Khóa luận Pháp luật quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam

Trong tiến trình toàn cầu hóa ngày càng gia tăng, mối quan tâm của thế giới về vấn đề bảo vệ môi trường cũng được nâng cao rõ rệt. Tốc độ phát triển kinh tế quá nhanh chóng và sự bùng nổ dân số thế giới đã khiến lá phổi xanh của nhân loại ngày càng bị ô nhiễm nặng nề. Hàng loạt sự cố môi trường như: động đất, núi lửa, sóng thần đã và đang đe dọa đến chất lượng môi trường và đời sống cộng đồng từng ngày, từng giờ. Ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề toàn cầu mà không phải của riêng quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nào. Thực tiễn đã chứng minh, không một quốc gia nào có thể phát triển hùng mạnh và bền vững nếu quốc gia đó không lấy vấn đề bảo vệ môi trường làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường, trong đó ô nhiễm môi trường do chất thải, đặc biệt chất thải nguy hại (CTNH) là nguyên nhân cơ bản và khó tháo gỡ nhất. Trong hoạt động tiêu dùng của xã hội, bao gồm cả tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân, một lượng lớn CTNH được thải bỏ vào môi trường. Đây là vấn đề gây rất nhiều bức xúc đối với xã hội, các nhà quản lý, nhà sản xuất và người tiêu dùng trên thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài vấn đề chung đó của nhân loại. Việt Nam đang thực hiện chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với nhịp độ ngày càng cao, nhằm đưa nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp vào năm 2020, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Sự tăng trưởng kinh tế với tốc độ ngày càng cao, qui mô ngày càng lớn cũng đồng nghĩa với việc một khối lượng lớn tài nguyên thiên nhiên đang bị khai thác triệt để đưa vào sản xuất. Song song với quá trình đó, một khối lượng không nhỏ CTNH cũng được thải vào môi trường. Khi đó, môi trường vừa là nguồn cung cấp tài nguyên duy trì sự tồn tại và phát triển cuộc sống của con người, vừa là nơi tiếp nhận và chứa đựng chất thải do chính con người loại bỏ ra trong quá trình từ khai thác, sản xuất đến tiêu dùng. Hoạt động kinh tế ngày càng phát triển thì vấn đề CTNH càng thu hút sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các nhà kinh tế học, môi trường học. Vì vậy, trong những năm gần đây vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và quản lý CTNH nói riêng được Đảng và Nhà nước ngày càng chú trọng. Theo đó, hệ thống pháp luật về quản lý CTNH đã và đang được xây dựng và ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, vấn đề quản lý CTNH ở Việt Nam hiện nay chưa thực sự hiệu quả do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Điều đó làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường từ CTNH ngày càng trở nên cấp bách và gây sức ép nặng nề lên mục tiêu phát triển kinh tế. Với mong muốn nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống về pháp luật quản lý CTNH ở Việt Nam như một giải pháp pháp lý cho tình trạng trên, em mạnh dạn chọn đề tài: “Pháp luật quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp. Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận được kết cấu gồm 3 chương: Chương I: Khái quát về CTNH và pháp luật quản lý CTNH . Chương II: Các quy định pháp luật về quản lý CTNH ở Việt Nam. Chương III: Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về quản lý CTNH ở Việt Nam và một số giải pháp hoàn thiện.

