Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, nền kinh tế Việt Nam đang khởi sắc, vững bước đi lên sánh vai cùng các nước, cùng hoà vào xu thế hội nhập chung của thế giới. Hơn 20 năm mở cửa, hội nhập và phát triển kinh tế đất nước tuy là quãng đường không dài nhưng nó đánh dấu bước ngoặt trọng đại, những biến chuyển, đổi thay sắc nét. Mục tiêu phát triển kinh tế của chúng ta là tốc độ cao và ổn định. Để làm được điều này cần phải có một lượng vốn tương đối lớn đảm bảo cho quá trình trên được thực hiện một cách thông suốt, chính vì lẽ đó mà thị trường chứng khoán ra đời như một tất yếu khách quan. Xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán là mục tiêu đã được Đảng và chính phủ Việt Nam định hướng từ những năm đầu thập kỷ 90 - thế kỷ 20 nhằm huy động một kênh dẫn vốn mới cho đầu tư và phát triển, tạo ra một bước phát triển mới cho thị trường tài chính Việt Nam nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng.
Việc khai trương đưa Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đi vào hoạt động (từ tháng 7/2000) và Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (tháng 3 năm 2005) đã đánh dấu một bước tiến trong quá trình cải cách kinh tế ở Việt Nam, khẳng định quyết tâm phát triển kinh tế thị trường của Đảng và Chính phủ trong tiến trình đổi mới. Sau 7 năm đưa thị trường chứng khoán Việt Nam vào hoạt động, với mục tiêu ban đầu là đưa vào vận hành một trung tâm chứng khoán tập trung với qui mô thích hợp, phát triển từ thấp đến cao và không gây mất ổn định kinh tế xã hội, thị trường chứng khoán Việt Nam đã bắt đầu thể hiện vai trò của mình.
91 trang |
Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 2428 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Áp dụng các công cụ toán tài chính vào quản lý rủi ro và ứng dụng cho thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, nền kinh tế Việt Nam đang khởi sắc, vững bước đi lên sánh vai cùng các nước, cùng hoà vào xu thế hội nhập chung của thế giới. Hơn 20 năm mở cửa, hội nhập và phát triển kinh tế đất nước tuy là quãng đường không dài nhưng nó đánh dấu bước ngoặt trọng đại, những biến chuyển, đổi thay sắc nét. Mục tiêu phát triển kinh tế của chúng ta là tốc độ cao và ổn định. Để làm được điều này cần phải có một lượng vốn tương đối lớn đảm bảo cho quá trình trên được thực hiện một cách thông suốt, chính vì lẽ đó mà thị trường chứng khoán ra đời như một tất yếu khách quan. Xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán là mục tiêu đã được Đảng và chính phủ Việt Nam định hướng từ những năm đầu thập kỷ 90 - thế kỷ 20 nhằm huy động một kênh dẫn vốn mới cho đầu tư và phát triển, tạo ra một bước phát triển mới cho thị trường tài chính Việt Nam nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng.
Việc khai trương đưa Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đi vào hoạt động (từ tháng 7/2000) và Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (tháng 3 năm 2005) đã đánh dấu một bước tiến trong quá trình cải cách kinh tế ở Việt Nam, khẳng định quyết tâm phát triển kinh tế thị trường của Đảng và Chính phủ trong tiến trình đổi mới. Sau 7 năm đưa thị trường chứng khoán Việt Nam vào hoạt động, với mục tiêu ban đầu là đưa vào vận hành một trung tâm chứng khoán tập trung với qui mô thích hợp, phát triển từ thấp đến cao và không gây mất ổn định kinh tế xã hội, thị trường chứng khoán Việt Nam đã bắt đầu thể hiện vai trò của mình.
