Đất nước ta đang nỗ lực đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh. Báo chí là phương tiện truyền tải thông tin, là công cụ đắc lực, là vũ khí đấu tranh sắc bén trên mặt trận tư tưởng góp phần làm tốt công tác tuyên truyền tới các tầng lớp nhân dân. Báo chí giúp cho công chúng có cái nhìn đúng đắn, toàn vẹn nhất về những sự việc, sự kiện diễn ra trong đời sống. Qua đó tác động vào nhận thức từ đó làm thay đổi hành vi của công chúng góp phần vào việc giáo dục hình thành nhân cách sống tốt cho con người khi các giá trị đạo đức nhân văn của con người đang bị xuống cấp. Báo chí đang ngày càng đóng vai trò quan trọng là phương tiện truyền tải thông tin, nâng cao hiểu biết của con người, giáo dục hình thành nhân cách sống tốt đẹp cho con người hướng tới một xã hội văn minh phát triển. Là một sinh viên báo chí tôi thấy đề tài: “Báo chí tham gia giáo dục nhân cách sống cho con người trong xã hội hiện đại” là một đề tài hay và bổ ích. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu.
23 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2721 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Báo chí tham gia giáo dục nhân cách sống cho con người trong xã hội hiện đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A: PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang nỗ lực đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh. Báo chí là phương tiện truyền tải thông tin, là công cụ đắc lực, là vũ khí đấu tranh sắc bén trên mặt trận tư tưởng góp phần làm tốt công tác tuyên truyền tới các tầng lớp nhân dân. Báo chí giúp cho công chúng có cái nhìn đúng đắn, toàn vẹn nhất về những sự việc, sự kiện diễn ra trong đời sống. Qua đó tác động vào nhận thức từ đó làm thay đổi hành vi của công chúng góp phần vào việc giáo dục hình thành nhân cách sống tốt cho con người khi các giá trị đạo đức nhân văn của con người đang bị xuống cấp. Báo chí đang ngày càng đóng vai trò quan trọng là phương tiện truyền tải thông tin, nâng cao hiểu biết của con người, giáo dục hình thành nhân cách sống tốt đẹp cho con người hướng tới một xã hội văn minh phát triển. Là một sinh viên báo chí tôi thấy đề tài: “Báo chí tham gia giáo dục nhân cách sống cho con người trong xã hội hiện đại” là một đề tài hay và bổ ích. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chính của tiểu luận này nhằm tìm hiểu và nghiên cứu vai trò của Đài Truyền thanh cơ sở với vấn đề hình thành nhân cách sống tốt đẹp cho con người.
Đồng thời phân tích chứng minh tác dụng của báo chí trong việc tuyên truyền những giá trị nhân đạo nhân văn truyền thống yêu thương đùm bọc lẫn nhau của người dân Việt Nam góp phần vào việc giáo dục đạo đức cho con người trong xã hội hiện đại ngày nay.
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Tiểu luận của tôi hoàn thành nhờ sự kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp quan sát
Phương pháp phân tích, nhận xét, đánh giá
Phương pháp thống kê, tổng hợp
Tuy nhiên trong quá trình làm tiểu luận tôi đã không tách biệt riêng lẻ các phương pháp mà có sự kết hợp chặt chẽ, logic giữa các phương pháp nhằm mang lại hiệu quả cho bài viết.
4. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi của tiểu luận này, tôi xin nghiên cứu, phân tích và tìm hiểu rõ hơn nữa về vai trò của Đài Truyền thanh Yên Khánh với vấn đề giáo dục nhân cách sống cho con người.
5. Kết cấu của tiểu luận
Tiểu luận gồm 3 phần:
A: Phần mở đầu:
Gồm có:
- Lý do chọn đề tài
- Mục đích nghiên cứu đề tài
- Phương pháp nghiên cứu đề tài
- Phạm vi nghiên cứu đề tài
B: Phần nội dung
Chương I: Một số lí luận về đề tài
Chương II: Khảo sát thực tế việc báo chí tham gia giáo dục hình thành nhân cách sống tốt đẹp cho con người của Đài Truyền thanh huyện Yên Khánh.
C: Phần kết luận
Ngoài ra trong tiểu luận này còn có kèm theo: Phần mục lục, phụ lục và một số tài liệu tham khảo.