doc70 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2461 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Pháp luật quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTNMT: Bộ Tài nguyên và Môi trường. CTNH: Chất thải nguy hại. UBND: Ủy ban nhân dân. Quy chế: Quy chế quản lý chất thải nguy hại ban hành kèm theo Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/07/1999. Thông tư 12: Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ban hành ngày 26/12/2006 hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại. TBVTV: Thuốc bảo vệ thực vật. PHẦN MỞ ĐẦU Trong tiến trình toàn cầu hóa ngày càng gia tăng, mối quan tâm của thế giới về vấn đề bảo vệ môi trường cũng được nâng cao rõ rệt. Tốc độ phát triển kinh tế quá nhanh chóng và sự bùng nổ dân số thế giới đã khiến lá phổi xanh của nhân loại ngày càng bị ô nhiễm nặng nề. Hàng loạt sự cố môi trường như: động đất, núi lửa, sóng thần… đã và đang đe dọa đến chất lượng môi trường và đời sống cộng đồng từng ngày, từng giờ. Ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề toàn cầu mà không phải của riêng quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nào. Thực tiễn đã chứng minh, không một quốc gia nào có thể phát triển hùng mạnh và bền vững nếu quốc gia đó không lấy vấn đề bảo vệ môi trường làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường, trong đó ô nhiễm môi trường do chất thải, đặc biệt chất thải nguy hại (CTNH) là nguyên nhân cơ bản và khó tháo gỡ nhất. Trong hoạt động tiêu dùng của xã hội, bao gồm cả tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân, một lượng lớn CTNH được thải bỏ vào môi trường. Đây là vấn đề gây rất nhiều bức xúc đối với xã hội, các nhà quản lý, nhà sản xuất và người tiêu dùng trên thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài vấn đề chung đó của nhân loại. Việt Nam đang thực hiện chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với nhịp độ ngày càng cao, nhằm đưa nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp vào năm 2020, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Sự tăng trưởng kinh tế với tốc độ ngày càng cao, qui mô ngày càng lớn cũng đồng nghĩa với việc một khối lượng lớn tài nguyên thiên nhiên đang bị khai thác triệt để đưa vào sản xuất. Song song với quá trình đó, một khối lượng không nhỏ CTNH cũng được thải vào môi trường. Khi đó, môi trường vừa là nguồn cung cấp tài nguyên duy trì sự tồn tại và phát triển cuộc sống của con người, vừa là nơi tiếp nhận và chứa đựng chất thải do chính con người loại bỏ ra trong quá trình từ khai thác, sản xuất đến tiêu dùng. Hoạt động kinh tế ngày càng phát triển thì vấn đề CTNH càng thu hút sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các nhà kinh tế học, môi trường học. Vì vậy, trong những năm gần đây vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và quản lý CTNH nói riêng được Đảng và Nhà nước ngày càng chú trọng. Theo đó, hệ thống pháp luật về quản lý CTNH đã và đang được xây dựng và ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, vấn đề quản lý CTNH ở Việt Nam hiện nay chưa thực sự hiệu quả do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Điều đó làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường từ CTNH ngày càng trở nên cấp bách và gây sức ép nặng nề lên mục tiêu phát triển kinh tế. Với mong muốn nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống về pháp luật quản lý CTNH ở Việt Nam như một giải pháp pháp lý cho tình trạng trên, em mạnh dạn chọn đề tài: “Pháp luật quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp. Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận được kết cấu gồm 3 chương: Chương I: Khái quát về CTNH và pháp luật quản lý CTNH . Chương II: Các quy định pháp luật về quản lý CTNH ở Việt Nam. Chương III: Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về quản lý CTNH ở Việt Nam và một số giải pháp hoàn thiện. CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI VÀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI Ở VIỆT NAM. 