Đề tài Ảnh hưởng của việc bón phân hữu cơ lên năng suất và tính chất vật lý của đất trồng dưa hấu, dưa lê ở phường Long Tuyền- Quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ

Từ lâu nhân dân ta có câu “Cơm không rau như đau không thuốc” cho thấy giá trị dinh dưỡng của cây rau. Bởi vì, cây rau chứa nhiều chất dinh dưỡng, là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hằng ngày và cũng là thực phẩm không thể thay thế của con người do chúng cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Rau xanh chẳng những mang lại giá trị dinh dưỡng cao mà còn là những cây dược liệu quý giá, một số loại rau có thể chữa được những căn bệnh hiểm nghèo. Ngày nay, mức sống của con người ngày một nâng cao thì nhu cầu về sản lượng và chất lượng rau cũng gia tăng, rau giúp chúng ta cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ. Chính vì vậy, diện tích trồng rau ngày càng mở rộng. Kết hợp với sử dụng các kỹ thuật tiên tiến, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Từ đó hình thành những vùng chuyên canh rau lớn. Đối với cây rau, nguồn dinh dưõng cung cấp từ đất không đáng kể so với yêu cầu của rau nên phải bổ sung phần lớn qua phân bón. Việc sử dụng nhiều phân hoá học và thuốc bảo vệ thực vật làm cho đất ngày càng suy thoái nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính chất vật lý và hoá học đất như: đất bị nén dẽ, mất cấu trúc, khả năng giữ nước giảm, Nhằm cải thiện tình trạng trên người ta đã sử dụng phân hữu cơ để bón cho cây trồng . Nó có các tác dụng là cải tạo tính chất đất, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Từ đó làm tăng năng suất và chất lượng cây trồng một cách ổn định, bền vững, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường. Đây cũng là nội dung, mục tiêu của nền nông nghiệp hữu cơ bền vững. Đề tài: “ Ảnh hưởng của việc bón phân hữu cơ lên năng suất và tính chất vật lý của đất trồng dưa hấu, dưa lê ở phường Long Tuyền- quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ” được thực hiện nhằm mục tiêu: -Nghiên cứu hiệu quả của việc bón phân hữu cơ đến một số tính chất vật lý đất. -Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến việc cải thiện năng suất cây rau.

doc50 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3188 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của việc bón phân hữu cơ lên năng suất và tính chất vật lý của đất trồng dưa hấu, dưa lê ở phường Long Tuyền- Quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM LƯỢC Rau mang lại giá trị dinh dưỡng cao trong đời sống của con người. Đồng thời cung cấp nhiều khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Nó là thức ăn không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày của con người. Tuy rau có thời gian sinh trưởng ngắn nhưng nó đòi hỏi phải cung cấp lượng phân rất lớn. Do đó để tăng năng suất rau thì con người đã sử dụng nhiều loại phân hoá học và phun thuốc bảo vệ thực vật làm làm ảnh hưởng đến tính chất của đất về mặt lý hóa và sinh học đất. Điều này dẫn đến hậu quả đất trở nên nén dẽ, mất cấu trúc, ẩm độ trong đất giảm, mật số vi sinh vật có hại gia tăng, ảnh hưởng đến quá trình khoáng hóa chất hữu cơ, khoáng hoá đạm, làm cho đất ngày trở nên bạc màu. Để giúp cải thiện tính chất của đất nêu trên ta dùng phân hữu cơ bón cho rau là tốt nhất, chẳng những làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, tính đệm của đất tăng, giàu chất hữu cơ mà còn tăng năng suất cho cây rau. Đề tài “Ảnh hưởng của việc bón phân hữu cơ lên năng suất và tính chất vật lý của đất trồng dưa hấu, dưa lê ở phường Long Tuyền- quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ” nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ lên tính chất vật lý của đất và nghiên cứu ảnh hưởng phân hữu cơ lên năng suất rau. Đề tài được thực hiện trên hai thí nghiệm dưa hấu và dưa lê trên hai vụ. Kết quả cho thấy đất phù sa ở đây có chất hữu cơ thuộc loại nghèo 2%, pH đất trong khoảng 5,5 -5,6 đạt gần mức tối hảo. Các tính chất vật lý như dung trọng đất biến thiên trong khoảng 0,89-1,13 g/cm3, dung trọng của đất bón hữu cơ thấp hơn so với dung trọng của đất không bón hữu cơ. Độ xốp của đất khi bón hữu cơ khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức không bón hữu cơ. Đối với chỉ tiêu tính bền cho thấy bón hữu cơ đất có cấu trúc hơn, bền hơn so với không bón hữu cơ. Khi bón phân hữu cơ cho dưa hấu và dưa lê cũng cho thấy năng suất rau tăng lên rõ rệt như năng suất dưa hấu có bón hữu cơ là 33,48 tấn/ha so với năng suất dưa hấu không bón hữu cơ là 27,18 tấn/ha. Năng suất dưa lê nghiệm thức có bón hữu cơ là 26,70 tấn/ha so với năng suất nghiệm thức dưa lê không bón hữu cơ đạt 24,29 tấn/ha. Vì vậy, nên tiếp tục sử dụng phân hữu cơ để bón cho rau theo hướng lâu dài để khắc phục những đặc tính bất lợi của đất. MỞ ĐẦU Từ lâu nhân dân ta có câu “Cơm không rau như đau không thuốc” cho thấy giá trị dinh dưỡng của cây rau. Bởi vì, cây rau chứa nhiều chất dinh dưỡng, là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hằng ngày và cũng là thực phẩm không thể thay thế của con người do chúng cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Rau xanh chẳng những mang lại giá trị dinh dưỡng cao mà còn là những cây dược liệu quý giá, một số loại rau có thể chữa được những căn bệnh hiểm nghèo. Ngày nay, mức sống của con người ngày một nâng cao thì nhu cầu về sản lượng và chất lượng rau cũng gia tăng, rau giúp chúng ta cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ. Chính vì vậy, diện tích trồng rau ngày càng mở rộng. Kết hợp với sử dụng các kỹ thuật tiên tiến, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Từ đó hình thành những vùng chuyên canh rau lớn. Đối với cây rau, nguồn dinh dưõng cung cấp từ đất không đáng kể so với yêu cầu của rau nên phải bổ sung phần lớn qua phân bón. Việc sử dụng nhiều phân hoá học và thuốc bảo vệ thực vật làm cho đất ngày càng suy thoái nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính chất vật lý và hoá học đất như: đất bị nén dẽ, mất cấu trúc, khả năng giữ nước giảm,… Nhằm cải thiện tình trạng trên người ta đã sử dụng phân hữu cơ để bón cho cây trồng . Nó có các tác dụng là cải tạo tính chất đất, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây... Từ đó làm tăng năng suất và chất lượng cây trồng một cách ổn định, bền vững, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường. Đây cũng là nội dung, mục tiêu của nền nông nghiệp hữu cơ bền vững. Đề tài: “ Ảnh hưởng của việc bón phân hữu cơ lên năng suất và tính chất vật lý của đất trồng dưa hấu, dưa lê ở phường Long Tuyền- quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ” được thực hiện nhằm mục tiêu: -Nghiên cứu hiệu quả của việc bón phân hữu cơ đến một số tính chất vật lý đất. -Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến việc cải thiện năng suất cây rau. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU SƠ LƯỢC VÙNG NGHIÊN CỨU Điều kiện tự nhiên quận Bình Thủy Thành Phố Cần Thơ Vị trí địa lý Phía đông giáp tỉnh Vĩnh Long. Phía tây giáp huyện Phong Điền. Phía nam giáp quận Ninh Kiều. Phía bắc giáp quận ÔMôn. Diện tích quận Bình Thuỷ thành phố Cần Thơ là khoảng 6877 ha. Khí hậu và thời tiết Khí hậu ở Bình Thuỷ là khí hậu nhiệt đới với 2 mùa rõ ràng: mùa mưa (tháng 5 đến tháng 11) và mùa khô(tháng 12 đến tháng 4 năm sau) Khí hậu điều hoà, ít bão. Khí hậu quanh năm nóng ẩm không có mùa lạnh Đất đai Đất ở đây chủ yếu là đất phù sa do sông Hậu và sông Cần Thơ bồi đắp rất thuận lợi cho nghề trồng rau phát triển. Hình 1.1 Bản đồ hành chính Thành Phố Cần Thơ Các yếu tố kinh xã hội Nhìn chung đời sống của người dân nơi đây chủ yếu là dựa vào canh tác nông nghiệp, đời sống còn nhiều khó khăn, công nghiệp chưa phát triển, về dịch vụ cũng tương đối phát triển nhưng tập trung ở thị trấn. TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÂY RAU, ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ KỸ THUẬT LÀM ĐẤT TRỒNG RAU Tầm quan trọng của cây rau đối với nền kinh tế và xã hội Giá trị dinh dưỡng Rau là loại thực phẩm rất cần thiết cho mọi ngưòi trong cuộc sống hằng ngày. Cây rau cung cấp rất nhiều chất dinh dưõng quan trọng cho sự phát triển của cơ thể con người: protein, lipit, vitamin, muối khoáng, và nhiều chất quan trọng khác. Về vai trò của vitamin trong sự phát triển của cơ thể con người đã được Ch.Eijkman người Hà Lan và S.F.G. Hopkins người Anh phát hiện từ năm 1929. Vitamin có tác dụng to lớn trong quá trình phát triển của cơ thể, thiếu vitamin chúng ta sẽ bị nhiễm nhiều bệnh tật. Thí dụ thiếu vitamin A làm cho cơ thể trẻ em chậm lớn, giảm thị lực, mắt mờ và giảm khả năng miễn dịch. Vitamin A thường có trong rau có màu đỏ và vàng da cam như: cà rốt, cà chua, ớt, cà chua, bí ngô.. Chất khoáng trong rau chủ yếu là Ca, P, Fe… Chúng có tác dụng điều hòa cân bằng kiềm tan trong máu, là những chất cần thiết cho cấu tạo máu và xương. Đặc biệt nguyên tố Fe rất cần thiết trong quá trình phát triển của thai nhi. Chất xơ trong rau có tác dụng nhuận tràng và làm tăng khả năng tiêu hóa. Rau thuộc về những nhóm cây hằng năm: cà, ớt, cà chua, các cây trong họ bầu bí và đậu cô ve… Rau hai năm như rau chân vịt, hàng tây, tỏi tây, cải bắp,...và cây thân thảo lâu năm như măng mai, măng tre.... Giá trị dinh dưỡng của rau là rất phong phú và đặc biệt quan trọng trong cuộc sống hằng ngày (Tạ Thu Cúc, 2005). Ý nghĩa kinh tế -Rau là loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao: Giá trị sản suất 1 ha rau cao gấp 2-3 lần 1 ha lúa. Hiệu quả lớn hay nhỏ phụ thuộc nhiều và trình độ của người sản suất, kinh nghiệm, công nghệ sản xuất và chủng loại rau. -Rau là cây lương thực: Một vài loại cây trồng có hàm lượng cao cũng được sử dụng như cây lương thực như: khoai tây, khoai sọ, củ từ... -Rau là loại hàng hóa có giá trị xuất khẩu cao: Rau là mặt hàng xuất khẩu quan trọng, thu nhiều ngoại tệ cho đất nước. Tình hình sản xuất rau nước ta còn nhiều hạn chế về chủng loại, mẫu mã, bao