Đề tài Biên giới mềm-Luật quốc tế

Nhắc đến khái niệm “biên giới quốc gia”, người ta nghĩ ngay tới một ranh giới xác định, giới hạn vùng lãnh thổ của một quốc gia,và giới hạn phạm vi quyền lực tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ.Biên giới quốc gia được xác định trên cơ sở thỏa thuận giữa các quốc gia có lãnh thổ tiếp giáp nhau,thể hiện bằng các điều ước hoạch định biên giới giữa các quốc gia liên quan.Trong những thập niên gần đây,xuất hiện một khái niệm mới làm thay đổi cách nhìn về biên giới,về sự tự chủ quốc gia:khái niệm “Biên giới mềm”.Biên giới mềm là một khái niệm dùng để thể hiện rằng các quốc gia trong các thời đại khác nhau có thể phát triển tầm ảnh hưởng của mình tới các quốc gia khác thông qua việc phát triển các lĩnh vực khác nhau của đời sống và đưa chúng ra phổ biến với thế giới. Nếu như khái niệm biên giới hành chính ( biên giới cứng) cho thấy chủ quyền của một quốc gia đối với vùng lãnh thổ của mình thì khái niệm biên giới mềm còn cho ta thấy chủ quyền quốc gia giờ đây không chỉ như thế mà còn được mở rộng tới tận những nơi mà ở nơi đó con người đón nhận và vận dụng những thành tựu của nhân loại.Bởi vì ở những nơi đó con người ít nhiều chịu sự tác động, chi phối bởi tư tưởng của quốc gia mà họ đang tiếp cận. Khi chúng trở thành thế mạnh của quốc gia, thì không những chúng mang lại lợi ích cho quốc gia đó, mà theo xu hướng hội nhập, bản thân các quốc gia khác cũng cần phải đón nhận, tiếp thu.Nhưng liệu sự đón nhận và tiếp thu ấy sẽ mang đến những thuận lợi và bất lợi gì trong việc bảo vệ chủ quyền của nhiều quốc gia trên thế giới;hay nói cách khác “biên giới mềm” sẽ ảnh hưởng như thế nào đến những đối tượng chịu sự tác động của nó trên mọi lĩnh vực – từ kinh tế,chính trị,văn hoá thông tin đến cả an ninh quốc phòng.? Việt Nam chúng ta cũng không phải là một ngoại lệ.Sau một thời gian nghiên cứu,nhóm chúng em đi sâu vào tìm hiểu tầm quan trọng của biên giới mềm trong thời đại toàn cầu hoá ngày nay và những tác động của nó đến mọi lĩnh vực của Việt Nam.

doc38 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 8012 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biên giới mềm-Luật quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Lời mở đầu .....2 I. Khái quát về Biên giới mềm 3 1. Biên giới là gì? 3 2. Biên giới mềm 3 Khái niệm 3 Lịch sử của khái niệm “Biên giới mềm” 4 Sự khác biệt giữa biên giới và biên giới mềm 4 II. Nội hàm của biên giới mềm 5 1.Biên giới về kinh tế 5 2. Biên giới về chính trị 9 3. Biên giới về văn hóa 10 4. Các lĩnh vực khác 12 4.1 Về an ninh quốc phòng 12 4.2 Về giáo dục 12 4.3 Về thông tin 13 III. Sự tác động và thực trạng biên giới mềm tại Việt Nam 15 1.Lĩnh vực kinh tế 15 1.1 Thương mại dịch vụ dưới góc nhìn “Biên giới mềm” 16 1.2 Những tác động tích cực từ “Biên giới mềm” đến nền kinh tế Việt Nam 17 1.3 Những tác động tiêu cực 18 2. Lĩnh vực chính trị 19 2.1 Mặt tích cực 19 2.2 Mặt tiêu cực 21 3. Lĩnh vực văn hóa 25 IV. Giải pháp gì cho Việt Nam trước sự tác động mạnh mẽ của Biên giới mềm 28 1. Trong lĩnh vực kinh tế 28 2.Trong lĩnh vực chính trị 30 3. Trong lĩnh vực văn hóa 32 Lời mở đầu Nhắc đến khái niệm “biên giới quốc gia”, người ta nghĩ ngay