Đề tài Công tác quản lý chi trả bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2007-2010 Thực trạng và giải pháp

Xuất phát từ bản chất của BHXH là nhằm bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ không may gặp phải các rủi ro trong cuộc sống và cũng từ thực tế nghiên cứu công tác quản lý chi trả BHXH trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong suốt thời gian thực tập vừa qua, bên cạnh những kết quả đạt được không thể phủ nhận thì cũng vẫn còn không ít khó khăn, vướng mắc để đưa pháp luật BHXH vào thực tế đời sống. Em xin trình bày những nghiên cứu của mình trong đề tài khóa luận: “Công tác quản lý chi trả BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2007-2010. Thực trạng và giải pháp”. Chương 1 em xin trình bày khái quát những lý luận chung nhất về BHXH và công tác quản lý chi trả BHXH như khái niệm, vai trò, hệ thống các chế độ BHXH, quỹ BHXH; khái niệm, vai trò, nguyên tắc của quản lý chi trả BHXH; nội dung và quy trình quản lý chi trả BHXH bắt buộc; cuối cùng là các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi trả chế độ BHXH như nhóm yếu tố về thu, nhóm yếu tố sinh học, nhóm yếu tố về quản lý tài chính và nhóm yếu tố về điều kiện KT-XH. Chương 2 em xin trình bày về thực trạng công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Tuyên Quang. Trong chương này sau khi đã trình bày khái quát về đặc điểm KT-XH của tỉnh Tuyên Quang và cơ quan BHXH tỉnh em có đi sâu vào phân tích công tác quản lý chi trả BHXH bắt buộc tại địa bàn tỉnh trên các mặt như: quản lý đối tượng hưởng và mức hưởng, công tác kế hoạch tài chính và chi trả BHXH, công tác quản lý chế độ chính sách, công tác giải quyết đơn thư khiếu nại và thực trạng chi trả các chế độ BHXH bắt buộc thông qua việc đưa ra các số liệu phân tích. Từ đó có những đánh giá chung về những mặt đạt được và còn hạn chế trong công tác quản lý chi trả BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2007-2010. Chương 3 em xin trình bày về định hướng phát triển BHXH tỉnh trong thời gian tới và đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Tuyên Quang.

doc80 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 14913 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác quản lý chi trả bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2007-2010 Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của mình. Các số liệu và kết quả nêu trong khóa luận tốt nghiệp là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập và được cơ quan thực tập cung cấp cùng với những góp ý cho khóa luận này. Tác giả khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hương Trang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT  Nội Dung  Chữ viết tắt    Bảo hiểm xã hội  BHXH    Bảo hiểm y tế  BHYT    Cán bộ công chức  CBCC    Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe  DS- PHSK    Kinh tế - Xã hội  KT – XH    Ngân sách nhà nước  NSNN    Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn  NHNo&PTNT   8.  Người lao động  NLĐ   9.  Sử dụng lao động  SDLĐ   10.  Tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp  TNLĐ-BNN   11.  Thành phố  TP   12.  