bì và thị trường tiêu thụ... Thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam chủ yếu là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... Rau là nguyên liệu chế biến thực phẩm phong phú và quan trọng (Tạ Thu Cúc, 2005). Giá trị y học Rau chẳng những mang lại giá trị dinh dưỡng cao mà chúng còn được sử dụng như là những cây dược liệu quý như: tỏi, hành hoa, gừng, nghệ, tía tô, hành tây... Người ta cho rằng ăn mướp đắng và bí ngô một cách thường xuyên thì có thể phòng ngừa bệnh đái tháo đường (Trịnh Thị Thu Hương, 2001). Giá trị xã hội khi ngành sản xuất rau được phát triển một cách nhanh chóng và vững chắc sẽ góp phần làm tăng thu nhập cho người lao động, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Khi sản xuất rau được coi là một nghề, những khu chuyên canh rau được mở rộng sẽ có điều kiện để sắp xếp lao động một cách hợp, giải quyết việc làm cho nông dân trong những lúc nông nhàn. Phát triển ngành sản xuất rau còn có điều kiện để hỗ trợ đối với các ngành khác trong nông nghiệp như cung cấp thức ăn và chất xanh cho chăn nuôi. Thời kỳ 1991-1997 sản lượng rau tăng từ 3,2 triệu tấn lên 4,7 triệu tấn. Tuy vậy vẫn chưa đáp được định mức tiêu dùng, hiện nay bình quân đầu người mới chỉ đạt 62-65kg/năm (Tạ Thu Cúc, 2005). Đặc điểm chung của ngành sản xuất rau: Sản xuất rau là một bộ phận quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nhưng nó mang những đặc thù riêng. Ngành sản xuất rau có những đặc điểm cần chú ý sau: Thời kỳ vườn ươm Đặc điểm nổi bật của nghề trồng rau là hầu hết hạt giống rau đều phải được gieo ươm trước khi đưa ra ruộng sản xuất đại trà. Ngoài kỹ thuật gieo truyền thống ̣̣̣̣̣̣gieo ngoài đồng̣, hiện nay còn nhiều cách gieo ươm khác cũng mang lại hiệu quả cao như: gieo trong bầu, gieo trong khay, gieo trong nhà lưới..ở thời kì này chúng ta phải chăm sóc cho cẩn thận, tỷ mỉ ( Đường Hồng Dật, 2000). Yêu cầu thời vụ nghiêm ngặt, chặt chẽ Rau là loại cây trồng rất mẫn cảm với điều kiện thời tiết như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, yêu cầu thời vụ rất nghiêm ngặt. Thời vụ không thích hợp làm giảm năng suất và chất lượng. Về nguyên tắc cần bố trí sắp xếp thời vụ sao cho thời kỳ hình thành bộ phận sử dụng gặp được nhiều thuận lợi nhất (Tạ Thu Cúc, 2005). Nhiều sâu bệnh Rau là loại cây trồng chứa nhiều chất dinh dưỡng phong phú, thân lá non mềm, hàm lượng nước trong thân lá cao là môi trường rất thích hợp cho nhiều loại sâu bệnh sinh trưởng, phát triển trên cây rau. Sâu bệnh hại là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất sản lượng và giá trị hàng hóa. Một loại rau có thể bị nhiều sâu bệnh hại tấn công, chúng phá hại trong suốt thời kỳ sống của nó. Vì vậy nhà nông cần phải công tác công tác quản lý dịch hại tổng hợp, thực hiện các biện pháp luân canh tăng vụ, chọn giống kháng bệnh, bón phân cân đối... Khi phải dùng thuốc nhưng phải tuân thủ quy định của ngành bảo vệ thực vật (Trịnh Thị Thu Hương, 2001). Cây rau thích hợp với chế độ trồng xen, gieo lẫn, trồng gối: Hầu hết các loại rau đều có hình thái nhỏ, gọn, phân cành ít, có độ cao khác nhau. Thời gian sinh trưởng dài ngằn khác nhau, sự phân bố hệ rễ của từng cây rau cũng không giống nhau. Vì vậy trên cùng đơn vị diện tích có thể bố trí nhiều loại cây trồng cùng loại, cùng sinh trưởng cùng phát