Trong quản trị tài chính hiện đại, nghiệp vụ quản lý rủi ro giữ một vị trí trung tâm, nó là bộ phận không thể thiếu trong hoạt động đầu tư tại các tổ chức tài chính. Tuy vậy, lĩnh vực này chỉ mới thực sự phát triển từ thập kỷ 90 trở lại đây nhờ sự phát triển vượt bậc của công nghệ - kỹ thuật, đặc biệt là sự xuất hiện của các công cụ tính toán với tốc độ cao đã cho phép giải quyết các bài toán đầu tư và tính toán rủi ro phức tạp. Cùng với xu thế toàn cầu hoá, cơ hội đầu tư được mở rộng song rủi ro và thách thức đi kèm cũng không nhỏ. Đã có không ít vụ đổ bể tài chính của các ngân hàng, các tập đoàn kinh tế lớn diễn ra tại nhiều quốc gia trên thế giới từ các nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật, Anh, Đức… đến các nước đang phát triển như Thái Lan, Malaysia, Hàn quốc. Thực trạng này đã khiến các nhà hoạch định chính sách quốc gia và các tổ chức tài chính quan tâm đặc biệt đến quản lý rủi ro. Trong quản lý rủi ro tài chính hiện đại nếu chỉ đơn thuần dựa vào các chính sách định tính thì chưa đủ mà quan trọng hơn là phải hình thành và phát triển một hệ thống các phương pháp khoa học nhằm lượng hoá mức độ rủi ro và tổn thất tài chính có thể xảy ra trong những điều kiện nhất định của thị trường và của nền kinh tế để từ đó đưa ra các giải pháp quản lý rủi ro hữu hiệu.
Lý thuyết và thực tiễn của nghiệp vụ quản lý rủi ro đã được đúc kết qua nhiều năm phát triển của thị trường chứng khoán tại nhiều nước. Việc nghiên cứu, khai thác những kiến thức này nhằm áp dụng có chọn lọc vào thị trường chứng khoán non trẻ của Việt Nam sẽ bước đầu giúp ích cho việc đẩy mạnh phát triển loại nghiệp vụ này, góp phần vào sự phát triển một thị trường chứng khoán Việt Nam ổn định và hiệu quả. Đó cũng là lý do để tôi lựa chọn đề tài: “Áp dụng các công cụ toán tài chính vào quản lý rủi ro và ứng dụng cho thị trường chứng khoán Việt Nam”.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận này gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về thị trường chứng khoán và nghiệp vụ quản lý rủi ro.
Chương này giới thiệu những nội dung cơ bản nhất liên quan đến thị trường chứng khoán và nghiệp vụ quản lý rủi ro, những khái quát chung về tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam và một số động thái của chỉ số Vn-Index thời gian qua.
Chương 2: Một số mô hình toán và chỉ báo kỹ thuật ứng dụng trong nghiệp vụ quản lý rủi ro cho thị trường chứng khoán.
Nội dung chương này đưa ra một số dạng của mô hình Garch và các chỉ báo kỹ thuật giúp cho nhà quản lý, người đầu tư có được những công cụ để nhận định chính xác hơn mức độ rủi ro của thị trường.
Chương 3: Áp dụng mô hình phân tích rủi ro vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chương 2 đã trình bày các công cụ toán về mặt lý thuyết còn trong chương này sẽ tập trung vào ứng dụng các công cụ đó cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ RỦI RO
1.1 VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1.1.1 Những lý luận chung
Trong nền kinh tế thị trường, sự tồn tại và phát triển của thị trường tài chính là một tất yếu khách quan. Thông qua việc dẫn chuyển vốn, thị trường tài chính có vai trò quan trọng trong việc tích tụ, tập trung và phân phối vốn trong nền kinh tế, trên cơ sở đó làm tăng năng suất và hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế. Thị trường tài chính trực tiếp cải thiện mức sống cho cả những người có vốn và những người cần vốn. Hoạt động trên thị trường tài chính có những tác động, hiệu ứng trực tiếp tới hiệu quả đầu tư của các cá nhân, của các doanh nghiệp, ảnh hưởng tới hành vi của người tiêu dùng, và tới động thái chung của toàn bộ nền kinh tế.
Là một bộ phận cấu thành của thị trường tài chính, thị trường chứng khoán (TTCK) được hiểu một cách chung nhất là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các chứng khoán – các hàng hoá và dịch vụ tài chính giữa các chủ thể tham gia. Việc trao đổi mua bán này được thực hiện theo những quy tắc ấn định trước.
Hình thức sơ khai của thị trường này đã xuất hiện cách đây hàng trăm năm. Vào khoảng thế kỷ 15, ở các thành phố trung tâm thương mại của các nước phương Tây, trong các chợ phiên hay hội chợ, các thương gia thường tụ tập tại các quán cà phê để thương lượng mua bán, trao đổi hàng hoá. Đặc điểm của hoạt động này là các thương gia chỉ trao đổi với nhau bằng lời nói về các hợp đồng mua bán mà không có sự xuất hiện của bất cứ hàng hoá hay giấy tờ nào. Đến cuối thế kỷ 15, “khu chợ riêng” đã trở thành thị trường hoạt động thường xuyên với những quy ước xác định cho các cuộc thương lượng. Những quy ước này dần trở thành các quy tắc có tính chất bắt buộc đối với các thành viên tham gia.
