Đề tài Ảnh hưởng của nghề hoa kiểng đối với kinh tế, văn hóa - Xã hội phường Tân Quy đông Cơ hội, thách thức và các giải pháp cho làng hoa kiểng Tân Quy Đông

Sa Đéc là một trong hai trung tâm kinh tế, văn hóa của tỉnh Đồng Tháp, được hình thành từ rất sớm. Ở đây có nhiều làng nghề nổi tiếng, trong đó có làng nghề trồng hoa kiểng ở phường Tân Quy Đông. Làng hoa này được xem là cái nôi của làng hoa kiểng Sa Đéc - vựa hoa kiểng lớn nhất miền Nam. - Làng hoa kiểng Tân Quy Đông được hình thành từ rất sớm, trải qua nhiều bước thăng trầm nhưng làng hoa kiểng Tân Quy Đông vẫn đứng vững và từng bước phát triển, trở thành làng hoa chủ đạo của Đồng bằng sông Cửu Long - một trong những làng hoa nổi tiếng của cả nước. - Chọn đề tài “Làng hoa kiểng Tân Quy Đông, thị xã Sa Đéc (Đồng Tháp)” làm đề tài luận văn tốt nghiệp, tôi hy vọng sẽ góp phần vào việc nghiên cứu Làng hoa kiểng Tân Quy Đông, thị xã Sa Đéc - vốn là vấn đề đã và đang được nhiều nhà nghiên cứu sử học, văn học, nhà thơ, nhà kinh doanh, giới báo chí quan tâm.

doc95 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3001 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của nghề hoa kiểng đối với kinh tế, văn hóa - Xã hội phường Tân Quy đông Cơ hội, thách thức và các giải pháp cho làng hoa kiểng Tân Quy Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài . Về mặt khoa học - Sa Đéc là một trong hai trung tâm kinh tế, văn hóa của tỉnh Đồng Tháp, được hình thành từ rất sớm. Ở đây có nhiều làng nghề nổi tiếng, trong đó có làng nghề trồng hoa kiểng ở phường Tân Quy Đông. Làng hoa này được xem là cái nôi của làng hoa kiểng Sa Đéc - vựa hoa kiểng lớn nhất miền Nam. - Làng hoa kiểng Tân Quy Đông được hình thành từ rất sớm, trải qua nhiều bước thăng trầm nhưng làng hoa kiểng Tân Quy Đông vẫn đứng vững và từng bước phát triển, trở thành làng hoa chủ đạo của Đồng bằng sông Cửu Long - một trong những làng hoa nổi tiếng của cả nước. - Chọn đề tài “Làng hoa kiểng Tân Quy Đông, thị xã Sa Đéc (Đồng Tháp)” làm đề tài luận văn tốt nghiệp, tôi hy vọng sẽ góp phần vào việc nghiên cứu Làng hoa kiểng Tân Quy Đông, thị xã Sa Đéc - vốn là vấn đề đã và đang được nhiều nhà nghiên cứu sử học, văn học, nhà thơ, nhà kinh doanh, giới báo chí…quan tâm. Về mặt thực tiễn - Đề tài nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống về quá trình hình thành và phát triển của làng hoa kiểng Tân Quy Đông trong làng hoa kiểng của cả nước. Xét từ gốc độ đó, đề tài góp phần vào việc đáp ứng nguyện vọng của các thế hệ trồng hoa, những người dân đã từng sống và gắn bó tại làng hoa kiểng Tân Quy Đông - Sa Đéc nói riêng và những người dân trồng hoa kiểng cả nước nói chung hiện nay. - Đề tài góp phần làm tư liệu để biên soạn lịch sử làng nghề địa phương, sử dụng vào việc giảng dạy lịch sử địa phương trong các trường THCS, THPT. Đề tài góp phần giáo dục tinh thần yêu nét đẹp văn hóa truyền thống của tỉnh Đồng Tháp nói riêng và của dân tộc nói chung sẽ mãi trường tồn. - Trong đề tài tôi có sưu tầm danh sách những người đã từng gắn bó với làng hoa và đã trở thành những nghệ nhân. Đây là tài liệu đáng tin để các cấp chính quyền có những chính sách thiết thực với những người trồng hoa kiểng, để tạo nơi đây thành khu du lịch phục vụ cho khách tham quan và người dân trong tỉnh nhà. