Đề cương quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 xã Phú Thành B huyện Tam Nông tỉnh Đồng tháp

Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH-10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X kỳ họp thứ 10 tại chương I, điều 5 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước có quyền định đoạt về đất đai và điều tiết các nguồn lợi từ việc sử dụng đất”. Luật Đất đai được Chủ Tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam công bố ngày 10/12/2003, từ điều 21 đến điều 30 quy định về “Quy hoạch-Kế hoạch sử dụng đất đai” trong đó có nội dung lập quy hoạch sử dụng đất. Công cuộc đổi mới hiện đang tạo ra những bước phát triển và sức tăng trưởng kinh tế xã hội rất cao, đồng thời những áp lực về đất đai càng thể hiện rõ. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất luôn diễn ra một cách thường xuyên và liên tục, đòi hỏi cần phải có hệ thống các biện pháp của Nhà nước về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai một cách khoa học, hợp lý và có hiệu quả cao nhất là nhiệm vụ mang tính cấp bách và lâu dài của nước ta. Do vậy, việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai để phù hợp với mục tiêu phát triển Kinh tế - Xã hội, An ninh - Quốc phòng là một nhiệm vụ cần thiết và cấp bách, đồng thời cũng là một trong những công cụ quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, tạo điều kiện để bảo vệ đất đai và môi trường. Từ nhận thức được tầm quan trọng của công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cũng như xuất phát từ nhu cầu thực tế để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế trong tình hình mới, nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý và sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, được sự thống nhất của UBND huyện Tam Nông, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tam Nông chỉ đạo UBND xã xây dựng kế hoạch “lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) xã Phú Thành B - huyện Tam Nông - tỉnh Đồng Tháp”.

doc31 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3980 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 xã Phú Thành B huyện Tam Nông tỉnh Đồng tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH-10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X kỳ họp thứ 10 tại chương I, điều 5 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước có quyền định đoạt về đất đai và điều tiết các nguồn lợi từ việc sử dụng đất”. Luật Đất đai được Chủ Tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam công bố ngày 10/12/2003, từ điều 21 đến điều 30 quy định về “Quy hoạch-Kế hoạch sử dụng đất đai” trong đó có nội dung lập quy hoạch sử dụng đất. Công cuộc đổi mới hiện đang tạo ra những bước phát triển và sức tăng trưởng kinh tế xã hội rất cao, đồng thời những áp lực về đất đai càng thể hiện rõ. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất luôn diễn ra một cách thường xuyên và liên tục, đòi hỏi cần phải có hệ thống các biện pháp của Nhà nước về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai một cách khoa học, hợp lý và có hiệu quả cao nhất là nhiệm vụ mang tính cấp bách và lâu dài của nước ta. Do vậy, việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai để phù hợp với mục tiêu phát triển Kinh tế - Xã hội, An ninh - Quốc phòng là một nhiệm vụ cần thiết và cấp bách, đồng thời cũng là một trong những công cụ quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, tạo điều kiện để bảo vệ đất đai và môi trường. Từ nhận thức được tầm quan trọng của công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cũng như xuất phát từ nhu cầu thực tế để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế trong tình hình