Đề tài Bài cảm nhận sau chuyến thăm quan bảo tàng chứng tích chiến tranh

Bảo tàng ra đời năm 1975 để lưu giữ những vật chứng của chiến tranh nhân dân Việt Nam, thông qua những gì trưng bày, du khách tham quan có thể phần nào thấy được sự ác liệt của chiến tranh cũng như sự can trường và anh dũng của người dân Việt Nam. Lần đầu tiên đến tham quan bảo tàng, cảm nhận đầu tiên là sự choáng ngợp trước các phương tiện và vũ khí chiến tranh. Gần cổng vào bảo tàng là chiếc trực thăng CH-47 (hay còn gọi là Chinook) hạng nặng đã từng được dùng để chuyên chở vũ khí và binh lính, giờ đây chiếc trực thăng này được sửa chữa lại để làm một phòng chiếu phim nhỏ. Kề chiếc Chinook là các chiếc xe tăng từng được quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa sử dụng trong các trận chiến. Xa hơn một chút là chiếc trực thăng UH1 được sử dụng rất phổ biến trong các cuộc hành quân của quân đội Mỹ cũng như trong các cuộc càn quét. Gắn trên chiếc trực thăng này là khẩu súng M134 với 6 nòng xoay đã từng gây bao đau thương chết chóc cho những người dân vô tội. Ngoài ra, trong sân bảo tàng còn trưng bày chiếc máy bay L-19 (còn được mệnh danh là “Bà Đầm Già”) từng được sử dụng để do thám và rải truyền đơn kêu gọi người dân quy thuận Việt Nam Cộng Hòa. Chỉ với diện tích nhỏ, phần sân trước bảo tàng như một “doanh trại” thu nhỏ tập hợp gần như đầy đủ các phương tiện chiến tranh hiện đại nhất thời bấy giờ.

doc12 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 8946 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Bài cảm nhận sau chuyến thăm quan bảo tàng chứng tích chiến tranh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BÀI CẢM NHẬN SAU CHUYẾN THAM QUAN BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH MÔN: ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Họ tên sinh viên: Trần Vinh Kính MSSV: 0812252 Lớp 2A Họ tên sinh viên: Trần Vinh Kính MSSV: 0812252 Lớp 2A BÀI CẢM NHẬN SAU CHUYẾN THAM QUAN BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH Tọa lạc gần trung tâm thành phố Hồ Chí Minh tại địa chỉ 28 Võ Văn Tần Q.3 với diện tích khoảng 7.300m2, Bảo tàng chứng tích chiến tranh có thể dễ dàng được tìm thấy bởi các phương tiện chiến tranh như máy bay trực thăng, máy bay chiến đấu, xe tăng, xe thiết giáp, v.v… được trưng bày ở sân trước của bảo tàng. Bảo tàng ra đời năm 1975 để lưu giữ những vật chứng của chiến tranh nhân dân Việt Nam, thông qua những gì trưng bày, du khách tham quan có thể phần nào thấy được sự ác liệt của chiến tranh cũng như sự can trường và anh dũng của người dân Việt Nam. Lần đầu tiên đến tham quan bảo tàng, cảm nhận đầu tiên là sự choáng ngợp trước các phương tiện và vũ khí chiến tranh. Gần cổng vào bảo tàng là chiếc trực thăng CH-47 (hay còn gọi là Chinook) hạng nặng đã từng được dùng để chuyên chở vũ khí và binh lính, giờ đây chiếc trực thăng này được sửa chữa lại để làm một phòng chiếu phim nhỏ. Kề chiếc Chinook là các chiếc xe tăng từng được quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa sử dụng trong các trận chiến. Xa hơn một chút là chiếc trực thăng UH1 được sử dụng rất phổ biến trong các cuộc hành quân của quân đội Mỹ cũng như trong các cuộc càn quét. Gắn trên chiếc trực thăng này là khẩu súng M134 với 6 nòng xoay đã từng gây bao đau thương chết chóc cho những người dân vô tội. Ngoài ra, trong sân bảo tàng còn trưng bày chiếc máy bay L-19 (còn được mệnh danh là “Bà Đầm Già”) từng được sử dụng để do thám