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề - Từ trước tới nay đã có nhiều tài liệu, nhiều bài báo viết về làng hoa kiểng Tân Quy Đông như: Tạp chí cây cảnh Thành phố Hồ Chí Minh, tạp chí Đồng Tháp xưa và nay, báo Tuổi Trẻ, báo Thanh Niên…Đặc biệt, tác giả Lê Kim Hoàng với “Làng hoa Tân Quy Đông - Sa Đéc” đã nghiên cứu về: + Vị trí địa lí và sự hình thành làng hoa kiểng Tân Quy Đông + Những người trồng hoa kiểng đầu tiên ở Tân Quy Đông + Các thế hệ trồng hoa kiểng ở Tân Quy Đông + Tư Tôn - Nghệ nhân sáng lập “Vườn hồng Tư Tôn” Năm 2007, Đài truyền hình Việt Nam có bộ phim tư liệu Làng hoa kiểng Sa Đéc, trong bộ phim này đã giới thiệu nhiều về làng hoa kiểng Tân Quy Đông. Năm 2008, Đài truyền hình Đồng Tháp có quay bộ phim tư liệu với chủ đề Kiểng và đời, nói về triết lý của một số loài hoa kiểng. Năm 2009, Đài truyền hình Đồng Tháp có quay hai bộ phim tư liệu: Hoa Sa Đéc vươn xa; Hoa và Tết. Những tài liệu trên chỉ mang tính giới thiệu khái quát và mang tính du lịch, chưa phải là những công trình nghiên cứu toàn diện về làng hoa kiểng Tân Quy Đông. Tuy nhiên, đó là những tài liệu tham khảo quí báu để tôi kế thừa thực hiện đề tài này. 3. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài: 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Làng hoa kiểng Tân Quy Đông, thị xã Sa Đéc (Đồng Tháp) - Các nghệ nhân đầu tiên đã có công sáng lập làng hoa kiểng Tân Quy Đông - Những người tham gia lao động trực tiếp trong làng nghề trồng hoa kiểng ở Tân Quy Đông. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Sự hình thành làng hoa kiểng Tân Quy Đông, thị xã Sa Đéc (Đồng Tháp) - Quá trình phát triển của làng hoa kiểng Tân Quy Đông, thị xã Sa Đéc (Đồng Tháp) - Ảnh hưởng của nghề hoa kiểng đối với kinh tế - xã hội phường Tân Quy Đông - Cơ hội, thách thức và các giải pháp, kiến nghị để làng hoa kiểng Tân Quy Đông phát triển hơn trong thời gian tới. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Làng hoa kiểng Tân Quy Đông, thị xã Sa Đéc (Đồng Tháp) Về thời gian: Từ khi hình thành làng hoa kiểng Tân Quy Đông cho đến năm 2009. 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tư liệu - Để giải quyết nội dung đề tài đặt ra, tôi sử dụng các nguồn tư liệu chủ yếu sau đây: + Biên bản phỏng vấn các nghệ nhân đã từng gắn bó với làng hoa kiểng Tân Quy Đông + Các tài liệu, sách, báo, bài viết…nói về làng hoa kiểng Tân Quy Đông. + Nguồn tài liệu điền dã. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết nội dung đề tài đặt ra, tôi sử dụng hai phương pháp chính là phương pháp logic và phương pháp lịch sử. Bên cạnh đó tôi còn sử dụng một số phương pháp khác như phỏng vấn, sưu tầm, phân tích, quan sát, điền dã, xử lí tài liệu, so sánh… 5. Đóng góp của luận văn - Đây là công trình nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống về quá trình hình thành và phát triển của làng hoa kiểng Tân Quy Đông - Sa Đéc trong làng hoa kiểng của cả