tới một ranh giới xác định, giới hạn vùng lãnh thổ của một quốc gia,và giới hạn phạm vi quyền lực tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ.Biên giới quốc gia được xác định trên cơ sở thỏa thuận giữa các quốc gia có lãnh thổ tiếp giáp nhau,thể hiện bằng các điều ước hoạch định biên giới giữa các quốc gia liên quan.Trong những thập niên gần đây,xuất hiện một khái niệm mới làm thay đổi cách nhìn về biên giới,về sự tự chủ quốc gia:khái niệm “Biên giới mềm”.Biên giới mềm là một khái niệm dùng để thể hiện rằng các quốc gia trong các thời đại khác nhau có thể phát triển tầm ảnh hưởng của mình tới các quốc gia khác thông qua việc phát triển các lĩnh vực khác nhau của đời sống và đưa chúng ra phổ biến với thế giới. Nếu như khái niệm biên giới hành chính ( biên giới cứng) cho thấy chủ quyền của một quốc gia đối với vùng lãnh thổ của mình thì khái niệm biên giới mềm còn cho ta thấy chủ quyền quốc gia giờ đây không chỉ như thế mà còn được mở rộng tới tận những nơi mà ở nơi đó con người đón nhận và vận dụng những thành tựu của nhân loại.Bởi vì ở những nơi đó con người ít nhiều chịu sự tác động, chi phối bởi tư tưởng của quốc gia mà họ đang tiếp cận. Khi chúng trở thành thế mạnh của quốc gia, thì không những chúng mang lại lợi ích cho quốc gia đó, mà theo xu hướng hội nhập, bản thân các quốc gia khác cũng cần phải đón nhận, tiếp thu.Nhưng liệu sự đón nhận và tiếp thu ấy sẽ mang đến những thuận lợi và bất lợi gì trong việc bảo vệ chủ quyền của nhiều quốc gia trên thế giới;hay nói cách khác “biên giới mềm” sẽ ảnh hưởng như thế nào đến những đối tượng chịu sự tác động của nó trên mọi lĩnh vực – từ kinh tế,chính trị,văn hoá thông tin đến cả an ninh quốc phòng....? Việt Nam chúng ta cũng không phải là một ngoại lệ.Sau một thời gian nghiên cứu,nhóm chúng em đi sâu vào tìm hiểu tầm quan trọng của biên giới mềm trong thời đại toàn cầu hoá ngày nay và những tác động của nó đến mọi lĩnh vực của Việt Nam. I.Khái quát về Biên giới mềm: Một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của nhà nước là xác định phạm vi lãnh thổ của mình trên bản đồ thế giới, xác định tầm ảnh hưởng của mình đối với các đất nước khác. Và thực tiễn lịch sử đã chứng minh bất kỳ quốc gia nào, nhà nước nào cũng luôn muốn mở rộng biên giới của mình. Vậy biên giới được hiểu như thế nào? Liệu biên giới có phải chỉ đơn thuần là phạm vi lãnh thổ thuộc chủ quyền của một đất nước như cách nghĩ của nhiều người hay không? Chúng ta cùng đi tìm hiểu. Biên giới là gì? Biên giới là đường phân định, giới hạn lãnh thổ của 1 quốc gia với quốc gia khác hoặc với vùng không thuộc lãnh thổ của quốc gia đó. Gồm 3 thành phần : Biên giới trên bộ: Là đường biên giới được xác định trên đất liền, trên đảo, sông, hồ, kênh, biển nội địa. Biên giới trên biển: Là đường vạch ra để phân định vùng lãnh hải của quốc gia với vùng biển tiếp liền mà quốc gia ven bờ có chủ quyền hoặc với nội thủy, lãnh hải của quốc gia khác có bờ biển đối diện hay kề bên bờ biển của quốc gia này. Biên giới trên không và biên giới lòng đất: Được xác định trên cơ sở dựa trên đường biên giới trên bộ, trên biển. Xác định chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ và tuyệt đối của quốc gia