Sở giao dịch chứng khoán đầu tiên trên thế giới được thành lập năm 1531 tại thành phố Anvers (thuộc nước Bỉ). Toà nhà của Sở giao dịch Anvers có ghi dòng chữ rất ấn tượng “Phục vụ khách hàng thuộc mọi dân tộc và tiếng nói khác nhau”. Có thể coi đó là lời tuyên ngôn đầu tiên của sự ra đời và phát triển của TTCK trên thế giới với nội dung hàm chứa như sau: mọi người đều có thể tham gia vào TTCK với những cách thức, toan tính khác nhau và thị trường này hoạt động không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà có tính chất quốc tế.
Từ thời điểm lịch sử đó, TTCK lần lượt được thiết lập ở các nước Châu Âu như: Hà Lan, Anh, Đức, Pháp và mãi đến thế kỷ 19 thị trường chứng khoán mới ra đời ở Mỹ với sự khai trương của Sở giao dịch chứng khoán NewYork (Sở giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới hiện nay với chỉ số Dow – Jone nổi tiếng). Đến nay, TTCK đã được thiết lập ở hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường và có thể nói sự phát triển của TTCK gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Không có một nước nào có nền kinh tế phát triển mà không có sự hoạt động của TTCK. Thị trường này được xem là đặc trưng cơ bản, là biểu tượng của nền kinh tế hiện đại. Người ta có thể đo lường và dự tính sự phát triển kinh tế qua diễn biến trên TTCK. Ngày nay, vai trò của thị trường này ngày càng thể hiện rõ nét trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Hiện nay tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về thị trường chứng khoán, tuy nhiên quan niệm đầy đủ và rõ ràng, phù hợp với sự phát triển chung của TTCK hiện nay, đó là:
“Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các loại chứng khoán”.
Chứng khoán được hiểu là các loại giấy tờ có giá và có khả năng chuyển nhượng hay bút toán ghi sổ, xác định số vốn đầu tư (tư bản đầu tư). Nó cho phép chủ sở hữu có quyền yêu cầu về thu nhập và tài sản của tổ chức phát hành hoặc quyền sở hữu trong một thời hạn nào đó. Các quyền yêu cầu này có sự khác nhau giữa các loại chứng khoán và tuỳ theo tính chất sở hữu của chúng. Các giao dịch mua bán, trao đổi chứng khoán có thể diễn ra ở thị trường sơ cấp (Primary Market) hay thị trường thứ cấp (Secondary Market), tại Sở giao dịch (Stock Exchange) hay thị trường chứng khoán phi tập trung (Over – The Counter Market), ở thị trường giao ngay (Spot Market) hay thị trường có kỳ hạn (Future Market). Các quan hệ mua bán trao đổi này làm thay đổi chủ sở hữu của chứng khoán, và như vậy, thực chất đây chính là quá trình vận động của tư bản, chuyển từ tư bản sở hữu sang tư bản kinh doanh.
Thị trường chứng khoán không giống với thị trường các hàng hóa thông thường khác vì hàng hoá của thị trường chứng khoán là một loại hàng hoá đặc biệt, là quyền sở hữu về tư bản. Loại hàng hoá này cũng có giá trị và giá trị sử dụng. Như vậy, có thể nói, bản chất của thị trường chứng khoán là thị trường thể hiện mối quan hệ giữa cung và cầu của vốn đầu tư mà ở đó giá cả của chứng khoán chứa đựng thông tin về chi phí vốn hay giá cả của vốn đầu tư. Thị trường chứng khoán là hình thức phát triển bậc cao của nền sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Các loại hàng hoá trên thị trường chứng khoán cũng rất đa dạng như: cổ phiếu, trái phiếu (trái phiếu công ty và trái phiếu Chính phủ), các loại chứng khoán phái sinh.
- Cổ phiếu:
Cổ phiếu là một loại chứng khoán vốn được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp đối với tài sản hoặc vốn của một công ty cổ phần. Cổ phiếu là công cụ tài chính có thời hạn thanh toán là vô hạn.
