Đề tài Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam

Trong nền kinh tế thị trường, với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các loại hàng hóa và dịch vụ cũng như trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiện nay, vai trò của nhãn hiệu – một trong những đối tượng truyền thống và chủ yếu của sở hữu công nghiệp – ngày càng trở nên quan trọng. Với chức năng ban đầu là giúp người tiêu dùng phân biệt hàng hóa cùng loại của các nhà sản xuất khác nhau, qua quá trình sử dụng và phát triển, nhãn hiệu đã trở thành một công cụ hữu hiệu cho một doanh nghiệp (dù lớn hay nhỏ) tiếp cận, phát triển và bảo vệ thị phần hàng hóa và dịch vụ của mình. Vì vậy, từ hàng trăm năm về trước luật bảo hộ nhãn hiệu đã ra đời tại một số quốc gia phát triển. Những nguyên tắc cơ bản của các luật nhãn hiệu ban đầu tỏ ra hợp lý và có sức sống đến tận ngày nay. Đó là việc nhãn hiệu được ưu tiên đăng ký bảo hộ cho người đăng ký trước (hoặc sử dụng trước), đó là việc nhãn hiệu được bảo hộ chống lại các hành vi của người khác sử dụng một nhãn hiệu trùng hoặc tương tự cho các sản phẩm hàng hóa trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu và sản phẩm của chủ nhãn hiệu Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường đã xuất hiện những nhãn hiệu hàng hóa nổi trội hơn nhờ được sử dụng lâu dài trên thị trường, với chất lượng, tính chất đặc trưng, cũng như uy tín mà hàng hóa mang lại. Những nhãn hiệu như vậy là sự kết tinh nỗ lực kinh doanh của một doanh nghiệp cả về vật chất lẫn trí tuệ, thường có giá trị tài sản rất lớn. Tất nhiên, những nhãn hiệu như vậy cũng luôn trở thành mục tiêu cho sự làm giả, sao chép, lợi dụng uy tín của các đối thủ cạnh tranh cũng như những kẻ làm ăn bất chính. Từ đây xuất hiện nhu cầu đòi hỏi phải tạo lập một chế độ bảo hộ đặc biệt hơn cho loại nhãn hiệu này – các nhãn hiệu nổi tiếng Và trong phạm vi bài tiểu luận này, nhóm chúng em sẽ đi sâu và làm sáng tỏ hơn các quy định pháp luật về nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam cũng như các quy định của các nước trên thế giới.

doc30 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5963 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các loại hàng hóa và dịch vụ cũng như trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiện nay, vai trò của nhãn hiệu – một trong những đối tượng truyền thống và chủ yếu của sở hữu công nghiệp – ngày càng trở nên quan trọng. Với chức năng ban đầu là giúp người tiêu dùng phân biệt hàng hóa cùng loại của các nhà sản xuất khác nhau, qua quá trình sử dụng và phát triển, nhãn hiệu đã trở thành một công cụ hữu hiệu cho một doanh nghiệp (dù lớn hay nhỏ) tiếp cận, phát triển và bảo vệ thị phần hàng hóa và dịch vụ của mình. Vì vậy, từ hàng trăm năm về trước luật bảo hộ nhãn hiệu đã ra đời tại một số quốc gia phát triển. Những nguyên tắc cơ bản của các luật nhãn hiệu ban đầu tỏ ra hợp lý và có sức sống đến tận ngày nay. Đó là việc nhãn hiệu được ưu tiên đăng ký bảo hộ cho người đăng ký trước (hoặc sử dụng trước), đó là việc nhãn hiệu được bảo hộ chống lại các hành vi của người khác sử dụng một nhãn hiệu trùng hoặc tương tự cho các sản phẩm hàng hóa trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu và sản phẩm của chủ nhãn hiệu… Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường đã xuất hiện những nhãn hiệu hàng hóa nổi trội hơn nhờ được sử dụng lâu dài trên thị trường, với chất lượng, tính chất đặc trưng, cũng như uy tín mà hàng hóa mang lại. Những nhãn hiệu như vậy là sự kết tinh nỗ lực kinh doanh của một doanh nghiệp cả về vật chất lẫn trí tuệ, thường có giá trị tài sản rất lớn. Tất