Ủy ban nhân dân  UBND   TÓM TẮT KHÓA LUẬN Xuất phát từ bản chất của BHXH là nhằm bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ không may gặp phải các rủi ro trong cuộc sống và cũng từ thực tế nghiên cứu công tác quản lý chi trả BHXH trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong suốt thời gian thực tập vừa qua, bên cạnh những kết quả đạt được không thể phủ nhận thì cũng vẫn còn không ít khó khăn, vướng mắc để đưa pháp luật BHXH vào thực tế đời sống. Em xin trình bày những nghiên cứu của mình trong đề tài khóa luận: “Công tác quản lý chi trả BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2007-2010. Thực trạng và giải pháp”. Chương 1 em xin trình bày khái quát những lý luận chung nhất về BHXH và công tác quản lý chi trả BHXH như khái niệm, vai trò, hệ thống các chế độ BHXH, quỹ BHXH; khái niệm, vai trò, nguyên tắc của quản lý chi trả BHXH; nội dung và quy trình quản lý chi trả BHXH bắt buộc; cuối cùng là các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi trả chế độ BHXH như nhóm yếu tố về thu, nhóm yếu tố sinh học, nhóm yếu tố về quản lý tài chính và nhóm yếu tố về điều kiện KT-XH. Chương 2 em xin trình bày về thực trạng công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Tuyên Quang. Trong chương này sau khi đã trình bày khái quát về đặc điểm KT-XH của tỉnh Tuyên Quang và cơ quan BHXH tỉnh em có đi sâu vào phân tích công tác quản lý chi trả BHXH bắt buộc tại địa bàn tỉnh trên các mặt như: quản lý đối tượng hưởng và mức hưởng, công tác kế hoạch tài chính và chi trả BHXH, công tác quản lý chế độ chính sách, công tác giải quyết đơn thư khiếu nại và thực trạng chi trả các chế độ BHXH bắt buộc thông qua việc đưa ra các số liệu phân tích. Từ đó có những đánh giá chung về những mặt đạt được và còn hạn chế trong công tác quản lý chi trả BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2007-2010. Chương 3 em xin trình bày về định hướng phát triển BHXH tỉnh trong thời gian tới và đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Tuyên Quang. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TÓM TẮT KHÓA LUẬN MỤC LỤC MỤC LỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH VÀ QUẢN LÝ CHI TRẢ BHXH………………………………………………………………….. 3 1.1. Tổng quan về BHXH... ………………………………………………….. 3 1.1.1 Khái niệm 3 1.1.2 Vai trò của BHXH 4 1.1.3 Hệ thống các chế độ BHXH 5 1.1.4 Quỹ BHXH 6 1.1.4.1. Khái niệm 6 1.1.4.2. Đặc điểm 7 1.2. Khái niệm, vai trò và nguyên tắc của quản lý chi trả BHXH………… 8 1.2.1. Khái niệm 8 1.2.2. Vai trò của quản lý chi trả chế độ BHXH 8 1.2.3. Nguyên tắc chi trả các chế độ BHXH 9 1.3. Nội dung quản lý chi BHXH bắt buộc…………………………..... …..10 1.3.1. Quản lý đối tượng được hưởng các chế độ BHXH bắt buộc 10 1.3.2. Quản lý điều kiện hưởng và mức hưởng BHXH bắt buộc . 13 1.3.3. Quản lý việc chi trả các chế độ cho người được thụ hưởng 13 1.3.4. Lập báo cáo quyết toán, báo cáo thống kê tình hình chi trả chế độ theo quy định của Luật Kế toán và Luật Thống kê. 16 1.4. Quy trình quản lý chi trả BHXH bắt buộc……………………………. 16 1.4.1. Phân cấp quản lý chi 18 1.4.2. Lập, xét duyệt dự toán chi BHXH 18 1.4.3. Tổ chức chi trả BHXH 19 1.4.3.1. Các phương thức chi trả BHXH 19 1.4.3.2. Trách nhiệm tổ chức chi trả các chế độ BHXH 21 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi trả chế độ BHXH….. 22 1.5.1. Nhóm yếu tố về thu 22 1.5.2. Nhóm các yếu tố sinh học 23 1.5.3. Nhóm yếu tố về quản lý tài chính BHXH 24 1.5.4. Nhóm yếu tố về điều kiện kinh tế - xã hội 24 Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BHXH BẮT BUỘC TẠI BHXH TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2007-2010…………………………………………………………… 25 2.1 Khái quát chung về đặc điểm KT- XH của tỉnh Tuyên Quang và công tác BHXH tại cơ quan BHXH tỉnh Tuyên Quang……………………….... 25 2.1.1. Giới thiệu chung về tỉnh Tuyên Quang 25 2.1.2. Khái quát chung về BHXH tỉnh Tuyên Quang 26 2.2 Tình hình thực hiện công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH ở BHXH tỉnh Tuyên Quang…………………………………………………...27 2.2.1. Công tác quản lý đối tượng hưởng và mức hưởng 27 2.2.2. Công tác kế hoạch tài chính và chi trả BHXH 29 2.2.2.1. Công tác kế hoạch tài chính……………………………………..29 2.2.2.2. Công tác chi trả BHXH...