B: PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÍ LUẬN VỀ ĐỀ TÀI
1.1. Nhân cách là gì?
1.1.1. Khái niệm nhân cách
Nhân cách là hệ thống những phẩm giá của một con người được đánh giá từ mối quan hệ qua lại của người đó với người khác, với tập thể với xã hội và cả với thế giới tự nhiên xung quanh trong mọi cái nhìn xuyên suốt quá khứ, hiện tại và tương lai. Nhân cách là một thứ giá trị được xây dựng và hình thành trong toàn bộ thời gian con người tồn tại trong xã hội. Nó đặc trưng cho mỗi con người, thể hiện những phẩm chất bên trong con người nhưng lại mang tính xã hội sâu sắc.
Nhân cách của con người là hệ thống các thái độ của mỗi người thể hiện ở mức độ phù hợp giữa thang giá trị và thước đo giá trị của mỗi cộng đồng xã hội; độ phù hợp càng cao nhân cách càng lớn.
Cấu trúc nhân cách là nói tới các thành tố của nhân cách tạo thành một hệ thống có một cấu tạo trung tâm (còn gọi là hạt nhân của nhân cách) và hệ thống quan hệ giữa các thành tố. Các thành tố của nhân cách được xây dựng nên từ tổ hợp các tính chất của kiểu loại thần kinh, các quá trình nhận thức, các thái độ xúc cảm, tình cảm và hoạt động.
Ví dụ: khả năng nhận định nhạy bén, sâu sắc khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống hay khi tư duy lí luận, hứng thú nghề nghiệp, tính linh hoạt trong cách đi, cách nói, cách nghĩ, cách làm, lối sống và quan niệm về thế giới, tinh thần sẵn sàng đem năng lực của mình góp phần vào xây dựng xã hội tạo nên một nhân cách có độ phù hợp cao trong thang giá trị và thước đo giá trị của người mang nhân cách đó và của xã hội cộng đồng.
Tất cả những thái độ riêng ấy đều gắn bó với động cơ chung của cả cuộc sống cũng như với động cơ cụ thể trong từng hoạt động ở mỗi người. Động cơ là hạt nhân của nhân cách. Động cơ có thể là sự thích thú, ham mê, ước mơ, sự khích lệ, điều kiện đảm bảo cuộc sống, phần thưởng, lợi ích, sự đánh giá. Trong đó, động cơ cao nhất là lí tưởng của cuộc đời như: Một hình ảnh đẹp, một chân lí khoa học, một chuẩn mực đạo đức, một sự nghiệp thành công.
1.1.2. Hình thành và phát triển nhân cách
Con người sinh ra vốn chưa có nhân cách. Nhân cách là cấu tạo mới do bản thân con người hình thành nên và phát triển qua quá trình sống giao tiếp, học tập, lao động, vui chơi.
Nói theo Lê nin, cùng với dòng sữa mẹ, con người hấp thụ tâm lí, đặc điểm của xã hội mà nó là thành viên. Nhân cách con người hình thành và phát triển theo con đường từ bên ngoài vào nội tâm, từ các quan hệ với thế giới tự nhiên với thế giới đồ vật do các thế hệ trước và bản thân tạo ra, các quan hệ xã hội mà nó gắn bó.
Toàn bộ công tác giáo dục của chúng ta nhằm xây dựng hoàn thiện nhân cách của con người Việt Nam sống và làm việc trong thời kì đổi mới. Đó là nhân cách người lao động sáng tạo, năng động có tay nghề, có tâm hồn chứ không phải con người sống cốt bằng với ngoại giới hay chỉ thích nghi với xã hội. Nhân cách hình thành và phát triển bằng các hoạt động trong đó có một hoạt động có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách là hoạt động giao tiếp, vì tất cả các mối quan hệ có ở con người, quan hệ người – vật, quan hệ người – máy đều gắn bó bằng cách này hay cách khác với quan hệ người – người. Nhất là trong thời đại thông tin, kinh tế tri thức, các quan hệ giao tiếp người với người càng trở nên có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Có tổ chức được các mối quan hệ giao lưu tốt mới hi vọng hình thành được nhân cách tốt.
1.1.3. Phác thảo mô hình nhân cách con người trong thời kì CNH – HĐH, một số mô hình con người nhân cách trong xã hội ngày nay.
