Đề tài Biện pháp bảo vệ thương hiệu tại công ty bia Hà Nội

Ở bất cứ đâu trên thế giới, các doanh nghiệp đều có chung một mục đích là tăng thị phần và lợi nhuận, điều này chỉ được thực hiện khi họ thắng cuộc trong việc dành được tâm trí khách hàng.Đây là công việc không hề đơn giản bởi hàng ngày có đến hàng nghìn, hàng vạn thông tin quảng cáo về các sản phẩm, thương hiệu trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều đến nỗi khách hàng không thể chú ý hết được với quỹ thời gian ít ỏi của mình. Bởi vậy, chỉ có thành công trong việc chiếm vị trí trong tâm trí khách hàng và tạo ra bản sắc riêng cho hình ảnh thương hiệu mới có cơ hội phát triển và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Do vậy để tồn tại và phát triển trong một nền kinh tế thị trường đầy cạnh tranh như hiện nay thì các doanh nghiệp cần nỗ lực hết sức trong việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu của mình.Vậy thương hiệu là gì và tại sao doanh nghiệp cần phải bảo vệ thương hiệu? Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu thêm về các khái niệm liên quan tới việc bảo vệ thương hiệu và thực tế bảo vệ thương hiệu tại Việt Nam hiện nay

doc27 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5935 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp bảo vệ thương hiệu tại công ty bia Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Ở bất cứ đâu trên thế giới, các doanh nghiệp đều có chung một mục đích là tăng thị phần và lợi nhuận, điều này chỉ được thực hiện khi họ thắng cuộc trong việc dành được tâm trí khách hàng.Đây là công việc không hề đơn giản bởi hàng ngày có đến hàng nghìn, hàng vạn thông tin quảng cáo về các sản phẩm, thương hiệu trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều đến nỗi khách hàng không thể chú ý hết được với quỹ thời gian ít ỏi của mình. Bởi vậy, chỉ có thành công trong việc chiếm vị trí trong tâm trí khách hàng và tạo ra bản sắc riêng cho hình ảnh thương hiệu mới có cơ hội phát triển và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Do vậy để tồn tại và phát triển trong một nền kinh tế thị trường đầy cạnh tranh như hiện nay thì các doanh nghiệp cần nỗ lực hết sức trong việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu của mình.Vậy thương hiệu là gì và tại sao doanh nghiệp cần phải bảo vệ thương hiệu? Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu thêm về các khái niệm liên quan tới việc bảo vệ thương hiệu và thực tế bảo vệ thương hiệu tại Việt Nam hiện nay I.Các vấn đề liên quan tới thương hiệu 1. Khái niệm về Thương hiệu Thương hiệu được hiểu là tập hợp các dấu hiệu để phân biệt hàng hóa ,dịch vụ của cơ sở sản xuất,kinh doanh này với hàng hóa ,dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác ;là hình tượng về một loại,một nhóm hàng hóa,dịch vụ hoặc về doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. 2. Chức năng của Thương hiệu - Nhận biết và phân biệt thương hiệu Đây là chức năng rất đặc trưng và quan trọng của thương hiệu, khả năng nhận biết được của thương hiệu là yếu tố không chỉ quan trọng cho người tiêu dùng mà còn cho cả doanh nghiệp trong quản trị và điều hành hoạt động của mình. Thông qua thương hiệu người tiêu dùng và nhà sản xuất có thể dễ dàng phân biệt hàng hóa của doanh nghiệp này so với doanh nghiệp khác. Thương hiệu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phân đoạn thị trường của doanh nghiệp. Mỗi hàng hóa mang thương hiệu khác nhau sẽ đưa ra những thông điệp khác nhau dựa trên những dấu hiệu nhất định nhằm đáp ứng những nhu cầu của người tiêu dùng và thu hút sự chú ý của những tập hợp khách hàng khác nhau. Khi