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Khái niệm CTNH Hoạt động sản xuất và tiêu dùng của con người luôn làm phát sinh ra các loại chất thải. Hiểu một cách đơn giản, chất thải là những chất không sử dụng được nữa, do con người thải bỏ ra trong hoạt động của mình. Theo qui định tại Khoản 10 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam 2005 thì “Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác”. Từ khái niệm trên, ta có thể hiểu về chất thải một cách cụ thể như sau: i) Chất thải tồn tại dưới dạng vật chất cụ thể như: rắn, lỏng, khí… Những yếu tố phi vật chất không được coi là chất thải. ii) Vật chất đó bị chủ sở hữu thải bỏ. Như vậy, vật chất đó có phải là chất thải hay không phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí chủ quan của chủ sở hữu. Tuy nhiên, phải loại trừ trường hợp do đặc thù trong hoạt động của mình, chủ sở hữu phải thải bỏ vật chất và hoạt động thải bỏ này mang tính chất bị động đối với chủ sở hữu cũng như đối với đối tượng khác. Một vật chất sẽ tồn tại dưới dạng chất thải từ khi chủ sở hữu hoặc người sử dụng hợp pháp thải ra cho đến khi nó được đưa vào sử dụng ở một chu trình sản xuất hoặc chu trình sử dụng khác [23, tr. 45] . iii) Vật chất này được sản sinh ra từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt, hoặc các hoạt động khác của con người như: Hoạt động du lịch, khoa học… Nếu căn cứ vào mức độ độc hại của chất thải, có thể phân loại chất thải thành CTNH và chất thải thông thường. Cả hai loại này đều mang những đặc điểm chung của chất thải. Tuy nhiên, xét về khả năng gây hại trực tiếp hoặc gián tiếp cho môi trường và con người thì CTNH được coi là có mức độ độc hại cao hơn hẳn so với chất thải thông thường. Theo chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP): CTNH là các chất thải (không bao gồm các chất phóng xạ) có khả năng phản ứng hóa học hoặc có khả năng gây độc, gây cháy, ăn mòn, có khả năng gây nguy hại cho sức khỏe con người hay môi trường khi tồn tại riêng lẻ, hoặc khi tiếp xúc với các chất khác. Theo luật Bảo tồn và Phục hồi tài nguyên Mỹ (RCRA): CTNH là chất thải rắn hoặc tổ hợp các chất thải rắn do lượng hoặc nồng độ hay do đặc tính vật lý, hoá học hoặc truyền nhiễm mà chúng có thể: (1)Tạo ra hoặc góp phần đáng kể vào việc tăng khả năng tử vong hay là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nguy kịch không thể cứu chữa; (2)Tạo ra sự nguy hại đến sức khỏe con người hoặc môi trường trong khi xử lý, bảo quản, vận chuyển [19 ,tr.767] Philippin: CTNH là các loại vật liệu có khả năng gây nguy hiểm cho con người, động vật, có khả năng gây độc, ngộ độc, ăn mòn, dị ứng, nhạy cảm cao, gây cháy nổ. Nhìn chung, định nghĩa CTNH ở các nước tuy có khác nhau về cách diễn đạt, nhưng bản chất đều nhấn mạnh đến tính chất độc hại của loại chất thải này đến môi trường và sức khỏe con người. Ở Việt Nam, lần đầu tiên khái niệm CTNH được đề cập đến một cách chính thức tại quy chế quản lý CTNH ban hành kèm theo QĐ 155/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tại Khoản 2 Điều 3 Quy chế quy định: “CTNH là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính gây nguy hại khác) hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người”. Đến năm 2005, định nghĩa này đã được sửa đổi và hoàn thiện hơn với cách diễn đạt rất ngắn gọn và súc tích tại Khoản 11 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2005. Theo đó, CTNH là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác. Khi đối chiếu khái niệm CTNH ở hai văn bản pháp luật trên, có thể dễ dàng nhận thấy về mặt hình thức thì khái niệm CTNH trong Luật Bảo vệ môi trường (2005) đã rút gọn đi rất nhiều về số lượng câu, chữ, cách diễn đạt cũng rõ ràng hơn và súc tích hơn. Tuy nhiên, điều đó vẫn không làm giảm hay sai lệch phần nội dung mà khái niệm muốn đề cập đến: CTNH là một loại chất thải, có các đặc tính lý, hóa hoặc sinh học có thể gây nguy hại trực tiếp hay gián tiếp khi tương tác với các chất khác. Có nhiều tiêu chí để phân loại CTNH như: Phân loại theo nguồn thải đặc thù, phi đặc thù; phân loại theo chất thải công nghiệp; phân loại theo loại nguy hại; theo nhóm hóa học; theo thành phần hóa học ban đầu; theo tình trạng vật