Trên cơ sở phân tích các lí thuyết về nhân cách trong tâm lí học và lấy lí thuyết tâm lí học Mác xít làm cốt lõi, phân tích yêu cầu của thời kì CNH – HĐH đất nước đối với nhân cách con người. Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ IX và tham khảo, kế thừa các mô hình nhân cách con người thế kỉ XXI, có thể phác thảo mô hình nhân cách con người Việt Nam gồm 5 thành phần cơ bản sau:
Con người nhân văn và xã hội
Con người công nghệ
Con người thích nghi cao
Con người thiên nhiên (có sức khỏe, thể lực)
Con người sáng tạo
Cụ thể con người Việt Nam trong thời kì đổi mới cần có các thuộc tính cơ bản sau:
+ Có lòng yêu nước nồng nàn, có ý chí kiên định, giữ vững độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, gắn bó với gia đình, giàu lòng nhân ái, yêu quê hương, yêu đồng bào, có lối sống lành mạnh, tâm hồn phong phú, biết yêu cái tốt ghét cái xấu, dám đấu tranh vì công bằng lẽ phải.
+ Dám khẳng định và chịu trách nhiệm trước “cái tôi”, trước gia đình và xã hội về công việc và lối sống của mình, phát huy tích cực tính cá nhân không rơi vào chủ nghĩa cực đoan, lấy cái tôi là trên hết, lấn át cái tập thể. Có tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát, có tính tổ chức kỉ luật, biết quý trọng thời gian dám nghĩ dám làm, đưa cái mới vào cuộc sống, mạnh dạn vươn lên lập thân, lập nghiệp làm giàu cho bản thân.
+ Hiểu biết công nghệ, có tay nghề cao, năng động, tự chủ làm chủ công nghệ và khoa học, kĩ thuật hăng say, học tập vươn lên nắm vững khoa học kĩ thuật hiện đại nhưng không sùng ngoại, tự tin, độc lập sáng tạo trong công việc và trong cuộc sống, nhạy bén với cái mới.
+ Có sức khỏe thể chất và tinh thần, làm tròn trách nhiệm của cá nhân và xã hội. Biết hoạt động và suy nghĩ một cách hợp lí, khách quan tránh dựa vào định kiến chủ quan, kinh ngiệm chủ nghĩa, hiểu biết pháp luật và sống theo pháp luật.
+ Có khả năng sáng tạo trong hoạt động và cuộc sống. Biết tính đến hiệu quả kinh tế - xã hội, coi trọng giá trị kinh tế, tiết kiệm trong tiêu dùng, đồng thời coi trọng các giá trị nhân văn.
Một số mô hình con người nhân cách trong thời đại ngày nay theo tạp chí Thanh Niên:
Khám phá, coi trọng thực tế phê phán, đổi mới không ngừng tiến thủ, tố chất nhân cách có tinh thần khoa học.
Tôn trọng giới tự nhiên và quy luật sinh thái, yêu quý môi trường (giá trị phát triển hài hòa giữa con người – tự nhiên).
Đoàn kết, hợp tác, quan tâm, yêu mến người khác.
Không ngừng vươn lên hoàn thiện mình.
Trong những điều kiện kinh tế xã hội khác nhau có sự khác biệt về trọng tâm và mức độ, nhưng các mặt cơ bản tạo nên mô hình nhân cách con người phát triển toàn diện của các quốc gia hiện nay là tương tự nhau, chủ yếu tập trung vào: Trí tuệ, tinh thần, cảm xúc, thể chất, hoặc là tổng lực, trí tuệ và thể lực.
1.2. Báo chí tham gia giáo dục nhân cách sống cho con người trong xã hội hiện đại.
Báo chí là kênh thông tin quan trọng, là tiếng nói đại diện cho cho tâm tư, nguyện vọng chính đáng của các giai tầng xã hội; là phương tiện cổ vũ tập thể, tuyên truyền tập thể. Nhà báo không làm chính trị nhưng góp phần làm cho tư tưởng chính trị “đơm hoa, kết trái” trong đời sống xã hội. Mọi thông tin chính xác, lý lẽ sắc bén để cổ vũ các phong trào hành động cách mạng, đấu tranh với cái xấu, cái ác, bênh vực công bằng, lẽ phải sẽ tạo nên những “hiệu ứng xã hội” tốt đẹp, góp phần định hướng dư luận xã hội.