hàng hóa càng phong phú, đa dạng thì chức năng phân biệt càng trở nên quan trọng. Trong thực tế nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng điều này với ý đồ xấu nhằm tạo ra những dấu hiệu gần giống với thương hiệu nổi tiếng để cố tạo ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng. - Thông tin và chỉ dẫn: Chức năng thông tin và chỉ dẫn của thương hiệu thể hiện ở chỗ: thông qua những hình ảnh, ngôn ngữ hoặc các dấu hiệu khác, người tiêu dùng có thể nhận biết được phần nào về giá trị sử dụng và công dụng của hàng hóa. Những thông tin về nơi sản xuất, đẳng cấp của hàng hóa cũng như điều kiện tiêu dùng… - Tạo sự cảm nhận và tin cậy: Chức năng này là sự cảm nhận của người tiêu dùng về sự khác biệt, về sự ưu việt hay an tâm, thoải mái, tin tưởng khi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ khi lựa chọn mà thương hiệu đó mang lại.Nói đến sự cảm nhận là người ta nói đến ấn tượng nào đó về hàng hóa, dịch vụ trong tâm trí người tiêu dùng. Sự cảm nhận của người tiêu dùng không phải tự nhiên mà có, nó được hình thành tổng hợp từ các yếu tố của thương hiệu như màu sắc, tên gọi, biểu trưng, âm thanh, khẩu hiệu, và sự trải nghiệm của người tiêu dùng. Cùng một hàng hóa, dịch vụ nhưng cảm nhận của người tiêu dùng có thể khác nhau, phụ thuộc vào thông điệp hoặc hoàn cảnh tiếp nhận thông tin, hoặc phụ thuộc vào sự trải nghiệm của người sử dụng. Một thương hiệu có đẳng cấp, đã được chấp nhận sẽ tạo ra một sự tin cậy đối với khách hàng và khách hàng sẽ trung thành với thương hiệu và dịch vụ đó. Chất lượng hàng hóa, dịch vụ là yếu tố quyết định lòng trung thành của khách hàng, nhưng thương hiệu là động lực cực kỳ quan trọng đế giữ chân khách hàng ở lại với hàng hóa, dịch vụ đó và là địa chỉ dể người tiêu dùng đặt lòng tin.Chức năng này chỉ được thể hiện khi thương hiệu đã được chấp nhận trên thị trường. - Chức năng kinh tế Thương hiệu mang trong nó một giá trị hiện tại và tiềm năng. Giá trị đó được thể hiện rõ nhất khi sang nhượng thương hiệu. Khi đó thương hiệu được coi là tài sản vô hình và rất có giá trị của doanh nghiệp. Giá trị của thương hiệu rất khó định đoạt, nhưng nhờ những lợi thế mà thương hiệu mang lại, hàng hóa, dịch vụ sẽ bán được nhiều hơn, thậm chí với giá cao hơn, dễ thâm nhập vào thị trường hơn. Thương hiệu không tự nhiên mà có, nó được tạo ra với nhiều khoản đầu tư và chi phí khác nhau, những chi phí đó tạo nên giá trị của thương hiệu. Lợi nhuận và tiềm năng mà doanh nghiệp có được nhờ sự nổi tiếng của thương hiệu sẽ quy định giá trị tài chính của thương hiệu Hàng năm, tạp chí Business week đưa ra bảng xếp loại của khoảng 100 thương hiệu đứng đầu trên thế giới với giá trị ước tính của chúng. Ví dụ năm 2002: Coca-cola: 69,6 tỉ USD; Microsoft: 64 tỉ; IBM: 51 tỉ; GE: 41tỉ; Intel: 30,8 tỉ; Nokia: 29,9 tỉ; Disney: 29,2 tỉ; Mc. Donald: 26,3 tỉ; Mercedes: 21 tỉ... Tại Việt Nam, thương hiệu P/S được Công ty Elida mua lại với giá 5 triệu USD (trong khi phần giá trị tài sản hữu hình chỉ khoảng trên 1 triệu USD). 3. Lợi ích của việc bảo vệ và phát triển thương hiệu đem lại Thương hiệu mang lại những lợi ích đích thực dễ nhận thấy cho doanh nghiệp: Thương hiệu như là một sự khẳng định đẳng cấp sản phẩm của doanh nghiệp hay chính là sự khẳng định vị trí của doanh nghiệp.