lý… [21, tr.6]. Theo Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ban hành ngày 26/12/2006 về việc ban hành danh mục CTNH, CTNH được phân loại theo các nhóm nguồn hoặc dòng thải chính như: Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than; chất thải từ ngành sản xuất hóa chất vô cơ, hữu cơ; chất thải từ ngành luyện kim; chất thải từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng và thủy tinh; chất thải từ ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản; chất thải từ ngành y tế và thú y; chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải, xử lý nước cấp sinh hoạt và công nghiệp… 1.1.2. Khái niệm quản lý CTNH Tại Khoản 3 Điều 3 quy chế quản lý CTNH ban hành kèm theo Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/07/1999 của Thủ tướng Chính phủ quy định: quản lý CTNH là các hoạt động kiểm soát CTNH trong suốt quá trình từ phát sinh đến thu gom, vận chuyển, quá cảnh, lưu giữ, xử lý và tiêu huỷ CTNH. Theo Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 (sau đây gọi tắt là Thông tư 12) quy định tại mục 2.1: quản lý CTNH gồm các hoạt động liên quan đến việc phòng ngừa, giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý (kể cả tái chế, thu hồi), tiêu huỷ CTNH. Như vậy, khái niệm quản lý CTNH lần đầu tiên được quy định tại quy chế quản lý CTNH, sau đó khái niệm này đã được chỉnh sửa tại Thông tư 12. Tại thông tư này, khái niệm quản lý CTNH được diễn đạt một cách cụ thể, rõ ràng, có nội hàm rộng hơn và đầy đủ hơn so với quy định tại Khoản 3 Điều 3 của quy chế. Các nhà làm luật đã liệt kê hàng loạt hoạt động của việc quản lý CTNH theo một quy trình chặt chẽ hơn, bao gồm cả những hoạt động liên quan đến việc phòng ngừa, giảm thiểu, phân loại CTNH. Như vậy, trách nhiệm quản lý chất thải của cơ quan Nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý CTNH không chỉ có từ khi chất thải đó phát sinh, mà các chủ thể trên còn có trách nhiệm trong việc phòng ngừa, giảm thiểu bằng việc áp dụng mọi biện pháp kĩ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến… nhằm hạn chế lượng CTNH phát sinh trên thực tế. Theo quy định trên, quản lý CTNH có những đặc điểm sau: i) Trách nhiệm quản lý chất thải thuộc về cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý CTNH và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm quản lý CTNH trong phạm vi chức năng luật định. Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý CTNH là những chủ thể có những hoạt động liên quan trực tiếp đến CTNH như: chủ nguồn thải, chủ thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ. ii) Nội dung quản lý CTNH là các hoạt động mà các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường và các tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện. Cụ thể là: các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý CTNH, thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời những sai phạm… các tổ chức, cá nhân có liên quan phải tiến hành những hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý… CTNH. Quy trình quản lý CTNH được thực hiện theo 5 giai đoạn. Đó là: Giai đoạn 1: Quản lý nguồn phát sinh CTNH. Đây là việc tiến hành các biện pháp để quản lý CTNH ngay tại chính nguồn phát sinh ra chất thải đó. Kiểm soát CTNH tại nguồn là một công việc khá phức tạp. Cách thông thường nhất được nhiều quốc gia sử dụng để giải quyết những vấn đề trên là tiến hành thủ tục đăng ký cấp giấy phép đối với các chủ nguồn thải CTNH, đặc biệt là trong ngành công nghiệp. Giai đoạn 2: Phân lập, thu gom và vận chuyển CTNnước. Giai đoạn này được thực hiện bằng việc phân loại, thu gom toàn bộ CTNH tại tất cả các nguồn phát sinh ra chúng. Sau khi tiến hành việc thu gom, chất thải sẽ được vận chuyển đến khu xử lý và thải bỏ hoặc đến trạm trung chuyển hay đến nơi lưu giữ tạm thời [24, tr. 79]. Giai đoạn 3: Xử lý trung gian. Giai đoạn này được tiến hành bởi những phương pháp xử lý khác nhau như: xử lý cơ học, xử lý hóa học, sinh học và nhiệt… nhằm làm giảm khối lượng CTNH, giảm thiểu hoặc loại bỏ độc tính để phù hợp hơn với khâu thải bỏ cuối cùng. Giai đoạn 4: Chuyên chở CTNH đi xử lý tiếp. CTNH sau khi xử lý