nước. - Rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình trồng và bảo vệ làng hoa, kiểng - Một số giải pháp, ý kiến, đề xuất về việc duy trì và phát triển cho làng hoa, có thể phục vụ khách tham quan, du lịch trong và ngoài tỉnh - Là tài liệu biên soạn lịch sử làng nghề địa phương, sử dụng giảng dạy lịch sử địa phương. Góp phần vào việc giới thiệu về quê hương, con người Đồng Tháp. Đồng thời góp phần vào việc bảo tồn và phát huy giá trị của làng nghề truyền thống tỉnh Đồng Tháp. Qua đó giúp những người thưởng thức hoa kiểng nâng cao nhận thức về những giá trị thẩm mĩ, nhận thức về cái đẹp của thiên nhiên. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục. Nội dung chính của luận văn được trình bày trong ba chương: Chương 1. Khái quát về làng hoa kiểng Tân Quy Đông Chương 2. Quá trình hình thành và phát triển của làng hoa kiểng Tân Quy Đông Chương 3. Ảnh hưởng của nghề hoa kiểng đối với kinh tế, văn hóa - xã hội phường Tân Quy đông. Cơ hội, thách thức và các giải pháp cho làng hoa kiểng Tân Quy Đông phát triển hơn trong tương lai. Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ LÀNG HOA KIỂNG TÂN QUY ĐÔNG 1.1. Vài nét về thị xã Sa Đéc 1.1.1. Tên gọi vùng đất Sa đéc Từ lâu, địa danh “Sa Đéc” đã là mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu: Dựa vào yếu tố tự nhiên của vùng đất Sa Đéc, Nguyễn Hữu Hiệp cho rằng Sa Đéc không phải là “chợ sắt”, bằng những cách lí giải của mình về vùng đất Sa Đéc với đặc điểm của nó như có bãi cát đẹp độc đáo mà người xưa đã gọi địa danh nơi ấy bằng tiếng khởi đầu đó là “Sa”. Còn từ “Đéc” thì được giải thích như sau: “Sa Đéc” theo tiếng Việt là Sa Đét. Trong Đại Nam Quốc âm tự vị và Đại Nam nhất thống chí đều viết là “đét”. Đét có nghĩa là “bộ sợ sệt, bộ lấm lét”. Ở miền Nam, người dân thường phát âm đéc và đét như nhau. Sa Đéc là nơi mà cấu tạo đất tự nhiên có thành phần cát (sa). Sét pha cát là nguyên liệu dùng để làm gốm và gạch ngói. Ngày nay nghề truyền thống gạch ngói ở Sa Đéc vẫn còn. Sa Đéc là nơi có những bãi cát và cù lao cát được bồi tụ thành thế phong thủy rất đặc trưng. Chính điều đó đã cho chúng ta nghĩ rằng sự hình thành địa danh Sa Đéc là do người Việt gọi “Sa Đét”, sau này đã bị viết lệch thành Sa Đéc [23, 17] cho đến ngày nay. Chợ Sa Đéc từ lâu đã là một nơi rất nổi tiếng, điều đó đã được Trịnh Hoài Đức mô tả trong Gia Định thành thông chí: “Chợ Sa Đéc ở phía Đông huyện lỵ Vĩnh An, phố chợ dọc theo bờ sông, nhà hai bên liên tiếp 5 dặm, dưới sông có những nhà bè, gác làm phòng ốc, đậu sát nhau, bán dầu rái, than, mây, tre... trên bờ và dưới sông hàng hóa tấp nập, trông khá vui vẻ, thật là nơi thắng địa phồn hoa’’ [12, 200]. Với những cách lý giải của mình, Nguyễn Hữu Hiếu đã cho rằng Sa Đéc là một ngôi chợ nổi tiếng trên sông nước, do đó người Khơme gọi là Shsa Ădek (chợ nổi) và người Việt đã phát âm thành “Sa Đéc’’. Sa Đéc, theo truyền thuyết của dân gian thì đó là tên của một người con gái xinh đẹp có tên là Phsa - desk, do tình duyên của mình không thành nên cô đã xuất gia đầu phật. Sau khi cha cô qua đời đã để lại cho cô một tài sản đồ sộ, cô đã dùng