Điều này tạo lợi thế cạnh tranh,nâng cao vị thế của doanh nghiệp,tạo khả năng tiếp cận thị trường dễ dàng và sâu rộng hơn ngay cả khi đó là một chủng loại hàng hóa mới; tạo ra cơ hội thâm nhập,chiếm lĩnh thị trường và duy trì thị trường; giúp nâng cao doanh số, lợi nhuận của doanh nghiệp. Mặt khác thắt chặt sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp.Hàng hóa mang thương hiệu nổi tiếng có thể bán giá cao hơn so với các hàng hóa tương tự nhưng mang thương hiệu xa lạ. Ngoài ra một doanh nghiệp có thương hiệu sẽ có khả năng thu hút lao động và việc làm có trình độ chuyên môn cao,điều này tạo ra những lợi ích tiềm ẩn cho doanh nghiệp Thu hút đầu tư: Thương hiệu nổi tiếng không chỉ tạo ra những lợi thế nhất định cho doanh nghiệp trong quá trình bán hàng và cung cấp dịch vụ, mà còn tạo điều kiện và như là một sự đảm bảo thu hút đầu tư và gia tăng các quan hệ bán hàng. Khi đã mang thương hiệu nổi tiếng, các nhà đầu tư sẽ không còn e ngại khi đầu tư vào doanh nghiệp và cổ phiếu của doanh nghiệp. Điều này sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp trong kinh doanh, góp phần giảm giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp. Thương hiệu là tài sản vô hình và có giá trị của doanh nghiệp: thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp, nó là tổng hợp các thành quả mà doanh nghiệp tạo dựng được trong suốt quá trình hoạt động của mình. Chính sự nổi tiếng của thương hiệu như là một đảm bảo cho lợi nhuận tiềm năng của doanh nghiệp. Thực tế tại Việt Nam trước đây nhiều doanh nghiệp thường không để ý đến vấn đề thương hiệu, vì vậy khi biết lập đoàn Elida mua lại thương hiệu P/S với giá 5 triệu USD trong khi giá trị tài sản cố định và lưu động của công ty ước chỉ trên dưới 1 triệu USD, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thấy giá trị của thương hiệu và giá trị này thật khó ước tính II. Thực trạng bảo vệ thương hiệu tại Việt Nam a. Tình hình vi phạm thương hiệu tại Việt Nam Ngày nay tình trạng hàng hóa bị làm giả ngày càng nhiều, nhất là các thương hiệu nổi tiếng được người tiêu dùng ưa thích. Thực tế ở Việt Nam mỗi năm đã có tới trên 3.000 vụ xâm phạm,tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp bị xử lý bằng các biện pháp hành chính, hàng trăm vụ làm hàng giả và vi phạm nhãn hiệu bị xử tại toà hình sự. Đặc biệt, số vụ vi phạm sở hữu công nghiệp mỗi năm một tăng mạnh. Theo thống kê của Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN) về các vụ việc khiếu nại vi phạm quyền sở hữu công nghiệp qua các năm như sau: Năm  1995  1996  1997  1998  1999  2000  2001  2002  2003   Sang chế  02  01      02  09  23   Kiểu dáng CN  14  39  32  20  41  60  93  108  43   Nhãn hiệu HH  36  85  124  219  110  119  198  282  260   Tổng số  52  125  156  239  151  179  293  399  326   Hàng hóa bị làm giả chủ yếu là: xe máy, hàng điện tử, điện lạnh dân dụng, hoá mỹ phẩm, dược phẩm, rượu bia nước giải khát, hàng thực phẩm, các loại vật tư phục vụ sản xuất, sách và băng, đĩa giả, tiền giả, hóa đơn chứng từ, tem hàng hóa, bao bì giả, tân dược, thuốc thú y, phân bón, rượu bia …Hàng hóa bị làm giả nhiều nhất đó là mỹ phẩm, các loại mỹ phẩm bán ở hầu hết các chợ, đường phố, và được làm giả ở khắp các tỉnh thành trên cả nước. Việc làm giả hàng hóa này không chỉ xuất hiện tại các sản phẩm của các doanh nghiệp lớn mà nó còn xuất hiện ngay cả tại các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Tốc độ làm hàng giả tăng rất nhanh, trước đây một mặt hàng khoảng 1 năm mới làm giả được, đến nay tốc độ chỉ trong 1-2 tháng. Theo Hiệp hội chống hàng giả, hàng nhái và bảo vệ thương hiệu Việt Nam cho biết, nguồn hàng giả, hàng nhái sản xuất từ nước ngoài nhập lậu vào VN chiếm 60 - 75%. Tình trạng hàng giả ngày nhiều, thủ đoạn càng tinh vi hơn nên gây không ít khó khăn cho các cơ quan quản lý cũng như cho các doanh nghiệp và gây thiệt hại không nhỏ cho người tiêu dùng. Tuy nhiên do hệ thống pháp luật của nước ta vẫn chưa hoàn chỉnh và đồng