……………………….…………….....31 2.2.3. Công tác quản lý chế độ chính sách 37 2.2.4. Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại……...….…..…….….......40 2.2.5. Thực trạng công tác chi trả các chế độ BHXH bắt buộc………...40 2.2.5.1. Thực trạng chi trả chế độ ốm đau, thai sản,DS-PHSK 40 2.2.5.2. Thực trạng chi trả chế độ TNLĐ - BNN 42 2.2.5.3. Thực trạng chi trả chế độ hưu trí, tử tuất 43 2.3. Đánh giá chung tình hình thực hiện chi trả các chế độ BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Tuyên Quang. 44 2.3.1.Những mặt đạt được 44 2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân 45 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BHXH BẮT BUỘC TẠI BHXH TỈNH TUYÊN QUANG 48 3.1. Định hướng phát triển BHXH tỉnh trong thời gian tới......................48 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chi trả chế độ BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Tuyên Quang 49 3.2.1 Củng cố và hoàn thiện các mô hình chi trả đang được thực hiện 50 3.2.2 Đào tạo, nâng cao tinh thần trách nhiệm và trình độ chuyên môn cán bộ làm công tác quản lý chi trả 52 3.2.3 Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải tiến quy trình và thủ tục trong công tác chi trả 53 3.2.4 Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền 55 3.2.5 Đầu tư phương tiện tin học, nối mạng trong toàn ngành BHXH để nâng cáo chất lượng quản lý các hoạt động BHXH 55 3.2.6 Bảo tồn và tăng trưởng quỹ BHXH 56 3.2.7 Đầu tư cho phương tiện đi lại và công tác đảm bảo an toàn tiền mặt trong quá trình chi trả 57 3.1.8 Hoàn thiện công tác cấp sổ BHXH 57 3.3. Một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt công tác quản lý chi trả BHXH………………………………………………………………………...58 3.3.1 Đối với Nhà nước 58 3.3.1.1.Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về BHXH 58 3.3.1.2. Cân đối lại nguồn quỹ BHXH 59 3.3.1.3. Hoàn thiện về mặt chế độ, chính sách 59 3.3.2. Đối với cơ quan BHXH 65 3.3.3. Đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương……………...68 KẾT LUẬN………………………………………………………………….69 PHỤ LỤC MỘT SỐ CHẾ ĐỘ HƯỞNG BHXH TẠI BHXH TỈNH TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Sơ đồ  Mô hình cơ chế quản lý chi trả BHXH bắt buộc  16   Ảnh  Trụ sở bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên quang  26   Bảng 1  Kết quả chi trả các chế độ BHXH bắt buộc gđ 2007-2010  31   Bảng 2  Phân tích tốc độ phát triển và tỷ trọng chi các nguồn tài chính  32   Bảng 3  Tỷ trọng các nguồn chi gđ 2007-2010  33   Bảng 4  Kết quả chi trả BHXH bắt buộc từ nguồn NSNN  34   Bảng 5  Kết quả chi trả BHXH bắt buộc từ nguồn quỹ BHXH  35   Bảng 6  Kết quả chi trả chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ DSPHSK  41   Bảng 7  Kết quả chi trả chế độ TNLĐ – BNN  42   Bảng 8  Kết quả chi trả chế độ hưu trí, tử tuất  43                       LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những loại hình bảo hiểm ra đời khá sớm, phát triển theo quá trình phát triển của xã hội và đến nay đối với bất cứ một quốc gia nào thì BHXH cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với người lao động và hệ thống an sinh xã hội quốc gia. Ở nước ta, BHXH được Đảng và nhà nước rất coi trọng, BHXH trở thành một trong những chính sách xã hội cơ bản nhất cùng với cứu trợ xã hội và ưu đãi xã hội góp phần đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH có thể coi là một khâu trọng yếu trong việc thực hiện các chế độ, chính sách BHXH. Quản lý chi trả các chế độ BHXH nếu được thực hiện tốt sẽ gián tiếp tạo đà cho công tác thu BHXH, đây cũng chính là làm cho hoạt động BHXH phát triển, từ đó góp phần làm cho mục đích của chính sách BHXH phát huy vai trò hơn nữa. Quá trình tạo lập và sử dụng quỹ Bảo hiểm xã hội của cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang đã thu được nhiều thành tựu: phí thu ngày càng tăng, chi trả đúng đối tượng, luôn hoàn thành kế hoạch. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua việc chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế và những vấn đề bất cập như: vẫn tồn tại tình trạng trục lợi Bảo hiểm xã hội của các cá nhân và tổ chức lợi dụng khe hở của Luật BHXH, sự phức tạp của các thủ tục hành chính.... Điều đó đòi hỏi phải từng bước đưa công tác quản lý chi trả BHXH theo đúng quy định của Pháp luật và yêu cầu của nhân dân. Để thực hiện quản lý chi trả các chế độ BHXH được tốt hơn em xin được nêu ra một số ý kiến của bản thân qua việc nghiên cứu đề tài "Công tác quản lý chi trả BHXH trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2007-2010. Thực trạng và giải pháp." 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này nhằm: - Làm rõ vai trò của công tác quản lý chi trả các chế độ tại BHXH tại BHXH tỉnh Tuyên Quang. - Đánh giá công tác quản lý chi trả BHXH tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2007-2010. - Đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Tuyên Quang, giúp cho công tác chi trả được thực hiện tốt hơn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Là các văn bản pháp quy liên quan đến vấn đề chi chế độ BHXH bắt buộc, công tác quản lý chi trả chế độ BHXH bắt buộc. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn đề về chi các chế độ BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2007-2010. 4. Phương pháp nghiên cứu Khoá luận có sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, kết hợp phân tích tâm lý để phản ánh tổng quát, chi tiết về thực trạng chế độ BHXH nói chung và công tác quản lý chi trả tại BHXH tỉnh Tuyên Quang nói riêng. 5. Kết cấu Ngoài phần mở bài và kết luận. Kết cấu luận văn tốt nghiệp của em được chia thành 3 chương. Cụ thể như sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận chung về BHXH và quản lý chi trả BHXH. - Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH bắt buộc giai đoạn 2007- 2010 ở BHXH tỉnh Tuyên Quang. - Chương 3: Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Tuyên Quang. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH VÀ QUẢN LÝ CHI TRẢ BHXH 1.1. Tổng quan về BHXH 1.1.1. Khái niệm Trong cuộc sống cũng như trong các hoạt động sản xuất hàng ngày, mặc dù không muốn nhưng người lao động không thể tránh khỏi hết những rủi ro bất ngờ xảy ra như: ốm đau; bệnh tật, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…Tất cả những nguyên nhân đó xảy ra đều ít nhiều làm ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần cho bản thân cũng như gia đình, người thân của họ. Muốn khắc phục được khó khăn do các rủi ro nêu trên gây ra, người lao động cần phải được sự bảo trợ của tập thể số đông.Từ đó BHXH được ra đời như một tất yếu khách quan khi mà mọi thành viên trong xã hội đều cảm thấy cần phải tham gia hệ thống này. Sự tồn tại của BHXH là một tất yếu khách quan ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay. Điều này được pháp luật nhiều nước công nhận và đã trở thành một trong những quyền con người được ghi nhận trong tuyên ngôn nhân quyền ngày 10/12/1948: ''Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội đều có quyền hưởng BHXH. Quyền đó được đặt cơ sở trên sự thỏa mãn quyền về kinh tế, xã hội và văn hoá cần cho nhân cách và sự tự do phát triển của con người''. Đồng thời, ở cấp độ chung nhất, mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và