Đề tài Bài học cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam DIV từ vai trò của tập đoàn bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ FDIC trong cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 2007-2010

1. Tính cấp thiết của đề tài Cuối năm 2007 kéo dài đến tận 2010, cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ đã lan ra toàn thế giới với sự sụp đổ hoặc sáp nhập liên tiếp của các tổ chức tài chính lớn như Lehman Brothers, Merrill Lynch, AIG, Countrywide Financial, Freddie Mac, Fannie Mae. Chính phủ Mỹ cùng Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Liên bang Mỹ (FDIC) đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm ngăn ngừa việc rút tiền hàng loạt của người dân từ các tổ chức tín dụng và cải tổ hệ thống Ngân hàng. Chính sách BHTG là một trong những nhân tố thiết yếu trong việc ngăn ngừa khủng hoảng và bình ổn hệ thống tài chính tiền tệ của một đất n ước. Trong khi đó, chính sách và hoạt động BHTG ở Việt Nam còn rất nhiều hạn chế, hơn nữa hệ thống tài chính tiền tệ của nước ta sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn và thử thách khi chúng ta hội nhập sâu với thế giới. Đó là những lý do vấn đề “Bài học cho tổ chứ c Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) từ vai trò của Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) trong cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 2007-2010” được chọn làm đề tài nghiên cứu khoa học này. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu BHTG là một nhân tố đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tháo gỡ khó khăn của khủng hoảng và củng cố niềm tin của người gửi tiền. Ở Việt Nam đã có Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) tuy nhiên cơ cấu cũng như hoạt động của DIV và luật pháp điều chỉnh đi kèm còn nhiều hạn chế. Vì vậy, cần có nhiều đề tài nghiên cứu hơn nữa về BHTG Việt Nam, nhất là sau cuộc khủng hoảng vừa qua. Tính cho đến thời điểm hiện nay, trên thế giới và đặc biệt là ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về BHTG. Tại Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu sau đây: - Nguyễn Mạnh Dũng (2002), Giải pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động của Quỹ Tín dụng Nhân dân, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội - Nguyễn Mạnh Dũng (2003), Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của BHTGVN, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Ngành Ngân hàng, Hà Nội - Nguyễn Mạnh Dũng (2004), “Kinh nghiệm tính phí BHTG căn cứ mức độ rủi ro của các Ngân hàng tại Canada”, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, 4(7) tr157 - Nguyễn Thị Kim Oanh (2004), Giải pháp phát triển hoạt động BHTG ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội - Nguyễn Thị Kim Oanh (2004), BHTG - Nguyên lí, thực tiễn và định hướng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. Ngoài ra còn một số bài báo, bài hội thảo đăng trên các tạp chí như Tạp chí Bảo hiểm, Thông tin BHTG Việt Nam. Trên thế giới, các nhà nghiên cứu cũng đã có một số công trình chuyên sâu về vấn đề BHTG như: - Gillian G.H. Garcia (2000), BHTG thực tế và những định chế phù hợp, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Washington D.C - David C. Parker (2004), BHTG thông lệ quốc tế - Samuel H Taley & Ignacio Mas (1990), BHTG tại các nước đang phát triển 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài là nhằm đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường vai trò của Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) thông qua việc học hỏi cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động, kinh nghiệm từ Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ, nhất là trong cuộc khủng hoảng tài chính gần đây. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu thuộc chuyên ngành Tài chính, lưu thông tiền tệ và tín dụng. Tuy nhiên, do BHTG là một lĩnh vực mới, có tính đặc thù nên đề tài tập trung nghiên cứu chuyên sâu những vấn đề về lĩnh vực BHTG và ngân hàng có liên quan. Về mặt không gian, đề tài chủ yếu nghiên cứu về hai tố chức Bảo hiểm tiền gửi: Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) và Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV). Tuy nhiên, Bảo hiểm tiền gửi ở các nước khác cũng được xem xét trong một chừng mực nhất định để làm ví dụ hay trình bày các quan điểm nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ mục đích nghiên cứu của đề tài. Về mặt thời gian, giai đoạn nghiên cứu trọng tâm là từ năm 2007 đến 2010; bên cạnh đó, các giai đoạn khác cũng được đề cập đến để hỗ trợ nghiên cứu các vấn đề được nêu ra trong đề tài. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài có kế thừa và sử dụng một số kết quả nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu về lĩnh vực BHTG trong và ngoài nước để tham khảo và luận giải các vấn đề có liên quan đến BHTG. Phương pháp nghiên cứu tình huống, thu thập đầy đủ các dữ kiện một cách có hệ thống và tìm hiểu mối tương quan giữa các yếu tố với nhau. Vận dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá việc vận hành, xây dựng chính sách BHTG. 6. Kết quả nghiên cứu dự kiến Đề tài sẽ rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc áp dụng mô hình Bảo hiểm tiền gửi để giải quyết khủng hoảng tài chính 2007-2010 thông qua một báo cáo tổng hợp không quá 80 trang. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên, các nhà nghiên cứu chuyên ngành trong lĩnh vực Bảo hiểm tiền gửi. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài được kết cấu thành ba chương: Chương I: Tổng quan về Bảo hiểm tiền gửi Chương II: Vai trò của FDIC trong việc giải quyết khủng hoảng tài chính Mĩ 2007-2010 Chương III: Bài học kinh nghiệm cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam - DIV

pdf67 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3054 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bài học cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam DIV từ vai trò của tập đoàn bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ FDIC trong cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 2007-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG ---------o0o--------- Công trình dự thi Cuộc thi Sinh Viên Nghiên Cứu Khoa Học Trường Đại học Ngoại Thương 2010 Bài học cho tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) từ vai trò của Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) trong cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 2007-2010 Thuộc nhóm ngành: XH1a Họ và tên: Nguyễn Thanh Trúc Nam/nữ: Nữ Dân tộc: Kinh Lớp: A2 Khoá: 46 Khoa: Kinh tế và Kinh doanh quốc tế Năm thứ : 3/4 Ngành học : Kinh tế đối ngoại Họ và tên: Lã Quỳnh Phương Nam/nữ: Nữ Dân tộc: Kinh Lớp: A2 Khoá: 46 Khoa: Kinh tế và Kinh doanh quốc tế Năm thứ : 3/4 Ngành học : Kinh tế đối ngoại Họ và tên: Đinh Huy Đức Nam/nữ: Nam Dân tộc: Kinh Lớp: A2 Khoá: 46 Khoa: Kinh tế và Kinh doanh quốc tế Năm thứ : 3/4 Ngành học : Kinh tế đối ngoại Họ và tên: Hồ Hải Hà Nam/nữ: Nữ Dân tộc: Kinh Lớp: A1 Khoá: 46 Khoa: Tài chính Ngân hàng Năm thứ : 3/4 Ngành học : Tài chính Quốc tế Họ và tên: Nguyễn Thị Huyền Trang Nam/nữ: Nữ Dân tộc: Kinh Lớp: A1 Khoá: 46 Khoa: Tài chính Ngân hàng Năm thứ : 3/4 Ngành học : Tài chính Quốc tế Ngƣời hƣớng dẫn : PGS.TS. Đặng Thị Nhàn Hà Nội, tháng 7/2010 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 5 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 5 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................... 5 3. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 6 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 7 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 7 6. Kết quả nghiên cứu dự kiến ............................................................................ 7 7. Kết cấu của đề tài ............................................................................................. 8 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI ................................ 9 1.1. Các khái niệm ................................................................................................. 9 1.1.1. Bảo hiểm(BH) ............................................................................................... 9 1.1.2. Bảo hiểm tiền gửi( BHTG) ........................................................................... 9 1.1.3. Các khái niệm có liên quan khác ................................................................. 9 1.2. Giới thiệu 2 tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Mỹ và Việt Nam ......................... 14 1.2.1. Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ - FDIC ................................... 