bộ, khung pháp lý chưa vững chắc, tâm lý thiếu chủ động của các doanh nghiệp trong việc phát hiện và ngăn chặn, không phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng hóa, vì một phần là do sợ ảnh hưởng đến doanh số bán hàng. Thậm chí nhiều chủ sở hữu sản phẩm còn chưa đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá. Từ tranh chấp do trùng tên nhãn hiệu, tranh chấp về kiểu dáng công nghiệp … đến các tranh chấp về tên miền trên Internet .Nhưng có thể nói trong các tranh chấp về thương hiệu thì các tranh chấp về nhãn hiệu là phổ biến nhất. Thời gian qua có hàng loạt các tranh chấp được đưa ra tòa nhưng việc xử lý các tranh chấp đó thì vẫn còn chưa có hồi kết thỏa đáng. Ví dụ như tranh chấp về nhãn hiệu Vang Đà Lạt của Công ty cổ phần Thực phẩm Lâm Đồng và Công ty TNHH Vĩnh Tiến, rượu Bàu Đá…. Rồi cả các tranh chấp trong lĩnh vực hàng không như vụ việc của hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines (VNA) và hãng hàng không tư nhân VietjetAir (VJA) đều muốn đăng ký văn bằng bảo hộ cho thương hiệu VietAir. Một hãng đã dùng nhưng chưa đăng ký, còn một hãng chưa dùng nhưng muốn đăng ký. Các vụ việc tranh chấp về kiểu dáng công nghiệp cũng không kém phần sôi nổi trong đó các vụ tranh chấp đình đám trong thời gian qua là võng xếp Duy Lợi, tranh chấp giữa Honda Diamond Blue 125 và Piaggio Vespa LX 125… Gần đây, ở nước ta phát sinh nhiều tranh chấp tên miền. Nhưng phổ biến là dạng tranh chấp phát sinh giữa một bên chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá (NHHH) với bên chiếm giữ tên trùng tên nhãn hiệu, nhưng vẫn được VNNIC (Trung tâm Internet Việt Nam ) cấp đăng ký dưới dạng tên miền. Khi có khiếu nại bảo vệ việc cấp phát tên miền “.vn” như đã xảy ra với các NHHH như Heineken, Tiger Beer, Ford. Visa, Trung Nguyên, Vietcombank…  Trường hợp của Cà phê Trung Nguyên và Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) là những ví dụ sinh động về các vấn đề mà các doanh nghiệp đang gặp phải khi bảo vệ thương hiệu của mình ở nước ngoài. Các doanh nghiệp này đã phát hiện ra thương hiệu của mình bị đánh cắp trước khi doanh nghiệp triển khai đăng ký bảo hộ thương hiệu tại thị trường Mỹ và hiện đang gặp nhiều khó khăn trong việc đàm phán giành lại thương hiệu của mình. b. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm thương hiệu Thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp cho nên các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc kiểm soát, trong khi đó pháp luật điều chỉnh vấn đề này thì lại chưa hoàn chỉnh, kèm theo đó là cơ chế xử lý chưa nghiêm cũng như hiểu biết về thương hiệu của các doanh nghiệp còn yếu kém. Đây là những nguyên nhân cơ bản về vấn đề pháp luật đã tạo điểu kiện cho vi phạm về quyền sở hữu thương hiệu ngày càng phổ biến ở nước ta. Khung pháp luật chưa hoàn chỉnh: nhiều văn bản hướng dẫn thi hành dưới luật chưa cụ thể và chi tiết. Mức xử phạt hành chính đối với vi phạm thương hiệu hiện nay còn quá thấp : mức phạt chỉ từ 2 triệu đến 100 triệu đồng,điều này chưa có tác dụng nhiều đến việc ngăn ngừa tình trạng làm hàng nhái hoặc hành vi đánh cắp thương hiệu.Việc xử phạt hình sự chỉ từ 20 đến 200 triệu đồng ,ít được áp dụng Năng lực hạn chế của các cơ quan quản lý việc đăng ký và thực thi bảo hộ SHTT:Hiện tại, có nhiều cơ quan cùng tham gia việc thực thi bảo hộ thương hiệu như Cục sở hữu trí tuệ, Quản lý thị trường, Công an Kinh tế, Thanh tra khoa học công nghệ, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Toà án. Tuy nhiên, không có cơ quan nào chịu trách nhiệm chính về vấn đề này. Các thẩm phán thường thiếu kiến thức chuyên môn về luật sở hữu