Để đảm bảo chăm sóc sức khoẻ cho mọi người dân và đảm bảo sự bình đẳng trong khám chữa bệnh thì việc thực hiện BHYT là vô cùng cần thiết. Điều 39, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam khẳng định: "Thực hiện BHYT tạo điều kiện để mọi người dân được chăm sóc sức khoẻ".
Theo Luật BHYT số 25/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đến năm 2014 sẽ thực hiện BHYT toàn dân bằng cách chuyển dần các đối tượng tham gia BHYT sang diện BHYT bắt buộc. Trong luật cũng quy định lộ trình để thực hiện BHYT toàn dân, các đối tượng trong thời gian chưa thực hiện BHYT bắt buộc theo lộ trình quy định có quyền tham gia BHYT tự nguyện theo quy định của Chính phủ.
Tuy nhiên, hiện nay nước ta vẫn còn trên 50% dân số chưa có BHYT. Trong đó phần lớn là những người nông dân, những lao động tự do,. thuộc nhóm đối tượng tham gia BHYT tự nguyện. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, khi chưa thể triển khai BHYT toàn dân thì việc phát triển BHYT tự nguyện là việc làm cần thiết, là giai đoạn quá độ để tiến tới BHYT toàn dân. BHYT tự nguyện tạo điều kiện để các đối tượng không thuộc diện tham gia BHYT bắt buộc, đặc biệt là những người có thu nhập thấp được khám chữa bệnh, giúp họ thoát khỏi bẫy nghèo do ốm đau, bệnh tật.
Như vậy, BHYT tự nguyện là chính sách an sinh xã hội. Một trong những nguyên tắc cơ bản của hệ thống an sinh xã hội là đảm bảo tính bền vững tài chính. Trong những năm qua, nếu như BHYT tự nguyện học sinh, sinh viên ngày càng phát triển và đi vào nề nếp thì việc BHYT tự nguyện nhân dân (BHYT tự nguyện ở nước ta bao gồm BHYT tự nguyện học sinh, sinh viên và BHYT tự nguyện nhân dân) còn gặp nhiều khó khăn trong tổ chức thực hiện, trong việc cân đối quỹ do số lượng người tham gia ít, do mức đóng thấp, do có sự lựa chọn ngược,….Đặc biệt là từ khi thực hiện BHYT theo Điều lệ BHYT ban hành kèm theo Nghị Định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ, chính sách BHYT TN càng tỏ ra có nhiều vấn đề bất cập. Vì muốn đi sâu nghiên cứu về BHYT TN nhằm góp một vài ý kiến căn cứ vào lý luận và thực tiễn, do vậy em đã chọn đề tài: “Bảo hiểm y tế tự nguyện Việt Nam giai đoạn 2003-2009”.
67 trang |
Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 4506 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bảo hiểm y tế tự nguyện Việt Nam giai đoạn 2003 - 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM Y TẾ 3
1.1 LÍ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM Y TẾ 3
1.1.1 Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm y tế. 3
1.1.2 Khái niệm, bản chất, vai trò, chức năng của bảo hiểm y tế. 4
1.1.2.1 Khái niệm 4
1.1.2.2 Bản chất của BHYT. 6
1.1.2.3 Vai trò cuả BHYT. 8
1.1.2.4 Chức năng của BHYT. 10
1.1.3 Nội dung cơ bản của BHYT. 11
1.1.3.1 Đối tượng bảo hiểm y tế. 11
1.1.3.2 Phạm vi bảo hiểm y tế. 11
1.1.3.3 Phương thức bảo hiểm y tế. 11
1.1.3.4 Hoạt động của BHYT. 12
1.1.4 Qũy và cơ chế quản lí quỹ BHYT. 13
1.1.4.1 Nguồn hình thành quỹ BHYT. 13
1.1.4.2 Cơ chế quản lí quỹ. 14
1.1.5 Giám định BHYT. 15
1.1.6 Thanh toán chi trả trong BHYT. 16
1.1.7 BHYT tự nguyện. 19
1.2 Kinh nghiệm thực hiện BHYT tự nguyện tại một số nước trên thế giới. 23
1.2.1. BHYT tại Cộng hoà liên bang Đức: 23
1.2.2. Bảo hiểm y tế tại Pháp: 24
