Vấn đề về rau sạch hiện nay đang là một vấn đề rất cấp thiết của xã hội. Cùng với sự tăng trưởng của xã hội, con người không chỉ thích “ăn ngon, mặc đẹp” mà còn phải đảm bảo vệ sinh, tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, trong khi mà nguồn cung thực phẩm chủ yếu là từ việc trồng trọt truyền thống và phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện thời tiết, khí hậu thì việc đáp ứng nhu cầu đang ngày càng tăng cao này dường như là một bài toán nan giải. Từ thực tế đó, nhóm xin đưa ra một giải pháp áp dụng công nghệ mới vào trồng rau: công nghệ thủy canh. Đây là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay trên thế giới và hiện được áp dụng tại nhiều nước công nghiệp phát triển. Tuy nhiên tại Việt Nam, công nghệ này vẫn chỉ bước đầu nghiên cứu và chỉ dừng lại tại các phòng nghiên cứu, trường đại học hay được xem như thú vui tiêu khiển cho sinh viên, người trồng cây cảnh và các bà nội trợ.
47 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 7484 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Áp dụng công nghệ thủy canh trong trồng rau diếp xanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vấn đề về rau sạch hiện nay đang là một vấn đề rất cấp thiết của xã hội. Cùng với sự tăng trưởng của xã hội, con người không chỉ thích “ăn ngon, mặc đẹp” mà còn phải đảm bảo vệ sinh, tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, trong khi mà nguồn cung thực phẩm chủ yếu là từ việc trồng trọt truyền thống và phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện thời tiết, khí hậu thì việc đáp ứng nhu cầu đang ngày càng tăng cao này dường như là một bài toán nan giải. Từ thực tế đó, nhóm xin đưa ra một giải pháp áp dụng công nghệ mới vào trồng rau: công nghệ thủy canh. Đây là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay trên thế giới và hiện được áp dụng tại nhiều nước công nghiệp phát triển. Tuy nhiên tại Việt Nam, công nghệ này vẫn chỉ bước đầu nghiên cứu và chỉ dừng lại tại các phòng nghiên cứu, trường đại học hay được xem như thú vui tiêu khiển cho sinh viên, người trồng cây cảnh và các bà nội trợ. Vậy liệu công nghệ có thành công trong thương mại hóa hay không? Nhóm xin bắt đầu bằng việc phân tích công nghệ thủy canh trên cây rau diếp xanh-loại rau dễ trồng và tiêu thụ tốt trên thị trường.
Mục lục
Phần 1: Sự cấp thiết của việc áp dụng công nghệ mới vào trồng rau: 3
1. Điều kiện thời tiết khí hậu: 3
2. Vấn đề về chi phí 3
4. Vấn đề về an toàn 4
5. Nhu cầu thị trường 4
Phần 2: Giới thiệu công nghệ 8
1. Mô tả công nghệ: 8
2. Điều kiện trồng 8
3. Giới thiệu về rau diếp: 9
Phần 3: Đánh giá hiện trạng công nghệ 13
1. Giới thiệu về công ty: 13
a. Sơ lược về công ty: 13
b. Hiện trạng công nghệ hiên nay: 14
2. Đánh giá năng lực công ty: 16
Phần 4: Dự báo và hoạch định công nghệ 19
1. Dự báo công nghệ 19
2. Xu hướng công nghệ chung được thương mại hoá tại Việt Nam 19
3. Các loại hình thủy canh 19
4. Dự báo công nghệ 21
5. Hoạch định công nghệ 22
Phần 5: Lựa chọn công nghệ 25
1. Khái quát các công nghệ hiện có 26
2. Lựa chọn công nghệ 27
Phần 6: Đổi mới công nghệ 29
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới công nghệ 29