Nâng cao tính tự giác trong quần chúng
Để làm được việc này, báo chí góp phần nâng cao nhận thức của quần chúng. Trình độ nhận thức chính là tiền đề quy định mức độ tự giác của nhân dân.
Hình thành ý thức tự giác trong quần chúng sẽ trở thành động lực mạnh mẽ cho những hành động sáng tạo trong lao động, sản xuất và xây dựng xã hội mới.
Báo chí sẽ cung cấp cho con người những nhận thức đúng đắn, toàn diện và sâu sắc những quy luật khách quan của tự nhiên và xã hội, các quá trình và khuynh hướng vận động của đời sống xã hội và lịch sử, trên cơ sở đó hình thành được tính tự giác cao ở mỗi con người.
Tính tự giác thể hiện ở sự nhận thức vị trí của mỗi cá nhân trong các mối quan hệ xã hội, sự nhân thức mục đích, ý nghĩa của cuộc sống, những nhu cầu về lợi ích, con đường và biện pháp để thực hiện nhu cầu đó.
Việc nâng cao trình độ và mở rộng nhận thức nhằm hình thành tính tự giác trong nhân dân, đòi hỏi báo chí phải thông tin một cách đầy đủ, sinh động, các sự kiện hiện tượng, quá trình hết sức phong phú của tự nhiên và xã hội, phân tích các mối quan hệ bên trong và giữa chúng với nhau, chỉ ra các biểu hiện cụ thể của những mối quan hệ đó. Như vậy thông tin báo chí mang đến cho công chúng bức tranh toàn cảnh về hiện thực đời sống xã hội. Hơn thế nữa, báo chí cũng giúp cho công chúng nhìn nhận, đánh giá bức tranh ấy, xác định được tính chất hoạt động và định hướng các hành vi ý thức của mình. Ở đây, yêu cầu và sự định hướng toàn diện cho quần chúng trở thành mục đích cuối cùng trong toàn bộ hoạt động tư tưởng của các phương tiện truyền thông đại chúng.
Nội dung của tính định hướng xã hội toàn diện, trước hết là khả năng nhìn nhận và thẩm định đời sống hiện thực một cách hệ thống. Hiện thực xã hội vô cùng phong phú, phức tạp và đa dạng. Bởi vì sự kiện, hiện tượng, quá trình xảy ra trong những điều kiện lịch sử cụ thể với những hình thức, tính chất, nội dung, phương thức và kết cục khác nhau. Yêu cầu đặt ra cho báo chí là không chỉ mô tả, phản ánh những sự kiện, hiện tượng mà phải phát hiện ra trong công chúng những mối quan hệ, chỉ ra những vấn đề có tính bản chất, chiều hướng vận động của chính hiện thực cuộc sống. Cũng từ đó, báo chí định hướng cho công chúng việc nhận thức cái gì là cần thiết.
Báo chí là phương tiện định hướng dư luận xã hội.
Bằng khả năng thông tin kịp thời, sinh động và phong phú các sự kiện, hiện tượng tới đông đảo công chúng, báo chí tác động trực tiếp đến sự hình thành và định hướng dư luận xã hội một cách nhanh chóng, rộng rãi và hiệu quả nhất.
Trong ý thức xã hội, ý thức lịch sử - văn hóa có vai trò như tầng trung gian giữa thế giới quan và dư luận xã hội. Sự hình thành ý thức lịch sử - văn hóa chịu sự tác động phong phú, đa dạng như: giáo dục, môi trường sống, các phong tục, tập quán.
Báo chí là phương tiện quan trọng trong việc hình thành ý thức lịch sử văn hóa xã hội. Với khả năng thông tin phong phú và tác động rộng lớn của mình, báo chí đã góp phần to lớn trong việc giáo dục và truyền thụ những tri thức giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc và nhân loại. Báo chí không thể trang bị cho các thành viên xã hội một hình thức lịch sử - văn hóa, tạo môi trường thuận lợi cho việc hình thành ý thức lịch sử - văn hóa của mỗi con người.
Báo chí làm công tác truyền bá những tư tưởng, quan điểm cơ bản của hệ tư tưởng chính thống của chế độ xã hội tới quần chúng:
+ Truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thế giới quan khoa học của chủ nghĩa xã hội cho quần chúng nhân dân làm cho hệ tư tưởng này trở thành hệ tư tưởng toàn dân. Đó là cơ sở để động viên xã hội tham gia giải quyết các nhiệm vụ chung của đất nước và địa phương mình.