nhiên, những nhãn hiệu như vậy cũng luôn trở thành mục tiêu cho sự làm giả, sao chép, lợi dụng uy tín của các đối thủ cạnh tranh cũng như những kẻ làm ăn bất chính. Từ đây xuất hiện nhu cầu đòi hỏi phải tạo lập một chế độ bảo hộ đặc biệt hơn cho loại nhãn hiệu này – các nhãn hiệu nổi tiếng Và trong phạm vi bài tiểu luận này, nhóm chúng em sẽ đi sâu và làm sáng tỏ hơn các quy định pháp luật về nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam cũng như các quy định của các nước trên thế giới. I. NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG 1. Định nghĩa về nhãn hiệu nổi tiếng Theo khoản 16, điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (Luật SHTT) thì nhãn hiệu là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Trong điều kiện kinh tế hiện nay, các nhãn hiệu ngày càng đóng một vai trò quan trọng. Bên cạnh vai trò chính là phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các nhà sản xuất trên thị trường, cung cấp thông tin cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn sản phẩm, dịch vụ thì nhãn hiệu còn có các vai trò khác như thu hút thị hiếu người tiêu dùng, là một biểu tượng cho hình ảnh, danh tiếng và uy tín của doanh nghiệp, là yếu tố quyết định tính cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường, và là một tài sản kinh doanh có giá trị đặc biệt. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã làm xuất hiện những nhãn hiệu nổi trội hơn so với những nhãn hiệu thông thường. Ngày nay, khi nhắc đến những cái tên như Cocacola, Intel, Toyota, Monster,... thì chắc chắn người tiêu dùng sẽ biết ngay rằng những nhãn hiệu này được dùng cho sản phẩm nào. Những nhãn hiệu này nổi trội hơn hẳn có thể là do thời gian sử dụng lâu dài, phạm vi sử dụng rộng rãi hay có thể là do chất lượng sản phẩm tốt…Mục đích chính của nhãn hiệu là để phân biệt sản phẩm của các nhà sản xuất khác nhau. Tuy nhiên, khi nhãn hiệu được người tiêu dùng nhận biết rộng rãi và tín nhiệm thì đã đem lại những lợi thế kinh doanh rất lớn cho chủ sở hữu nhãn hiệu. Những nhãn hiệu như vậy được gọi là nhãn hiệu nổi tiếng (Famous marks). Nhãn hiệu nổi tiếng chính là biểu tượng cho danh tiếng nhà sản xuất, giữ một vai trò rất quan trọng trong quá trình kinh doanh của thương nhân. Những nhãn hiệu nổi tiếng là kết tinh của trí tuệ và vật chất của doanh nghiệp trong một quá trình lâu dài. Vì vậy, nhãn hiệu nổi tiếng là tài sản có giá trị rất lớn. Những nhãn hiệu như Cocacola được định giá lên đến cả trăm triệu USD. Chính vì vậy, sự điều chỉnh của pháp luật về vấn đề là tất yếu. Việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ngày càng cấp thiết và thu hút được sự quan tâm của nhiều Quốc gia trên thế giới. Điều 6BIS của Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp có quy định: “... các nước thành viên Liên hiệp có trách nhiệm, theo chức năng quản lý nếu luật quốc gia cho phép điều đó, hoặc theo đề nghị của bên có liên quan, từ chối hoặc huỷ bỏ đăng ký, ngăn cấm việc sử dụng nhãn hiệu mà nhãn hiệu đó là sự sao chép, bắt chước, chuyển đổi, và có khả năng gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã được cơ quan có thẩm quyền của nước đăng ký hoặc nước sử dụng coi là nhãn hiệu nổi tiếng tại nước đó như là nhãn hiệu thuộc về người được hưởng lợi thế của Công ước và sử dụng trên các loại hàng hoá giống hoặc tương tự. Những quy định này cũng được áp dụng trong trường hợp thành phần chủ yếu của nhãn hiệu là sự sao chép của bất kỳ nhãn hiệu nổi tiếng nào hoặc sự bắt chước có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu trước đó...” Theo quy định trên thì Công ước Paris không đưa ra bất kỳ một định nghĩa nào