2. Tác động của đổi mới công nghệ 29
3. Quá trình đổi mới công nghệ 30
4. Chiến lược đổi mới cho công nghệ thủy canh 32
Phần 7: Chuyển giao công nghệ 35
1. Hệ thống pha chế và cung cấp dung dịch tự động 35
2. Tìm kiếm công nghệ: 36
3. Chuyển giao công nghệ: 37
4. Hiệu quả kinh tế mang lại nếu áp dụng công nghệ mới: 42
Kết luận 45
Phần 1: Sự cấp thiết của việc áp dụng công nghệ mới vào trồng rau:
Điều kiện thời tiết khí hậu:
Điều kiện thời tiết khí hậu Việt Nam hiện nay đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến nông nghiệp nói chung và rau sạch nói riêng. Sự biến đổi khí hậu này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề an ninh lương thực. Một số tác động ấy có thể là:
+ Với sự nóng lên toàn cầu dẫn đến những biến đổi về khí hậu, thời tiết, làm thay đổi cấu trúc mùa như: rút ngắn hay thậm chí mất mùa lạnh, kéo dài hay rút ngắn mùa mưa làm tăng thêm tính biến động, mức độ phân hóa. Điều này có thể tác động không giống nhau đến từng đối tượng, những giai đoạn khác nhau trong nông nghiệp như: thời vụ, quy hoạch vùng, kỹ thuật tưới tiêu, sâu bệnh, năng suất, sản lượng nhưng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng, năng suất cây trồng và cả sản phẩm sau thu hoạch.
+ Biến đổi khí hậu có khả năng gây ra các thiên tai liên quan đến nhiệt độ và mưa như: thời thiết khô nóng, ngập úng hay hạn hán, sâu bệnh xuất hiện với tầng suất cao hơn.
+ Mặt khác diện tích đất trồng trọt có nguy cơ bị xâm chiếm do bị ngập nước, bồi lắng, xói mòn, xâm nhập mặn…Điều này sẽ ảnh hưởng đến mùa màng, năng suất cây trồng, nghiêm trọng hơn là không đủ đất trồng rau (Hiện nay, một phần đáng kể diện tích trồng trọt ở vùng đồng bằng duyên hải, châu thổ sông Hồng, sông Mê Kông bị ngập mặn do nước biển dâng)
Và việc áp dụng công nghệ thủy canh trong sản xuất xà lách đang trở nên cấp thiết hơn vì công nghệ này trồng được rau mà không đòi hỏi phải có đất.
Vấn đề về chi phí
Do đặc tính của phương pháp này không cần đến phân bón vì nó tạo được môi trường dinh dưỡng tốt nhất cho cây trồng, kiểm soát được chất dinh dưỡng nên tiết kiệm được một khoảng lớn chi phí về đầu tư phân bón. Chính vì thế ưu điểm của phương pháp này là chỉ tốn nhiều chi phí trong giai đoạn đầu, còn về sau ít tốn.
Tiết kiệm thời gian:
Nếu trồng ở quy mô lớn thì phương pháp thủy canh tốn ít thời gian hơn so với phương pháp địa canh trên cùng một diện tích trồng.
Tiết kiệm được nguồn lực, sử dụng nguồn lực ít hơn phương pháp địa canh do:
Phương pháp này tiết kiệm được thời gian nên có thể tiết kiệm được nguồn lực.
Không có sâu bệnh, không phải bón phân nên tiết kiệm được nhân công chăm sóc thường xuyên.
Tiết kiệm được một khoảng chi phí lắp đặt hệ thống thấp vì kỹ thuật lắp đặt đơn giản, dễ làm.
Vấn đề về an toàn
Trồng thủy canh không dùng đất nên loại bỏ được hầu hết các loài sâu bệnh có môi trường sống là đất.
Trồng rau thủy canh loại trừ được thuốc trừ sâu vì có thể kiểm soát được sâu bệnh, sức khỏe được đảm bảo tốt hơn. Điều này đồng nghĩa với việc rau sẽ “sạch” thật sự chứ không còn gây ra nhiều nghi vấn như chất lượng của một số rau gọi là “sạch” hiện nay trên thị trường.