+ Tuyên truyền giải thích cho quần chúng đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê nin vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của cách mạng Việt Nam. Vì vậy, tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước hòa quyện, đan xen và hỗ trợ lẫn nhau. Hoạt động tuyên truyền cần phân tích, lí giải các cơ sở khoa học, khả năng thực hiện làm cho quần chúng hiểu biết tin tưởng và tự giác chấp hành, biến các đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước vào thực tế xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
+ Một trong những hướng quan trọng của công tác tuyên truyền là phân tích, đánh giá, nhận định tính chất, xu hướng vận động, và các mâu thuẫn cơ bản của từng nước, từng khu vực và cả thế giới, các mối quan hệ và tác động giữa các quốc gia, các giai cấp, các lực lượng xã hội trong thời đại ngày nay. Từ đó, báo chí xây dựng cho công chúng những quan niện cơ bản về thời đại và thế giới hiện nay. Đó là tiền đề quan trọng cho việc củng cố lí tưởng và định hướng xây dựng xã hội mới, đồng thời giúp quần chúng có khả năng tự nhận xét, đánh giá đúng các hiện tượng, bản chất sự kiện đang diễn ra xung quanh và định hướng hoạt động một cách hợp lí.
+ Truyền bá những tri thức lịch sử, văn hóa, khoa học tiên tiến nhằm xây dựng và phát triển lòng yêu nước, niền tự hào dân tộc, xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực và tiến bộ, đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện của con người.
+ Đấu tranh với những quan điểm phản động để bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, chống lại việc truyền bá lối sống hưởng thụ, ích kỉ, lỗi thời vô đạo đức, chống lại âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực phản động.
Tóm lại, qua tuyên truyền bằng các phương tiện thông tin đại chúng. Báo chí đã cung cấp cho công chúng những nhận thức đầy đủ nhất về mọi mặt đời sống xã hội. Những nhận thức ấy giúp chúng ta trở thành người công dân có ích với tư tưởng đạo đức trong sáng, đường lối chính trị đúng đắn cùng lối sống lành mạnh.
Báo chí phê phán những cái xấu, hướng con người đến những điều tốt đẹp.
Báo chí thực hiện chức năng quản lí xã hội của mình bằng việc cung cấp thông tin cho xã hội, hình thành và định hướng dư luận xã hội theo mục đích của chế độ, của giai cấp.
Báo chí đăng tải, phổ biến, giải thích đường lối, chính sách của Đảng. Nhà nước và các cấp các nghành cho các tổ chức và các thành viên xã hội biết, hiểu, nhận thức và hành động trong thực tiễn. Đảng ta trong nhiều văn kiện đã chỉ rõ: Các phương tiện thông tin đại chúng có nhiệm vụ truyền bá đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, đi sát thực tế, thông tin kịp thời và phân tích sâu sắc những sự kiện mới, phát hiện và phản ánh trung thực những điển hình tiên tiến, nhiệt tình ủng hộ, cổ vũ những nhân tố mới, dũng cảm đấu tranh chống những hiện tượng lạc hậu, trì trệ và mọi biểu hiện tiêu cực khác, đề cập và chỉ ra phương hướng giải quyết những vấn đề thiết thực của đời sống xã hội; xây dựng xã hội lành mạnh, động viên quần chúng tích cực hoàn thành nhiệm vụ cách mạng. Để giải quyết vấn đề này, một mặt báo chí phải nhạy cảm, hiểu biết và chủ động tuyên truyền, phân tích, giải thích, bình luận đường lối, chính sách cho quần chúng biết, mặt khác phải dựa vào nhân dân, trong đó các nhà khoa học, nhà kinh tế, mà hoạt động xã hội, hoạt động văn học nghệ thuật để tiến hành công tác đó.
Qua việc đấu tranh, lên án những hiện tượng tiêu cực xảy ra trong xã hội báo chí giúp công chúng nhận thức cái sai, cái đúng, để từ đó có thái độ tránh xa những tiêu cực, không những thế còn biết đấu tranh để loại trừ nó.
Mặt khác, báo chí đưa ra những tấm gương người tốt, việc tốt để công chúng noi theo. Báo chí tác động vào lòng nhân ái của con người để chúng ta biết cảm thông, chia sẻ, “ tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách” .