tài sản này được để chia cho dân nghèo, đắp đường và xây dựng một nhà lồng chợ để cho người dân có chỗ trú nắng, trú mưa, ngôi chợ đó được gọi là chợ “Phsa-desk”, lâu ngày người dân nói lệch đi thành “Sa Đéc”. [28, 223] Theo Trương Vĩnh Ký, vào những năm 1860 thì Sa Đéc là tiếng Khơme Phsar-Dek. Sa Đéc là “chợ hàng sắt”. Khảo cổ học chưa tìm thấy dấu vết gì của chợ hàng sắt dưới thời Chân Lạp (thế kỉ VII – XVII). [11, 15] Trong Đại Nam nhất thống chí lục tỉnh Nam Việt có viết: “Chùa Tô Sơn ở địa phận thôn Hưng Nhượng, huyện Hà Dương (tỉnh An Giang), phía Tây núi có viên đá hình con rùa, người xưa truyền rằng gặp khi trời hạn thì đến đấy cầu đảo ắt có được mưa, thổ nhân bèn lập đền phía chân núi để thờ, gọi là Sa Đéc (thủy thần)” [28, 221]. Cách lý giải này mang tính tâm linh của con người. Qua đó, ta thấy rằng có rất nhiều cách lý giải khác nhau về địa danh Sa Đéc. Sa Đéc đó là sự kết hợp của ba yếu tố: truyền thuyết, tính ngôn ngữ và đời sống tâm linh của con người. Thế kỷ XVII, đã có nhiều người Việt từ miền Bắc, miền Trung đến Sa Đéc lập nghiệp, cùng với người Hoa và một số người Khơme đã đến đây và hình thành nên cộng đồng dân cư. Trong buổi đầu khai hoang họ đã có sự gắn kết cộng đồng, đoàn kết với nhau, và gắn bó với vùng đất mà họ đã khai hoang. Vùng đất Tầm Phong Long từ năm 1757 đã là quyền cai quản của chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn đã cho phép người dân ở đây biến ruộng đất hoang thành ruộng đất của mình. Là vùng đất nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, cộng với vị trí địa lý thuận lợi, nên vùng đất Tầm Phong Long được chúa Nguyễn cho Nguyễn Cư Trinh lập thành ba đạo: Tân Châu Đạo, Châu Đốc Đạo và Đông Khẩu Đạo - là một đơn vị hành chính tại vùng đất mới mới khai hoang. Bộ máy hành chính chưa được tổ chức hoàn chỉnh, nên phải giao cho quân binh quản lý vùng đất này. Người Kinh, người Hoa ở đây đã khai thác những tiềm năng và lợi thế hiện có của vùng đất này, biến nơi đây thành vùng đất trù phú, lập thành 60 thôn. Dân Ngũ Quảng di cư vào Nam sinh sống, chúa Nguyễn đã cử người tổ chức các cuộc di cư này và lập nên các thôn, xóm,làng, của cộng đồng người Việt. Các chúa Nguyễn đã tiến hành song song việc bảo vệ dân chúng khẩn hoang và xác lập chủ quyền. Hơn một thế kỷ, Sa Đéc đã hoàn toàn nằm trong lãnh thổ nước Việt Nam và nhanh chóng trở thành vùng đất phát triển về mọi mặt. Đó là công sức của cả cộng đồng dân cư Sa Đéc. Chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu phát triển mạnh ở cuối thế kỷ XVII, nhiều thương nhân phương Tây đã tìm “đối tác” bằng thuyền buôn và đã đi trên sông Cửu Long, ngang qua đoạn sông Sa Đéc, họ đến Nam Vang, lên Băng-Cốc, Miến Điện với nhiều nguồn lợi lớn. Không lâu sau, Sa Đéc đã dần dần trở thành một đầu mối giao lưu, mua bán khá sầm uất ở trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Pháp đã khai thông tuyến đường thủy Sài Gòn - Nam Vang khi chúng xâm chiếm Nam Kỳ, tàu của Pháp đã đi trên sông Sa Đéc. Hệ thống sông ngòi chằng chịt đã nối Sa Đéc với các địa phương lân cận trong vùng, Sa Đéc trở thành nơi vận chuyển hàng