Chính vì đặc tính của phương pháp là thủy canh nên chất lượng rau đảm bảo vệ sinh hơn phương pháp địa canh (hay phương pháp truyền thống).
Nhu cầu thị trường
Chất lượng rau hiện tại trên thị trường:
Trong những năm qua, quá trình đô thị hóa đã làm diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp với tốc độ rất nhanh. Do đó, việc sản xuất nông nghiệp của nông dân ở các vùng này ngày càng khó khăn. Đứng trước thách thức này đòi hỏi họ phải vận động để thay đổi hoạt động sản xuất như chuyển dần một phần lao động trong nông hộ sang tham gia hoạt động phi nông nghiệp, chuyên môn hóa các loại cây đặc sản (cây ăn quả, cây cảnh…) hay chuyển từ sản xuất rau truyền thống sang sản xuất rau an toàn. Đi cùng với quá trình thay đổi hình thái canh tác là sự thay đổi về tổ chức sản xuất như sự ra đời của các nhóm, hợp tác xã chuyên ngành kiểu mới, công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên sản xuất và phân phối rau an toàn… Tuy nhiên, đối với mỗi địa phương cũng có những đặc thù riêng về phát triển nghề trồng rau an toàn. Vậy thế nào là rauan toàn?
Những sản phẩm rau tươi: bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa quả có chất lượng đúng như đặt tính giống của nó, hàm lượng các hoá chất độc và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường, thì được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là "rau an toàn".
Nhu cầu về rau an toàn thì rất cao nhưng khả năng đáp ứng thì lại không như mong đợi vì:
+ Rau an toàn rất khó cạnh tranh với rau thường do việc sản xuất rau an toàn cho năng suất thấp và chi phí cao hơnrau thường và trong thực tế nhiều hộ lại phải bán như giá rau thường. Vì vậy, một bộ phận người dân đã chạy theo lợi nhuận, không tuân thủ theo quy trình sản xuất khiến người tiêu dùng nghi ngờ chất lượng rau an toàn, dẫn đến sản phẩm này bị ế, ngay cả ở trong siêu thị. Cũng chính vì rau an toàn rất khó cạnh tranh được với rau thường về giá thành nên doanh nghiệp khó có thể thu được lợi nhuận ổn định từ kinh doanh rau an toàn. Điều này làm cho người dân không dám mạnh dạn đầu tư vào sản xuất rau an toàn.
+ Bên cạnh đó có một số người dân ăn rau “thường” mà cứ tưởng là rau “ sạch”. Đôi lúc nó dẫn tới một số vấn đề như ngộ độc thực phẩm vì rau không hợp vệ sinh, hàm lượng thuốc trừ sâu quá mức cho phép, không đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm…
Qua tình hình thực tế hiện nay như trên, ta dễ dàng thấy rằng trồng rau bằng phương pháp thủy canh cho năng suất cao, giảm được chi phí, hội đủ những yếu tố mà trồng theo phương pháp địa canh không đáp ứng được. Nó vừa đáp ứng nhu cầu thị trường, yêu cầu của doanh nghiệp, nhà phân phối lại vừa thỏa mãn được mong muốn của người trồng rau. Vì thế, trồng rau theo phương pháp thủy canh đang hết sức cần thiết cho tình hình Việt Nam hiện nay.
Nhu cầu thực phẩm sạch,tốt cho sức khoẻ trên thị trường:
Cuộc sống ngày càng phát triển, kéo theo nhu cầu của con người ngày càng cao, nhất là lĩnh vực an toàn sức khỏe. Vết ố trên thị trường thực phẩm trong thời gian gần đây là quá lớn như: rau chứa thuốc trừ sâu, thịt heo dư chất tăng trưởng, thủy sản chứa dư lượng kháng sinh, tôm cá khô bị phun thuốc diệt nấm mốc, nước giải khát trái cây có DEHP… với nguy cơ gây ngộ độc, dẫn đến bệnh ung thư, dậy thì sớm, vô sinh… khiến cho người tiêu dùng hoang mang lo lắng bởi sức khỏe của mình giống như được giao cho tử thần vậy. Do đó, việc tìm kiếm thực phẩm sạch, tốt cho sức khỏe đang được người tiêu dùng rất quan tâm, chú ý.