BHXH đã được Đảng ta xác định: ''Tăng trưởng kinh tế tạo cơ sở và điều kiện thuận lợi cho phát triển xã hội; ngược lại, phát triển xã hội là động lực, là mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế''; ''Mỗi chính sách kinh tế đều phải nhằm mục tiêu phát triển xã hội; Mỗi chính sách xã hội đều bao chứa nội dung và ý nghĩa kinh tế, dù trực tiếp hay gián tiếp, dù trước mắt hay lâu dài''. Mục tiêu của BHXH là nhằm thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của người lao động trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập, mất việc làm. Mục tiêu này đã được tổ chức lao động quốc tế (ILO) cụ thể hoá như sau: + Đền bù cho người lao động những khoản thu nhập bị mất để đảm bảo nhu cầu sinh sống thiết yếu của họ. + Chăm sóc sức khoẻ và chống bệnh tật. + Xây dựng điều kiện sống đáp ứng nhu cầu của dân cư và các nhu cầu đặc biệt cuả người già, người tàn tật và trẻ em. Xuất phát từ mục tiêu đó ta có thể hiểu: ''BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.'' Như vậy có thể nói rằng, BHXH ra đời là một tất yếu khách quan nhằm đảm bảo cuộc sống cho người lao động và gia đình họ khi có khó khăn về kinh tế. Điều đó đã làm cho người lao động yên tâm trong quá trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động góp phần vào việc phát triển và tăng trưởng nền kinh tế, đảm bảo công bằng xã hội. 1.1.2. Vai trò của BHXH BHXH có vai trò to lớn trong đời sống kinh tế - xã hội của con người, được thể hiện trên các mặt: + Đối với người lao động: BHXH góp phần ổn định cuộc sống cho bản thân người lao động cũng như gia đình họ khi gặp khó khăn do bị mất hoặc giảm thu nhập, từ đó tạo ra tâm lý yên tâm ổn định trong cuộc sống cũng như trong lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động cho xã hội. + Đối với người sử dụng lao động: BHXH góp phần ổn định sản xuất kinh doanh, giúp người sử dụng lao động đỡ phải bỏ ra một khoản tiền lớn, nhiều khi là rất lớn để thực hiện trách nhiệm của mình đối với người lao động khi họ gặp khó khăn trong cuộc sống, từ đó góp phần ổn định môi trường lao động, ổn định xã hội, nâng cao trách nhiệm của người lao động, nâng cao năng suất lao động. + Đối với Nhà nước: BHXH là công cụ quan trọng giúp Nhà nước thực hiện chức năng xã hội được tốt hơn nhằm đạt tới mục tiêu công bằng và tiến bộ xã hội: Thông qua các quy định về BHXH đối với người lao động và người sử dụng lao động, Nhà nước thực hiện việc điều tiết lợi ích, quyền lợi của các bên. Nói cách khác, Nhà nước sử dụng pháp luật để can thiệp vào mối quan hệ chủ- thợ, đảm bảo những quyền lợi xã hội cho người lao động tạo sự công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, phân phối lại thu nhập, từ đó phát huy tốt nhân tố con người, kết hợp tốt giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. BHXH không những trợ giúp đắc lực cho Nhà nước phân phối lại thu nhập, điều tiết lợi ích các bên, mà BHXH còn là kênh huy động vốn có hiệu quả cung cấp nguồn tiền tệ lớn cho việc đầu tư phát triển đối với nền kinh tế và cũng chính điều này là sự đảm bảo cho quỹ BHXH được bảo toàn và phát triển tránh sự trượt giá của đồng tiền theo thời gian. 1.1.3. Hệ thống các chế độ BHXH Chế độ BHXH là sự cụ thể hóa chính sách BHXH, là hệ thống các quy định cụ thể và chi tiết, là sự bố trí, sắp xếp các phương tiện để thực hiện BHXH đối với người lao động; hay đó là hệ thống các quy định được pháp luật hóa về đối tượng hưởng, nghĩa vụ và mức đóng góp cho từng trường hợp BHXH cụ thể. Theo khuyến nghị của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã nêu trong Công ước số 102 tháng 6 năm 1952 tại Giơnevơ, hệ thống các chế độ BHXH bao gồm 9 chế