hóa đi các nơi. Con đường bộ nối liền Sài Gòn - Hà Tiên cũng được hình thành và cũng đi qua Sa Đéc. Điều đó cho thấy Sa Đéc phát triển từ lâu đã có vị trí thuận lợi. Sa Đéc đã trở thành một tụ điểm “văn minh miệt vườn”. Trong danh sách “miệt vườn”, Sơn Nam đã cho Sa Đéc đứng đầu: “miệt vườn, gọi tổng quát những vùng cao ráo có vườn chanh, vườn cam, vườn quít ở ven sông Tiền, sông Hậu, thuộc tỉnh Sa Đéc, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Cần Thơ”. Hai chữ “văn minh” mà nhà văn ghép với miệt vườn được giải thích: “… nghĩ rằng văn minh là nếp sống vật chất, là ăn mặc, ở, cách thức sinh nhai…ông Kỳ lão già trên bảy mươi tuổi, nếu sinh trưởng ở Cái Bèm, ở Tam Bình, ở Sa Đéc thì đã là một pho tượng “Văn minh miệt vườn, bằng xương bằng thịt” [37, 1]. Bấy nhiêu đó cũng đủ cho thấy Sa Đéc từ lâu đã là trung tâm mua bán sầm uất. Quân và dân Sa Đéc đã anh dũng chiến đấu và vượt qua những gian nguy thử thách của chiến tranh để giành lấy thắng lợi năm 1975 và cùng với nhân dân cả nước đã vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Sa Đéc đã giành được nhiều thành tựu sau chiến tranh để bước vào công cuộc đổi mới và tiếp tục thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Hiện nay Sa Đéc đã trở thành đô thị loại 3, đây là điều mà người dân Sa Đéc luôn cảm thấy tự hào. Người dân Sa Đéc luôn có lòng khoan dung độ lượng để cùng chung sức với nhân dân cả tỉnh xây dựng quê hương. 250 năm trôi qua, Sa Đéc đã dựng nên những truyền thống quý báu, đó là truyền thống truyền thống hiếu học, truyền thống cách mạng và truyền thống văn hóa … Qua 250 năm, thời gian không dài lắm so với tiến trình lịch sử của dân tộc, nhưng đối với lịch sử hình thành và phát triển của một địa phương thì nó có ý nghĩa rất quan trọng, nó đã khẳng định vị trí, vai trò trong sự phát triển của vùng miền và của cả nước. Từ Đông Khẩu Đạo đến Sa Đéc đô thị loại 3 là một chặng đường đầy gian khó để chinh phục thiên nhiên, đấu tranh với mọi kẻ thù, xây dựng và phát triển không ngừng. [54, 17]. Cho dù Sa Đéc có thay đổi ra sao, nhưng vẫn luôn phát triển hài hòa cùng cả xứ, cả tỉnh và cả nước. 1.1.2. Điều kiện tự nhiên – xã hội 1.1.2.1. Điều kiện tự nhiên Diện tích đất tự nhiên: 59,5 km2 Dân số: trên 104.000 người (2005) [7, 241]. - Về đơn vị hành chính: gồm 9 xã, phường. Sa Đéc có 6 phường là Phường 1, phường 2, phường 3, phường 4, phường An Hòa, phường Tân Quy Đông và 3 xã: Tân Quy Tây, Tân Phú Đông, Tân Khánh Đông. - Vị trí địa lý: + Phía Đông giáp Sông Tiền + Phía Tây giáp huyện Lai Vung + Phía Nam giáp huyện Châu Thành + Phía Bắc giáp huyện Lấp Vò. Sa Đéc cách thành phố Hồ Chí Minh 140 km, là nơi khởi nguồn của rạch Cần Thơ, nên dễ dàng giao thông buôn bán với khu vực phía nam sông Hậu. Thị xã có quốc lộ 80 chạy qua, có tỉnh lộ 848 rất thuận lợi cho trao đổi và giao lưu hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển về kinh tế. 1.1.2.2. Điều kiện xã hội Là một trong hai trung tâm kinh tế - văn hóa của tỉnh Đồng Tháp, được hình thành từ thế kỷ XVII. Nằm ở phía nam sông Tiền, từ xưa đã là một trung tâm quan trọng với phố, chợ sầm