Nắm bắt được tâm lý này, cho nên trên thị trường hiện tại xuất hiện khá nhiều thực phẩm mang mác sạch, bất chấp có được kiểm duyệt hay chưa?
Thực phẩm sạch của từng loại sản phẩm đều có tiêu chí khác nhau. Nhưng chung quy một điều là phải được chứng nhận, kiểm nghiệm đàng hoàng chứ không phải nói sạch là sạch được.
Trứng sạch là trứng được xử lý qua dây chuyền công nghệ bằng nhiều công đoạn, nhằm bảo đảm an toàn và có thể dự trữ được lâu, như qua khâu kiểm dịch, xử lý ozôn, rửa trứng bằng băng chuyền tự động, xử lý tia cực tím… Nước mắm sạch, theo giới thiệu của công ty sản xuất có tiêu chí “bốn không”: không có urê gây hại, không có vi khuẩn yếm khí gây biến đổi mùi, không có vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm, không có nấm men, nấm mốc. Thịt sạch là sản phẩm không có thuốc, kháng sinh, hormone, chất kích thích tăng trưởng. Trong quá trình nuôi, gia súc chỉ ăn cỏ rơm hay ngũ cốc có chứng nhận sinh học, không thuốc trừ sâu hay phân bón hoá học. Tương tự như vậy, mỹ phẩm sạch được nơi phân phối giải thích là dùng nguyên liệu thiên nhiên hoàn toàn, không chứa hoá chất gây hại. Còn bánh trung thu ba sạch, theo đại diện công ty sản xuất là: sạch từ khâu chọn nguyên liệu, sạch trong khâu chế biến (nhà xưởng, thiết bị, quy trình sản xuất theo ISO 9001:2000, công nhận được kiểm tra sức khoẻ định kỳ) và sạch trong khâu bảo quản.
Tiêu chuẩn đặt ra thì theo khuôn khố như thế, để đáp ứng được thì không phải công ty, doanh nghiệp nào cũng dễ dàng thực hiện được. Là một người tiêu dùng, hiểu được vấn đề đó, họ sẽ sẵn sàng bỏ tiền cao hơn một chút để đựợc sử dụng thực phẩm sạch thật sự . Thế nên, khi sử dụng công nghệ thủy canh vào sản xuất rau vừa đảm bảo được chất lượng đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm mà chi phí không cao hoặc có thể là thấp hơn chi phí trồng địa canh vừa dễ dàng nhận biết được đây là rau sạch đối với người thu mua, tránh được tình trạng mất lòng tin ở khách hàng. Đây là một lợi thế cạnh tranh đáng kể của công nghệ thủy canh trong sản xuất rau.
Phần 2: Giới thiệu công nghệ
Mô tả công nghệ:
Chuẩn bị hộp xốp: những tấm lưới sợi silicat, thảm lưới silicat được làm từ những mảnh đá nhỏ.
Khoan lỗ: Dùng ống nước bằng nhựa (có đường kính tương đương miệng rọ) đục lổ trên nắp hộ.
Pha dung dịch.
Gieo hạt: rô bốt gieo hạt chính xác, hạt nảy mầm trên đó, sau 7 đến 10 ngày phát triển thành cây con.
Trồng cây con trên giá trồng:
Cây con được ươm cấy trên khung giá
Những tấm lưới có cây giống đó được chuyển vào nhà bằng nhựa dẻo vinyn.
Những tấm lưới rau được xếp nghiêng, trụ vào nhau đồng thời cũng tiện lợi cho việc chăm sóc.
Đèn cao áp sử dụng thay cho ánh sáng mặt trời và được tắt mở theo nhu cầu phát triển của rau diếp.
