Lý do chọn đềtài:
Cũng như các nước đang phát triển khác, đầu tư công không những tạo động lực quan
trọng cho phát triển kinh tếViệt Nam mà còn tạora nền tảng kết cấu hạtầng kinh tếcơ bản
để tạo điều kiện cho đầu tư tư nhân phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, trong giai đo ạn đầu của
quá trình phát triển, chính phủlẫn chính quy ền địa phương luôn đối mặt giữa nhu cầu đầu
tư và nguồn vốn ngân sách dành cho đầu tư. Mặt khác, Việt Nam đang đối mặt với tình
trạng thâm hụt triền miên và nguồn vốn ODA không còn lãi suất ưu đãi như trước. Vì thế,
hình thức hợp tác nhà nước tư nhân trong đầu tư công được hình thành nhằm giải quy ết
vấn đềthiếu hụt này đang trởnên cần thiết và phù hợp với bối cảnh Việt Nam nói chung
và thành phốHồChí Minh nói riêng. Vì vậy, xuất phát từthực tiễn, em đã chọn đềtài:
“Áp dụng hình thức hợp tác Nhà nước -Tư nhân trong xây dựng cơ sởhạtầng tại
Thành phốHồChí Minh -Thực trạng và Kiến nghị”
Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích thực trạng hình thức PPP trong đầu tư cơ sởhạtầng tại TP.HCM nh ằm đềra
giải pháp góp ph ần thúc đẩy áp dụng hình thức PPP trong đầu tư công.
Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên nền tảng lý luận vềPPP đã hình thành trên thếgiới đểđối chiếu, ứng dụng
vào Việt Nam
Đềtài sửdụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh, phân tích, tổng hợp
Sửdụng minh họa, sựkiện trong thực tiễn đểminh chứng vấn đềcần nghiên cứu.
Nội dung nghiên cứu
Kết cấu của đềtài gồm 3 chương:
Chương 1:Tổng quan vềđầu tư công và hình thức hợp tác nhà nước -tư nhân
Chương 2:Thực trạng áp dụng hình thức hợp tác nhà nước tư nhântrong đầu tư cơ sởhạ
tầng tại TP.HCM
Chương 3:Những kiến nghịgóp phần áp dụng thành công hình thức hợp tác nhànước tư
nhântrong đầu tư cơ sởhạtầng tại TP.HCM
Đóng góp của đềtài
Hình thức hợp tác nhà nước tư nhântrong đầu tư công tuy là mô hình được áp dụng nhiều
ởcác nước trên thếgiới nhưng là mô hình mới đối với Việt Nam nhất là vềcơ chếtài
chính, kỹ thuật, cơ chếchia sẻrủi ro, phí sửdụng . Đềtài góp phần bổsung những vấn
đềmang tính lý luận vềmối quan hệ hợp tác nhà nước tư nhân trong đầu tư công. Từđó,
tác giảxem xét và đưa ra các đánh giá vềlý luận lẫn thực tiễn khi áp dụng hình thức hợp
tác nhà nước tư nhân trên địa bàn TP.HCM. Trên cơ sởđó, tác giảđưa ra những kiến nghị
góp phần áp dụng thành công hình thức này trong đầu tư cơ sởhạtầng.
Hướng phát triển của đềtài
Phân tích các tác động kinh tế-xã hội cũng như tài chính của một sốdựán PPP cụthể ở
những lĩnh vực giao thông đô thị, nước sạch, xửlý rác thải đ ểcó cách nhìn toàn diện về
những mặt được và chưa được khi áp dụng mô hình này. Từđó, bài học kinh nghiệm ở
TP.HCM khi áp dụng PPP được chia sẻđểhỗtrợcho các dựán PPP saunày được xúc
tiến và thực hiện tốt hơn trên các địa phương khác ởViệt Nam.