về nhãn hiệu nổi tiếng mà chỉ quy định nghĩa vụ của các nước thành viên phải có cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng chống lại việc vi phạm (sao chép, bắt chước, chuyển đổi, và có khả năng gây nhầm lẫn) của người thứ ba. Việt Nam là thành viên của Công ước Paris từ năm 1994. Vì vậy, cũng như các thành viên khác Việt Nam cũng cần phải xây dựng một cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Tuy nhiên, phải đến tận năm 2001, tại Nghị định số 06/2001/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 63/NĐ-CP quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp thì vấn đề nhãn hiệu nổi tiếng mới được quy định. Theo quy định tại điểm b, khoản 8, Điều 2 của Nghị định này thì nhãn hiệu nổi tiếng được quy định như sau: “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu hàng hoá được sử dụng liên tục cho sản phẩm, dịch vụ có uy tín  khiến cho nhãn hiệu được biết đến một cách rộng rãi”. Đây có thể được coi là quá trình nội luật hoá các quy định của điều ước quốc tế vào các văn bản pháp luật Việt Nam đồng thời cũng đánh dấu một bước tiến trong quá trình xây dựng các quy phạm pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng. Tuy nhiên, định nghĩa này có một số vấn đề bất cập như sau: Thứ nhất, nhãn hiệu được biết đến một cách rộng rãi nhưng rộng rãi đến mức nào, hay nói cách khác, luật đã không xác định phạm vi nổi tiếng. Thứ hai, luật đề ra định nghĩa nhưng lại không xác định các tiêu chí để phân định nhãn hiệu là nổi tiếng hay không. Chính vì vậy, nghị định này có hiệu lực từ năm 2001 nhưng hầu như không có giá trị áp dụng. Để khắc phục những nhược điểm của nghị định 06, Luật SHTT đã có quy định mới về nhãn hiệu nổi tiếng. Theo khoản 20, điều 4, Luật SHTT thì “nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến một cách rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam”. Quy định này đã giới hạn phạm vi nổi tiếng là trên lãnh thổ Việt Nam. Có nghĩa rằng một nhãn hiệu dù nổi tiếng như thế nào trên thế giới đi nữa mà người tiêu dùng tại Việt Nam không biết đến thì đó cũng không phải là nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định của pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, Luật SHTT cũng lần đầu tiên đưa ra các tiêu chí cụ thể để xác định nhãn hiệu nổi tiếng (Điều 75, Luật SHTT). Những tiêu chí này sẽ được phân tích tại phần cơ chế bảo bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng của bài viết này. Đây có thể xem là một bước tiến dài trong việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng của pháp luật nước nhà. 2. Đặc điểm của nhãn hiệu nổi tiếng Qua định nghĩa đã nêu ở trên thì nhãn hiệu nổi tiếng có điểm khác so với nhãn hiệu thông thường. Và sự khác biệt đó được thể hiện thông qua những đặc trưng cơ bản của nhãn hiệu nổi tiếng. Những đặc điểm cơ bản đó là: Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi. Hay nói cách khác, khi nhắc đến hàng hóa, dịch vụ nào đó thì người tiêu dùng sẽ nghĩ ngay đến nhãn hiệu đó. Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu có căn cứ xác lập quyền, có tiêu chí đánh giá, có cơ chế bảo hộ riêng, khác hoàn toàn so với nhãn hiệu thông thường. Nhãn hiệu nổi tiếng là kết tinh của nhiều yếu tố trong suốt một quá trình lâu dài. Những yếu tố đó có thể là uy tín, chất lượng sản phẩm, cung cách phục vụ… Nhãn hiệu nổi tiếng là một ưu thế kinh doanh của chủ sở hữu nhãn hiệu. Vì khi được khách hàng biết đến một cách rộng rãi, được khách hàng tin tưởng thì công ty đã có một lợi thế cạnh tranh rất lớn đối với những nhãn hiệu cùng loại. Nhãn hiệu nổi tiếng là một tài sản vô hình có giá trị rất lớn đối với