và rải truyền đơn kêu gọi người dân quy thuận Việt Nam Cộng Hòa. Chỉ với diện tích nhỏ, phần sân trước bảo tàng như một “doanh trại” thu nhỏ tập hợp gần như đầy đủ các phương tiện chiến tranh hiện đại nhất thời bấy giờ. Bước vào bên trong bảo tàng, chúng ta còn được xem tận mắt những vũ khí đã từng được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam như đạn, súng, đạn pháo, và đặc biệt là những quả mìn được chế tạo với nhiều mảnh kim loại bên trong nhằm gây sát thương nặng cho người dẫm phải nó. Kế đó là hiện vật trưng bày các loại bom được sử dụng trong các cuộc rải bom ở miền Bắc và các tuyến đường huyết mạch Bắc Nam. Khi đem so sánh tổng khối lượng bom mà Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam với các cuộc chiến trước đó, ta không khỏi giật mình: Trong cuộc chiến tranh thế giới II là 5.000.000 tấn, ở chiến tranh Triều Tiên là 2.600.000 tấn, và ở Việt Nam là con số khổng lồ: 14.300.000 tấn. Theo thống kê sơ bộ, khối lượng bom mà Mỹ đã ném xuống trong thời kì phá hoại như sau: Miền Bắc: 937.300 tấn miền Nam: 4.444.700 tấn, tổng cộng: 5.381.700 tấn. Qua bảng thống kê số bom Mĩ thả xuống Việt Nam, quá khứ cùng với số người đã hi sinh để có được bình yên hôm nay lại hiện về. Vẫn biết rằng đó là sự thật nhưng dường như không ai trong nhóm sinh viên chúng tôi tin những con số kinh hoàng ấy. Chúng tôi tạm dừng bước để ngồi nghe cô hướng dẫn viên kể lại các giai đoạn của chiến tranh Việt Nam và được nghe kể về những tội ác chiến tranh mà Mỹ đã gây ra cho người dân Việt Nam thời bấy giờ. Tấm hình đâu tiên mà chúng tôi được giới thiệu là cảnh Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập để khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vào ngày 2/9/1945. Không lâu sau ngày độc lập, Pháp lại tiến vào xâm lược Việt Nam, và sau 9 năm kháng chiến anh dũng, ta đã buộc Pháp phải kí vào hiệp định Giơvenơ sau chiến thắng Điện Phủ ngày 7/5/1954. Sau hiệp định Giơnevơ, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, bị ngăn cách với miền Nam bởi vĩ tuyến 17 thuộc tỉnh Quảng trị. Ở miền Nam, Mỹ âm mưu xâm lược Việt Nam bằng cách lập ra chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. Tại miền Nam, chính quyền Ngô Đình Diệm đã thằng tay đàn áp những người Cách mạng và những người bị tình nghi là theo Cách mạng một cách dã man, đặc biệt là bộ luật 10/59 ban hành tháng 10/1959 với việc xử dụng máy chém để xử tử các chiến sĩ Cách mạng. Chính quyền Ngô Đình Diệm được sử hậu thuẫn của đế quốc Mỹ với tổng thống lúc bấy giờ là John F.Kenedy đã thực hiện chiến lược chiến tranh đặc biệt, dồn người dân ở nông thôn vào các ấp chiến lược. Đồng thời, Ngô Đình Diệm còn kì thị tôn giáo, đặc biệt là đối với Phật Giáo, gây nên nhiều bất bình trong dân chúng. Đỉnh cao là sự kiện hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm. Dưới sự đàn áp dã man đó, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời nhằm lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm. Ngày 1/11/1963, Ngô Đình Diệm bị áp sát. Theo sau sự kiện đó, chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ cũng phá sản. Năm 1965, Nguyễn Văn Thiệu cùng cố vấn Nguyễn Cao Kỳ lên nắm chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, cùng lúc đó, tổng thống Mỹ Lyndon B.Johnson thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ, chiến lược này đánh dấu sự tham chiến đầu tiên của lực lượng bộ binh Mỹ trên chiến trường Việt Nam. Trong chiến lược