mới, nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý và sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, được sự thống nhất của UBND huyện Tam Nông, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tam Nông chỉ đạo UBND xã xây dựng kế hoạch “lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) xã Phú Thành B - huyện Tam Nông - tỉnh Đồng Tháp”. - Cơ quan chủ quản đầu tư: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tam Nông. - Cơ quan chủ đầu tư: UBND xã Phú Thành B - Thời gian thực hiện: Từ tháng 9/2009 đến tháng 9/2010 - Tổng dự toán: 96.876.917 đồng (Chín mươi sáu triệu tám trăm bảy mươi sáu nghìn chín trăm mười bảy đồng). 1. Mục tiêu của dự án: - Đánh giá đầy đủ hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai trong giai đoạn 2001 - 2010 và phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội thời kỳ 2011 – 2020. - Đề xuất việc khoanh định, phân bổ đất đai đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2020, đảm bảo hài hoà các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của xã. - Phân bổ diện tích các loại đất cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh trong kế hoạch sử dụng đất 05 năm 2011 - 2015 đến từng năm. - Là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng… phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh của địa phương. - Làm cơ sở để Uỷ ban nhân dân xã Phú Thành B cân đối giữa các khoản thu ngân sách từ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; các loại thuế liên quan đến đất đai và các khoản chi cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo từng năm. 2. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu Dự án nghiên cứu lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã Phú Thành B có diện tích tự nhiên 5.161,2294 ha gồm các nhóm đất nông nghiệp, phi nông nghiệp. Dự án được xây dựng đến từng ấp, đến từng năm trong giai đoạn đến năm 2015. 3. Căn cứ pháp lý và cơ sở xây dựng dự án - Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Điều 17, 18. - Luật Đất đai năm 2003, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai. - Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về ban hành Quy trình lập và Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. - Thông tư số 04/2006/BT-NMT ngày 22 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn phương pháp tính đơn giá dự toán, xây dựng dự toán kinh phí thực hiện lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. - Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT, ngày 02 tháng 08 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. - Quyết định 23/2007/QĐ-BTNMT ngày 17 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy định về ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất. - Nghị định 69/2009/NĐ –CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. - Thông tư số 19/2009//TT-BTNMT ngày 02 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. - Thông tư số 06/2010/TT-BTNMT ngày 15 tháng 03 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tam Nông đến năm 2020 - Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) huyện Tam Nông. - Báo cáo phương hướng, nghị quyết của Đảng ủy xã. * Sản phẩm Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm 2011- 2015 xã Phú Thành B huyện Tam Nông được lập thành 03 bộ: + Quyết định UBND huyện phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm 2011- 2015 xã Phú Thành B huyện Tam Nông. + Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm 2011- 2015 xã Phú Thành B huyện Tam Nông (bản in trên giấy) + Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, tỷ lệ 1/2.000 (bản in trên giấy và bản dạng số). + Các bản đồ chuyên đề có liên quan trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. + Đĩa