Với tư cách là người sở hữu một phần công ty, cổ đông được hưởng các quyền đối với công ty với mức độ tương ứng tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ, đồng thời khi công ty làm ăn thất bại cổ đông cũng phải gánh chịu thiệt hại với một tỷ lệ tương ứng. Cổ đông có thể tiến hành mua bán, chuyển nhượng các cổ phiếu trên thị trường thứ cấp theo quy định của pháp luật.
Cổ phiếu là loại tài sản được đầu tư phổ biến nhất cho các nhà đầu tư, tổ chức trên thế giới. Tuy nhiên do biến động cao về thu nhập và giá nên rủi ro của đầu tư cổ phiếu cũng cao.
Theo tính chất của các quyền lợi mà cổ phiếu mang lại cho cổ đông, có hai loại cổ phiếu cơ bản: cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.
+ Cổ phiếu thường (hay cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu thông thường):
Cổ phiếu thường là loại cổ phiếu có thu nhập không cố định, thu nhập do việc sở hữu cổ phiếu mang lại gọi là cổ tức (hay lợi tức cổ phần). Cổ tức biến động tuỳ theo sự biến động lợi nhuận và chính sách phân phối lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên, thị giá cổ phiếu lại rất nhạy cảm trên thị trường, không chỉ phụ thuộc vào lợi nhuận công ty mà còn rất nhiều nhân tố khác như: môi trường kinh tế, thay đổi lãi suất, hay nói cách khác tuân theo quy luật cung cầu.
Khi công ty bị phá sản hoặc giải thể phải thanh lý tài sản, cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường chỉ được nhận những gì còn lại sau khi công ty trang trải xong tất cả các nghĩa vụ như thuế, nợ và cổ phiếu ưu đãi. Tuy nhiên, cổ phiếu thường được hưởng quyền mua cổ phiếu mới và quyền bỏ phiếu.
Lợi ích của đầu tư cổ phiếu thông thường bao gồm: Thanh khoản cao, tăng trưởng dài hạn, lợi ích về thuế. Rủi ro bao gồm: biến động giá, không ổn định về thu nhập cổ tức, rủi ro phá sản và rủi ro kinh tế khác, các rủi ro ngoại hối và thanh toán khác nếu cổ phiếu là bằng ngoại tệ.
+ Cổ phiếu ưu đãi: Cổ phiếu ưu đãi được phân thành cổ phiếu ưu đãi biểu quyết và cổ phiếu ưu đãi tài chính.
Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết là các cổ phiếu dành cho các cổ đông sáng lập, tuỳ theo công ty có thể quy định 1 cổ phiếu ưu đãi biểu quyết có quyền biểu quyết bằng bao nhiêu lần một cổ phiếu thường trong Đại hội cổ đông hay quyết định những vấn đề quan trọng của công ty. Tuy nhiên cổ đông có cổ phiếu ưu đãi biểu quyết phải nắm giữ cổ phiếu này trong một thời gian nhất định, không được chuyển nhượng, trao đổi.
Cổ phiếu ưu đãi tài chính tương tự như cổ phiếu thường nhưng có một số hạn chế như cổ đông sở hữu cổ phiếu này không được tham gia bầu cử, ứng cử vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của công ty. Nhưng bù lại, họ được hưởng ưu đãi về tài chính theo một mức cổ tức riêng biệt có tính cố định hàng năm, được ưu tiên chia cổ tức và được ưu tiên phân chia tài sản còn lại của công ty sau khi thanh lý, giải thể trước cổ phiếu thường.
Thị giá của cổ phiếu ưu đãi phụ thuộc vào sự thay đổi lãi suất trái phiếu kho bạc và tình hình tài chính của công ty.
Việc đầu tư vào cổ phiếu không chỉ đơn giản là nhận được cổ tức mà quan trọng hơn chính là chênh lệch giá cổ phiếu trên thị trường (lãi vốn). Khi cổ phiếu của công ty được nhiều người mua chứng tỏ thị trường tin tưởng vào hiện tại và khả năng phát triển của công ty trong tương lai và ngược lại.