đối với lãnh thổ. Nhưng vấn đề được đề cập ở đây là về biên giới theo khái niệm truyền thống hay còn lại là biên giới “cứng”. Ngày nay, trong quá trình toàn cầu hóa thế giới đang trở nên “phẳng” đi, thì khái niệm biên giới không còn đơn thuần như đã nêu nữa mà nó được phát triển lên ở một cấp độ khác. Đó là biên giới mềm. Vậy biên giới mềm là gì? Nó ra đời như thế nào? Và có đặc điểm gì? Biên giới mềm: Khái niệm: Hiện tại, có quan điểm cho rằng biên giới của các quốc gia không đơn thuần là biên giới truyền thống hay biên giới cứng mà bao gồm biên giới về kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh quốc phòng, giáo dục, thông tin…Và đây là khái niệm về biên giới mềm. Biên giới mềm chính là giới hạn sinh tồn của mỗi quốc gia trong thời đại hiện nay. Cơ sở vật chất của quốc gia, theo quan niệm về biên giới mềm có thể mở ra rất rộng một cách vô hình, đã biến lãnh thổ nước khác thành “cơ sở vật chất” của nước mình, mở rộng không gian sinh tồn mặc dù không gian chủ quyền về mặt pháp lý vẫn giữ nguyên như trước. Vậy vì sao lại gọi nó là biên giới mềm: Biên giới mềm được xác định không phụ thuộc vào biên giới truyền thống, mà căn cứ vào mức độ phổ biến của hàng hóa, văn hóa, chính trị. Đó là việc dùng “sức mạnh mềm” để xâm nhập “biên giới mềm” gây ảnh hưởng của mình đến của các quốc gia khác. Là một đường biên giới vô hình, không bị giới hạn bởi không gian địa lý. Biên giới loại này có thể được mở rộng mà không nhất thiết phải dùng đến bạo lực Không chịu sự điều chỉnh của Luật Quốc tế Luôn gắn chặt với xu hướng toàn cầu hóa Tóm lại, biên giới mềm là một khái niệm mới, ra đời trong thời gian gần đây mà nội dung chủ yếu đề cập đến khả năng ảnh hưởng về kinh tế, văn hóa, chính trị và nhiều lĩnh vực khác… Lịch sử của khái niệm “Biên giới mềm”: Đầu những năm 90 của thể kỷ 20, trong sách báo pháp lý thấy xuất hiện một khái niệm mới: “biên giới mềm”. Đây là khái niệm do tác giả Thôi Hoặc Thần đưa ra vào năm 1991 tại Trung quốc trong cuốn sách “Cuộc đấu tranh giành giật biên giới mềm (Nxb Giáo dục, Tứ Xuyên, 1991, 225 trang). Và từ đó, trong xu thế toàn cầu hóa, luận thuyết, khái niệm “biên giới mềm” được sử dụng nhiều hơn trên khắp toàn cầu. Đặc biệt là các cường quốc đã lợi dụng nó để phục vụ cho chính sách thực dân và bành trướng trước mắt cũng như lâu dài của họ. Sự khác biệt giữa biên giới và biên giới mềm: Biên giới Biên giới mềm. Là giới hạn địa lý hữu hình giữa các quốc gia với nhau. Là một biên cương vô hình giữa các dân tộc, quốc gia trong các lĩnh vực như chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật… Biên giới xác định chủ quyền tuyệt đối và hoàn toàn, đầy đủ của 1 quốc gia trên lãnh thổ. “Biên giới mềm” là sức ảnh hưởng của một quốc gia đối với các quốc gia khác dựa vào thế mạnh kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học kỹ thuật … Biên giới là 1 giới hạn hay ranh giới xác định không thay đổi, trừ trường hợp sử dụng biện pháp chiến tranh để mở rộng biên giới. Dựa vào dựa vào sự phát triển của khoa học công nghệ như một vũ khí, để đạt mục đích đó, người ta có thể tiến hành những cuộc “chiến tranh không khói lửa”, trong đó có tiến công, có phòng thủ trên các lĩnh vực khoa học kĩ thuật, kinh tế chính trị, văn hóa, ngoại giao, môi trường sinh thái, hàng hóa…có những đòn tiến công mềm”, “xâm nhập mềm” vào “biên giới mềm”. Chiu sự điều chỉnh trực tiếp của Luật Quốc tế Không chịu sự điều chỉnh trực tiếp của Luật Quốc tế Nội hàm của biên giới mềm: Từ sự tìm hiểu khái quát về khái niêm “Biên giới mềm”, chúng ta có thể thấy được biên giới về kinh tế, chính trị, văn hóa… chính là nội hàm của nó. Để hiểu rõ như thế nào là biên giới mềm thì chúng ta phải tìm hiểu nội hàm của nó gồm những gì và nội dung trong đó là gì. Chính vì thế đi vào phân tích từng khía cạnh nội hàm của khái niệm Biên giới mềm là điều không thể bỏ qua khi nghiên cứu biên giới mềm. Biên giới về kinh tế: Ngày nay thế giới đang chuyển động không ngừng, quan hệ quốc tế đã có sự thay đổi trật tự, trật tự thế giới cũ đã sụp đổ và trật tự thế giới mới đang dần được hình thành cùng xu thế toàn cầu hóa ào ạt như một cơn lốc tràn qua các châu lục len lỏi đến từng khu vực, bao trùm mọi mặt, mọi lĩnh vực của xã hội vì thế các quốc gia đang ra sức tận dụng cơ hội đó để phát triển, mở rộng tăng cường thế lực, tầm ảnh hưởng của mình trên “bản đồ thế giới”. Cùng với sự thay đổi của thế giới đòi hỏi các quốc gia cũng phải có sự thay đổi về tầm nhìn từ tư duy nhận thức đến hành động. Lịch sử nhân loại từ trước đến nay đã chứng minh rằng các quốc gia sử dụng chính sách vũ lực, dùng sức mạnh quân sự, chiến tranh để giành giật quyền lực, xâm chiếm các quốc gia khác, khẳng định vai trò thế lực của mình không phải là một chính sách hiệu quả, không đưa đến được thắng lợi cần thiết và có ảnh hưởng xấu tới cục diện toàn cầu. Do đó các quốc gia (nhất là các quốc gia lớn) đã nhận thức lại về con đường để đạt được quyền lực, địa vị của mình trên thế giới, giờ đây các quốc gia đã có chiến lược chính sách mềm dẻo và linh hoạt hơn để đạt được mục đích đó. Con đường để thâu tóm quyền lực, sự thống trị từ đó nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là chính trị của các quốc gia giờ đây không còn là con đường của chiến tranh vũ trang hay sự hủy diệt nữa mà đó là con đường của “hòa bình”, là con đường của kinh tế, văn hóa xã hội, công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật, và là con đường của ngoại giao. Theo học thuyết Mac – Lenin muốn giành được quyền lực thống trị thì phải nắm giữ được quyền chi phối về kinh tế và tư tưởng, cũng như quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng. Lịch sử loài người hàng triệu năm đã chứng minh điều đó. Dưới làn sóng toàn cầu hóa mãnh liệt đang diễn ra, biên giới “mềm” của nhiều quốc gia gần như được bành trường một cách “hợp pháp” hàng ngày, hàng giờ. Với những người thủ cựu, họ nhìn nhận toàn cầu hóa như một con “ngáo ộp” thực dân nhưng lại thiếu khách quan trước lợi ích mà nó mang lại. Nhân loại đã đi qua 2 cuộc thế chiến khủng khiếp để chia chác thị trường nên toàn cầu hóa chắc chắn là lựa chọn hòa bình, ít ra là ở bề mặt. Quan trọng là khi ấy, hòa bình sẽ có tâm thế chủ động. Bất ổn hoặc chiến tranh không còn là lựa chọn cuối cùng. Với biên giới “mềm” các đội quân “tiền tệ - tư bản” đóng đại bản doanh chủ yếu ở thủ phủ và những trung tâm kinh tế của các quốc gia đang dần bị “xâm lăng”. PCI “made in Japan” chưa xử lý xong, đã xuất hiện PCI “phẩy” đóng dấu xứ “kangoroo”. Tư duy “đánh giặc trên rừng” không thể áp dụng máy móc vào thời đại này. Biên giới giữa các quốc gia không chỉ là biên giới đất liền, biên giới biển, biên giới trên không mà còn là biên giới của hàng hóa. Các cường quốc sử dụng lý thuyết này để bành trướng biên giới và tầm ảnh hưởng của mình bằng cách mở rộng thị trường hàng hóa - dịch vụ mang đậm dấu ấn văn hóa nước mình ra nước khác. Biên giới “mềm” mang hàm ý việc ngăn cách thị trường giữa các quốc gia sẽ không còn, theo xu hướng hội nhập, tháo dỡ các rào cản kinh tế bằng chính sách tự do thương mại, giảm thuế…khi gia nhập vào AFTA và WTO. Mỗi quốc gia theo đuổi một chiến lược và chính sách khác nhau. Ví như Mỹ theo đuổi chiến lược “cây gậy và củ cà rốt”, Thụy Sĩ theo đuổi chiến lược ôn hòa, và không thế không nhắc tới Trung Quốc điển hình với chính sách lấy kinh tế làm sức mạnh chủ yếu. Để mường tượng rõ hơn về khía cạnh này chúng ta có thể lấy Trung Quốc làm ví dụ: + Trung Quốc đang giành được phần lớn hơn của miếng bánh đang co hẹp lại của thị trường thế giới. Thương mại, kinh tế thế giới đã giảm mạnh trong năm nay vì suy thoái, còn người tiêu dùng thì đang đòi hỏi những thứ hàng hóa rẻ tiền hơn. Bắc Kinh, với quyết tâm giữ cho cỗ máy xuất khẩu của mình tiếp tục đà đi lên, đang tìm cách để thỏa mãn yêu cầu đó. + Trong 7 tháng đầu năm 2008, chỉ có khoảng 15% hàng hóa nhập khẩu của Mỹ là từ Trung Quốc. So với cùng kỳ năm 2009, tỷ lệ này đã tăng lên mức 19%. Trong khi đó, tỷ lệ hàng nhập khẩu của Mỹ từ Canada lại giảm xuống xòn 14.5% từ mức gần 17% trong cùng giai đoạn này. + Bên cạnh việc tăng thị phần tại thị trường châu Mỹ, Trung Quốc còn đang gia tăng giá trị xuất khẩu tại một số ngành. Ví dụ, theo Trung tâm thông tin thương mại toàn cầu (Global Trade Information Services) tính đến hết tháng 7/2009, đồ may mặc thêu đan của Mỹ nhập từ Trung Quốc đã tăng 10%, trong khi mặt hàng nhập khẩu này từ Mexico, Honduras, Guatemala và El Salvador giảm từ 19% - 24% ở mỗi nước. Điều tương tự cũng xảy ra trên khắp thế giới từ Nhật Bản tới Italia. + Trong nửa đầu năm 2009, Trung Quốc xuất khẩu 521 tỷ USD hàng hóa bao gồm quần áo, đồ chơi, đồ điện tử, ngũ cốc và những hàng hóa khác ra thế giới. Cũng theo Trung tâm thông tin thương mại toàn cầu, mặc dù con số đó cũng cho thấy mức giảm 22% kể từ đầu năm 2008, nhưng so với những nhà xuất khẩu lớn khác thì Trung Quốc vẫn tỏ ra có lợi thế hơn. Xuất khẩu Đức giảm 34% trong cùng giai đoạn, còn của Nhật giảm 37%, Mỹ giảm 24%. Trong nửa đầu năm 2010, xuất khẩu của Trung Quốc tăng 35,2% lên 705,09 tỷ USD hàng hóa (Tân Hoa Xã dẫn thông báo của GAC cho hay) . + Thị phần của Trung Quốc có được hầu hết từ sự suy giảm của các nước như Nhật Bản, Italia, Mexico, và Trung Mỹ trong các ngành mà Trung Quốc từ lâu vẫn nỗ lực chiếm ưu thế. Ở châu Âu, hàng dệt may và thêu thùa của Trung Quốc cũng vươn lên tại các nước lớn. Cách đây không lâu, Romania là nước xuất khẩu giầy chính sang Italia, còn bây giờ, vị trí đó được trao cho Trung Quốc. + Nhật Bản từng phụ thuộc vào việc xuất khẩu hàng điện tử sang Mỹ, nhưng, trong thập kỷ qua, cứ mỗi năm nước này lại mất 1 phần thị