uất. Ngày nay với vị trí thuận lợi, Sa Đéc có nhiều lợi thế trong liên kết và hợp tác phát triển với các huyện phía Nam, cũng như trung tâm phát triển kinh tế của vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Sa Đéc còn sở hữu nhiều làng nghề truyền thống như làm bột, dệt chiếu, trồng hoa kiểng…, có những biệt thự đẹp cổ kính, lâu đời nép mình bên bờ sông Sa Đéc, những chùa cổ, đình xưa, những công trình kiến trúc độc đáo như Kiến An Cung, chùa Bà… Nơi đây còn là nơi sinh ra nhiều nhân tài, trí thức và những người có truyền thống cách mạng như bác vật Lưu Văn Lang, Cô giáo Ngài; Đào Thiên Hải - Đại kiện tướng cờ vua đầu tiên của Việt Nam, anh hùng Phan Văn Út… Ngoài ra, nơi đây còn là nơi diễn ra chuyện tình giữa nhà văn Marquerite Duras và ông Huỳnh Thủy Lê, để rồi sau này khi trở về Pháp bà đã viết nên quyển tiểu thuyết nổi tiếng “Người tình” và được dựng thành bộ phim “Người tình” rất nổi tiếng. Đây là lợi thế đầy tiềm năng của thị xã để phát triển các loại hình du lịch lịch sinh thái. Thị xã đã lập dự án đầu tư khu vui chơi giải trí công viên Sa Đéc, làng hoa kiểng Tân Quy Đông cũng được quy hoạch đầu tư, tạo điểm dừng chân cho khách tham quan, du lịch. Phát huy lợi thế, lấy công nghiệp, thương mại - dịch vụ làm mũi nhọn, đẩy mạnh quy hoạch phát triển nông nghiệp gắn với phát triển đô thị, thị xã Sa Đéc đã đạt những thành tựu khả quan. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn (2001- 2005) đạt 15,5/năm, [7, 234]. Kết cấu hạ tầng được tập trung đầu tư phát triển, công tác quy hoạch và chỉnh đốn đô thị được triển khai đồng bộ, góp phần đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa. Từ cuối thế kỷ XIX, Sa Đéc đã trở thành trung tâm giao lưu thương mại của khu vực. Ngày nay vai trò của Sa Đéc vẫn được khẳng định, Sa Đéc vẫn là trung tâm trung chuyển hàng hóa từ Thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Lào và Campuchia. Với tiềm năng kinh tế của thị xã, Nông Đức Mạnh đã nói: “…Thị xã vốn là trung tâm giao lưu hàng hóa cách đây mấy thế kỷ; con người Sa Đéc có trình độ dân trí văn minh. Nơi đây nằm trong điểm giao lưu đường bộ lẫn đường thủy, nơi giao thương kinh tế lớn với các vùng, vì vậy người dân tiếp cận kinh tế nhanh, nhạy bén. Với vai trò, vị trí của Sa Đéc như vậy, sẽ tác động như thế nào đến kinh tế - xã hội các vùng xung quanh và ngược lại. Bên cạnh đó, Sa Đéc thu hút sản phẩm hàng hóa của các vùng như thế nào. Sa Đéc sẽ đi lên với tốc độ như thế nào trong thời gian tới,…”.[7, 245]. Vì lẽ đó, đương thời nhà thơ Nguyễn Liên Phương có bài ca ngợi “Sa Đéc cảnh thi” như sau: “ Sa Đéc ngày nay đã rộng thinh Dòng sông xanh biếc thật nên tình Thuyền ngược, thuyền xuôi về tấp nập, Người Hoa, người Việt sống hòa mình Dinh thự, công viên nhiều chỗ đẹp, Chùa chiền, thánh thất lắm nơi xinh”. [53, 39] 1.2. Khái quát về phường Tân Quy Đông 1.2.1. Địa danh Tân Quy Đông Thôn Tân Quy Đông là một trong những thôn được thành lập từ lâu đời ở Sa Đéc, chính thức thuộc chủ quyền người Việt từ năm 1757. Năm 1802, Gia Long lên ngôi hoàng đế, Tân Quy là nơi dân chúng mới quy tụ, trở lại chỗ cũ, cũng có nghĩa là “mới quy phục. Ở huyện Vĩnh An có hai thôn mang tên Tân Quy, để phân biệt, lấy sông Sa Đéc làm phân giới, thôn Tân Quy Đông nằm về hướng Đông và thôn Tân Quy Tây nằm về hướng Tây. [65, 13]. Địa danh đó cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. 