- Trái phiếu:
Trái phiếu là loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành phải trả cho người nắm giữ chứng khoán đó một khoản tiền xác định, vào những thời hạn cụ thể và theo những điều kiện nhất định. Trái phiếu là chứng khoán nợ, người mua trái phiếu là trái chủ, là chủ nợ của các tổ chức phát hành, có quyền đòi các khoản thanh toán theo cam kết về khối lượng và thời hạn, song không có quyền tham gia vào hoạt động của tổ chức phát hành. Trái phiếu có thể phát hành dưới dạng chứng chỉ vật chất hoặc bút toán ghi sổ.
Trái phiếu bao gồm trái phiếu công ty và các loại chứng khoán Chính phủ.
- Các loại chứng khoán phái sinh (derivatives):
Chứng khoán phái sinh là các công cụ tài chính có nguồn gốc từ chứng khoán và có quan hệ chặt chẽ với các chứng khoán gốc. Các chứng khoán phái sinh được hình thành do nhu cầu giao dịch của người mua và người bán. Nó phát triển phụ thuộc vào mức độ phát triển của thị trường chứng khoán. Có thể phân loại chứng khoán phái sinh thành các loại như sau: Quyền mua trước, chứng khế, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn…
Trước yêu cầu đổi mới và phát triển kinh tế, phù hợp với các điều kiện kinh tế - chính trị, xã hội trong nước và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở tham khảo có chọn lọc các kinh nghiệm và mô hình thị trường chứng khoán trên thế giới, Việt Nam đã quyết định thành lập TTCK với những đặc thù riêng biệt. Sự ra đời của TTCK Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành Trung tâm Giao dịch Chứng khoán tại thành phố Hồ Chí Minh (HoSTC) ngày 20/07/2000, và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000. Năm năm sau đó sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HaSTC) cũng đi vào hoạt động đánh dấu bước phát triển mới của TTCK Việt Nam.
1.1.2 Lý thuyết thị trường hiệu quả
Khi nói đến thị trường chứng khoán chúng ta không thế không nhắc đến Lý thuyết thị trường hiệu quả bởi đây là lý thuyết cốt lõi của thị trường này. Giả thiết giá chứng khoán phản ánh các triển vọng của công ty thì những biến động có chu kỳ của nền kinh tế sẽ có thể được thể hiện trong các biến động của giá cả chứng khoán đó. Nhận định này đã được Maurice Kendall kiểm tra trong năm 1953. Ông đã phát hiện một điều ngạc nhiên là không thể dự đoán được biến động của giá chứng khoán. Giá cả thay đổi ngẫu nhiên, giá cả có thể lên xuống bất kỳ trong bất kỳ ngày giao dịch nào. Sau nhiều tranh cãi về sự diễn giải kết quả nghiên cứu này trên thị trường chứng khoán, người ta thấy rằng sự biến động ngẫu nhiên của giá chứng khoán chính là bằng chứng của một thị trường hoạt động tốt, hiệu quả, chứ không phải là hiện tượng bất thường của chứng khoán.
Giá chứng khoán biến động dựa vào các thông tin mới (không dự đoán được) cũng biến động theo chiều hướng không dự đoán được. Đây chính là cốt lõi của lập luận rằng giá chứng khoán là một chuỗi ngẫu nhiên không thể dự đoán trước. Nếu giá chứng khoán có thể được dự đoán, đó là bằng chứng của một thị trường không hiệu quả, vì khả năng dự đoán cho thấy rằng không phải tất cả các thông tin trên thị trường đã được phản ánh trong giá chứng khoán. Trên cơ sở này, nhận định giá chứng khoán đã phản ánh toàn bộ thông tin trên thị trường gọi là Giả thuyết thị trường hiệu quả (Efficient Market Hypothesis – EMH).
Thông thường, dựa trên sự khác nhau của khái niệm “tất cả thông tin” trên thị trường được phản ánh vào giá chứng khoán, người ta phân ra ba cấp độ của EMH.
EMH cấp thấp: giả định giá cả chứng khoán đã phản ánh các thông tin có thể thu thập thông qua nghiên cứu số liệu giao dịch như biến động giá, khối lượng, lãi suất trong quá khứ. EMH cấp độ này cho thấy việc phân tích xu hướng là không có giá trị gì. Số liệu chứng khoán trong quá khứ được công bố rộng rãi và không mất tiền mua. Nếu những số liệu này có thể đưa ra các dấu hiệu tin cậy về xu thế giá chứng khoán trong tương lai thì tất cả các nhà đầu tư đã sử dụng dấu hiệu này. Cuối cùng, các dấu hiệu này sẽ mất giá trị vì chúng đã được phổ biến trên toàn thị trường.