trường vào tay Trung Quốc. Năm 1999, hàng điện tử xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ chiếm tới 18% thị trường, thì nay giảm xuống chỉ còn 7%. + Việc mở rộng biên giới hàng hóa là một yếu tố tất yếu để phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập. Bởi khi một quốc gia mà có hàng hóa được nhiều đối tác thì cơ hội phát triển càng cao. Điều này cũng giúp nâng cao vị thế của quốc gia đó trên trường quốc tế. Hơn nữa, một điều tất yếu là một quốc gia muốn mở rộng tầm ảnh hưởng về hàng hóa của mình thì phải tiếp nhận hàng hóa của các quốc gia khác, biên giới hàng hóa càng mở rộng thì sự du nhập hàng hóa càng lớn. Vô hình chung biên giới của các quốc gia được làm “mềm” ra, linh động hơn hay có thế gọi là biên giới “mềm” trong hàng hóa. + Một yếu tố nữa trong việc giao lưu hàng hóa là xu thế mở rộng mỗi quan hệ giữa các quốc gia, thông qua các chuyến thăm hay các cuộc hội đàm, có những hiệp định song phương, đa phương hợp tác về kinh tế được kí kết tạo thêm sự liên kết trong lưu hàng hóa giữa các quốc gia với nhau. Các quốc gia hiện nay cũng rất linh động trong việc đề xuất thành lập cũng như gia nhập các tổ chức quốc tế. Điều này không chỉ tạo thêm những cơ hội cho giao lưu hàng hóa, mà còn thu hẹp khoảng cách giữa các quốc gia. Chúng ta thấy một biểu hiện rất rõ nét về sự mở rộng biên giới về hàng hóa của các nước thành viên cộng đồng chung EU. Trong tổ chức này có nhiều ưu đãi cho thành viên của mình cũng như công dân của những nước thành viên. Điều này làm cho khối liên minh châu Âu trở nên mạnh mẽ và phát triển nhanh hơn về kinh tế. + Thông qua việc ký kết các hiệp định thương mại tự do các quốc gia đã tận dụng cơ hội này để ồ ạt xuất khẩu hàng hóa của mình sang các quốc gia khác để giành thị trường. Kèm theo hàng hóa là sự quảng bá thương hiệu và văn hóa quốc gia (sẽ đề cập ở phần sau), mà trong cuộc đua này thì các quốc gia lớn có lợi thế nhiều hơn. Vì thế không phải không có cơ sở khi Trung Quốc tuyên bố rằng hàng hóa Trung Quốc ở đâu thì con người và đất nước Trung Quốc xuất hiện ở đó. Biên giới về chính trị: Ngoài chính sách kinh tế, một trong những vũ khí sắc bén nhất mà các quốc gia sử dụng chính là chính sách ngoại giao. Trong từng thời đại khác nhau, mỗi quốc gia đều theo đuổi chính sách phù hợp với đặc điểm và thế mạnh của mình. Ngày nay với chính sách ngoại giao mềm dẻo, linh họat và luôn tạo mối quan hệ ôn hòa trong mọi biến cố được xem như là một chính sách hiệu quả mang lại tầm ảnh hưởng nhất cho các quốc gia. Sự thành công của Trung Quốc làm đại diện cho chính sách ngoại giao mềm dẻo. Ngược lại là chính sách ngoại giao cứng rắn và đầy hiếu chiến của Mỹ. Nói tới Mỹ người ta nghĩ ngay đến hình ảnh một khẩu súng lục và những cuộc chiến, điều đó làm cho hình ảnh của Mỹ ngày càng xấu đi. Cho dù vũ khí và sức mạnh quân sự của Mỹ ngày càng được củng cố thì ngay cả một quốc gia nhỏ như Iraq cũng không dễ bị khuất phục, sự sa lầy của Mỹ trong 2 cuộc chiến tại Afganistan không những không mang lại thành công cho Mỹ mà làm cho tình hình ngày càng xấu đi. Kể cả những quốc gia Mỹ La tinh vốn trước đây được xem là sân sau của Mỹ nay đã dám đối kháng với Mỹ, một số quốc gia đã bùng phát