trí tuệ, vì vậy quy trình xử lý vi phạm của toà án kéo dài và kém hiệu quả. Hiểu biết hạn chế về thương hiệu từ phía doanh nghiệp và thiếu vắng các chuyên gia giỏi về thương hiệu:Mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu, song việc đầu tư cho thương hiệu vẫn còn rất dè dặt. Theo các chuyên gia, việc phát triển thương hiệu là vô cùng quan trọng, cần phải có thời gian và hệ thống; trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam thường chỉ đăng ký nhãn hiệu khi sản phẩm của mình bán chạy trên thị trường. Một kết quả khảo sát gần đây do báo Sài Gòn Tiếp thị cho thấy: chỉ khoảng 16% doanh nghiệp có bộ phận chuyên phụ trách công tác tiếp thị, hơn 80% doanh nghiệp không có chức danh quản lý nhãn hiệu, và 74% doanh nghiệp chỉ đầu tư dưới 5% doanh thu cho việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu. Không chỉ các doanh nghiệp mà các nhà cung cấp dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực này cũng ít về số lượng, thiếu kỹ năng và chuyên môn. Phần lớn các công ty tư vấn chỉ đơn thuần giúp các doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu; rất ít công ty chuyên sâu về phát triển thương hiệu. Còn các công ty tư vấn nước ngoài tuy có tính chuyên nghiệp và chuyên môn cao song còn hạn chế về hiểu biết tâm lý và văn hoá Việt Nam nên cũng chưa cung cấp được dịch vụ hỗ trợ hiệu quả. Chính từ việc thiểu hiểu biết về thương hiệu, không có cách chiến lược cụ thể trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu cùng với các nhân tố khách quan do hệ thống pháp luật về SHTT còn khá mới mẻ và chưa hoàn chỉnh nên ngày càng xuất hiện nhiều tranh chấp về thương hiệu trong tất cả các lĩnh vực. c. Biện pháp của Chính Phủ nhằm bảo vệ thương hiệu VN Thực tế cho thấy Chính phủ Việt Nam đã có những cố gắng đáng kể trong việc xây dựng hệ thống văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ (SHTT) .Và ngày 29/11/2005 Quốc Hội đã thông qua bộ Luật Sở hữu trí tuệ . Một bộ luật riêng quy định về SHTT trong đó quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó tại Việt Nam ( luật có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2006). Đây được xem là một bước tiến mạnh trong ngành lập pháp nước ta hướng đến việc gia nhập WTO trong các năm tiếp theo. . Nhưng có thể nói Luật SHTT và việc áp dụng nó còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Vẫn còn nhiều bất cập xung quanh vấn đề thi hành luật. Các doanh nghiệp Việt Nam chưa nắm rõ được luật, việc áp dụng luật còn khá bị động, chỉ khi doanh nghiệp gặp các vấn đề về tranh chấp thì các doanh nghiệp mới bắt đầu quan tâm tới việc giành lại và bảo vệ thương hiệu cho mình. Ngày 01.07.2006, Chính phủ Việt Nam đã ký kết tiếp Nghị định thư Madrid liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu nước ngoài. Theo đó, nhãn hiệu chỉ cần nộp đơn tại Việt Nam vẫn có thể nộp đơn đăng ký theo Nghị định thư Madrid và chỉ định các quốc gia nước ngoài để đăng ký nhãn hiệu. Đây chính là một cơ hội rộng mở và ưu việt tạo sự thuận lợi trong việc bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài. Việc đăng ký thương hiệu của các công ty, chủ sở hữu tại Việt Nam trên thị trường nước ngoài bắt đầu được thuận tiện và ít tốn kém hơn. Trước đây chi phí đăng ký thương hiệu ở Mỹ là từ 1.500 USD và 2.500 USD ở Nhật, còn với thỏa thuận Madrid, một lần đăng ký với mức phí 1.500 USD, thương hiệu xem như được đăng ký ở đủ 54 nước tham gia thảo thuận, trong đó có EU, Anh, Mỹ, Nhật, Singapore, Hàn Quốc... tức những thị trường lớn của hàng Việt Nam. Thời gian chờ hoàn tất đăng ký thường từ 1 đến 2 năm, giảm được một nửa so với việc phải đăng ký ở từng nước. Ngày 21/9/2010 Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2010/NĐ-CP quy định về việc xử ly vi phạm với hành vi xâm phạm quyền sở hưu công nghiệp là: mỗi hành vi vi phạm hành chính chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Phạt tiền được áp dụng theo khung tiền phạt quy định đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại điều khoản tương ứng của Nghị định này,tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà có thể phạt tiền mức phạt tối đa là 500.000.000 đồng.  Mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm quy định về thủ tục xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp; vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; vi phạm quy định về đại diện sở hữu công nghiệp; vi phạm quy định về giám định sở hữu công nghiệp; vi phạm quy định về thanh tra, kiểm tra sở hữu công nghiệp thì sẽ phạt từ 1.000.000 đồng đến 20.000.000.Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5. 000. 000 đồng đến 20. 000. 000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp, Phạt tiền từ 20. 000. 000 đồng đến 50. 000. 000 đồng trong trường hợp tái phạm và từ 50. 000. 000 đồng đến 100. 000. 000 đồng trong trường hợp vi phạm có tổ chức, quy mô lớn nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự,   Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh từ 1 đến 6 tháng hoặc không thời hạn, Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, buộc loại bỏ các yếu tố vi phạm, buộc bồi thường thiệt hại, cải chính, xin lỗi công khai các tổ chức bị vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng v. v..Các hình thức phạt bổ sung: Phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. (Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 09/11/2010) Tại Việt Nam hiện chưa có các toà án chuyên trách việc xét xử các vụ án về tranh chấp và xâm phạm  Quyền sở hữu công nghiệp tại Việt nam. Trên thực tiễn hiện nay các vụ kiện về Sở hữu công nghiệp thường do các toà án Tỉnh, Thành trực thuộc Trung Ương thụ lý và xét xử theo thủ tục chung.Trên thực tế thường mất từ 06 tháng đến 01 năm để toà án thụ lý và giải quyết một vụ tranh chấp về Sở công nghiệp tại một cấp xét xử.   d. Thực tế chống hàng giả,hàng nhái của các doanh nghiệp Việt Nam Sau khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hoạt động SHTT ở nước ta có chuyển biến đáng kể, thể hiện trên số lượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp. Theo số liệu thống kê của Cục SHTTVN,số lượng đơn quốc gia được nộp trong các năm như sau: Năm  2003  2004  2005  2006  2007   Số đơn nộp  12135  14916  18018  23058  32030   Tuy nhiên, số đơn đăng ký sáng chế của các tổ chức và cá nhân Việt Nam còn thấp, chỉ chiếm 7% tổng số đơn sáng chế nộp tại Cục SHTT.Như vậy tính ra số lượng đơn đăng ký mới của mỗi năm sau đều tăng hơn so với năm trước liền kề gần 20%, cá biệt tỷ lệ này đạt gần 30% của năm 2006 so với năm 2005. Theo con số thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ, chỉ có khoảng 1.000 nhãn hiệu của các doanh nghiệp nước ta được đăng ký ở nước ngoài,cụ thể như sau: Năm  2004  2005  2006  2007  2008   Số đơn nộp  >17.000  20.000  6.335  7.235  10.660   Sự thay đổi này phần lớn là do tác động từ một số vụ việc doanh nghiệp nước ta bị mất nhãn hiệu ở nước ngoài.. Tuy nhiên đây là con số quá nhỏ so với thực tế tình hình xuất khẩu của nước ta hiện nay. Thực tế cho thấy với số lượng khoảng 400.000 doanh nghiệp đang hoạt động hiện nay, thì con số nhãn hiệu đăng ký trên vẫn không đáng kể, đặc biệt, nếu tính trong tổng số nhãn hiệu được đăng ký, do có nhiều doanh nghi
Luận văn liên quan