trung gian sẽ được vận chuyển bằng những phương tiện chuyên dụng đến nơi xử lý cuối cùng của quy trình. Giai đoạn 5: Thải bỏ chất thải. Những phần chất thải khi không còn được tái chế và tái sử dụng sẽ được thải bỏ bằng những cách thức khác nhau như:chôn lấp hoặc thiêu đốt [16, tr. 85] Việc quản lý CTNH có thể được thực hiện bằng nhiều công cụ như: kinh tế, pháp lý, kĩ thuật… trong đó công cụ pháp lý được coi là phương tiện hiệu quả hàng đầu trong công tác quản lý CTNH, thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường. 1.1.3 Khái niệm Pháp luật quản lý CTNH: Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, hệ thống pháp luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam hiện nay điều chỉnh 2 vấn đề cơ bản: (1) bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. (2) kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. Trong đó, các quy định về quản lý CTNH nằm trong mảng thứ hai. Kinh nghiệm của nhiều nước đã chứng minh rằng, muốn quản lý chất thải tốt thì trước tiên phải có hệ thống quản lý chất thải rõ ràng và hoạt động có hiệu quả; thứ hai là phải có cơ sở pháp lý để quản lý; thứ ba là phải có phương tiện và điều kiện để quản lý như thiết bị đo lường, kiểm tra, kiểm soát nguồn thải; thứ tư là có công nghệ xử lý chất thải thích hợp [28]. Như vậy, hệ thống pháp lý quy định về quản lý CTNH chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống các công cụ được sử dụng để quản lý CTNH mà các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam đang sử dụng. Pháp luật quản lý chất thải nguy hại là một bộ phận của pháp luật môi trường, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể tiến hành hoạt động liên quan đến chất thải nguy hại với cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường và giữa các chủ thể tiến hành hoạt động liên quan đến chất thải nguy hại với nhau trong quy trình quản lý chất thải nguy hại nhằm bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Từ khái niệm trên, có thể hiểu về pháp luật quản lý CTNH một cách cụ thể như sau: Thứ nhất: Pháp luật quản lý CTNH là một bộ phận của pháp luật môi trường. Như đã trình bày ở trên, pháp luật bảo vệ môi trường điều chỉnh 2 vấn đề chính, trong đó có vấn đề kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. Đây là tổng hợp các quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề: Đánh giá tác động môi trường, quản lý chất thải, bảo vệ môi trường trong các hoạt động xây dựng, sản xuất, kinh doanh dịch vụ… Trong nhóm quy phạm pháp luật về quản lý chất thải bao hàm cả nội dung quản lý CTNH. Do đó, pháp luật quản lý CTNH là một bộ phận của pháp luật bảo vệ môi trường. Thứ hai: Pháp luật quản lý CTNH điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể tiến hành hoạt động có liên quan đến CTNH với cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường và mối quan hệ giữa các chủ thể tiến hành hoạt động có liên quan đến CTNH với nhau: Các quan hệ phát sinh giữa cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường với các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động liên quan đến CTNH, bao gồm quan hệ giữa chủ nguồn thải, chủ thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH với các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường. Các quan hệ này chính là những quan hệ phát sinh trong quá trình tiến hành các quan hệ quản lý Nhà nước về CTNH (quan hệ phát sinh từ hoạt động quy hoạch quản lý CTNH, hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hoạt động xử lý CTNH…). Mối quan hệ giữa các chủ thể tiến hành hoạt động liên quan đến CTNH với nhau, bao gồm các quan hệ phát sinh trong quá trình thu gom, vận chuyển, tiêu hủy CTNH, bồi thường thiệt hại do CTNH gây ra… Thứ ba: Mục đích của pháp luật quản lý CTNH là bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng thông qua vấn đề đặt ra các khung pháp luật quy định về trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước về môi trường, quyền, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân liên quan đến CTNH. Pháp luật quản lý CTNH đã phân định rõ ràng quyền hạn cho các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ giúp hoạt động quản lý Nhà nước đối với vấn đề này đạt được hiệu quả cao hơn; định hướng xử sự và hành vi của các chủ thể liên quan đến quản lý CTNH nhằm mục đích ngăn ngừa, hạn chế số lượng CTNH phát sinh vào môi trường và giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi của nó đối với môi trường và sức khỏe con người. 