50 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2386 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Áp dụng hình thức hợp tác Nhà nước - Tư nhân trong xây dựng cơ sở hạ tầng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và kiến nghị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB Ngân hàng phát triển Châu Á
AFD Cơ quan phát triển Pháp
BOO Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh
BOT Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao
CBO Tổ chức cộng đồng
CSHT Cơ sở hạ tầng
DBFO Thiết kế - Xây dựng - Cấp vốn - Kinh doanh
GTVT Giao thông vận tải
NGO Tổ chức phi Chính Phủ
HIFU Quỹ đầu tư phát triển đô thị Thành phố Hồ Chí Minh
OBA Hỗ trợ dựa vào kết quả hoạt động
OCR Nguồn vốn thông thường
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
PIU Đơn vị thực hiện dự án
PPIAF Quỹ tư vấn Cơ sở hạ tầng Nhà nước - Tư nhân
PPP Mối quan hệ đối tác Nhà nước - Tư nhân
PSP Sự tham gia của khu vực tư
TCTXDCTGT Tổng công ty xây dựng công trình giao thông
TPGT Thu phí giao thông
WB Ngân hàng thế giới
MPI Trung tâm hỗ trợ đấu thầu
2
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Các phương án cơ bản được thực hiện trong BOT ................................. 16
Bảng 2. Đầu tư vào các dự án CSHT có sự tham gia của khu vực tư tại các NICs theo lĩnh
vực và theo khu vực từ năm 1995 - 2004 ............................................................ 23
Bảng 3. Dự báo vốn đầu tư trên địa bàn thành phố năm 2006 - 2010 .................. 25
Bảng 4. Dự báo cơ cấu vốn đầu tư trên địa bàn TP năm 2006 - 2010.................. 26
Bảng 5. Các dự án PPP đã thực hiện trên địa bàn thành phố ............................... 28
Bảng 6. Các dự án có nhu cầu đầu tư trong thời gian tới..................................... 31
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1. Cấu trúc hợp đồng quản lý..................................................................... 12
Hình 2. Cấu trúc hợp đồng cho thuê................................................................... 13
Hình 3. Cấu trúc hợp đồng nhượng quyền ......................................................... 14
Hình 4. Cấu trúc hợp đồng BOT ....................................................................... 15
Hình 5. Cấu trúc hợp đồng liên doanh................................................................ 17
Hình 6. Cầu Phú Mỹ .......................................................................................... 33
Hình 7. Nhà máy nước Thủ Đức ........................................................................ 33
Đồ thị 1. Các cam kết đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng có sự tham gia của khu vực tư
nhân ở các nước đang phát triển theo lĩnh vực, 1990-2005 ................................. 22
3
LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Cũng như các nước đang phát triển khác, đầu tư công không những tạo động lực quan
trọng cho phát triển kinh tế Việt Nam mà còn tạo ra nền tảng kết cấu hạ tầng kinh tế cơ bản
để tạo điều kiện cho đầu tư tư nhân phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của
quá trình phát triển, chính phủ lẫn chính quyền địa phương luôn đối mặt giữa nhu cầu đầu
tư và nguồn vốn ngân sách dành cho đầu tư. Mặt khác, Việt Nam đang đối mặt với tình
trạng thâm hụt triền miên và nguồn vốn ODA không còn lãi suất ưu đãi như trước. Vì thế,
hình thức hợp tác nhà nước tư nhân trong đầu tư công được hình thành nhằm giải quyết
vấn đề thiếu hụt này đang trở nên cần thiết và phù hợp với bối cảnh Việt Nam nói chung
và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Vì vậy, xuất phát từ thực tiễn, em đã chọn đề tài:
“Áp dụng hình thức hợp tác Nhà nước - Tư nhân trong xây dựng cơ sở hạ tầng tại
Thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và Kiến nghị”
Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích thực trạng hình thức PPP trong đầu tư cơ sở hạ tầng tại TP.HCM nhằm đề ra
giải pháp góp phần thúc đẩy áp dụng hình thức PPP trong đầu tư công.
Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên nền tảng lý luận về PPP đã hình thành trên thế giới để đối chiếu, ứng dụng
vào Việt Nam
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh, phân tích, tổng hợp
Sử dụng minh họa, sự kiện trong thực tiễn để minh chứng vấn đề cần nghiên cứu.