1.2.3. BHYT tại Thái Lan: 24
1.2.4. BHYT tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào: 24
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN 26
2.1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO HIỂM Y TẾ VÀ BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN VIỆT NAM. 26
2.1.1 Bảo hiểm y tế ở Việt Nam. 26
2.1.2. Sự hình thành và phát triển của bảo hiểm y tế tự nguyện Việt Nam. 27
2.1.2.1 Giai đoạn từ năm 1992 đến tháng 8/1998 27
2.1.2.2 Giai đoạn từ 8/1998 đến năm 2002 29
2.1.2.3 Giai đoạn từ 2003 đến 01/7/2005 29
2.1.2.4 Giai đoạn từ 10/2005 đến 30/9/2009 30
2.2 THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN. 33
2.2.1 Thuận lợi 33
2.2.2 Khó khăn. 34
2.3 TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN. 35
2.3.1 Quản lí đối tượng tham gia BHYT tự nguyện. 35
2.3.2 Quản lí thu quỹ BHYT TN. 38
2.3.3 Quản lí chi quỹ BHYT TN. 39
2.4 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI BHYT TỰ NGUYÊN TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA. 41
2.4.1 Cơ cấu diện bao phủ BHYT 41
2.4.2 Tình hình thu chi BHYT tự nguyện. 43
2.4.2.1 Thực trạng thu quỹ BHYT TN 43
2.4.2.2 Thực trạng chi phí KCB BHYT TN 44
2.4.3 Những vấn đề còn tồn tại trong việc triển khai BHYT tự nguyện. 45
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN 52
3.1 QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ BHYT TỰ NGUYỆN. 52
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ VẤN ĐỀ THỰC HIỆN BHYT TỰ NGUYỆN TẠI VIỆT NAM. 54
3.2.1 Về chính sách BHYT tự nguyện. 54
3.2.2 Đối với BHXH Việt Nam trong triển khai BHYT trong triển khai BHYT tự nguyện. 58
3.2.3 Đối với các cơ quan liên quan. 60
KẾT LUẬN 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BHYT : Bảo hiểm y tế
BHYT TN : Bảo hiểm y tế tự nguyện
PTTT : Phương thức thanh toán
KCB : Khám chữa bệnh
HSSV : Học sinh, sinh viên
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 1: Số học sinh – sinh viên tham gia BHYT giai đoạn 1998-2009 37
Bảng 2: Số đối tượng tham gia BHYT TN nhân dân. 37
Bảng 3: Số thu BHYT HSSV và BHYT TN nhân dân giai đoạn 2003-2009 39
Bảng 4: Tình hình chi BHYT HSSV tại BHXH Việt Nam năm 2003-2009 40
Biểu 1: Cơ cấu diện bao phủ BHYT năm 2007 41
Biểu 2: Cơ cấu diện bao phủ BHYT năm 2008. 41
Biểu 3: Diện bao phủ BHYT tự nguyện nhân dân. 42
Biểu 4: Tình hình thu BHYT tự ngyện. 43
Biểu 5: Tổng chi phí KCB BHYT của đối tượng tự nguyện: 44
Biểu 6: Tổng chi phí KCB BHYT nội trú. 44
Biểu 7: Chi phí bình quân KCB ngoại, nội trú/thẻ 45
Biểu 8: Cân đối thu-chi BHYT tự nguyện. 45
PHẦN MỞ ĐẦU
Để đảm bảo chăm sóc sức khoẻ cho mọi người dân và đảm bảo sự bình đẳng trong khám chữa bệnh thì việc thực hiện BHYT là vô cùng cần thiết. Điều 39, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam khẳng định: "Thực hiện BHYT tạo điều kiện để mọi người dân được chăm sóc sức khoẻ".
Theo Luật BHYT số 25/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đến năm 2014 sẽ thực hiện BHYT toàn dân bằng cách chuyển dần các đối tượng tham gia BHYT sang diện BHYT bắt buộc. Trong luật cũng quy định lộ trình để thực hiện BHYT toàn dân, các đối tượng trong thời gian chưa thực hiện BHYT bắt buộc theo lộ trình quy định có quyền tham gia BHYT tự nguyện theo quy định của Chính phủ.