làn sóng phản đối Mỹ. Trái lại với sự thất bại của Mỹ ta có thể kể đến sự thành công của Trung Quốc với chính sách ngoại giao mềm dẻo, linh hoạt ngày càng nâng cao vị thế và tầm ảnh hưởng của mình trong khu vực và thế giới. Một khía cạnh đơn giản ta có thể nhận thấy là việc chủ tịch Hồ Cẩm Đào công du đến các nước trên thế giới. Đây là một bộ phận quan trọng trong tổng thể chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã phá kỷ lục về số lần đi thăm nước ngoài của các nguyên thủ quốc gia trong lịch sử Trung Quốc, có thể nói hiện nay Hồ Cẩm Đào đã trở thành nhân vật thu hút sự quan tâm nhiều nhất trên thế giới. Nếu trước đây chính sách ngoại giao của Trung Quốc luôn trong trạng thái bị động thì hiện nay chính sách đã chuyển sang thế chủ động tấn công. Báo chí phương Tây cũng đã thừa nhận trong các vấn đề quan trọng đang tồn tại trên thế giới hiện nay nếu không có sự tham gia của Trung Quốc sẽ rất khó được giải quyết. Với chính sách ngoại giao thân thiện đó đã giúp Trung Quốc thân thiện hơn với các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước kém phát triển và đang phát triển. Tuy nhiên kèm theo đó là sự viện trợ về kinh tế. Ngày 20/10/2009 Trung Quốc tuyên bố xóa 150 khoản nợ cho 32 nước Châu Phi, tiếp đó Trung Quốc sẽ cho châu Phi vay 10 tỷ USD. Việc làm này của Trung Quốc đã tạo nên sự lệ thuộc về mặt chính trị mà chúng ta được biết dưới thuật ngữ “quyền lực mềm”. Trung Quốc cũng từng nâng đỡ rất nhiều chính quyền bị thế giới cô lập, chống lại phương Tây như Miến Điện hay Bắc Triều Tiên. Vì lẽ đó, khi những nước này gặp khó khăn ở trong nước cũng như những vấn đề quốc tế, họ luôn muốn nhờ cậy Trung Quốc. Lẽ tất nhiên, khi đó Trung Quốc biết họ cần tới mình và Trung Quốc sẽ có được “sự đền đáp” nhất định. Xu hướng hội nhập đã tạo nên sự thành lập của rất nhiều tổ chức quốc tế và lôi kéo rất nhiều nước tham gia. Từ đó tạo nên môi trường pháp lý khá tương đồng giữa các thành viên thông qua các điều ước quốc tế mà những nước này kí kết. Các diễn đàn hợp tác, các hội nghị phát triển cũng tạo ra sự giao thoa mạnh mẽ giữa các quốc gia trong khu vực kinh tế và xu hướng tất yếu là sẽ có sự chi phối lớn từ các nước có nền kinh tế mạnh hơn trong khối, do đó tiếng nói của những nước này cũng có những ảnh hưởng nhất định khi họ là thành viên trong các tổ chức quốc tế như: WTO, APEC, ASEAN, EU… Trên thế giới hiện nay còn có xu hướng nước nhỏ kết thân với những nước lớn để tạo cho mình chỗ dựa về cả kinh tế lẫn chính trị, sự ảnh hưởng về chế độ chính trị cũng tạo nên xu hương đó. Sự tăng cường quyền lực, quốc phòng, mở rộng tầm ảnh hưởng bành trướng sức mạnh quân sự, vị thế của dân tộc cũng là 1 phần thúc đấy mạnh mẽ quá trình mở rộng biên giới “mềm” trên nhiều lĩnh vực. Biên giới về văn hóa: Văn hóa chính là một trong những lĩnh vực chủ yếu chịu sự tác động của biên giới mềm, nhiều quốc gia muốn dùng biên giới mềm như một biện pháp đưa nền văn hóa của mình đi khắp nơi, xâm nhập vào nhiều quốc gia khác, nhiều khu vực khác trên thế giới. Trong thời đại của công nghệ thông tin và truyền thông. Trong thời đại toàn cầu hoá và khi thế giới ngày càng trở nên “phẳng” hơn thì việc đề cao bản sắc văn h
Luận văn liên quan