Chất dung môi phun trực tiếp vào mặt sau của giá đỡ.
Rau diếp phát triển rất nhanh do rễ cây dễ hấp thụ oxi trong không khí
Thu hoạch trực tiếp từ giá đỡ
Điều kiện trồng
- Ánh sáng cho cây quang hợp ít nhất 5-6 giờ trong một ngày.
- Cần tránh nước mưa để dung dịch dinh dưỡng không bị pha loãng, có thể làm mái che bằng ni lông trắng.
- Cần phun nước 2-3 lần vào buổi trưa nắng gắt đối với rau ăn lá.
- Cần tránh cho cây khỏi bị nghẹt thở: Không bao giờ cho dung dịch ngập hoàn toàn bộ rễ, chừa phân nửa bộ rễ nằm trên mặt dung dịch.
Lợi ích từ công nghệ: Bảo vệ sức khỏe con người và môi trường vì:
Công nghệ thủy canh không sử dụng thuốc trừ sâu, trừ cỏ dại, phân bón nên sẽ không có lượng chất thải thải ra môi trường, sẽ không gây ô nhễm nguồn đất, nguồn nước…
Rau thu hoạch đồng nhất, chất lượng đảm bảo.
Đem lại thu nhập cao hơn so với người dân trồng địa canh nhờ khả năng cho năng suất cao, chi phí thấp, không có sâu bệnh.
Giảm thiểu được tình trạng khan hiếm rau, rau bị ép giá vì ta có thể trồng được nhiều vụ, trồng trái vụ với năng suất cao hơn phương pháp địa canh từ 25% đến 50%.
Không phải làm đất, không có cỏ dại.
Không tích lũy chất độc hại, không gây ô nhiễm môi trường.
Giới thiệu về rau diếp
Mô tả: Cây thảo sống 1-2 năm, có thân thẳng hình trụ. Lá mọc ngay từ gốc thân, càng lên càng nhỏ dần; lá ở gốc có cuống còn lá ở thân không cuống. Khác với các thứ xà lách là lá không cuộn bắp và lá mềm nhẵn, màu xanh thẫm. Cụm hoa gồm nhiều đầu hoa hợp lại thành chuỳ kép, mỗi đầu có 10-24 hoa dạng lưỡi nhỏ màu vàng. Quả bế hình trái xoan dẹp, màu nâu, có mào lông trắng.
Bộ phận dùng: Phần cây trên mặt đất - Herba Lactucae Longifoliae.
Nơi sống và thu hái: Rau diếp chỉ là một thứ của xà lách vốn xuất xứ từ châu Âu, được nhập vào trồng ở nước ta. Hiện ta có các chủng như diếp vàng, diếp xanh, diếp ngõ và diếp lưỡi hổ. Rau diếp chịu nóng khá hơn, có thể trồng sớm muộn được.
Thành phần hoá học: Trong rau diếp tươi có 92,3% nước, 1,7% protid, 0,5% lipid, 9% cellulose, 3,2% dẫn xuất khô protein và 1% khoáng toàn phần.
Người ta còn biết cây có nhiều Vitamin (E. G.K và cholin và các muối khoáng. Trong cây có 0,023mg% As. Cây tươi cho 0,0038% và cây khô chứa 0,071% acid oxlic. Trong cây alcaloid lactucopicrin và cũng như các thứ khác cùng loài các loài cũng chỉ Lactuca, đều chứa Lactucarinum.
Tính vị, tác dụng: Có vị đắng, tính lạnh; có tác dụng bổ gân cốt, lợi cho tạng phủ, thông kinh mạch, lợi khí làm thông miệng, sáng mắt, dễ ngủ và giải độc rượu.
Rau diếp (hay xà lách) chứa chất dinh dưỡng có một không hai có đặc tính “an thần” và “giảm đau”, nước ép của nó rất có hiệu quả trong việc điều trị giấc ngủ, lo âu và các rối loạn thần kinh.