Tuy nhiên, hiện nay nước ta vẫn còn trên 50% dân số chưa có BHYT. Trong đó phần lớn là những người nông dân, những lao động tự do,... thuộc nhóm đối tượng tham gia BHYT tự nguyện. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, khi chưa thể triển khai BHYT toàn dân thì việc phát triển BHYT tự nguyện là việc làm cần thiết, là giai đoạn quá độ để tiến tới BHYT toàn dân. BHYT tự nguyện tạo điều kiện để các đối tượng không thuộc diện tham gia BHYT bắt buộc, đặc biệt là những người có thu nhập thấp được khám chữa bệnh, giúp họ thoát khỏi bẫy nghèo do ốm đau, bệnh tật.
Như vậy, BHYT tự nguyện là chính sách an sinh xã hội. Một trong những nguyên tắc cơ bản của hệ thống an sinh xã hội là đảm bảo tính bền vững tài chính. Trong những năm qua, nếu như BHYT tự nguyện học sinh, sinh viên ngày càng phát triển và đi vào nề nếp thì việc BHYT tự nguyện nhân dân (BHYT tự nguyện ở nước ta bao gồm BHYT tự nguyện học sinh, sinh viên và BHYT tự nguyện nhân dân) còn gặp nhiều khó khăn trong tổ chức thực hiện, trong việc cân đối quỹ do số lượng người tham gia ít, do mức đóng thấp, do có sự lựa chọn ngược,….Đặc biệt là từ khi thực hiện BHYT theo Điều lệ BHYT ban hành kèm theo Nghị Định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ, chính sách BHYT TN càng tỏ ra có nhiều vấn đề bất cập. Vì muốn đi sâu nghiên cứu về BHYT TN nhằm góp một vài ý kiến căn cứ vào lý luận và thực tiễn, do vậy em đã chọn đề tài: “Bảo hiểm y tế tự nguyện Việt Nam giai đoạn 2003-2009”.
Đề tài được kết cấu thành 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về bảo hiểm y tế và bảo hiểm y tế tự nguyện.
Chương II: Thực trạng triển khai bảo hiểm y tế tự nguyện Việt Nam.
Chương III: Giải pháp trong công tác triển khai bảo hiểm y tế tự nguyện Việt Nam.
Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn Ts. Nguyễn Thị Hải Đường, chú Minh Thảo- Phó tổng giám đốc BHXH Việt Nam và các cố chú trong ban thực hiện chính sách BHYT thuộc BHXH Việt Nam đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM Y TẾ
1.1 LÍ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM Y TẾ
1.1.1 Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm y tế.
Con người ai cũng muốn sống khỏe mạnh, ấm no, hạnh phúc. Nhưng trong đời người, những rủi ro bất ngờ về sức khỏe như ốm đau, bệnh tật luôn có thể xảy ra. Các chi phí khám và chữa bệnh này không được xác định trước, mang tính đột xuất, vì vậy cho dù lớn hay nhỏ đều gây khó khăn cho ngân quỹ mỗi gia đình, mỗi cá nhân, đặc biệt đối với người có thu nhập thấp. không những thế, những rủi ro này còn tái phát, biến chứng…vừa làm suy giảm sức khỏe, suy giảm khả năng lao động, vừa kéo dài thời gian không tham gia lao động sẽ làm cho khó khăn trong cuộc sống tăng lên.
Để khắc phục khó khăn cũng như chủ động về tài chính khi rủi ro bất ngờ về sức khỏe xảy ra, người ta đã dùng nhiều biện pháp khắc phục khác nhau như tự tích lũy, bán tài sản, kêu gọi sự hỗ trợ của người thân, đi vay mỗi biện pháp đều có ưu điểm và hạn chế nhất định. Tuy nhiên, không thể áp dụng trong trường hợp rủi ro kéo dài về thời gian và lặp đi lặp lại. Vì thế, cuối thế kỉ XIX, BHYT ra đời nhằm giúp đỡ mọi người lao động và gia đình khi gặp rủi ro về sức khỏe để ổn định đời sống, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Đồng thời cùng với tăng trưởng kinh tế, đời sống con người được nâng cao và nhu cầu khám chữa bệnh cũng tăng lên. Bởi vì khi điều kiện kinh tế cho phép thì dù trạng thái sức khỏe thay đổi rất ít như nhức đầu, mệt mỏi kém ngủ…đều có nhu cầu khám chữa bệnh. Hơn nữa, một số bệnh mới và nguy hiểm xuất hiện, đe dọa đời sống con người. Trong lúc đó chi phí khám chữa bệnh ngày càng tăng lên vì:
Ngành y tế sử dụng các thiết bị y tế hiện đại, đắt tiền trong việc chuẩn đoán và điều trị bệnh.