EMH cấp trung: tất cả các thông tin công khai trên thị trường liên quan đến triển vọng của một công ty luôn được phản ánh trong giá chứng khoán. Những thông tin này bao gồm: các thông tin trong quá khứ, các số liệu cơ bản của dây chuyền sản xuất của công ty, chất lượng quản lý, cơ cấu bảng tổng kết tài sản, các bằng sở hữu sáng chế, dự đoán thu nhập và các phương thức kế toán. Nếu nhà đầu tư có thể có các thông tin này từ nguồn công cộng thì thông tin đó đã được phản ánh trong giá chứng khoán.
EMH cấp cao: Giá chứng khoán của công ty luôn phản ánh mọi thông tin liên quan đến công ty, thậm chí ngay cả các thông tin chỉ có người nội bộ công ty được biết. Cấp độ này của EMH tương đối cực đoan. Nhiều học giả cho rằng các quan chức của công ty được tiếp cận các thông tin quan trọng, có đủ thời gian để kiếm lời từ việc mua bán theo các thông tin đó. Những người nội bộ công ty, họ hàng, người thân hay bạn bè của họ nếu giao dịch dựa trên các thông tin nội bộ đều bị coi là vi phạm pháp luật.
Hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam mới đi vào hoạt động được gần 7 năm, Đảng và Chính Phủ ta đang tích cực xây dựng một thị trường chứng khoán trong sạch và lành mạnh. Tuy nhiên thị trường của chúng ta vẫn còn đang trong quá trình hoàn thiện nên hiện chỉ được đánh giá là thị trường hiệu quả cấp thấp tức là tất cả những thông tin trong quá khứ đều được phản ánh vào giá chứng khoán.
1.1.3 Động thái chỉ số giá Vn – Index
Mỗi một thị trường đều có một chỉ số chung đại diện, ở Việt Nam chỉ số đó là chỉ số thị trường Vn-Index. Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét 9 giai đoạn phát triển chính của thị trường chứng khoán Việt Nam trong gần 7 năm thông qua những biến động của chỉ số giá chứng khoán chung.
Đồ thị 1.1: Chỉ số Vn-Index gần 7 năm hoạt động
(Nguồn: TTGDCK Tp.HCM)
1.1.3.1 Giai đoạn 1: Thời kỳ từ 28/07/2000 đến 25/06/2001 (từ 100 điểm lên 571.04 điểm)
Đồ thị 1.2: Chỉ số Vn-Index giai đoạn 1
(Nguồn TTGDCK Tp.HCM)
Đây là giai đoạn đầu của quá trình phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Trong phiên giao dịch đầu tiên ngày 28/07/2000 chỉ có 2 loại cổ phiếu giao dịch là REE (công ty cổ phần cơ điện lạnh) và SAM (công ty cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thông). Đến phiên giao dịch thứ 4, có thêm 3 loại cổ phiếu mới được niêm yết là công ty cổ phần giấy Hải Phòng – HAPACO (HAP), (công ty cổ phần kho vận giao nhận ngoại thương Sài Gòn – Transimex (TMS) và công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An (LAF).
Trong giai đoạn này có một số đặc điểm chính sau:
Biên độ dao động giá được điều chỉnh: Ở phiên thứ nhất là 5%, đến phiên thứ 2 được điều chỉnh còn 2%, và đến ngày 13/06/2001 lại là 7%
Lượng hàng hoá trên thị trường Niêm yết còn quá ít.
Nhà đầu tư trên thị trường chưa có những hiểu biết đầy đủ, đúng đắn về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Thông tin của các công ty niêm yết nói riêng và của thị trường chứng khoán nói chung còn thiếu tính minh bạch, chính xác và kịp thời.
Ngày 02/04/2001 (phiên giao dịch thứ 102) giới đầu tư nước ngoài chính thức gia nhập TTCK Việt Nam.
Việc Ủy ban chứng khoán Nhà nước liên tục điều chỉnh biên độ dao động giá (2 lần trong vòng chưa đầy 1 năm) đã có những tác động rất khác nhau đến xu hướng biến động của thị trường. Lần đ