Rau diếp (Lactuca sativa) được biết đến từ thời xa xưa vì đặc tính giải khát, tinh khiết và giúp an thần của nó. Tên của nó bắt nguồn từ loại nước trắng đục (cao su) chảy rỉ ra từ thân cây rau sau khi được cắt.
Ngày nay, rau diếp là một trong những loại thực vật lá phổ biến nhất và là một thành phần cơ bản của nhiều loại salad. Nó có lá to, mềm, và thường có màu xanh nhạt, nhưng đôi khi có màu đỏ hoặc màu tía tùy theo chủng loại. Cả lá và thân đều có thể ăn được, có thể luộc sơ hoặc thường được ăn sống hơn. Do hàm lượng nước cao, rau diếp là một trong những thành phần yêu thích nhất của tôi để xay nước ép ngon ngọt, tinh khiết và tốt cho sức khỏe.
NHỮNG LỢI ÍCH DINH DƯỠNG
Cũng như hầu hết các loại rau quả, lá càng có màu sẫm màu hơn, thì càng chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn và là một nguồn chứa nhiều chất diệp lục.
Rau diếp có chứa ít cali và được cấu tạo chủ yếu là nước, khoảng 90-95%. Nó cũng chứa chất xơ, khoáng chất ¾ kali, canxi, photpho, sắt và magie, chất chống lão hóa như là beta-carotene và Vitamin A, C và E, Vitamin K, axit folic, cũng như nhiều loại vitamin loại B complex.
Nhựa mủ màu trắng đục được tìm thấy chủ yếu trong thân cây và các mắt lá của rau diếp, nó chứa một hỗn hợp các gốc hoạt tính được sử dụng trong nhiều thế kỷ qua bởi các công dụng chữa bệnh của nó. Rau diếp có đặc tính “an thần” và “giảm đau” đặc biệt, tương tự như thuốc phiện.
CÁC LỢI ÍCH SỨC KHỎE
Mặc dù nhựa mủ trắng chủ yếu được tìm thấy chủ yếu ở các loại rau diếp dại, nhưng rau diếp thương mại cũng chứa loại nhựa mủ này. Tuy nhiên, các tính chất có lợi cho sức khỏe của rau diếp thật bao la, do nó có chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất chống lão hóa được tìm thấy trong lá.
Chống thiếu máu: Rau diếp có chứa một hàm lượng lớn chất diệp lục và sắt, đó rất cần thiết cho sự tổng hợp hemoglobin trong các tế bào máu đỏ.
Chống lão hóa: Rau diếp giàu chất chống lão hóa, đặc biệt là beta-carotene, Vitamin C và Vitamin E. Những chất này giúp làm sạch các chất độc ra khỏi cơ thể, ngăn ngừa tổn thương do các gốc điện tử tự do gây ra, ngăn ngừa sự lão hóa sớm và giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh và ung thư mãn tính.
Xương khỏe mạnh: Có bằng chứng cho thấy rằng rau diếp có tác dụng bảo vệ xương khỏe mạnh, do chứa đựng hàm lượng Vitamin K cao rất cần thiết cho sự tổng hợp osteocalcin (là một protein không thuộc dạng colagen tìm thấy ở xương và ngà rang), là một chất protein ở xương giúp tăng cường mô xương. Tác dụng bảo vệ xương này đặc biệt hiệu quả trong việc ngăn ngừa sự gãy xương liên quan đến loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh và người cao tuổi. Rau diếp cũng là một nguồn chứa nhiều can xi và phốt pho, các chất này đóng vai trò quan trọng trong việc cấu tạo xương và giúp xương khỏe mạnh.
Táo bón: Nhờ chứa đựng hàm lượng chất xơ cao, rau diếp và nước ép của nó có thể giúp kích thích các chức năng và hoạt động của đường ruột, làm giảm táo bón và làm sạch ruột già.
Ho: Nước rau diếp có chứa chất chống ho, giúp giảm chứng ho cảm ứng, cũng như các triệu chứng của bệnh hen suyễn và viêm phế quản.