Nội dung nghiên cứu
Kết cấu của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về đầu tư công và hình thức hợp tác nhà nước - tư nhân
Chương 2: Thực trạng áp dụng hình thức hợp tác nhà nước tư nhân trong đầu tư cơ sở hạ
tầng tại TP.HCM
4
Chương 3: Những kiến nghị góp phần áp dụng thành công hình thức hợp tác nhà nước tư
nhân trong đầu tư cơ sở hạ tầng tại TP.HCM
Đóng góp của đề tài
Hình thức hợp tác nhà nước tư nhân trong đầu tư công tuy là mô hình được áp dụng nhiều
ở các nước trên thế giới nhưng là mô hình mới đối với Việt Nam nhất là về cơ chế tài
chính, kỹ thuật, cơ chế chia sẻ rủi ro, phí sử dụng…. Đề tài góp phần bổ sung những vấn
đề mang tính lý luận về mối quan hệ hợp tác nhà nước tư nhân trong đầu tư công. Từ đó,
tác giả xem xét và đưa ra các đánh giá về lý luận lẫn thực tiễn khi áp dụng hình thức hợp
tác nhà nước tư nhân trên địa bàn TP.HCM. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những kiến nghị
góp phần áp dụng thành công hình thức này trong đầu tư cơ sở hạ tầng.
Hướng phát triển của đề tài
Phân tích các tác động kinh tế- xã hội cũng như tài chính của một số dự án PPP cụ thể ở
những lĩnh vực giao thông đô thị, nước sạch, xử lý rác thải…để có cách nhìn toàn diện về
những mặt được và chưa được khi áp dụng mô hình này. Từ đó, bài học kinh nghiệm ở
TP.HCM khi áp dụng PPP được chia sẻ để hỗ trợ cho các dự án PPP sau này được xúc
tiến và thực hiện tốt hơn trên các địa phương khác ở Việt Nam.
5
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ CÔNG VÀ HÌNH THỨC HỢP TÁC
NHÀ NƯỚC – TƯ NHÂN
1.1. Khái niệm và đặc điểm đầu tư công
1.1.1. Khái niệm đầu tư công
Trước tiên ta tìm hiểu khái niệm đầu tư nói chung là phần sản lượng được tích lũy nhằm
để gia tăng năng lực sản xuất tương lai của nền kinh tế (Sachs - Larrain 1993).
Từ khái niệm đầu tư nói chung, ta hiểu đầu tư công hay là chi đầu tư phát triển của Nhà
nước cụ thể như sau: Đầu tư công là hình thức đầu tư vốn Nhà nước vào các chương
trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, không nhằm mục đích kinh doanh. Đây là hoạt
động đầu tư của Chính phủ và khu vực công, phản ánh sự phân phối và sử dụng nguồn lực
tài chính của Nhà nước trong quá trình cung cấp hàng hóa công.
Thời cơ chế bao cấp, hầu hết các công trình phục vụ công cộng đều là đối tượng do Nhà
nước đầu tư, nguồn vốn đầu tư này Nhà nước trích từ nguồn thu nhập quốc dân hằng năm
dành cho quỹ tiêu dùng của xã hội. Hiện nay chuyển sang cơ chế thị trường các đối tượng
đầu tư cơ sở hạ tầng nếu chỉ trông chờ vào nguồn ngân sách của Nhà nước thì tốc độ phát
triển cơ sở vật chất hạ tầng rất chậm. Vì vậy, việc thúc đẩy nhanh tốc độ đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng kết hợp giữa nguồn lực Nhà nước và nguồn lực nhàn rỗi từ nhân dân bằng
chủ trương xã hội hóa đầu tư vào các công trình phục vụ công cộng là cần thiết, đồng thời
khuyến khích sự tham gia của khu vực tư vào đầu tư xây dựng nhằm mục đích nâng cao
chất lượng, hiệu quả của công trình.
Nguồn hình thành vốn đầu tư công được lấy từ ngân sách, thu ngân sách bao gồm các
khoản sau:
Thu nội địa: thu từ các khu vực kinh tế (thuế đánh lên các doanh nghiệp), thu từ
các khu vực khác (thuế nhà đất, thuế nông nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thu xổ số
kiến thiết, thu phí xăng dầu, thu phí, lệ phí…).
Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu: thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng hàng
nhập khẩu, thu chênh lệch giá hàng nhập khẩu.
Thu viện trợ không hoàn lại.
6
Đầu tư công vào cơ sở hạ tầng bao gồm đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật, và cơ sở hạ
tầng xã hội. Đối với những quốc gia đang phát triển, nguồn ngân sách có hạn, đầu tư công
ưu tiên vào đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật hơn là hạ tầng xã hội.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm:
Hệ thống đường giao thông đô thị đối nội và đối ngoại.
Các phương tiện giao thông vận tải hàng hoá và hành khách.
Hệ thống các công trình cấp nước đô thị.
Hệ thống thoát nước thải.
Hệ thống các công trình bưu chính, viễn thông.
Hệ thống các công trình kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Hệ thống kho tàng, bến cảng, sân bay.
Các cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác.
Phần lớn các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật khi được đầu tư xây dựng đều nhằm mục
đích tạo động lực và nền tảng để phát triển các ngành trong nền kinh tế như đường xá, cầu
đường… và nâng cao đời sống sinh hoạt cho cộng đồng như hệ thống cấp, thoát nước…
Cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm:
Các khu nhà ở.
Trụ sở các cơ quan hành chính sự nghiệp.
Các cơ sở giáo dục đào tạo.
Các công trình phục vụ hoạt động văn hoá, nghệ thuật, bảo tàng.
Các cơ sở y tế và vệ sinh môi trường.
Các khu công viên, vui chơi giải trí.
Cơ sở nghỉ ngơi, an dưỡng.
Các công trình thể dục thể thao.
Các công trình cơ sở hạ tầng xã hội khác.
7
Các cơ sở hạ tầng xã hội ở nước ta thường do Nhà nước đầu tư là chủ yếu. Đây là những
công trình phục vụ nhu cầu đời sống vật chất và văn hoá tinh thần của nhân dân nên mục
đích đầu tư trước tiên phải đạt được là nâng cao phúc lợi xã hội, hay mang lại lợi ích xã
hội nhất định.
1.1.2. Đặc điểm đầu tư công
Nguồn vốn chủ yếu từ Ngân sách Nhà nước như khoản chi đầu tư phát triển; khoản
vay của Chính phủ như phát hành trái phiếu đô thị, nguồn vốn vay ODA…Bên cạnh
đó, còn có sự tham gia của khu vực tư nhưng với một tỷ trọng thấp.
Đối với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng như trụ sở làm việc của khu vực công thì
không thu hồi vốn, hoặc có thu hồi vốn một phần hoặc toàn bộ.
Thời gian thu hồi vốn thường rất dài, thông thường trên 20 năm. Thời kỳ đầu tư được
tính từ khi khởi công thực hiện dự án cho đến khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt
động.
Đầu tư đuợc thực hiện khi có phân tích lợi ích kinh tế đạt được mục tiêu kinh tế - xã
hội, chú trọng đến phúc lợi xã hội hơn là lợi ích tài chính của dự án.
1.2. Vai trò của đầu tư công trong phát triển kinh tế xã hội
Tăng trưởng kinh tế
Đầu tư có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng trưởng và phát triển kinh tế. Lý luận
và thực tiễn đều chỉ cho chúng ta thấy rõ điều này. Cho đến những năm của thế kỷ XX,
nhà kinh tế học Haros Domar của trường phái Keynes đã chỉ ra mối quan hệ giữa đầu tư
và tăng trưởng thông qua hệ số ICOR (hiệu quả sử dụng vốn đầu tư).
Trong đó:
G : Tốc độ tăng trưởng
I : Vốn đầu tư
Y : Thu nhập quốc dân
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chúng ta có thể nhận rõ vai trò của đầu tư công đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông
qua chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia và các chính sách đầu tư vào ngành mũi
8
nhọn được ưu tiên. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới có thể thấy con đường tất yếu
dẫn đến tăng trưởng nhanh với tốc độ mong muốn là tăng cường đầu tư phát triển ưu tiên
vào cơ sở hạ tầng nhằm tạo ra sự phát triển về sau ở khu vực công nghiệp và dịch vụ.