Các loại biệt dược, thuốc men tăng giá do biến động giá cả chung của thị trường. Đặc biệt có những bệnh phải dùng thuốc quý hiếm, chi phí rất lớn.
Do đó phải huy động các thành viên trong xã hội đóng góp nhằm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, và cũng để phục vụ chính bản thân mình khi gặp rủi ro về sức khỏe. Càng ngày BHYT càng tỏ ra không thể thiếu trong đời sống con người.
Trong đời sống kinh tế - xã hội, ngoài những tác dụng to lớn của bảo hiểm nói chung, BHYT còn có tác dụng góp phần khắc phục những thiếu hụt về tài chính, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, đồng thời nâng cao chất lượng và thực hiện công bằng xã hội trong khám chữa bệnh cho nhân dân. Chính vậy BHYT ngày càng tỏ ra không thể thiếu trong đời sống của mọi người.
1.1.2 Khái niệm, bản chất, vai trò, chức năng của bảo hiểm y tế.
1.1.2.1 Khái niệm
Đối với mỗi cá nhân, nhu cầu về chăm sóc y tế phần lớn là không thể đoán trước được và khi tình trạng ốm đau xảy ra, người bệnh phải chi trả chi phí y tế rất lớn và đối mặt với việc không có tiền do không làm việc vì ốm đau. Bảo hiểm là một cơ chế chuyển tiền từ lúc khỏe cần ít sang cho lúc cần nhiều - ốm. Bằng cách chia sẻ rủi ro của mình với những người cũng mua bảo hiểm y tế, một cá nhân có thể bảo đảm một sự bảo vệ hạn chế rủi ro tài chính do ốm đau bằng cách trả trước một khoản phí bảo hiểm không nhiều trong từng khoảng thời gian đều đặn.
Có 2 loại hình BHYT chính là BHYT xã hội của Chính phủ (phi lợi nhuận) và BHYT thương mại của tư nhân (có lợi nhuận).
Bảo hiểm y tế xã hội là một quỹ độc lập do Chính phủ thành lập, qui định những quyền lợi bảo hiểm y tế rõ ràng cho người tham gia BHYT. Quỹ này thường được gọi là BHYT quốc gia. Việc tham gia bảo hiểm y tế xã hội là bắt buộc đối với một số nhóm dân cư nhất định và mức đóng góp được xác định dựa trên thu nhập (khả năng chi trả) chứ không phải dựa trên mức độ rủi ro về sức khoẻ .