này, ở miền Bắc, Mỹ sử dụng chủ yếu là không quân và hải quân, còn miền Nam, Mỹ ào ạt đưa binh lính Mỹ với số lượng lớn, đồng thời đưa thêm lính đánh thuê từ các nước đồng minh khác, trong đó lực lượng đánh thuê đông nhất là quân Nam Triều Tiên. Nhìn những hình ảnh chiến tranh trong giai đoạn này, không ai là không cảm thấy ghê sợ trước những hành động vô nhân đạo của một số lính Mỹ. Hình ảnh người tù binh đang bị người lính Mỹ ném xuống từ trực thăng đang bay thể hiện cách xử tử tù nhân một cách man rợ chưa từng thấy, hình ảnh người lính Mỹ thuộc sư đoàn bộ binh số 25 xách mảnh xác của một chiến sĩ giải phóng bị trúng đạn pháo, hình ảnh lính Mỹ cầm đầu của một người Việt cộng mà lại cười hớn hở cho thấy sự vô nhân đạo trong cuộc chiến này. Trong giai đoạn này, Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa đã mở nhiều chiến dịch tìm diệt hòng đẩy lùi lực lượng giải phóng khỏi miền nam Việt Nam. Các cuộc tìm diệt này đã trở thành nỗi kinh hoàng của những người dân vô tội, bất kể già trẻ lớn bé hễ bị nghi là cộng sản đều bị tiêu diệt.      Trong cuộc chiến này, mặc dù quân và dân ta phải đối mặt với lực lượng quân sự Mỹ, họ được trang bị vũ khí hiện đại, tối tân nhất bấy giờ, nhưng tinh thần dũng cảm yêu nước không ngại hi sinh đã giúp chúng ta vượt qua và đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ. Bằng chứng là ở miền Bắc, ta đã bắn rơi rất nhiều các loại máy bay chiến đấu của Mỹ như F4, máy bay Thần Sấm F105,… chứng tỏ chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ đã thất bại hoàn toàn. Tuy lại thất bại trong chiến lược chiến tranh cục bộ, nhưng đế quốc Mỹ vẫn chưa chịu để yên cho Việt Nam. Trong chiến lược chiến tranh mới do tổng thống Mỹ Richard Nixon, Mỹ chủ trương dùng người Việt đánh người Việt. Do đó, chiến lược này có tên gọi là “Việt Nam hóa chiến tranh”. Trong chiến lược này, Mỹ đã viện trợ và trang bị hiện đại cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa thực hiện các chiến dịch quét sạch cộng sản và bình định nông thôn. Nhiều cuộc bắt bớ, tra khảo những người bị tình nghi là Việt Cộng, nhiều cuộc ám sát, tàn sát những người theo cộng sản đã diễn ra trong giai đoạn này nhằm làm tiêu hao lực lượng của ta. Tuy nhiên, trước sức ép ngày càng lớn của dư luận Mỹ và thế giới, chính phủ Mỹ đã buộc phải kí hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam ngày 27/1/1973, toàn bộ quân Mỹ và quân đội nước ngoài phải rút khỏi Việt Nam. Mùa xuân năm 1975, ta thực hiện cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giành độc lập thống nhất đất nước ngày 30/4/1975.  Sau phần kể lại các giai đoạn của chiến tranh Việt Nam, chúng tôi đi tham quan các phòng tranh. Khi tham quan phòng Chứng tích tội ác và hậu quả chiến tranh xâm lược, tôi thực sự sợ hãi trước những hinh thức tra khảo tù nhân, những hình thức giết người dã man và những hình ảnh chết chóc trên chiến trường. Sự dã man vô nhân đạo thể hiện rõ trong ảnh các lính Mỹ lấy đầu của các tù bình làm trò tiêu khiển. Đặc biệt là vụ thảm sát người dân ở làng Sơn Mỹ tỉnh Quảng Ngãi đã giết chết hàng trăm dân thường, trong đó đa số là phụ nữ và trẻ em, họ là những người dân vô tội và hoàn toàn không có khả năng chống cự. Tôi thực sự sốc trước hình ảnh một người phụ nữ bị lính Mỹ đánh cho đến chết trên đường tháo chạy khỏi cuộc càn quét.  