1.2.2. Điều kiện tự nhiên phường Tân Quy Đông * Đôi nét về Tân Quy Đông Theo nghị định của Chính Phủ ngày 30/11/2004 số 194/2004/NĐ – CP. Tân Quy Đông đã được đổi thành phường Phường. Tân Quy Đông là dãy đất rất màu mỡ, trù phú, thích hợp cho trồng trọt và chăn nuôi, nhất là nghề trồng hoa kiểng. Người dân Tân Quy Đông lao động cần cù sáng tạo, trong chiến tranh và trong thời bình, Tân Quy Đông có vị trí chiến lược quan trọng là cửa ngõ phía Bắc đi vào nội ô - nơi đặt cơ quan đầu não tỉnh Sa Đéc của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, là làng hoa kiểng duy nhất có khu công nghiệp phát triển đầu tiên ra đời ở đây. Từ xưa, Tân Quy Đông đã là một trong những vùng đất xinh đẹp của đất Gia Định. Trong Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức và Đại Nam nhất thống chí Quốc sử quán triều Nguyễn mô tả như: “… Nơi đây tuy chốn lâm tuyền mà gần nơi thành thị, kẻ muốn nhàn tĩnh thì đến bến sông phía Bắc bơi thuyền qua Tiền Giang tắm gội gió trăng. Người ưa phồn hoa thì đến bến sông phía Nam chèo thuyền xuống sông Sa Đéc mà dạo chơi thành thị”. “ Tiên Phố ở đất Tân Quy Đông nước trong, cát trắng, gió mát, sông lặng. Người có nghe thuyền đem ra đậu nơi đây không bị ruồi muỗi huyên náo nên gọi là tiên” [65, 11]. Tân Quy Đông là nơi có vị trí giao lưu thuận lợi. Ở đây vừa thôn quê, vừa thành thị, nơi dễ dàng tiếp nhận các luồng sống văn minh. Từ lúc đặt ách thống trị lên sáu tỉnh Nam Kỳ thì Sa Đéc là nơi thực dân Pháp tiến hành khai thác sớm. Làng Tân Quy Đông gần một nửa phía Đông - Nam được biến thành tỉnh lỵ của tỉnh Sa Đéc. Đương thời nhà thơ Nguyễn Liên Phương có bài ca ngợi “Sa Đéc cảnh thi” như sau: “Có danh đời cựu phủ Tân Thành, Sa Đéc vui nay cảnh thích tình Đèn Vĩnh Phước ngời hình nguyệt chiếu Cồn Tân Qui nổi dạng cù doanh Nhà dân phố chợ nhiều nơi lịch Chùa Phật, đình thần lắm chỗ xinh Vườn ruộng ấm no phong tục tốt ...” [65, 15] Lợi thế của Tân Quy Đông là vùng sông nước, khí hậu mát mẻ, nước ngọt quanh năm, đầy tiềm năng để có thể phát triển về kinh tế, đặc biệt là rất thích hợp cho phát triển nghề trồng hoa kiểng. * Điều kiện tự nhiên Tân Quy Đông là một trong 9 xã, phường của thị xã Sa Đéc thuộc tỉnh Đồng Tháp. Hiện nay toàn phường được chia làm 4 khóm: Tân Huề, Sa Nhiên, Tân Mỹ, Tân Hiệp. - Diện tích đất tự nhiên là 667.92 ha, trong đó: Diện tích đất nông nghiệp là 387 ha: + Diện tích trồng hoa kiểng: 190,3 ha với 1238 hộ ; 4236 lao động + Diện tích trồng rau màu: 5,5 ha. + Diện tích trồng cây ăn trái: 32,4 ha + Diện tích trồng lúa: 150 ha + Diện tích ao hầm: 8,0 ha + Diện tích trồng sen: 0,8 ha [UBND phường Tân Quy Đông] - Địa giới hành chính của phường + Phía Đông giáp sông Tiền và phường 3 + Phía Tây giáp xã Tân Quy Tây và xã Tân Dương. + Phía Nam giáp sông Sa Đéc, phường An Hòa và phường 1 + Phía Bắc
Luận văn liên quan