Mối quan hệ giữa các bên trong thị trường bảo hiểm y tế được Catherine P Conn & Veronica Walford (1998) tóm tắt như sau: Người tham gia bảo hiểm đóng phí bảo hiểm y tế cho cơ quan BHYT hay quỹ BHYT. Cơ quan BHYT chịu trách nhiệm thu phí và chi trả chi phí y tế cho các cơ sở khám chữa bệnh. Cơ sở khám chữa bệnh thực hiện các dịch vụ y tế cho người có thẻ và thanh toán chi phí với cơ quan BHYT :
Do mối quan hệ 3 bên như trên và kết hợp với các đặc trưng của khu vực y tế nên thị trường BHYT có các đặc tính cần lưu ý so với các loại thị trường bảo hiểm khác:
- Bất đối xứng thông tin: Trong thị trường bảo hiểm sức khỏe có hai khía cạnh mà thông tin bất đối xứng cần nhận biết đó là: phía cầu (người tiêu dùng muốn mua bảo hiểm) là người có nhiều thông tin hơn về giao dịch, về trạng thái sức khỏe hiện tại hay tương lai và xu hướng sử dụng chăm sóc y tế của mình so với nhà cung cấp bảo hiểm. Xuất phát từ đặc tính bất đối xứng thông tin mà trong thị trường bảo hiểm y tế cũng phải đối mặt với sự chọn lọc có hại (Adverse selection) vì những người có hay chắc chắn có bệnh sẽ cần điều trị nhiều hơn, cần nhiều thuốc hơn nhưng quỹ bảo hiểm không có thông tin này và mức phí được xác định ở mức trung bình để bảo vệ cả nhóm dân trong xã hội. Điều này sẽ dẫn đến việc chi trả của quỹ BHYT tăng cao, khi đó cơ quan BHYT sẽ tăng mức phí. Khi tăng mức phí đóng BHYT sẽ hạn chế sự tham gia của những đối tượng có mức độ rủi ro thấp (người khỏe, thanh niên…). Bất đối xứng thông tin giữa phía cung (bác sĩ, tổ chức cung ứng dịch vụ) thường biết nhiều hơn về đối tượng của giao dịch, về việc điều trị thích hợp đối với bệnh nhân, về lợi ích và toàn bộ chi phí của việc đó, kể cả các rủi ro và những tác động phụ so với phía cầu - bệnh nhân hoặc hãng bảo hiểm trả thay cho bệnh nhân. Sự bất đối xứng thông tin như vậy ảnh hưởng mạnh đến ứng xử của cả hai phía. Hậu quả là sẽ có hiện tượng thuốc, các dịch vụ y tế được chỉ định quá mức cần thiết hoặc có sự lạm dụng các dịch vụ kỹ thuật cao đắt tiền trong chẩn đoán và điều trị dẫn đến chi phí y tế gia tăng.
- Hậu quả về tính nhân đạo - Moral hazard: Trường hợp bảo hiểm y tế trả toàn bộ chi phí điều trị thì một mặt là thực hiện việc chữa bệnh tốt hơn, mặt khác khi bệnh nhân không phải chi trả gì nên sẽ không khuyến khích các bệnh nhân sử dụng tiết kiệm các nguồn lực y tế. Trong trường hợp này, bác sĩ và bệnh nhân là đồng minh. Bác sỹ do lương tâm nghề nghiệp thúc đẩy họ muốn chữa trị bệnh nhân càng nhanh và càng hiệu quả không chú ý đến việc họ được thanh toán lại là bao nhiêu và sự liên minh giữa bác sĩ và bệnh nhân đã đối đầu với cơ quan bảo hiểm y tế và làm cho chi phí y tế gia tăng, mất cân bằng quỹ, giảm khả năng bao cấp chéo - cơ sở của tính nhân đạo trong BHYT.
Đúc rút kinh nghiệm trên thế giới, ngày 15/8/1992 Hội đồng bộ trưởng ( nay là chính phủ ) đã ban hành Nghị định số 229/HĐBT ban hành điều lệ BHYT, khai sinh ra chính sách BHYT ở Việt Nam, BHYT Việt Nam chính thức ra đời, được coi là một loại hình đặc biệt, là chính sách xã hội do nhà nước tổ chức thực hiện mang ý nghĩa cộng đồng sâu sắc. Hay BHYT là cơ chế kinh tế, là nơi tập chung nguồn lực tài chính từ sự đóng góp của cộng đồng xã hội để chi phí khám chữa bệnh cho người tham gia đóng góp vào quỹ khi họ gặp rủi ro về sức khỏe cần phải khám chữa bệnh. Theo quy định của pháp luật nước ta: BHYT là một chính sách xã hội do nhà nước tổ chức thực hiện, nhằm huy động sự đóng góp của người lao động, các tổ chức và cá nhân để thanh toán chi phí KCB cho người có thẻ BHYT khi họ bị ốm đau. Tôn chỉ của BHYT không nằm ngoài mục tiêu an sinh xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận. Đây không là loại hình bảo hiểm thương mại. Đặc điểm cơ bản của BHYT xã hội so với các loại hình bảo hiểm thương mại là mức đóng góp vào khả năng thu nhập của mỗi nhóm dân cư, nhưng mức hưởng thụ lại theo nhu cầu điều trị. Khi số người tham gia càng đông thì khả năng đáp ứng quyền lợi của người tham gia BHYT càng tốt, ngược lại nếu số người tham gia càng ít thì việc đảm bảo quyền lợi cho người tham gia cũng bị hạn chế.