CD lưu dữ liệu báo cáo thuyết minh, các loại bản đồ liên quan. Phần thứ nhất ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN- KINH TẾ XÃ HỘI I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1.1. Điều kiện tự nhiên 11.1. Vị trí địa lý Xã Phú Thành B nằm ở phía Bắc huyện Tam Nông, giáp với thị xã Hồng Ngự có tổng diện tích tự nhiên là 5.161,2294 ha. * Toạ độ địa lý: - Kinh độ 105 o 32’ đến 105 o 35’ Kinh độ Đông - Vĩ độ 10 o 42’ đến 10 o 46’ Vĩ độ Bắc * Địa giới hành chính: - Phía Bắc giáp thị xã Hồng Ngự và huyện Tân Hồng. - Phía Nam giáp xã Phú Thành A và xã Phú Thọ. - Phía Đông giáp xã Phú Hiệp. - Phía Tây giáp xã An Hòa và xã An Long. 1.1.2. Địa hình, địa mạo Có địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ trung bình từ 1,0m đến 2,5m so với mực nước biển, hàng năm vào mùa lũ có nơi còn bị ngập, hệ thống kênh rạch nhiều nên rất thuận lợi cho việc tưới tiêu, phát triển nông nghiệp, nhưng hạn chế cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ giới hoá nông nghiệp. 1.1.3. Khí hậu Có đặc điểm khí hậu chung với tỉnh Đồng Tháp, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo, quanh năm nóng ẩm, lượng mưa phong phú, mang đặc điểm chung của đồng bằng Nam bộ, có tính phân mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. 1.1.3.1. Nhiệt độ: Nhiệt độ ổn định, cao đều trong năm, nhiệt độ cao nhất 37oC vào tháng 4, nhiệt độ trung bình 30oC, nhiệt độ thấp nhất 20oC vào tháng 12 đến tháng 1 năm sau. Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm tương đối lớn chiếm từ 85 – 90%, phân bố theo mùa (Mùa mưa và mùa khô), đã chi phối mạnh mẽ nền sản xuất nông nghiệp. - Mùa mưa: Mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 11, lượng mưa chiếm 85-90% lượng mưa cả năm. Đặc biệt là các tháng mưa lớn (Tháng 8,9,10) trùng vào mùa lũ, do đó xãy ra tình trạng nước lũ ngập tràn sông rạch gây ngập úng đồng ruộng. - Mùa khô: Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 10 - 15% lượng mưa cả năm, mùa khô lại trùng vào mùa nước kiệt. Lượng bốc hơi cao (Trung bình 3,1 mm / ngày). Như vậy, mùa khô nước trên kênh rạch và đồng ruộng bị bốc hơi mạnh, nguồn nước bị khan hiếm lại càng bị khan hiếm thêm, gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng, vật nuôi. 1.1.3.2. Độ ẩm: Các tháng mùa mưa có độ ẩm rất cao chiếm 90-93%, cộng với mưa lớn đã làm toàn vùng gần như bảo hòa về nước. Mùa khô, không có mưa, độ ẩm thấp, lượng bốc hơi lớn. Độ ẩm trung bình khoảng 80 - 83%, độ ẩm lớn nhất vào tháng 10 là từ 95-100%, độ ẩm nhỏ nhất vào tháng 4 là 41%. 1.1.3.3. Gió: Hàng năm có 2 hướng gió thịnh hành chính: Gió mùa Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, thổi từ lục địa vào nên khô và hanh, tốc độ gió trung bình năm 1,0 – 1,2 lần, tần suất gió 60-70%. Gió mùa Tây Nam từ tháng 05 đến tháng 11 thổi từ Vịnh Thái Lan vào mang theo nhiều hơi nước gây mưa, tần suất gió 70%. Tốc độ gió trung bình khoảng 2-2,5m/s, hàng năm từ tháng 4 -11 thường có cơn giông lớn, trong cơn giông tốc độ gió có thể lên tới 22,6 m/s hoặc có gió giật mạnh, gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. 1.1.4. Thủy văn. Chế độ thủy văn nằm ở hạ lưu châu thổ sông Mê Kông, chịu sự tác động của chế độ thủy triều biển Đông, dòng chảy sông Tiền và mưa tại chỗ. Hệ thống sông, rạch, kênh, mương phong phú, lượng nước dồi dào, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4, lượng mưa ít, mực nước các sông rạch thấp do đó phải sử dụng máy bơm tưới bổ sung nước cho cây trồng. 