của một người không tiết lộ hai người, việc làm ngày mai không thể tiết lộ hôm nay. Biết nguỵ trang mục tiêu, đánh lạc hướng đối phương, dồn đối phương vào thế bị động, bất ngờ, khiến họ bị tiêu hao và phân tán lực lượng... để từ đó buộc họ phải hành động theo dự kiến của mình, tận dụng thời cơ.
5.5; Tri thức và thông tin
Đó là khả năng nhận biết các quy luật diễn ra trên mọi mặt của các hoạt động sản xuất kinh doanh, cụ thể là:
Phải nắm chắc cong việc chuyện môn thuộc lĩnh vực kinh doanh của mình, biết tiệp cận vời những công nghệ cao nhất thuộc chuyện ngành. Có thông tin nhanh chóng, chính xác và kịp thời hơn so với mọi đối thủ cạnh tranh.
Biết thệm bạn bớt thù, biết làm ít lợi nhiều. Biết giải quyết vấn đề nhanh chóng, nắm chắc nguyện vọng va khả năng của thị trường, giảm rủi ro kinh doanh tới mưc tối đa, không đưa đến sự cạnh tranh của các đối thủ mới.
Chuẩn bị chu đáo để chiến đấu với một phương pháp khoa học, để chiếm lĩnh thị trường. Phải hiểu kinh doanh là cạnh tranh là lao tam khổ tứ.
II; Các mối quan hệ của nghệ thuật kinh doanh trong quá trình hội nhập
1; Khoa học công nghệ phát triển
Việt nam là một trong những nước đang phát triển, mới bước đầu tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Như vậy về mặt khoa học kĩ thuật và công nghệ chúng ta đã tụt hậu so với các nước công nghiệp tiên tiến trên thế giới và còn có khoảng cách so với các nước trong khu vực. Để tăng trưởng kinh tế đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong những năm qua việc chuyển giao công nghệ tiên tiến đã được nhiều doanh nghiệp thực hiện.
Sự phát triển của các ngành công nghệ, dịch vụ trình độ cao như công nghệ thông tin, viễn thông,