Khái niệm về BHYT được trình bày trong cuốn “ từ điển bách khoa Việt Nam I” xuất bản năm 1995, nhà xuất bản Bách khoa – trang 151 như sau: “BHYT: Loại hình bảo hiểm do nhà nước tổ chức, quản lí nhằm huy động sự đóng góp của cá nhân, tập thể và cộng đồng xã hội để chăm lo sức khỏe cho nhân dân”.
1.1.2.2 Bản chất của BHYT.
Từ những khái quát trên, cùng với những thực tế đã diễn ra trong lịch sử phát triển BHXH, BHYT trên thế giới hơn 100 năm qua và ở nước ta hơn 13 năm nay, chúng ta có thể phân tích đầy đủ hơn về bản chất của BHYT.
BHYT trước hết là một bộ phận quan trọng của hệ thống an sinh xã hội. Cùng với các hệ thống an sinh xã hội và hệ thống cứu trợ xã hội, hoạt động BHYT nói riêng và hoạt động của BHXH nói chung đã thực sự trở thành nền móng vững chắc cho sự bình ổn xã hội. Chính vì vai trò quan trọng của BHXH, cho nên mọi quốc gia trên thế giới hoạt động BHXH luôn do nhà nước đứng ra tổ chức thực hiện theo hệ thống pháp luật về BHXH.
Là một chính sách xã hội, BHYT vừa mang tính chất xã hội, vừa mang bản chất kinh tế.
- Bản chất xã hội.
BHYT là loại hình bảo hiểm vì mục tiêu an sinh xã hội. Bản chất xã hội của BHYT được thể hiện trên các khía cạnh sau:
+ Thứ nhất là sự bảo trợ của Nhà nước về chăm sóc y tế dành cho các thành viên tham gia thể hiện BHYT một bộ phận quan trọng trong chính sách xã hội của mỗi quốc gia nhằm đảm bảo một trong những quyền thiêng liêng của con người, đó là quyền được chăm sóc y tế. Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe không phải thuần túy chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân riêng lẻ, mà là trách nhiệm chung của cả cộng đồng. Bởi lẽ, nguy cơ về bệnh tật có thể đến với bất kể ai, không phân biệt quốc gia, dân tộc, và hơn nữa không ai có thể một mình đơn phương chống lại bệnh tật. Lẽ đương việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe trước tiên thuộc về mỗi cá nhân, nhưng vẫn cần sự trợ giúp mang tính nhà nước. Ở đó Nhà nước giữ vai trò quan trọng, là người tổ chức, quản lí và bảo trợ.
+ Thứ hai: Là sự liên kết, chia sẻ mang tính cộng đồng giữa các thành viên trong xã hội. Bên cạnh sự trợ giúp mang tính Nhà nước, tính chất xã hội của BHYT còn thể hiện ở sự chia sẻ, liên kết của các thành viên trong xã hội thông qua đóng góp dựa trên thu nhập. Các thành viên trong xã hội tham gia đóng góp một phần thu nhập vào quỹ chung để chăm sóc y tế cho bản thân mình và cho các thành viên khác. Bệnh tật và những rủi ro về sức khỏe không phải lúc nào cũng xuất hiện cùng một lúc với tất cả mọi người, chúng cũng không xuất hiện giống nhau ở mỗi người. Nếu cứ để ai có bệnh người đó tự chống đỡ sẽ gây khó khăn cho chính họ. Thực tế này đòi hỏi cần có một sự liên kết mang tính cộng đồng rộng rãi để chia sẻ rủi ro bệnh tật. Một quỹ chung cho chăm sóc sức khỏe sẽ điều tiết để nhiều người chưa hoặc không ốm đau cho người ốm, người ốm nhẹ giúp người ốm nặng.