doanh nghiệp. II. BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG THEO QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM Trong vài năm trở lại đây, có rất nhiều nhãn hiệu nổi tiếng thế giới đã được đưa vào thị trường Việt Nam và trở thành những nhãn hiệu quen thuộc của người tiêu dùng trong nước như nước giải khát Pepsi, Coca Cola, xe hơi Ford, Toyota, sản phẩm thời trang Gucci, CK... Những nhãn hiệu này đã và đang đóng một vai trò to lớn trong sự phát triển chung của nền kinh tế quốc gia, đòi hỏi chúng ta cần phải có một cách nhìn nhận đúng đắn và có sự quan tâm cần thiết đến việc bảo hộ đối tượng này một cách hiệu quả và kịp thời trên thực tế. Nhãn hiệu nổi tiếng giữ một vai trò quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, điều đó tất yếu dẫn đến việc pháp luật cần phải có các cơ chế điều chỉnh về vấn đề này. Trong phần này, nhóm em sẽ tập trung phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng. 1. Các tiêu chí xác định nhãn hiệu nổi tiếng Trong các văn bản pháp luật quốc tế như công ước Paris, hiệp định TRIPS chỉ đặt ra vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng mà không quy định các tiêu chí cụ thể xác định như thế nào là nhãn hiệu nổi tiếng. Việt Nam là thành viên của hai văn bản trên nên có nghĩa vụ phải thiết lập một hành lang pháp lý rõ ràng cụ thể để các quy định của công ước, hiệp định có thể đi vào thức tiễn áp dụng đồng thời cũng để khắc phục những điểm bất cập trong nghị định 06 trước đây như đã nói ở phần định nghĩa thì tại điều 75 luật sở hữu trí tuệ 2005 đã đưa ra các tiêu chí xác định cụ thể như sau:             1. Số lượng người tiêu dùng liên quan đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn  hiệu hoặc thông qua quảng cáo;             2. Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành.             3. Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;             4. Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu             5. Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu             6. Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu             7. Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu nổi tiếng             8. Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu....” Trên đây là những tiêu chí để được xem xét khi đánh giá một NHNT, có thể khẳng định đây là một bước tiến trong việc quy định pháp luật về NHNT. Các quy định này là những quy định mở, dựa vào các tiêu chí này các tổ chức, cá nhân sẽ thu thập các chứng cứ liên quan đến quá trình sử dụng của nhãn hiệu để yêu cầu các cơ quan chức năng xem xét, đánh giá. Cũng cần phải lưu ý rằng, ngoài các tiêu chí nêu trên, nếu tổ chức, cá nhân có các chứng cứ khác, có thể cung cấp để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, đánh giá nhãn hiệu. Tuy nhiên qua xem xét các tiêu chí nêu trên, chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy rất nhiều các quy định mang tính chất định lượng, ví dụ như số lượng các quốc gia, số lượng người tiêu dùng...Vấn đề đặt ra ở đây là khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét một nhãn hiệu có phải là nổi tiếng không thì các tổ chức, cá nhân cần phải cung cấp số lượng bao nhiêu quốc gia mà nhãn hiệu đã được đăng ký, 30, 50 hay 70, vấn đề tương tự cũng đặt ra đối với số lượng người tiêu dùng. Nếu ở các quốc gia khác theo hệ thống luật Anh Mỹ, thì những quy định này thường được áp dụng  dựa vào án lệ. Tuy nhiên, do đặc thù của hệ thông luật Việt Nam, không thừa nhận án lệ như một nguồn gốc của luật. Vì vậy, cấp độ Thông tư điều chỉnh về vấn đề này để dễ dàng trong qua trình áp dụng thống nhất pháp luật. Bên cạnh