triển. Khi trồng thì nên chú ý những đặc điểm sau đây: -Thời gian sinh trưởng của các loại rau. -Hình thái, độ cao và tập quán phân cành. -Sự phân bố của hệ rễ. -Yêu cầu với các loại rau đối với ánh sáng khác nhau. -Yêu cầu đối với các chất dinh dưỡng chủ yếu (Tạ Thu Cúc, 2005). Yêu cầu kỹ thuật, nhân lực, kinh phí đầu tư trong sản xuất: Rau là loại có thời gian sinh trưởng ngắn, muốn đạt năng suất cao, chất lượng tốt cần phải thực hiện nhiều biện pháp kỹ thuật tiên tiến và hiện đại, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, cụ thể như sau: Đất đai phải cày bừa kỹ, tơi xốp, tầng canh tác dày. Trong quá trình sản xuất phải thực hiện nhiều khâu kỹ thuật liên hoàn. Các biện pháp chăm sóc phải thực hiện nhiều lần như: vun xới, diệt trừ cỏ dại, tưới nước... Kỹ thuật chăm sóc đặc biệt: làm giàn, bấm ngọn, tỉa cành, tỉa hoa... Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cao: máy phun mưa, nhà lưới... Áp dụng công nghệ cao vào sản xuất rau như: trồng không đất và thủy canh (Tạ Thu Cúc, 2005). Rau là ngành sản xuất hàng hóa: Đặc điểm của hầu hết các loại rau là có hàm lượng nước trong thân lá cao, non, giòn, dễ bị giập gãy. Vì vậy từ các khâu: trồng tỉa, chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển, phân phối đến tận tay người tiêu dùng cần phải được thực hiện theo dây chuyền sản xuất hàng hóa. Trong quá trình chăm sóc, thu hái phải hết sức cẩn thận, tỷ mỷ và nhẹ nhàng (Tạ Thu Cúc, 2005). Đất trồng rau Rau là loại cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, chứa rất nhiều chất dinh dưỡng phong phú, có thể trồng nhiều vụ trong năm...Vì vậy cây rau yêu cầu đất rất nghiêm khắc. Đất trồng rau phải giữ nước, giữ phân tốt, phải nhẹ, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng, độ pH trung tính, không bị nhiễm chất độc hại (Tạ Thu Cúc,2005). Tầng đất canh tác dày từ 20 – 40 cm, mặt đất bằng phẳng, hoặc hơi thoai thoải về một phía.Các loại đất quan trọng cho sản xuất rau là: đất thịt pha cát, đất thịt nhẹ, đất thịt mịn, đất thịt pha sét và đất phù sa ven sông. Đất trồng rau cần bảo đảm thành phần cát khoảng 50 – 60 %, sét khoảng 25 – 40 % (Tạ Thu Cúc, 2005). Theo Tạ Thu Cúc, 2005 khi quy hoạch vùng sản xuất rau cần quan tâm lý tính và hóa tính của đất. Đất trồng rau cần bảo đảm tỷ lệ thích hợp giữa các chất rắn, lỏng, khí. Mặt khác, khi quy hoạch vùng sản xuất rau cần phải nghiên cứu điều kiện thời tiết khí hậu. Diện tích canh tác lớn hay nhỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: dân cư nhiều hay ít, thị hiếu người tiêu dùng, điều kiện tự nhiên, tiêu chuẩn rau của mỗi người/ngày, trình độ sản xuất rau, nhiều yếu tố ngoại cảnh. Vùng sản xuất rau phải thuận tiện vận chuyển cho nội vùng, ngoại vùng hoặc xuất khẩu. Canh tác rau cần nguồn nước lớn, 1 ha rau cần khoảng 4500 – 6000 m3 nước. Khu vực sản xuất rau cần xây dựng các hệ thống đường, bờ vùng, bờ thửa, mương tưới (Tạ Thu Cúc, 2005). ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SẢN XUẤT RAU ĐẾN MÔI TRƯỜNG Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường Nước ta sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên để đảm việc đảm bảo cuộc sống con người thì cần phải thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng. Do đó lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật và phân hoá học được sử dụng. Trong thực tế, tình trạng sử dụng phân hoá học và thuốc bảo vệ thực vật quá liều, liên tục và tùy tiện đã ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ con người và môi trường. Thuốc bảo vệ thực vật bao gồm: thuốc trừ cỏ, thuốc trừ nấm, thuốc diệt côn trùng, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng,… Theo Lê Văn Khoa và ctv, 1999 đặc điểm chung của thuốc bảo vệ thực vật là đều có khả năng gây ô nhiễm cho đất và hoạt tính của chúng sẽ gây độc cho con người và động vật. Các vùng đất có trình độ thâm canh cao thường có sâu bệnh nhiều nên thường phải sử dụng một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật, trong quá trình sử dụng thuốc thì lượng nước tưới hay mưa làm cho các loại thuốc này ngấm dần vào đất (Võ Thị Gương, 2004). Thuốc trừ sâu bệnh xâm nhập vào môi trường đất làm suy giảm cơ vật lý đất, với khả năng diệt khuẩn cao nên đã tiêu diệt nhiều vi sinh vật có lợi trong môi trường sinh thái của đất (Lê Huy Bá, 2000). Ảnh hưởng của việc sử dụng phân hoá học Thời gian sinh trưởng của cây rau tương đối ngắn nhưng nó đòi hỏi một lượng lớn phân hoá học để tăng năng suất cho cây trồng. Người ta sử dụng chủ yếu là đạm, lân và kali. Trong đó phân đạm được bón với liều lượng nhiều hơn cả bởi mang lại hiệu quả năng suất rõ rệt nhưng nó cũng dễ gây ô nhiễm môi trường do tồn dư của nó, nhất là khi không sử dụng theo liều lượng như đã khuyến cáo, dẫn đến hiện tượng đất bị chua hoá, kết cấu đất kém đi, hàm lượng chất vôi giảm, hoạt động của vi sinh vật giảm, có sự tích động nitrat, kim loại nặng một số vùng (Lê Văn Khoa và ctv, 1999). Theo Lê Huy Bá, 2000 cây chỉ sử dụng tối đa 30% lượng phân bón vào, còn lại phần thì rửa trôi phần thì nằm lại trong môi trường đất gây ô nhiễm môi trường đất. Mặt khác, khi tích luỹ hoá chất dạng phân bón cũng gây hại cho đất về mặt vật lý, đất nén chặt, độ trương nở kém, kết cấu không vững chắc, không tơi xốp vì vi sinh vật bị hoá chất tiêu diệt (Hồng Hưng, 2000). Ảnh hưởng của thâm canh rau đến tính chất vật lý và hoá học đất Vật lý đất Sự nén dẽ của đất Tình trạng canh tác liên tục, lâu năm có sự thay đổi theo hướng bất lợi về độ phì nhiêu và vật lý đất, trong đó sự nén dẽ của đất trồng rau là yếu tố quan trọng tới độ phì nhiêu về mặt hóa học và sinh học đất (Võ Thị Gương, 2004) . Đất bị nén dẽ làm giảm khả năng thấm nước của đất và ảnh hưởng quan trọng đến sự tăng trưởng của bộ rễ. Mặt khác, sự nén dẽ cũng làm mất cân đối về thành phần rắn, khí và nước trong các khí khổng đất, hoạt động của vi sinh vật kém. Sự nén dẽ làm thay đổi một số đặc tính vật lý đất như dung trọng đất, độ chặt, độ xốp, khả năng thấm của đất. Những thay đổi này làm ảnh hưởng đến sự di chuyển của nước và không khí trong đất, làm tăng sự chảy tràn nước trên bề mặt đất dẫn đến khả năng dự trữ nước trong đất giảm. Bên cạnh đó, sự thiếu không khí trong đất nhất là oxi do đất bị nén dẽ đưa đến sự thay đổi về phản ứng hóa học đất tạo ra những sản phẩm không hữu dụng cho cây trồng làm giảm pH đất , tạo ra những acid hữu cơ và tạo ra một số hợp chất không hữu dụng cho cây trồng. Khi tế khổng trong đất giảm do nén dẽ thì sự vận chuyển nước bị hạn chế. Nếu nước được cung cấp nhanh hơn tốc độ thấm thì gây ra hiện tượng chảy tràn, dẫn đến xói mòn đất, dinh dưỡng cho cây trồng cũng bị