Tính xã hội tương trợ cộng đồng nhân văn của BHYT còn thể hiện ở sự đoàn kết xã hội trong chăm sóc y tế. Chăm sóc y tế thông qua BHYT không phân biệt đóng nhiều hay ít, không phân biệt thành phần xã hội, tôn giáo, giai cấp mà phụ thuộc vào mức độ rủi ro về bệnh tật. Thực tế cho thấy những người nghèo, người có thu nhập thấp thường là người hay ốm đau và cần nhiều kinh phí chữa bệnh. Hơn nữa khi ốm đau lại làm giảm hoặc mất thu nhập nên càng làm cho họ khó khăn hơn về tài chính để tiếp cận các dịch vụ y tế. BHYT mang tính xã hội là một giải pháp thực tế đưa họ tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Như vậy bản chất xã hội của BHYT thể hiện sự trợ giúp mang tính Nhà nước và sự tương hỗ mang tính cộng đồng. BHYT thể hiện bản chất nhân đạo và trình độ văn minh của xã hội phát triển.
- Bản chất kinh tế.
BHYT là một chính sách xã hội, hoạt động vì mục tiêu trợ giúp xã hội, không vì lợi nhuận nhưng nó lại mang yếu tố kinh tế, thuộc phạm trù kinh tế – y tế. Thực hiện BHYT có hiệu quả là thực hiện một bài toán kinh tế y tế. BHYT có chức năng làm nhiệm vụ phân phối lại thu nhập. Có thể thấy được điều này nay chính trong bản chất xã hội ở sự tương trợ xã hội mang tính cộng đồng của BHYT. Có hai góc độ thể hiện chính đó là sự phân phối trực tiếp và sự phân phối gián tiếp. Phân phối trực tiếp thể hiện ở sự chuyển phần thu nhập của người tạm thời khỏe mạnh sang người đang ốm, của người bệnh nhẹ sang người bệnh nặng, của người trẻ sang người già yếu, thông qua sự điều hành luân chuyển của chính phần thu nhập đóng trực tiếp cho quỹ BHYT. Phân phối gián tiếp thể hiện ở sự hỗ trợ giữa người giàu và người nghèo, người thu nhập cao và người thu nhập thấp.
1.1.2.3 Vai trò của BHYT.
BHYT là một phạm trù kinh tế tất yếu của xã hội phát triển, đóng vai trò quan trọng không những đối với người tham gia bảo hiểm, các cơ sở y tế, mà còn là thành tố quan trọng trong việc thực hiện chủ trương xã hội hoá công tác y tế nhằm huy động nguồn tài chính ổn định, phát triển đa dạng các thành phần tham gia KCB cho nhân dân. Vai trò của BHYT được thể hiện như sau:
Thứ nhất: BHYT là nguồn hỗ trợ tài chính giúp người tham gia khắc phục những khó khăn về kinh tế khi bất ngờ ốm đau, bệnh tật. Bởi vì trong quá trình điều trị bệnh chi phí rất tốn kém ảnh hưởng đến ngân sách gia đình, trong khi đó thu nhập của họ bị giảm đáng kể thậm chí mất thu nhập.
Thứ hai: Góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. quốc gia trên thế giới thường có các khoản chi từ ngân sách cho hệ thống y tế. Tuy nhiên ở một số quốc gia khác, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển các khoản chi này thường chưa đáp ứng được nhu cầu ngành y. Ở phần lớn quốc gia, chính phủ chỉ đầu tư khoảng 60% ngân sách y tế. Có nhiều biện pháp mà chính phủ nước ta đã thực hiện để giải quyết vấn đề này, như sự đóng góp của cộng đồng xã hội, trong đó có biện pháp thu viện phí của người đến khám, chữa bệnh. Nhưng đôi khi biện pháp này lại vấp phải vấn đề trở ngại từ mức sống của dân cư. Vì vậy, biện pháp hiệu quả nhất là thực hiện BHYT để giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, khắc phục sự thiếu hụt về tài chính, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng của người dân.
Thứ ba: BHYT góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, thể hiện rõ nét tính nhân đạo, công bằng xã hội sâu sắc. Những người tham gia BHYT, dù ở địa vị, hoàn cảnh nào, mức đóng là bao nhiêu, khi ốm đau cũng nhận được sự chăm sóc y tế bình đẳng như nhau, x