độ trợ cấp: Chế độ chăm sóc y tế (1); Trợ cấp ốm đau (2); Trợ cấp thất nghiệp (3); Trợ cấp tuổi già (4); Trợ cấp TNLĐ và BNN (5); Trợ cấp gia đình (6); Trợ cấp sinh đẻ (7); Trợ cấp khi tàn phế (8); Trợ cấp cho người còn sống (trợ cấp mất người nuôi dưỡng) (9). Tùy theo điều kiện KT-XH mà mỗi nước tham gia Công ước Giơnevơ thực hiện khuyến nghị đó ở mức dộ khác nhau, nhưng ít nhất phải thực hiện được 3 chế độ, trong đó ít nhất phải có 1 trong 5 chế độ:(3);(4);(5);(8);(9). Ở Việt Nam, chúng ta đang dần hoàn thiện các chế độ BHXH phù hợp với thực tế phát triển kinh tế- xã hội đất nước. Hiện nay, nước ta đang triển khai thực hiện các chế độ BHXH, đó là: - BHXH bắt buộc: +Ốm đau; +Thai sản; +TNLĐ, BNN; +Hưu trí; +Tử tuất. - BHXH tự nguyện: +Hưu trí; +Tử tuất. - Bảo hiểm thất nghiệp: +Trợ cấp thất nghiệp; +Hỗ trợ học nghề; + Hỗ trợ tìm việc làm. 1.1.4 Quỹ BHXH 1.1.4.1. Khái niệm Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài NSNN. Quỹ BHXH là tập hợp những đóng góp bằng tiền của những người tham gia BHXH và các nguồn thu hợp pháp khác, hình thành một quỹ tiền tệ tập trung để chi trả cho ngững người được BHXH và gia đình họ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm và chi phí cho các hoạt động nghiệp vụ BHXH. Quỹ BHXH là một quỹ tiêu dùng, đồng thời là một quỹ dự phòng; nó vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội cao và là điều kiện vật chất quan trọng đảm bảo cho toàn bộ hệ thống BHXH tồn tại và phát triển. Như vậy, có thể hiểu: “Quỹ BHXH là một quỹ tiền tệ tập trung được hình thành chủ yếu từ sự đóng góp bằng tiền của các bên tham gia BHXH và được sử dụng để chi trả các chế độ BHXH cho NLĐ theo quy định của pháp luật BHXH.” 1.1.4.2. Đặc điểm - Hoạt động của quỹ không nhằm mục đích kinh doanh kiếm lời, do đó nguyên tắc quản lý quỹ là “cân bằng thu – chi”. Bảo tồn giá trị và an toàn về tài chính đối với quỹ là một vấn đề mang tính nguyên tắc, nó xuất phát từ chức năng cơ bản nhất của BHXH là bảo đảm an toàn thu nhập cho người lao động, đến lượt mình quỹ BHXH cũng phải tự bảo vệ mình trước nguy cơ mất an toàn về tài chính. - Quỹ BHXH là một thuật ngữ chỉ nội dung vật chất của tài chính BHXH, là giao điểm của mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng quỹ gắn với 2 nội dung chủ yếu của quỹ là thu và chi. - Sự ra đời, tồn tại và phát triển của quỹ BHXH phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia và điều kiện lịch sử trong từng thời kỳ của đất nước. Khi điều kiện kinh tế phát triển, thu nhập của người lao động được nâng cao thì người lao động càng có điều kiện tham gia BHXH, quỹ BHXH càng phát triển. - Quỹ BHXH được hình thành từ nhiều nguồn, trong đó có các nguồn chính: người lao động đóng, chủ sử dụng lao động đóng, Nhà nước với tư cách là người sử dụng lao động của các cơ quan hành chính sự nghiệp…cũng phải đóng theo mức quy định. Mức đóng BHXH được quy định bằng tỷ lệ % trên tiền lương hoặc tiền công tùy từng đối tượng. - Quỹ BHXH có thể chia ra nhiều quỹ nhỏ phù hợp với các nội dung chi của từng chế độ BHXH. Ở nước ta, tất cả các chế độ BHXH đều do BHXH Việt Nam thống nhất quản lý. Nhưng để tiện cho việc theo dõi thu chi của các chế độ, có phân ra các quỹ thành phần như: Quỹ BHXH bắt buộc bao gồm: quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, quỹ hưu trí và tử tuất; Quỹ BHXH tự nguyện; Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. - Phân phối của quỹ BHXH vừa mang tính hoàn trả và không hoàn trả. Tính hàn trả thể hiện ở chỗ, người lao động là đối tượng tham gia đóng góp quỹ đồng thời cũng là đối tượng được nhận trợ cấp chi trả từ quỹ khi gặp rủi ro.Trong nhiều
Luận văn liên quan