1.1.4.1. Mùa lũ: Bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 11 hàng năm, lũ từ Sông Mê Kông đổ về cộng với mực nước của đỉnh triều lẫn chân triều đều dâng cao, biên độ triều chênh lệch thấp nên khả năng thoát nước lũ kém, địa bàn xã thuộc vùng ngập sâu của vùng lũ Đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng trực tiếp và trước tiên của lũ. 1.1.4.2. Mùa kiệt: Bắt đầu từ tháng 01 đến tháng 6 hàng năm, mực nước đỉnh triều gần như thấp hơn hầu hết các cao trình đồng ruộng nên phải sử dụng bơm tưới để tưới bổ sung nước cho cây trồng, mực nước thấp nhất vào khoảng tháng 3, tháng 4. 1.2. Các nguồn tài nguyên. 1.2.1. Tài nguyên đất. Xã Phú Thành B quanh năm được phù sa bồ đắp. Dựa vào kết quả điều tra bổ sung bản đồ đất của huyện Tam Nông thì xã Phú Thành B có 01 nhóm đất chính là nhóm đất phù sa. 1.2.2. Tài nguyên nước. 1.2.2.1. Nước mặt: Nguồn nước ngọt trên địa bàn khá dồi dào, được cung cấp từ Sông Tiền, qua hệ thống các kênh, rạch lớn, hầu như có quanh năm, không bị nhiễm mặn, 1.2.2.2. Nước ngầm: Trên địa bàn các mạch nước ngầm xuất hiện ở độ sâu khác nhau, trong đó có tầng bị nhiễm mặn hoặc phèn từ lúc mới tạo thành nên không thể sử dụng được. Hiện nay, nước ngầm mới chỉ được khai thác nhỏ lẽ phục vụ cho sinh hoạt. 1.2.3 - Tài nguyên nhân văn Huyện Tam Nông nói chung và xã Phú Thành B nói riêng đã trải qua quá trình lịch sử hình thành tương đối dài, gắn liền với bao thăng trầm của lịch sử ĐBSCL từ khi bắt đầu khai phá cho đến ngày nay. Quá trình phát triển của huyện đã gắn liền với lịch sử của nền văn minh miệt đồng bằng với sự hội nhập của nhiều thành phần dân cư và tôn giáo, dân tộc đến từ nhiều vùng khác nhau trên khắp đất nước. Với ba dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số (98%) kế đó là dân tộc Khơme với nhiều thành phần tôn giáo: Phật giáo, Phật giáo Hoà Hảo, Cao Đài, Công giáo, Tin Lành (trong đó Hoà Hảo và Phật giáo chiếm đa số), cộng đồng các dân tộc, tôn giáo này cùng chung sống tạo nên một nền văn hoá rất đặc trưng Nam bộ, gắn với các phong tục tập quán, các lễ hội, các truyền thống văn hoá lịch sử... 1.3. Thực trạng môi trường Nhìn chung, cảnh quan môi trường khá trong lành: cây cối xanh tươi bốn mùa, khí hậu mát mẻ quanh năm, nguồn nước ngọt dồi dào, đất đai màu mỡ, phì nhiêu, sông nước trữ tình Vấn đề nước sạch: Hiện nay nguồn nước ở xã được sử dụng chủ yếu từ ba nguồn: nguồn nước mưa, nguồn nước mặt và nước ngầm. Môi trường nông thôn: Rác thải ở nông thôn chủ yếu là rác thải sinh hoạt và rác thải từ các hoạt động sản xuất như trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm...Đây là nguồn gây ô nhiễm cho môi trường đất và nước. Môi trường không khí: xã Phú Thành B được thiên nhiên ban tặng một bầu không khí trong lành trong môi trường xanh mát. riêng tại thị trấn các chỉ tiêu đo đạc về không khí đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép ngoại trừ chỉ tiêu bụi. Trong những năm tới đây, mật độ giao thông sẽ tăng cao, đồng thời với quá trình đô thị hoá sẽ làm gia tăng ô nhiễm không khí, do đó cần có các biện pháp quản lý và khống chế ô nhiễm không khí phù hợp. II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI. 2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 2.1.1. Tăng trưởng kinh tế Kinh tế xã Phú Thành B được đẩy mạnh phát triển, tăng dần quy mô, nhưng do ảnh hưởng khó khăn chung, nên tăng trưởng chậm lại, chưa đạt theo mục tiêu kế hoạch đề ra. 2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch, theo hướng phát huy tiềm năng lợi thế kinh tế biên giới, nông nghiệp đầu nguồn. 2.2. Thực trạng phát triển của các ngành kinh tế 2.