đó, có sự mâu thuẫn giữa quy định trong điểm 6 điều 75 về số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu và quy định tại điểm 20, Điều 4, Luật SHTT. Định nghĩa tại điều 4 chỉ yêu cầu NHNT chỉ cần được người tiêu dùng biến đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam trong khi tiêu chí công nhận lại nêu số lượng quốc gia. 2. Về căn cứ xác lập quyền Vấn đề về xác lập quyền đối với NHNT được quy định tại khoản 2, điều 6 của Nghị định 103/CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về sở hữu công nghiệp, theo quy định tại điều này thì quyền sở hữu công nghiệp đối với NHNT được xác lập trên cở sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó theo quy định tại Điều 75 của Luật SHTT mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký tức theo cơ chế bảo hộ tự động. Việc quy định về việc xác lập quyền như trên là phù hợp với thực tiễn quốc tế về NHNT. Theo quy định của luật pháp Hoa Ký cũng như pháp luật của hầu hết các quốc gia thì NHNT cũng không cần phải xác lập quyền bằng thủ tục đăng ký mà sẽ xác lập trên cở sở thực tiễn sử dụng. Tiêu chí thực tiễn sử dụng là một tiêu chí quan trọng nhất để một nhãn hiệu được công nhận là một NHNT. Chính nhờ quá trình sử dụng liên tục mà nhãn hiệu mới được người tiêu dùng biết đến. Nếu luật các quốc gia có quy định việc đăng ký cũng như công nhận của một cơ quan sở hữu trí tuệ là điều kiện để xác lập quyền đối với một NHNT là điều không hợp lý. Bởi vì việc công nhận hoặc đăng ký sẽ tạo ra một nhãn hiệu bất biến, trái với nguyên tắc sử dụng liên tục (khoản 4, điều 75, Luật SHTT) của NHNT. Trước đây, đã có một số cơ quan sở hữu trí tuệ quốc gia yêu cầu WIPO tiến hành nhận đơn công nhận NHNT, tuy nhiên, WIPO đã từ chối với lý do nêu trên. Việc quy định việc xác lập quyền đối với NHNT theo quy định trên, chúng ta có thể rút ra các kết luận sau:             - Thứ nhất: Sẽ chỉ có hai cơ quan tiến hành xem xét và công nhận một nhãn hiệu là nổi tiếng, đó là Toà án và Cục SHTT.             - Thứ hai: Cục SHTT và Toà án sẽ chỉ xem xét và công nhận một NHNT khi có yêu cầu của các tổ chức, cá nhân theo từng vụ việc cụ thể. Cục SHTT sẽ không nhận đơn đăng ký cũng như đơn đề nghị công nhận NHNT. Vì vậy, sẽ không tồn tại, một đăng bạ quốc gia nào về NHNT.             - Thứ ba: Yêu cầu xem xét NHNT có thể diễn ra trong các trường hợp sau:             + Khi tổ chức, cá nhân tiến hành nộp đơn đăng ký, nhưng bị từ chối vì nhãn hiệu rơi vào các yếu tố loại trừ hoặc bị từ chối vì tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác, tổ chức, cá nhân sẽ xác lập quyền cho nhãn hiệu này thông qua việc chứng minh NHNT.             + Khi các tổ chức, cá nhân yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực một văn bằng bảo hộ hoặc phản đối việc cấp giấy chứng nhận đăng ký cho một nhãn hiệu dựa trên cơ sở nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn với NHNT.             + Khi có các tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý vi phạm quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng.             + Khi có các tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý về hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng. Trên đây là những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về cơ chế bảo hộ NHNT. Các quy định mới của Luật SHTT Việt Nam hiện hành về cơ chế bảo hộ NHNT. Các quy định mới của Luật SHTT Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành đã phù hợp với quy phạm quốc tế, cụ thể là điều 6bis của Công ước Paris và phù hợp với thực tiễn pháp luật quốc tế. 3. Về thời hạn bảo hộ Về thời hạn bảo hộ, pháp luật cũng dành cho