14 1.2.2 Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam – DIV ............................................... 17 1.3. Một vài nhận định so sánh hai tổ chức ....................................................... 21 CHƢƠNG II: VAI TRÒ CỦA FDIC TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ 2007 - 2010 ............................................ 23 2.1. Bối cảnh khủng hoảng tài chính Mỹ .......................................................... 23 2.1.1. Sơ lược khủng hoảng .................................................................................. 23 2.1.2. Nguyên nhân khủng hoảng ......................................................................... 25 2.1.3. Ảnh hưởng của khủng hoảng đến hệ thống Ngân hàng và các tổ chức tài chính ..................................................................................................................... 26 3 2.2. FDIC sát cánh cùng bộ tài chính và cục dự trữ liên bang Mĩ (FED) giải quyết khủng hoảng .............................................................................................. 29 2.2.1. Quỹ vốn của FDIC bị sụt giảm nặng nề do phải chi trả quá nhiều trong các cuộc đổ vỡ ngân hàng. Tuy nhiên, FDIC vẫn thể hiện sự chuyên nghiệp trong việc tiếp nhận và xử lý ngân hàng đổ vỡ, giải quyết nhanh gọn, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng Mỹ .................................................... 29 2.2.2. Nâng hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi, hạn chế việc rút tiền hàng loạt. 34 2.2.3. FDIC đã thực hiện chương ........... 35 2.2.4. FDIC sát cánh cùng bộ tài chính và cục dự trữ liên bang Mĩ, mua lại tài sản xấu để cứu vãn hệ thống tài chính: ............................................................... 40 CHƢƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO TỔ CHỨC BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM - DIV ........................................................................... 41 3.1. Ảnh hưởng của khủng hoảng đến nền kinh tế Việt Nam .......................... 41 3.1.1. Đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung .................................................... 41 3.1.2. Đối với hệ thống Ngân hàng và các tổ chức tài chính ............................... 42 3.2. Thực trạng hoạt động của DIV : ................................................................. 43 3.2.1. Về những thành quả đã đạt được ............................................................... 43 3.2.2. Những tồn tại và hạn chế: .......................................................................... 46 3.3. Bài học rút ra cho DIV từ vai trò của FDIC trong việc giải quyết khủng hoảng tài chính Mĩ 2007-2010: .......................................................................... 48 3.3.1. Tăng cường năng lực giám sát để ngăn ngừa và cảnh báo rủi ro đối với hoạt động ngân hàng ............................................................................................ 49 3.3.2. Bổ sung vốn hoạt động để tăng năng lực tài chính của DIV cho phù hợp với thông lệ quốc tế và để dự phòng khi có rủi ro xảy ra .................................... 52 3.3.3. Nâng cao nghiệp vụ tiếp nhận, xử lý đổ vỡ để tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, bình ổn thị trường tài chính ....................................................................... 55 4 3.3.4. Bài học về cải cách hệ thống phí BHTG .................................................... 58 3.3.5. Bài học về hạn mức chi trả BHTG ............................................................. 60 3.3.6. Bài học về nghiệp vụ hỗ trợ các tổ chức tham gia BHTG ......................... 62 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 65 5 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cuối năm 2007 kéo dài đến tận 2010, cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ đã lan ra toàn thế giới với sự sụp đổ hoặc sáp nhập liên tiếp của các tổ chức tài chính lớn như Lehman Brothers, Merrill Lynch, AIG, Countrywide Financial, Freddie Mac, Fannie Mae. Chính phủ Mỹ cùng Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Liên bang Mỹ (FDIC) đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm ngăn ngừa việc rút tiền hàng loạt của người dân từ các tổ chức tín dụng và cải tổ hệ thống Ngân hàng. Chính sách BHTG là một trong những nhân tố thiết yếu trong việc ngăn ngừa khủng hoảng và bình ổn hệ thống tài chính tiền tệ của một đất nước. Trong khi đó, chính sách và hoạt động BHTG ở Việt Nam còn rất nhiều hạn chế, hơn nữa hệ thống tài chính tiền tệ của nước ta sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn và thử thách khi chúng ta hội nhập sâu với thế giới. Đó là những lý do vấn đề “Bài học cho tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) từ vai trò của Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) trong cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 2007-2010” được chọn làm đề tài nghiên cứu khoa học này. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu BHTG là một nhân tố đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tháo gỡ khó khăn của khủng hoảng và củng cố niềm tin của người gửi tiền. Ở Việt Nam đã có Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) tuy nhiên cơ cấu cũng như hoạt động của DIV và luật pháp điều chỉnh đi kèm còn nhiều hạn chế. Vì vậy, cần có nhiều đề tài nghiên cứu hơn nữa về BHTG Việt Nam, nhất là sau cuộc khủng hoảng vừa qua. Tính cho đến thời điểm hiện nay, trên thế giới và đặc biệt là ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về BHTG. Tại Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu sau đây: 6 - Nguyễn Mạnh Dũng (2002), Giải pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động của Quỹ Tín dụng Nhân dân, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội - Nguyễn Mạnh Dũng (2003), Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của BHTGVN, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Ngành Ngân hàng, Hà Nội - Nguyễn Mạnh Dũng (2004), “Kinh nghiệm tính phí BHTG căn cứ mức độ rủi ro của các Ngân hàng tại Canada”, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, 4(7) tr157 - Nguyễn Thị Kim Oanh (2004), Giải pháp phát triển hoạt động BHTG ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội - Nguyễn Thị Kim Oanh (2004), BHTG - Nguyên lí, thực tiễn và định hướng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. Ngoài ra còn một số bài báo, bài hội thảo đăng trên các tạp chí như Tạp chí Bảo hiểm, Thông tin BHTG Việt Nam. Trên thế giới, các nhà nghiên cứu cũng đã có một số công trình chuyên sâu về vấn đề BHTG như: - Gillian G.H. Garcia (2000), BHTG thực tế và những định chế phù hợp, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Washington D.C - David C. Parker (2004), BHTG thông lệ quốc tế - Samuel H Taley & Ignacio Mas (1990), BHTG tại các nước đang phát triển 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài là nhằm đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường vai trò của Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) thông qua việc học hỏi cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động, kinh nghiệm từ Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ, nhất là trong cuộc khủng hoảng tài chính gần đây. 7 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu thuộc chuyên ngành Tài chính, lưu thông tiền tệ và tín dụng. Tuy nhiên, do BHTG là một lĩnh vực mới, có tính đặc thù nên đề tài tập trung nghiên cứu chuyên sâu những vấn đề về lĩnh vực BHTG và ngân hàng có liên quan. Về mặt không gian, đề tài chủ yếu nghiên cứu về hai tố chức Bảo hiểm tiền gửi: Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) và Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV). Tuy nhiên, Bảo hiểm tiền gửi ở các nước khác cũng được xem xét trong một chừng mực nhất định để làm ví dụ hay trình bày các quan điểm nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ mục đích nghiên cứu của đề tài. Về mặt thời gian, giai đoạn nghiên cứu trọng tâm là từ năm 2007 đến 2010; bên cạnh đó, các giai đoạn khác cũng được đề cập đến để hỗ trợ nghiên cứu các vấn đề được nêu ra trong đề tài. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài có kế thừa và sử dụng một số kết quả nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu về lĩnh vực BHTG trong và ngoài nước để tham khảo và luận giải các vấn đề có liên quan đến BHTG. Phương pháp nghiên cứu tình huống, thu thập đầy đủ các dữ kiện một cách có hệ thống và tìm hiểu mối tương quan giữa các yếu tố với nhau. Vận dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá việc vận hành, xây dựng chính sách BHTG. 6. Kết quả nghiên cứu dự kiến Đề tài sẽ rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc áp dụng mô hình Bảo hiểm tiền gửi để giải quyết khủng hoảng tài chính 2007-2010 thông qua một báo cáo tổng hợp không quá 80 trang. Bên cạnh đó, kết quả 8 nghiên cứu của đề tài có thể là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên, các nhà nghiên cứu chuyên ngành trong lĩnh vực Bảo hiểm tiền gửi. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài được kết cấu thành ba chương: Chương I: Tổng quan về Bảo hiểm tiền gửi Chương II: Vai trò của FDIC trong việc giải quyết khủng hoảng tài chính Mĩ 2007-2010 Chương III: Bài học kinh nghiệm cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam - DIV 9 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI 1.1. Các khái niệm 1.1.1. Bảo hiểm(BH) Thị trường đối phó với rủi ro bằng cách phân tán rủi ro. Đó là quá trình mang rủi ro vốn rất to lớn đối với một nguời (số ít) rồi phân tán chúng cho nhiều người (số đông) sao cho chúng vẫn tồn tại nhưng chỉ còn là sự rủi ro nhỏ bé đối với số đông. Hình thức phân tán rủi ro chính là bảo hiểm (BH) 1 1.1.2. Bảo hiểm tiền gửi( BHTG) Theo tài liệu “xây dựng hệ thống BHTG hiệu quả” của Diễn đàn ổn định tài chính (Financial Stability Forum) tháng 9/2001, “BHTG được hiểu là một sự đảm bảo rằng số dư gốc và lãi cộng dồn của các tài khoản tiền gửi nhất định sẽ được thanh toán tới một giới hạn nhất định”.2 1.1.3. Các khái niệm có liên quan khác 1.1.3.1. Các chủ thể trong bảo hiểm tiền gửi 1.1.3.1.1. Tổ chức BHTG Là tổ chức được Nhà nước cho phép nhận đóng góp tài chính từ tổ chức tham gia BHTG và có trách nhiệm thực hiện chi trả tiền BH tới người có tiền gửi thuộc đối tượng được BH tại tổ chức tham gia BHTG khi tổ chức đó chấm dứt hoạt động và mất khả năng thanh toán. Ngoài ra, tổ chức BHTG còn thực hiện một số vai trò, chức năng vận hành hoạt động BHTG theo các quy định của nhà nước và thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan đến các hoạt động BHTG đồng thời góp phần 1 Philippe A.Goutin (2001), Hội thảo BHTG và kiểm soát Ngân hàng. 2 Fredic S. Minskin (2001), Tiền tệ, Ngân hàng & Thị trường tài chính, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tái bản lần thứ 3. 10 bảo vệ hệ thống các trung gian tài chính và đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng. Các loại hình tổ chức BHTG Phân theo mục tiêu hoạt động gồm: loại hình tổ chức BHTG hoạt động vì lợi nhuận và tổ chức BHTG hoạt động phi lợi nhuận. Phân theo quy mô và chức năng gồm: loại hình tổ chức BHTG đa chức năng với chức năng thực hiện hầu hết các công cụ của chính sách BHTG; loại hình đơn chức năng là loại hình tổ chức chỉ thực hiện một số ít chức năng và vận hành một số công cụ của chính sách BHTG, cũng có khi chỉ như bộ phận quản lý tiền quỹ BH. Phân theo loại hình doanh nghiệp thì gồm: loại hình công ty có đa hình thức sở hữu với chức năng hoạt động theo luật doanh nghiệp và chịu sự điều chỉnh của luật doanh nghiệp; loại hình tổ chức tài chính Nhà nước chỉ thuộc sở hữu Nhà nước, hoạt động theo sự điều chỉnh của pháp luật về lĩnh vực BHTG. 1.1.3.1.2. Tổ chức tham gia BHTG Là các ngân hàng và các trung gian tài chính phi ngân hàng có hoạt động huy động tiền gửi theo quy định của pháp luật. Các tổ chức này khi được tham gia BHTG có trách nhiệm đóng góp tài chính cho tổ chức BHTG và được quyền yêu cầu tổ chức BHTG chi trả tiền BH cho người gửi tiền tại tổ chức đó trong trường hợp tổ chức này mất khả năng thanh toán hoặc cơ quan có thẩm quyền chấm dứt hoạt động. Tùy thuộc vào mục tiêu của chính sách BHTG, chính sách tiền tệ ở mỗi quốc gia mà cơ chế tham gia vào hệ thống BHTG được quy định như thế nào cho phù hợp. Nhưng nói chung, quy định về sự gia nhập hệ thống BHTG ở các nước trên thế giới hiện nay có hai hình thức là tự nguyện và bắt buộc. Dù hình thức tham gia như thế nào thì cũng không tránh khỏi những 11 hạn chế, song hiện nay hình thức BH bắt buộc xét thấy có ít hạn chế hơn nên đang được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng. 1.1.3.1.3. Người gửi tiền thuộc đối tượng được BH Là khách hàng có tiền gửi tại tổ chức tham gia BHTG thuộc đối tượng được BH. Những người gửi tiền này không phải đóng góp tài chính cho tổ chức BHTG nhưng có quyền yêu cầu tổ chức BHTG thanh toán tiền gửi, kể cả tiền lãi tích lũy trên tiền gửi đó, trong hạn mức chi trả tiền BHTG (nếu chi trả tiền BHTG có xác định hạn mức), hoặc thanh