Cung cấp nước cho các tế bào: Nước ép rau diếp là một nguồn cung cấp nước tuyệt vời ở cấp độ tế bào. Chúng giúp giải khát, làm giảm sự khát nước và giúp tái cung cấp nước cho các tế bào của chúng ta và giải thoát các chất độc và các chất béo có hại từ các tế bào bị tắc nghẽn của chúng ta.
Sự lọc sạch: Tác dụng thanh lọc của rau diếp là kết quả của sự kết hợp những hoạt tính của các chất chống lão hóa (giúp trung hòa các chất có hại tích tụ trong cơ thể), kali (làm gia tăng lợi tiểu, qua đó giúp loại các chất độc ra khỏi cơ thể) và chất xơ (giúp làm sạch ruột già).
Làm giảm đau: Nhựa rau diếp được dùng trong nhiều thế kỷ qua bởi các bác sĩ như là một chất thay thế cho thuốc phiện, do đặc tính an thần và làm giảm đau tự nhiên của nó. Ngày nay, tác dụng trị bệnh của nó chỉ hạn chế trong việc điều trị các rối loạn về giấc ngủ, kích động thần kinh, lo lắng, bồn chồn, đặc biệt là ở trẻ em và người cao tuổi. Uống 1 ly nước rau diếp và cần tây một giờ trước khi đi ngủ để có giấc ngủ ngon. Nó cũng rất hữu ích trong những lúc bạn thấy lo âu hay hồi hộp, nó giúp giữ bình tình và thư giãn.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Rau diếp thường dùng làm rau ăn sống, trộn đều giấm hoặc làm cuốn diếp. Cũng được làm thuốc thông sữa, thông tiểu, sát trùng.
Ở Ấn Ðộ, người ta dùng rau diếp như xà lách làm thuốc gây buồn ngủ trong bệnh viêm khí quản, hen suyễn, còn dùng ngoài trị bỏng và loét nhức nhối.
Phần 3: Đánh giá hiện trạng công nghệ
Việt Nam là nước có tỷ trọng nông nghiệp khá lớn (ước tính trên 70%), có các vùng đất nông nghiệp trù phú như đồng bằng sông Hồng rộng gần 800 ngàn ha, đồng bằng sông Cửu Long khoảng 2,5 triệu ha, với nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới, giá trị xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản đạt 10 tỉ USD, góp phần đáng kể cho tốc độ phát triển KT - XH của cả nước. Song trình độ phát triển nông nghiệp đô thị còn lạc hậu, manh mún, chủ yếu canh tác theo tập quán.
Hơn nữa, quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đang diễn ra rất nhanh, nông nghiệp đô thị đang bị thu hẹp dần nhưng nhu cầu cung cấp lương thực, thực phẩm ngày càng tăng với số lượng lớn, vành đai xanh sản xuất nông nghiệp phải được thiết lập để phục vụ đô thị. Điển hình tại một thành phố lớn như TP.HCM có 116.000 ha đất nông nghiệp, nhưng trong đó đất sản xuất còn khoảng gần 78.000 ha và riêng đất trồng lúa chỉ còn gần 42.000 ha, tập trung ở Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ. Chính vì tốc độ đô thị hóa tác động mạnh khiến diện tích đất nông nghiệp ở các quận huyện ngoại thành này đang bị giảm rất nhanh, bình quân khoảng 1.400 ha/năm.
Đứng trước tình hình đó, Việt Nam đã nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ trong nông nghiệp. Từ hình thức canh tác truyền thống trồng cây ở ngoài trời dễ mắc sâu bệnh, sử dụng nhiều phân hóa học, các phân bón hóa học, gây nguy hiểm cho người tiêu dùng, làm mất lòng tin của người tiêu dùng trong nước, gây ô nhiễm. Việt Nam đã phát triển trồng cây an toàn trong nhà kính, nhà lưới song lại gây tốn nhiề