1.2. Hiện trạng CTNH ở Việt Nam Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển kinh tế, tổng lượng CTNH trên địa bàn toàn quốc ngày càng gia tăng qua các thời kỳ. Theo số liệu điều tra thống kê của Cục Bảo vệ môi trường, vào nửa cuối những năm 90, tổng lượng CTNH trên toàn quốc vào khoảng 141.464 tấn/năm, thì đến nay, chỉ tính riêng lượng CTNH phát sinh ở các vùng kinh tế trọng điểm, con số này đã lên tới 226.376 tấn/năm. Mỗi năm, có khoảng 113.118 tấn CTNH phát sinh tại 3 khu vực kinh tế trọng điểm của cả nước [24, tr.142]. Với nhịp độ tăng trưởng công nghiệp như hiện nay của Việt Nam, dự tính đến năm 2010, tổng lượng CTNH sẽ phát sinh và đạt đến khoảng 1 triệu tấn. Đó là con số khổng lồ, đưa vấn đề quản lý CTNH trở thành vấn đề nan giải và khó giải quyết, nhất là khi công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH của nước ta hiện tại vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. Hiện nay, lượng CTNH được phát sinh chủ yếu từ các vùng kinh tế trọng điểm và các khu đô thị, đặc biệt ở phía Nam (vùng Đông Nam Bộ) – nơi tập trung các khu kinh tế đặc biệt với mật độ dày đặc nhất cả nước. Chất thải nguy hại phát sinh tại các vùng kinh tế trọng điểm Đơn vị Khối lượng (tấn/năm) Khu kinh tế trọng điểm phía Bắc Hà Nội Hải Phòng Quảng Ninh Khu kinh tế trọng điểm miền Trung Đà Nẵng Quảng Nam Quảng Ngãi Khu kinh tế trọng điểm phía Nam TP.Hồ Chí Minh Đồng Nai Bà Rịa – Vũng Tàu Tổng cộng 28.739 24.000 4.620 119 4.117 2.257 1.768 92 80.332 44.413 33.976 1.943 226.376 Số liệu trên cho thấy các tỉnh, thành phố phía Nam có khối lượng CTNH nhiều nhất, gấp gần 3 lần so với miền Bắc và gấp gần 20 lần so với miền Trung [24, tr.142]. Theo số liệu thống kê trong khuôn khổ dự án quản lý CTNH do ADB trợ giúp cho Việt Nam năm 1997, hàng năm có khoảng 275.000 tấn CTNH đã được phát sinh, tức là mỗi ngày đã sản sinh ra khoảng 753 tấn, trong đó 30% từ các cơ sở công nghiệp ở miền Bắc, 10% ở miền Trung và 60% ở miền Nam. Lượng chất thải nguy hại phát sinh theo ngành Ngành Khối lượng (tấn) Công nghiệp nhẹ Hóa chất Cơ khí luyện kim Y tế Từ chất thải sinh hoạt đô thị Chế biến thực phẩm Điện, Điện tử Tổng cộng 60.000 45.000 26.000 10.000 5.000 4.000 2.000 152.000 Các loại chất thải công nghiệp nguy hại chủ yếu bao gồm: dung môi, chất thải chứa các kim loại nặng, axit, cặn dầu, các chất thải phát sinh từ hoạt động khai khoáng… Sự đa dạng của các thành phần độc tố trong CTNH phát sinh từ hoạt động công nghiệp càng làm cho việc xử lý, tiêu hủy chúng trở nên khó khăn và tốn kém nhiều chi phí. Như vậy, bên cạnh những đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế đất nước, ngành công nghiệp cũng gây nên những tác động vô cùng nghiêm trọng đối với môi trường. Cùng với CTNH phát sinh từ các hoạt động công nghiệp, hiện nay Việt nam cũng đang phải đối mặt với một vấn đề rất khó tháo gỡ, đó là quản lý chất thải y tế nguy hại. Theo Khoản 2 Điều 3 quy chế quản lý chất thải y tế ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế, chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêu hủy hoàn toàn. Nước ta có mạng lưới y tế khá dày đặc từ Trung ương đến địa phương. Tính đến nay, trên toàn quốc hiện có 1.087 bệnh viện, bao gồm 1.023 bệnh viện Nhà nước, 64 bệnh viện tư nhân với tổng số hơn 140.000 giường bệnh. Ngoài ra còn có khoảng hơn 10.000 trạm y tế xã, hàng chục nghìn phòng khám tư nhân, cơ sở nghiên cứu, đào tạo, sản xuất dược phẩm, sinh phẩm y tế [30]. Theo kết quả điều tra năm 2005, tổng lượng chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở y tế khoảng 300 tấn/ngày, trong đó có khoảng 40 – 50 tấn/ngày là chất thải rắn y tế nguy hại. Dự tính đến năm 2010, tổng lượng chất thải rắn y tế phát sinh sẽ vào khoảng hơn
Luận văn liên quan