Trong phòng này còn trưng bày hình ảnh của các nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam, thứ vũ khí hóa học phi nhân đạo nhất mà Mỹ đã sử dụng nhằm tàn phá các cánh rừng che chở quân du kích của ta. Tuy nhiên, chất độc này không chỉ hủy hoại cây cối mà còn khiến những người khi tiếp xúc với nó sẽ bị các di chứng nặng nề, thậm chí tử vong và đặc biệt là di truyền cho các thế hệ sau đó. Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, từ năm 1961 tới 1971, có 72 triệu lít chất độc hoá học đã được Mỹ rải xuống VN, trong đó có 44 triệu lít chất độc màu da cam có chứa 170 kg chất dioxin. Nhưng theo 1 nghiên cứu khác của ĐH tổng hợp Colombia (New York) thì số lượng chất độc mà Mỹ đã rải xuống là 100 triệu lít, còn nồng độ dioxin thì cao gấp đôi so với báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ. Ước tính có tới 4,8 triệu người VN phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các chất độc hoá học này. Rõ ràng, việc Mỹ sử dụng chất độc da cam tại Việt Nam đã vi phạm luật pháp quốc tế nhưng chính phủ Mỹ đã thờ ơ với vụ kiện các công ty hóa chất của Mỹ đã cung cấp chất độc này cho quân đội Mỹ trong những năm chiến tranh Việt Nam. Nhìn những bình thủy tinh chứa các thai nhi bị nhiễm chất độc da cam đã chết mà tôi cảm thấy xót xa cho những đứa trẻ, những con người đang ngày ngày chống chọi với các di chứng để lại. Ngoài chất độc da cam, trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ còn sử dụng đến bom napan và bom lân tinh, đây là hai loại bom cháy có sức hủy diệt lớn, gây bỏng nặng ngay cả khi ở dưới nước và có thể khiến người bỏng rất đau đớn và tử vong nhanh chóng. Không thể tưởng tượng được sự đau đớn mà các nạn nhân của Bom napan đã phải chịu đựng là như thế nào, nhưng tôi biết đó là sự đau đớn tột cùng và nhiều người trong số họ đã chết vì quá đau đớn hoặc vì bỏng nặng.  Chuyển sang phòng khác, chúng tôi được xem bộ sưu tập ảnh phóng sự "Hồi Niệm" của 134 phóng viên thuộc 11 quốc tịch đã chết trong khi làm nhiệm vụ trên chiến trường Đông Dương. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, vào lúc cao điểm, từng có tới hơn 500000 lính Mỹ đóng tại Việt Nam. Họ cũng là nạn nhân trong cuộc chiến tranh này, một cuộc chiến phi nghĩa. Họ đến Việt Nam chiến đấu, giết người, mà chỉ biết rằng cộng sản là kẻ thù của người Mỹ. Và họ đã bị sa lầy trong chiến tranh Việt Nam. Như cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert McNamara đã từng viết trong quyển Hồi kí về Việt Nam: “Chúng tôi đã phạm sai lầm, sai lầm khủng khiếp. Chúng tôi nợ các thế hệ sau câu trả lời về nguyên nhân của sai lầm”. Gần 60000 lính Mỹ đã bỏ mạng trên chiến trường Việt Nam và số thương binh là hơn 300000. Đây là những tổn thất lớn cho nước Mỹ và chính vì điều này mà Mỹ buộc phải rút toàn bộ quân về nước năm 1973, kết thúc sự tham chiến của Mỹ tại Việt Nam.  Rời phòng tranh đầy đau thương chết chóc, chúng tôi bước qua phòng tranh thiếu nhi. Đã có 150 bức tranh có chủ đề “Chiến tranh và Hòa bình”, do các em thiếu nhi vẽ đang được trưng bày tại đây phục vụ khách tham quan. Đây là những bức tranh được tuyển chọn từ hơn 2.800 bức vẽ của các thiếu nhi tham gia cuộc thi “Nét vẽ xanh 2005”. Những cảnh nhà tan cửa nát, đồng ruộng hoang tàn, môi trường sống bị chiến tranh hủy hoại, cảnh đau thương chết chóc, mất mát của những người dân vô tội, cùng những ước mơ của tuổi thơ về một thế giới hòa bình hạnh phúc đều được thể hiện bằng những cảm xúc hồn nhiên, chân thực, qua những nét vẽ sinh động. Đó cũng là cái nhìn và cảm nhận sâu sắc, thể hiện thái độ căm ghét chiến tranh dưới cái nhìn của trẻ thơ.  