những nhãn hiệu loại này một ưu đãi đặc biệt: quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ vô thời hạn tính từ ngày nhãn hiệu được công nhận là nổi tiếng ghi trong quyết định công nhận nhãn hiệu nổi tiếng. Tuy vậy, ta cũng không loại trừ trường hợp một nhãn hiệu nổi tiếng không được bảo hộ nữa. Đó là khi nhãn hiệu không còn nổi tiêng nữa, hay nói cách khác là khi các tiêu chí làm nhãn hiệu đó trở thành nổi tiếng không còn trên thực tế hoặc nhãn hiệu đã trở thành tên gọi chung của một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định (trường hợp này còn gọi là sự lu mờ nhãn hiệu, phần này sẽ được giải thích cụ thể ở phần quy định về nhãn hiệu nổi tiếng của pháp luật Hoa Kỳ). Trong hệ thống pháp luật về nhãn hiệu nói chung và nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng của Việt Nam chưa đề câp đến các biện pháp cũng như chế tài ngăn cấm việc làm lu mờ nhãn hiệu. 4. Các trường hợp được xem là vi phạm nhãn hiệu nổi tiếng Một trong những vấn đề được xét tới là khả năng phân biệt của nhãn hiệu được quy định tại điểm i, khoản 1, điều 74 Luật SHTT. Trong đó, nhãn hiệu không được coi là có khả năng phân biệt nếu nó là một dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng. Quy định như vậy là phù hợp với thực tế cũng như thông lệ trên thế giới. Tuy nhiên, Luật chưa quy định cụ thể những dấu hiệu như thế nào thì được coi là “trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn” với nhãn hiệu nổi tiếng. Khắc phục điều này, Nghị định 105/2006 có hướng dẫn như sau: dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo, cách trình bày (kể cả màu sắc); một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với dấu hiệu, chữ, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là yếu tố xâm phạm nếu: hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ. Hoặc hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự, không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng nhưng có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng. Ngoài ra, ta có thể tham khảo đến bản Khuyến nghị chung của WIPO về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng (những nhãn hiệu như vậy được gọi là nhãn hiệu gây xung đột). Theo đó, nhãn hiệu sẽ bị coi là gây xung đột với nhãn hiệu nổi tiếng khi nhãn hiệu này, hoặc một phần của nhãn hiệu này, có chứa sự sao chép, sự bắt chước, sự phiên dịch, hoặc sự phiên chữ của nhãn hiệu nổi tiếng, có khả năng gây nhầm lẫn, nếu nhãn hiệu, hoặc phần cơ bản của nhãn hiệu này, được sử dụng, là đối tượng của đơn đăng kí hoặc đã được đăng kí đối với loại hàng hóa hoặc dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu. Không kể đến các loại hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu này là đối tượng của đơn đang kí hoặc đã được đăng kí, nhãn hiệu này sẽ bị coi là xung đột với nhãn hiệu nổi tiếng khi nhãn hiệu này hoặc một phần cơ bản của nhãn hiệu này có chứa sự sao chép, sự bắt chước, sự phiên dịch, hoặc sự phiên chữ của nhãn hiệu nổi tiếng, và khi có ít nhất một trong các điều kiện sau đây: - Sự sử dụng nhãn hiệu đó biểu thị một mối liên hệ giữa hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu, là đối tượng của đơn đăng kí, hoặc đã được đăng kí, và của chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng, và có nguy cơ đe dọa lợi ích của họ; - Sự sử dụng nhãn hiệu đó có khả năng làm suy yếu hoặc lu mờ theo cách không công bằng những đặc tính khác biệt của nhãn hiệu nổi tiếng; - Sự sử dụng nhãn hiệu đó có thể sẽ gây bất lợi cho những đặc tính khác biệt của nhãn hiệu nổi tiếng. III. BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI T
Luận văn liên quan