Công bằng xã hội
Hoạt động đầu tư của khu vực Nhà nước tác động trực tiếp đến công bằng xã hội. Đó là
đầu tư xóa đói giảm nghèo, nâng cao hệ thống phúc lợi xã hội… Làm cho người nghèo
hưởng những lợi ích tốt nhất có thể, nâng cao mặt bằng chung xã hội, đẩy mạnh tiến bộ xã
hội thông qua các chương trình hành động quốc gia.
Tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật
Để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật là
yếu tố quan trọng đặc biệt là những quốc gia đang phát triển. Đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ của đất
nước.
1.3. Nguồn huy động vốn cho đầu tư công ở những quốc gia đang phát triển
Để nhanh chóng hình thành cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, Chính phủ các nước đang
phát triển huy động tổng hợp các nguồn vốn của mọi thành phần kinh tế trong và ngoài
nước bao gồm:
Nguồn vốn ngân sách do Nhà nước đầu tư kể cả vốn của Trung ương và địa phương
cấp cho các công trình phúc lợi, văn hóa, giáo dục, y tế, và hạ tầng cơ sở khác (đã đề
cập ở mục 1.1.1). Nguồn vốn này trích ở thu nhập quốc dân hằng năm. Đối với nước
ta, nguồn vốn này còn rất hạn chế do tích lũy thấp.
Nguồn tài trợ của các nước và các tổ chức phi Chính phủ không hoàn lại như các công
trình cung cấp nước sạch, cơ sở y tế, trường học, công trình bảo vệ môi trường sinh
thái. Nguồn vốn này yêu cầu phải sử dụng đúng mục đích.
Nguồn vốn vay ưu đãi với lãi suất thấp của các tổ chức viện trợ phát triển chính thức
(ODA) để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
Nguồn vốn huy động đóng góp của nhân dân để xây dựng công trình phúc lợi công
cộng như lao động công ích…
Nguồn vốn của nhân dân kết hợp với Nhà nước cùng làm để xây dựng nhà ở, công
trình công cộng…
9
Các Chính phủ thường đối mặt với những nhu cầu ngày càng tăng trong việc tìm đủ
nguồn tài chính để phát triển và duy trì cơ sở hạ tầng theo sự gia tăng của dân số. Các
Chính phủ gặp khó khăn bởi nhu cầu đô thị hóa ngày càng tăng nhu cầu tu bổ những cơ sở
hạ tầng đã được xây dựng lâu năm, nhu cầu mở rộng mạng lưới dịch vụ cho dân số mới
tăng lên và nhu cầu đem lại dịch vụ cho những khu vực trước đây chưa được cung cấp
hoặc được cung cấp chưa đầy đủ. Hơn nữa, các dịch vụ cơ sở hạ tầng thường có doanh
thu thấp hơn chi phí, vì vậy phải bù đắp thông qua trợ cấp và do đó làm cho nguồn lực
nhà nước bị hao mòn thêm.
1.4. Hình thức hợp tác Nhà nước - Tư nhân trong đầu tư công
1.4.1. Định nghĩa về hình thức hợp tác Nhà nước - Tư nhân
Thuật ngữ “Mối Quan Hệ Đối Tác Nhà Nước - Tư Nhân” miêu tả một loạt các mối
quan hệ có thể có của tổ chức Nhà nước và tổ chức Tư nhân liên quan đến lĩnh vực cơ sở
hạ tầng, và các lĩnh vực dịch vụ khác. Một số thuật ngữ được sử dụng để miêu tả dạng
hoạt động này là sự tham gia của khu vực Tư nhân (PSP) và Tư nhân hóa. Mặc dù ba
thuật ngữ này thường được sử dụng thay thế cho nhau, giữa chúng vẫn có một số khác
biệt:
1.4.1.1. Mối quan hệ đối tác Nhà nước - Tư nhân (PPP) thể hiện khuôn khổ có sự tham
gia của khu vực tư nhân nhưng vẫn ghi nhận và thiết lập vai trò của Chính phủ đảm bảo
đáp ứng các nghĩa vụ xã hội và đạt được thành công trong cải cách của khu vực Nhà nước
và đầu tư công.