Báo chí tác động vào đời sống tinh thần của người dân, góp phần hình thành lối sống tốt đẹp
Báo chí là kênh truyền bá, phổ biến một cách sinh động, hấp dẫn các loại hình và tác phẩm văn hóa – văn nghệ để nâng cao trình độ hiểu biết và đáp ứng nhu cầu văn hóa – giải trí của nhân dân.
Báo chí quan tâm hàng đầu đến những giá trị văn hóa – nhân văn. Đó là phổ biến các tác phẩm văn học, nghệ thuật, âm nhạc, điêu khắc, hội họa, kiến trúc, điện ảnh, các hoạt động văn hóa, lễ hội. Đây là điều kiện quan trọng để công chúng tiếp thu các giá trị văn hóa, tinh thần tốt đẹp của dân tộc và nhân loại, giúp cho mỗi thành viên của xã hội không ngừng bổ sung vốn tri thức, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của mình. Đây cũng là điều kiện để phát triển nhân cách con người một cách toàn diện. Tuy nhiên, mặt trái của kinh tế thị trường, những thách thức của hội nhập kinh tế thế giới, đặc biệt những âm mưu thủ đoạn nham hiểm của các thế lực thù địch đang tác động mạnh mẽ đến thanh niên, khiến cho không ít người chạy theo lối sống thực dụng, sa ngã, hư hỏng, xa rời các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc , có thái độ thờ ơ, bàng quan trước các sự kiện kinh tế, chính trị của đất nước. Một số thanh niên mơ hồ về bản chất, âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù. Điều nguy hiểm hiện nay là đã xuất hiện một bộ phận thanh niên tôn thờ chủ nghĩa cá nhân, sống ích kỷ, chạy theo lợi ích vật chất, coi đồng tiền là trên hết. Cá biệt có một số thanh niên dây vào các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật. Nhiều vụ án được khám phá trong thời gian gần đây cho thấy tỷ lệ phạm tội trong thanh niên có chiều hướng gia tăng. Báo chí vừa là công cụ tích cực, hữu hiệu trong việc tuyên truyền những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc hướng tới mục đích giáo dục chính trị - tư tưởng và giáo dục đạo đức thẩm mĩ cho công chúng, hướng công chúng tới chân – thiện – mĩ, làm giàu và phong phú đời sống tinh thần của họ. Vì vậy, có thể nói báo chí là phương tiện giúp giáo dục hình thành nhân cách sống tốt đẹp cho con người.
CHƯƠNG II: KHẢO SÁT THỰC TẾ VIỆC BÁO CHÍ THAM GIA GIÁO DỤC HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH SỐNG TỐT ĐẸP CHO CON NGƯỜI CỦA ĐÀI TRUYỀN THANH HUYỆN YÊN KHÁNH
. Vài nét khái quát về huyện Yên Khánh
Yên Khánh là một huyện nằm ở phía Đông nam tỉnh Ninh Bình. Phía Tây Bắc giáp với thành phố Ninh Bình, phía Tây giáp 2 huyện Hoa Lư và Yên Mô. Phía nam giáp huyện Kim Sơn, phía Đông và Đông Bắc có sông đáy bao bọc, là ranh giới tự nhiên với huyện Nghĩa Hưng, Nam Định. Huyện Yên Khánh có 19 xã, 1 Thị trấn với diện tích tự nhiên toàn huyện là 137.9 km2, dân số 143.131 người.Huyện Yên Khánh được thành lập từ thế kỉ XIII (triều Trần) với tên gọi ban đầu là huyện Yên Ninh, đến thế kỉ XV (triều Lê) gọi là huyện Yên Khang, năm 1882 (năm Minh Mạng thứ 12) gọi là phủ Yên Khánh và từ tháng 9 năm 1945, huyện chính thức mang tên Yên Khánh. Địa hình của huyện Yên Khánh là đồng bằng tương đối bằng phẳng, không có núi non, mạng lưới sông ngòi phân bố tương đối đồng đều. Dòng sông Đáy chảy qua 11 xã phía Đông Bắc với chiều dài 37.3 km. Dòng sông Vạc chảy qua 7 xã phía Tây với chiều dài 14.6 km, thuận lợi cho việc tưới tiêu phục vụ sản xuất và đời sống.
Y