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp Nông – Lâm nghiệp – Thuỷ sản hiện là ngành sản xuất chính của xã, mặc dù bị ảnh hưởng, thiệt hại do lũ, đặc biệt là lũ năm 2000, nhưng vẫn luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. Sản xuất nông nghiệp giữ vững phát triển, đi dần vào chiều sâu, sử dụng tốt lợi thế đầu nguồn. Trọng tâm là sản xuất cây lúa, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng thâm canh, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất, sạch bệnh, bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh thực hiện việc phổ biến, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, vào sản xuất. a. Ngành nông nghiệp Đây là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của xã, số lượng lao động tham gia vào ngành này khá đông. Những năm qua ngành nông nghiệp của xã cũng có bước tăng trưởng đáng kể, mặc dù diện tích giảm do quá trình đô thị hoá. + Ngành trồng trọt Ngành trồng trọt đang từng bước đi vào chiều sâu với việc thâm canh tăng vụ, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, góp phần giảm chi phí, hạ giá thành nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng nông sản hàng hoá. + Ngành chăn nuôi Công tác phòng ngừa dịch bệnh, kiểm tra, kiểm soát vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản được thực hiện tích cực và hiệu quả. b. Ngành lâm nghiệp Ngành lâm nghiệp của xã trong những năm gần đây được xác định lại vị trí, được tiếp tục đầu tư và phát triển nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, kết cấu hạ tầng, che phủ và bảo vệ quốc phòng. Cây trồng lâm nghiệp chủ yếu là bạch đàn, ngoài ra còn có cây sao, dầu, tràm. c. Ngành thuỷ sản Trước kia ngành thuỷ sản chủ yếu khai thác thuỷ sản tự nhiên, phong trào nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh với nhiều loại hình phong phú như nuôi cá bè, có lồng, nuôi ao, hầm, ruộng lúa...cho sản lượng rất cao. 2.2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp - Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp duy trì phát triển, tập trung các sản phẩm, ngành nghề địa phương, chủ yếu là chế biến thực phẩm, xay xát lúa gạo, sản xuất, gia công các sản phẩm cơ khí, dân dụng, chế biến gỗ… 2.2.3. Khu vực kinh tế dịch vụ Thương mại – dịch vụ hiện là ngành đứng thứ 2 trong cơ cấu kinh tế, do ảnh hưởng của lũ lụt hàng năm nên việc lưu thông hàng hoá cũng như sức mua của người dân cũng đều bị ảnh hưởng và làm chậm sức tăng trưởng của ngành. - Hoạt động thương mại - dịch vụ chủ yếu mua bán nhỏ lẻ và chợ từng bước được nâng cấp cùng với chính sách khuyến khích phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. 2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập. 2.3.1. Dân số Dân số xã Phú Thành B năm 2010 là 6.500 người. Mật độ dân số 126 người/km2, dân cư trên địa bàn xã phân bố không đều. Dân cư sống tập trung theo kênh rạch, sông, trục giao thông và chủ yếu sống bằng nghề nông. 2.3.2. Lao động và việc làm Số lao động của xã tăng theo xu thế tăng dân số, các cấp đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tạo thêm việc làm cho người lao động, giúp người nghèo vươn lên thoát nghèo bằng cách thực hiện tốt việc lồng ghép các chương trình, dự án phát triển phong trào tương trợ nhau vượt khó với chương trình quốc gia giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo, tổ chức dạy nghề, hỗ trợ phát triển sản xuất. 2.3.3. Thu nhập và mức sống Nhìn chung, tuy không còn nạn thiếu đói và số hộ nghèo có giảm qua các năm. Mức sống dân cư còn thấp, mức tích luỹ để đầu tư phát triển chưa cao. 2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn Do điều kiện, tập quán sinh sống, phân bố dân cư chủ yếu gồm: - Hình thức điểm dân cư tập trung; chủ yếu là những điểm dân cư phát triển như trung tâm xã, đầu kênh. - Hình thức dân cư phát triển theo tuyến: chủ yếu phân bố trên các tuyến đê kênh, dọc theo các tuyến đường giao thông. - Ngoài các điểm dân cư tập trung và phát triển theo tuyến, còn có dạng dân cư sống rải rác trên đồng ruộng. 