cuốn trôi (Hammel, 1994; Unger and Kaspar, 1994). Dung trọng và độ xốp Dung trọng khô và độ xốp là các thông số vật lý đất thường được áp dụng để đánh giá sự nén dẽ của đất, khả năng giử nước và điều kiện phát triển của rễ cây trồng (Lê Văn Khoa, 2003). Dung trọng phụ thuộc vào thành phần khoáng, thành phần cơ giới, hàm lượng chất hữu cơ, cấu trúc, kỷ thuật làm đất. Khi dung trọng thấp sẽ có lợi cho quá trình hấp thu dinh dưỡng chất của cây trồng (Nguyễn Thế Đặng, 1999). Tuy nhiên, khi dung trọng của đất cao, tế khổng trong đất giảm sẽ hạn chế sự phát triển của hệ rễ cây trồng, giới hạn khả năng hấp thu dinh dưỡng, hấp thu nước và cuối cùng là năng suất cây trồng giảm (Võ Thị Gương, 2004). Mặt khác, đất có độ xốp thấp tạo ra sự cản trở lớn cho sự phát triển của bộ rễ, khi đó sẽ làm giảm tiến trình hấp thu dưỡng chất của bộ rễ cây trồng. Đất có độ xốp phù hợp thì có lợi cho cây trồng. Tùy thuộc vào điều kiện ngoài đồng các tế khổng có thể chứa đầy nước hoặc không khí. Đất lý tưởng trong sản xuất nông nghiệp cần có độ xốp 50%, trong đó khoảng 25% tỷ lệ là nước (Miller,1990). Bảng 1 và bảng 2 là thang đánh giá độ xốp và dung trọng của đất: Bảng 1 Thang đánh giá độ xốp đất (% thể tích), (theo N.A. Karchinski, 1965). Tế khổng Đánh giá >70% Đất quá xốp, đất quá khô 65 - 55% Đất xốp (lớp đất cày xới tầng mặt) 55 - 50% Trung bình cho lớp đất mặt < 50% Đất chặt, không đạt yêu cầu 40 - 25% Đất quá chặt (các tầng dưới) Bảng 2 Thang đánh giá dung trọng đất, g/cm3 (N.A. Karchinski, 1965) Dung trọng Đánh giá <1.0 Đất quá khô hay giàu chất hữu cơ. 1.0-1.1 Đất mới được xới hoặc đất rất thuộc. >1.2 Đất bị nén dẻ. 1.3-1.4 Đất chặt, bị nén cẻ mạnh. 1.4-1.6 Đất rất chặt thường thấy ở tầng đế cày. 1.6-1.8 Quá chặt thường thấy ở tầng tích tụ. Thành phần cơ giới Đất có tỷ lệ hạt nhỏ về cơ bản là giàu dinh dưỡng do khả năng giữ dinh dưỡng của nó tốt hơn đất có tỷ lệ cát cao. Tuy nhiên, nếu không được bổ sung dinh dưỡng và không có biện pháp bảo vệ thích hợp thì sẽ dẫn đến thoái hóa: giảm tốc độ thấm nước, tăng tính mao dẫn, tăng tính dính (Nguyễn Thế Đặng, 1999). Đất có tỷ lệ sét cao, hàm lượng chất dinh dưỡng thấp, nếu thời gian canh tác càng lâu, liên tục thì tình trạng nén dẽ của đất dễ dàng xãy ra (Võ Thị Gương, 2004). Về mặt hóa học đất: Độ chua của đất là một tính chất quan trọng, ảnh hưởng đến các tính chất lý, hóa, sinh học đất. Qua giá trị pH ta có thể biết được lượng vôi cần bón, khả năng dư thừa gây độc của các ion, hoạt động của vi sinh vật và liên quan đến độ hữu hiệu của tất cả các dinh dưỡng khoáng (Nguyễn Xuân Trường và ctv, 2000). Theo Trần Thị Ba, 1999 pH thích hợp cho rau phát triển từ 5,5-7, ở pH này thì cây hấp thu chất dinh dưỡng dễ dàng và các sinh vật đất cũng hoạt động tốt. Khi pH thấp từ 4,5-5, muốn trồng rau thì phải bón thêm vôi. Ở pH này sự khoáng hóa N kém, P hữu dụng, Ca và Mg thấp, các vi sinh vật gây hại hoạt động tốt hơn. Các yếu tố này đưa đến khả năng chống chịu những điều kiện bất lợi của đất kém, cây yếu, dễ bị sâu bệnh tấn công (Võ Thị Gương, 2004). Bảng 3 Thang đánh giá độ chua hiện tại cho đất trồng màu (Washington University – tree Fruit research & Extention center, 2001) pHH2O Độ chua của đất <5.0 Thấp (low) 16.0-7.5 Tối hảo (optimal) >7.5 Cao (high) PHÂN HỮU CƠ VÀ VAI TRÒ TÁC DỤNG
Luận văn liên quan