Một số mối quan hệ đối tác Nhà nước - Tư nhân chặt chẽ phân định một cách hợp lý các
nhiệm vụ, nghĩa vụ và rủi ro mà mỗi đối tác nhà nước và đối tác tư nhân phải gánh vác.
Đối tác Nhà nước trong mối quan hệ đối tác Nhà nước - Tư nhân là các tổ chức Chính
phủ, bao gồm các bộ ngành, các chính quyền địa phương hoặc các doanh nghiệp Nhà
nước. Đối tác tư nhân có thể là đối tác trong nước hoặc đối tác nước ngoài, và có thể là
các doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư có chuyên môn về tài chính hoặc kỹ thuật liên quan
đến dự án. Mối quan hệ đối tác Nhà nước - Tư nhân cũng có thể bao gồm các tổ chức phi
Chính phủ (NGO) và/hoặc các tổ chức cộng đồng (CBO) đại diện cho những tổ chức và
cá nhân mà dự án có tác động trực tiếp.
10
Mối quan hệ đối tác Nhà nước - Tư nhân hiệu quả ghi nhận rằng khu vực Nhà nước và
khu vực tư nhân có những lợi thế tương đối nhất định so với khu vực còn lại khi thực hiện
những nhiệm vụ cụ thể. Đóng góp của Chính phủ cho mối quan hệ đối tác Nhà nước - Tư
nhân có thể dưới dạng vốn đầu tư, chuyển giao tài sản, hoặc các đóng góp hiện vật khác
hỗ trợ cho môi quan hệ đối tác này. Chính phủ cũng góp phần trong các yếu tố về trách
nhiệm xã hội, ý thức môi trường, kiến thức bản địa và khả năng huy động sự ủng hộ chính
trị. Vai trò của khu vực tư nhân trong mối quan hệ đối tác là sự sử dụng chuyên môn về
thương mại, quản lý, điều hành và sáng tạo của mình để vận hành hoạt động kinh doanh
một cách có hiệu quả. Tùy theo hình thức của hợp đồng, đối tác tư nhân cũng có thể góp
vốn đầu tư.
1.4.1.2. Khái niệm Sự tham gia của khu vực tư nhân (PSP) là một thuật ngữ thường
được sử dụng hoán đổi với thuật ngữ mối quan hệ đối tác Nhà nước - Tư nhân. Tuy nhiên,
các hợp đồng PSP hướng đến việc chuyển các nghĩa vụ sang cho các khu vực tư nhân hơn
là nhấn mạnh đến cơ hội thiết lập một mối quan hệ đối tác. Các kinh nghiệm về sự tham
gia của khu vực tư nhân đã được phân tích kỹ lưỡng và dẫn đến việc thiết lập nên một
hình thức giao dịch mới giữa khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân mà ngày nay nhiều
người biết đến dưới tên gọi mối quan hệ đối tác Nhà nước - Tư nhân (PPP).
1.4.1.3. Tư nhân hóa (Privatization) liên quan đến việc bán cổ phần hoặc quyền sở hữu
trong một công ty hoặc dịch vụ của doanh nghiệp do khu vực nhà nước sở hữu. Tư nhân
hóa là hoạt động phổ biến nhất và được chấp nhận rộng rãi trong các lĩnh vực theo truyền
thống không được coi là các dịch vụ công, chẳng hạn như lĩnh vực chế tạo và xây dựng.
Khi tư nhân hóa diễn ra trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng hoặc dịch vụ công ích, hoạt động
tư nhân hóa thường đi cùng với những thỏa thuận về quy chế cụ thể trong lĩnh vực đó,
trong đó có xem xét các vấn đề chính sách và xã hội liên quan đến việc bán và tiếp tục
vận hành các tài sản được sử dụng cho các dịch vụ công.