2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 2.5.1. Giao thông Giao thông phát triển tạo tiền đề cho kinh tế – xã hội phát triển, hàng năm tỉnh và huyện đầu tư đúng hướng, có trọng điểm, phát triển tương đối đồng bộ giữa các tuyến trục, đường tỉnh đến các tuyến đường giao thông nông thôn. 2.5.1.1. Giao thông bộ - Hầu hết là đường đất bên cạnh một số tuyến đã được bê tông hoá, cá biệt nhiều tuyến chưa có nền đường, chất lượng đường chưa được tốt, hầu hết chỉ có khả năng lưu thông xe 2 bánh. 2.5.1.2. Giao thông thuỷ Hệ thống kênh, rạch, kênh mương khá dày đặc, rất thuận lợi cho việc phát triển giao thông thuỷ. Đây là điều kiện khá thuận lợi của xã nói riêng và huyện Tam Nông nói chung trong giao lưu kinh tế mở cả trong nước và ngoài nước. 2.5.1.3. Vận tải Cơ bản đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hoá và đi lại của nhân dân. Phương tiện và cơ sở vật chất ngành vận tải từng bước được tăng cường. 2.5.2. Thuỷ lợi Hệ thống thuỷ lợi của xã phát triển khá mạnh, do đặc trưng là vùng lũ, lại bị ảnh hưởng phèn nên công tác thuỷ lợi được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm. Đến nay đã hình thành hệ thống thuỷ lợi rộng khắp trong xã. 2.5.3. Giáo dục đào tạo. Sự nghiệp giáo dục là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu của toàn tỉnh, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài, phục vụ cho đất nước. Do những năm qua ngành giáo dục tập trung xoá ca 3 và giảm dần số phòng học tạm nên các yêu cầu khác như: kiên cố hoá phòng học, xây dựng phòng học bộ môn, thư viện, ...còn thiếu nghiêm trọng. 2.5.4. Y tế. Là vùng sâu ảnh hưởng bởi lũ lụt hàng năm, công tác y tế gặp nhiều khó khăn khách quan hơn các địa phương khác. Tuy nhiên, ngành y tế đã nổ lực rất nhiều để khắc phục khó khăn, thực hiện tốt công tác phòng và chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, đưa các chương trình y tế của trung ương và tỉnh về với vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em dưới sáu tuổi, chương trình dinh dưỡng trẻ em. 2.5.5. Văn hoá. Hoạt động văn hóa, thông tin ngày càng nâng cao chất lượng, đáp ứng được yêu cầu phục vụ tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của địa phương và nhu cầu hưởng thụ văn hoá tinh thần của nhân dân. 2.5.6. Thể dục, thể thao. Đây là hoạt động khá sôi nổi, đạt được nhiều tiến bộ đáng kể mà đỉnh cao là Đại hội thể dục thể thao cơ sở xã, phường. Phong trào thể dục thể thao đã phát triển với nhiều bộ môn: bóng đá, bóng chuyền, cầu lông... 2.5.7. Năng lượng. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật điện tiếp tục được đầu tư nâng cấp 2.5.8. Bưu chính viễn thông. Mạng lưới dịch vụ bưu chính, viễn thông, Internet, dịch vụ vận tải tiếp tục phát triển mở rộng quy mô, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt của dân cư. 2.5.9. Nước sinh hoạt. Người dân nông thôn sử dụng nước sạch chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu vẫn từ nguồn nước mặt và nước mưa. III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG. 3.1. Những kết quả đạt được - Nền kinh tế của xã trong những năm gần đây có sự tăng trưởng đáng kể. Cơ cấu kinh tế đã và đang có sự chuyển dịch theo hướng từng bước phát huy thế mạnh của Thị xã. - Cơ cấu kinh tế chung của từng ngành chuyển dịch theo hướng hiệu quả bền vững. Nông - lâm – thủy sản tiếp tục tăng trưởng cao đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế chung của Thị xã. - Cơ sở văn hoá phúc lợi như: y tế, giáo dục, thông tin liên lạc, cơ sở hạ tầng như điện, giao thông, thuỷ lợi...đã được đầu tư nâng cấp và ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu về đời sống tinh thần của nhân dân. 3.2. Những hạn chế.
Luận văn liên quan