toán toàn bộ tiền gửi (nếu chỉ trả tiền BHTG không xác định giới hạn). Tác dụng chính của BHTG là củng cố niềm tin của người gửi tiền đối với hệ thống tài chính quốc gia, nhằm tránh hiện tượng rút tiền hàng loạt- nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những cuộc khủng hoảng tài chính, thậm chí là khủng hoảng kinh tế. 1.1.3.2. Đối tượng được BH trong BHTG Đối tượng được BH là khách thể của hợp đồng BH, là đối tượng mà vì nó người ta phải ký kết hợp đồng BH. Đối tượng BH có thể là tài sản, con người, hoặc trách nhiệm đối với người thứ ba. Trong BHTG, đối tượng BH là các khoản tiền gửi tại tổ chức tín dụng tham gia BHTG. BHTG chỉ BH cho các loại tiền gửi thuộc đối tượng được BH khi có rủi ro được BH xảy ra. Tiền gửi được BH là tiền gửi được bảo vệ theo pháp luật và chịu sự điều chỉnh của chính sách BHTG. Ngược lại là loại tiền gửi không được BH. Chính sách của các nước quy định khác nhau về loại tiền gửi nào được BH và loại nào không được BH. Hiện nay, trong nhiều hệ thống BHTG trên thế giới đang quy định một số hay toàn bộ các loại tiền gửi sau không thuộc diện BH như: tiền gửi ở nước ngoài của các ngân hàng trong nước, tiền gửi bằng bản tệ của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tiền gửi ngoại tệ, tiền gửi liên ngân hàng. Rủi ro được BH là rủi 12 ro khi tổ chức tham gia BHTG bị phá sản hoặc bị chấm dứt hoạt động và không có khả năng thanh toán tiền gửi cho người gửi tiền. 1.1.3.3. Phí bảo hiểm tiền gửi Phí BHTG là khoản tiền mà tổ chức tham gia BHTG có nghĩa vụ phải nộp cho tổ chức BHTG để được BH cho số tiền gửi của khách hàng. Thông thường phí BHTG được tính theo mức ấn định trên số dư tiền gửi bình quân của các loại tiền gửi được BH tại tổ chức tham gia BHTG. Nói chung, có hai cách tính phí BHTG như sau: Cách tính phí BHTG theo tỷ lệ phí BHTG cố định (Hay còn gọi là tính phí BH đồng hạng) : Theo hình thức này, các tổ chức tham gia BHTG phải đóng góp tài chính cho tổ chức BHTG theo một tỷ lệ thu phí BHTG chung áp dụng cho tất cả các ngân hàng và trung gian tín dụng tham gia BHTG trong cùng một hệ thống BHTG của quốc gia. Tỷ lệ phí BHTG được tính bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định tính trên số dư tiền gửi của các loại tiền gửi được BH tại tổ chức tham gia BHTG. Cách tính phí này tương đối dễ dàng nhưng không đảm bảo sự công bằng do là các tổ chức huy động tiền gửi có mức độ rủi ro thấp lại phải chịu mức tỷ lệ tính phí như các tổ chức có mức độ rủi ro cao. Điều này dẫn đến các tổ chức có mức rủi ro cao thì được hưởng lợi hơn trong khi các tổ chức có mức rủi ro thấp phải gánh chịu chi phí và không phản ánh được mức độ rủi ro của các tổ chức tham gia BHTG. Các hệt thống BHTG mới thành lập thường áp dụng cách tính phí BH này. Cách tính phí BHTG theo mức độ rủi ro: Theo cách này, các tổ chức BHTG sẽ tiến hành xếp hạng các tổ chức tham gia BHTG, tổ chức nào có mức độ rủi ro cao sẽ phải đóng phí BHTG cao hơn các tổ chức có mức độ rủi ro thấp hơn. Cách thức này khắc phục được hạn chế của cách thức trên, nó công bằng hơn đối với các tổ chức tham gia BHTG và có tác dụng khuyến khích các tổ chức này tiến hành quản trị rủi ro chặt chẽ. Tuy nhiên, 13 việc xác định mức độ rủi ro của từng tổ chức tham gia BHTG lại rất phức tạp, đòi hỏi trình độ quản lý rất cao và liên quan đến vấn đề bảo mật thông tin trong hệ thống ngân hàng. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều áp dụng cách thức tính phí BHTG theo mức độ rủi ro. Về các hình thức đóng phí BH, hiện nay trên thế giới, các quốc gia thực hiện một trong ba hình thức sau: một là, phân bổ tổn thất cho các tổ chức tham gia BHTG sau khi đã xảy ra đổ vỡ ngân hàng; hai là, thiết lập quỹ BH và yêu cầu tổ chức tham gia BHTG định kì nộp một khoản phí BH vào quỹ. Ngoài ra, cũng có một số ít hệ thống BHTG khác thực hiện hình thức đóng phí BH hỗn hợp theo cả hai hình thức trên, tức là có thể đóng góp một khoản cố định trước theo quy định, sau đó định kì đóng bổ sung cho quỹ BH. Hình thức thứ hai được phần lớn các hệ thống BHTG áp dụng. 1.1.3.4. Cơ sở đánh giá phí BH Để đánh giá phí BH, người ta thường lựa chọn một trong các cơ sở sau: tiền gửi BH; tổng tiền gửi; tiền gửi cộng với một tỷ lệ nợ ròng khó đòi. Trong các cơ sở trên thì tiền gửi được BH được xem là công bằng và hợp lý hơn cả vì cơ sở đánh giá cân bằng với trị giá bảo vệ dàn