Các lĩnh vực trong đó mối quan hệ đối tác Nhà nước - Tư nhân đã thực hiện trên
toàn thế giới bao gồm:
Sản xuất và phân phối điện,
Nước và vệ sinh,
Xử lý phế thải,
11
Đường ống,
Bệnh viện,
Xây dựng trường học và cơ sở vật chất giảng dạy,
Sân vận động,
Kiểm soát không lưu,
Nhà tù,
Đường sắt,
Đường bộ,
Hệ thống tính phí dịch vụ và các hệ thống công nghệ thông tin khác,
Nhà ở.
1.4.2. Các hình thức hợp tác Nhà nước - Tư nhân
1.4.2.1. Hợp đồng dịch vụ
Trong một hợp đồng dịch vụ, Chính phủ (cơ quan Nhà nước có thẩm quyền) thuê một
công ty tư nhân tiến hành một hoặc nhiều công việc hoặc dịch vụ cụ thể trong một khoảng
thời gian, thường là từ 1 đến 3 năm. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền vẫn là người cung
cấp chính dịch vụ cơ sở hạ tầng và chỉ thuê đối tác tư nhân điều hành một phần hoạt động.
Đối tác tư nhân phải thực hiện dịch vụ với một mức chi phí được thỏa thuận và thường
phải đáp ứng những tiêu chuẩn hoạt động do cơ quan Nhà nước đặt ra. Các Chính phủ
thường sử dụng các thủ tục đấu thầu cạnh tranh để quyết định việc trao đổi hợp đồng dịch
vụ. Trong một hợp đồng dịch vụ, Chính phủ trả đối tác tư nhân một khoản chi phí định
trước cho dịch vụ, có thể dựa trên cơ sở phí một lần, trên cơ sở phí đơn vị dịch vụ hoặc
dựa trên cơ sở khác. Vì thế, lợi nhuận của nhà thầu sẽ tăng lên nếu nhà thầu có thể giảm
được chi phí điều hành mà vẫn đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn dịch vụ.
1.4.2.2. Hợp đồng quản lý
Một hợp đồng quản lý mở rộng phạm vi ký kết bao gồm một phần hoặc toàn bộ hoạt động
quản lý và điều hành của một dịch vụ công (dịch vụ công ích, bệnh viện, quản lý cảng…).
Mặc dù nghĩa vụ cung cấp dịch vụ vẫn thuộc trách nhiệm của khu vực Nhà nước, hoạt
động quản lý kiểm soát và thẩm quyền xử lý hằng ngày được giao cho đối tác tư nhân
12
hoặc nhà thầu. Đối với hầu hết các trường hợp, đối tác tư nhân cung cấp vốn cho hoạt
động quản lý điều hành nhưng không cung cấp vốn đầu tư.
Nhà thầu tư nhân được trả một tỷ lệ được thỏa thuận trước cho chi phí lao động và các chi
phí điều hành khác. Để cung cấp động lực cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động, nhà thầu
được trả thêm một khoản cho việc đạt được những mục tiêu đã được thỏa thuận và quy
định cụ thể từ trước. Một cách khác, nhà thầu quản lý có thể được nhận một phần lợi
nhuận. Khu vực Nhà nước vẫn giữ nghĩa vụ cung cấp các khoản đầu tư chủ yếu, đặc biệt
những khoản đầu tư liên quan đến việc mở rộng và cải thiện hệ thống một cách bền vững.
Hợp đồng có thể quy định cụ thể các hoạt động riêng biệt mà khu vực tư nhân sẽ chị trách
nhiệm góp vốn thực hiện các hoạt động đó. Đối tác tư nhân sẽ liên hệ với các khách hàng
và Khu vực Nhà nước chịu trách nhiệm quy định biểu phí dịch vụ.
Hình 1: Cấu trúc hợp đồng quản lý
1.4.2.3. Hợp đồng giao thầu hoặc cho thuê
Theo một hợp đồng cho thuê, đối tác tư nhân chịu trách nhiệm về toàn bộ dịch vụ và thực
hiện các nghĩa vụ liên quan đến chất lượng và tiêu chuẩn của dịch vụ. Ngoại trừ các
khoản đầu tư mới và đầu tư thay thế thuộc trách nhiệm của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền, nhà điều hành có trách nhiệm cung cấp dịch vụ với chi phí và rủi ro do mình gánh
chịu.