Sau khi tham quan các phòng tranh, không chỉ có những hình ảnh rùng rợn chết chóc, những hình ảnh tù binh bị tra tấn dã man mà còn có những bức tranh đầy hi vọng, thể hiện ước mơ về cuộc sống hòa bình của các em thiếu nhi, chúng tôi như vừa được trực tiếp trải nghiệm qua cuộc chiến này. Rời khu trưng bày tranh ảnh, chúng tôi sang khu trưng bày các hiện vật lịch sử. Ấn tượng nhất có lẽ là chiếc máy chém được trưng bày ở đây. Chiếc máy chém này từng gây kinh hoàng cho không biết bao người dân miền Nam dưới ách thống trị với chiến dịch “Lê máy chém đi khắp miền Nam” của Ngô Đình Diệm. Chiếc máy chém đầu tiên được hoạt động tại Pháp năm 1792, sau đó thực dân Pháp đưa sang để đàn áp phong trào nông dân của Việt Nam năm 1911. Sau đó không lâu chiếc máy chém thứ hai cũng được đưa sang. Đến năm 1960 người cuối cùng bị chém bằng máy chém là chiến sĩ Hoàng Lê Kha, tỉnh ủy viên tỉnh Tây Ninh. Nhìn chiếc máy chém cao 4.5m với lưỡi chém nặng mà tôi đã thấy rùng mình khi nghĩ đến những người đã từng bị chém bởi chiếc máy này. Tôi không thể hiểu nổi một cách giết người dã man như vây.  Khu vực tiếp theo chúng tôi tham quan chính là “địa ngục trần gian”. Bảo tàng đã cho phục chế lại ở đây gồm có “Chuồng cọp” và “Chuồng bò”, đây là mô hình ở nhà tù Côn Đảo. Chuồng cọp được phục chế lại một ngăn tượng trưng, mỗi ngăn dài 2,7 mét, rộng 1,5 mét, cao 3 mét. Mùa nóng bị cột chặt từ 5 đến 14 người, ngược lại mùa lạnh thì bọn cai tù tách ra để lại 1 đến 2 người chân bị còng vào cột sắt, ăn uống, tắm giặt, tiểu tiện đều trên một phạm vi ấy. Chỉ cần một tiếng thở dài, ho hoặc đập muỗi là đủ để bọn ác ôn trút vôi xuống để người tù ngạt thở, lở da. Ngoài ra còn có những thủ đoạn khác như dội nước vào mùa lạnh khiến người tù rét run. Đôi khi chúng còn dùng cây chọc xuống những lúc chuồng cọp quá đông người. Sức khỏe của họ suy sụp rất nhanh, không chuồng nào là không có người hy sinh vì kiệt sức, bệnh tật. Đây đúng thật sự là “địa ngục trần gian” như tên gọi mà người ta đặt cho nó dù tôi chỉ mới tham quan mô hình của nhà tù Côn Đảo. Thế nhưng trong gian nhà tù, dù bị còng chân, nét mặt của người tù vẫn bình thản, thể hiện sự kiên cường, bất khuất trước những thủ đoạn tra tấn hết sức dã man.     Ra khỏi khu Chuồng Cọp thì cũng là lúc chuyến tham quan Bảo tàng chứng tích chiến tranh kết thúc. Và tôi không thể nào quên những hình ảnh trong cuộc chiến cũng như hình ảnh các chiến sĩ cộng sản dưới sự tra tấn của đế quốc Mỹ và tay sai. Những hình ảnh đó nhắc nhở tôi rằng, độc lập, tự do và cuộc sống bình yên ngày hôm nay là do xương máu, nước mắt của thế hệ cha ông đi trước đã phải gian khổ đấu tranh và hi sinh mới có được. Và cũng chính nhờ những hình ảnh này đã giúp tôi rút ra được bài học trong cuộc sống: Cho dù có khó khăn, thất bại đến mức nào đi chăng nữa thì cũng phải kiên cường, cố gắng vươn lên, cũng như thế hệ đi trước, tưởng chừng như đã bất lực trước thế lực quân sự hùng mạnh của đế quốc Mỹ, nhưng nhờ lòng yêu nước, sự dũng cảm và niềm tin vào chiến thắng đã giúp họ vượt qua tất cả để giành thắng lợi cuối cùng. Tài liệu tham khảo: Trong bài viết có tham khảo tài liệu từ trang Wikipedia: vi.wikipedia.org Tham đoạn ghi âm người hướng dẫn tham quan trong chuyến đi bảo tàng ngày 1/10/2010 Các hình ảnh trong bài được chụp trong chuyến đi bảo tàng ngày 1/10/2010, có một ảnh lấy từ nguồn khác do ảnh chụp không được rõ.
Luận văn liên quan