Sáng kiến là việc suy nghĩ ra cái mới, phương pháp làm mới, giải pháp mới để thực hiện trong hoạt động thực tiễn của con người. Còn kinh nghiệm là những gì con người tích lũy được qua thời gian hoạt động thực tiễn.
Trong lịch sử phát triển của mình, con người không ngừng phát triển sáng kiến và tổng kết kinh nghiệm. Nhờ đó mà khoa học – công nghệ ngày càng phát triển, năng suất lao động ngày một tăng lên, hàng hóa dùng cho sản xuất và tiêu dùng ngày càng dồi dào, phong phú về mẫu mã, tiện tích về mặt sử dụng. Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhiều giải pháp cải tiến quản lí, cải tiến kỹ thuật đã mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp, các cơ quan hành chính sự nghiệp hàng tỉ đồng.
Đối với ngành Giáo dục – Đào tào đã có rất nhiều sáng kiến kinh nghiệm của cán bộ quản lý, giáo viên đóng góp tích cực cho sự thành công trong sự nghiệp giáo dục, đưa sự nghiệp giáo dục nước nhà ngày càng bắt kịp với các nước tiên tiến trên thế giới.
Về chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, “Nhà nước tạo điều kiện cho nhà trường và cơ sở giáo dục khác tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, phổ biến khoa học, công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, từng bước thực hiện vai trò trung tâm văn hóa, khoa học, công nghệ của địa phương hoặc cả nước” (Trích Điều 18 Luật Giáo dục năm 2005). Trong các văn bản chỉ đạo của ngành giáo dục ta hiện nay cũng đã có những chỉ đạo trong việc thực hiện các giải pháp sáng kiến kinh nghiệm, thực hiện đổi mới phương pháp trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục một các toàn diện như chủ trương “mỗi giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện một đổi mới phương pháp dạy học và quản lý. Mỗi trường có một kế họach cụ thể về đổi mới phương pháp dạy học. Mỗi huyện có một chương trình đổi mới phương pháp dạy học” (Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011). Do đó, việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm còn là một nhiệm vụ chung của mỗi CB.GV làm công tác giáo dục.
Việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) gắn liền với sự gắn bó nghề nghiệp, sự nỗ lực của mỗi CB.GV nhằm góp phần cho nhà trường thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ năm học, gắn liền với phong trào thi đua của đơn vị như: phong trào thi đua “Hai tốt”, đổi mới PP trong dạy học, ứng dụng CNTT trong dạy học,. Mặc dù Ban giám hiệu hầu hết các trường rất quan tâm và tạo điều kiện cho đội ngũ mình thực hiện đề tài SKKN nhưng tâm lý đội ngũ nói chung còn rất e dè khi thực hiện. Có nhiều trường hợp việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm còn mang tính lý thuyết, tính thực tiễn chưa cao. Đây là vấn đề mâu thuẫn giữa giá trị của một sáng kiến kinh nghiệm còn xảy ra hiện nay. Chính vì thế, việc quan tâm cần tìm ra biện pháp nhằm giúp đỡ đội ngũ thực hiện SKKN trong nhà trường đó là nhiệm vụ và việc làm cần thiết hiện nay của Ban giam hiệu, đặc biệt là vai trò của của Hiệu trưởng trong nhà trường, góp phần vào việc thực hiện tổ chức nghiên cứu khoa học trong trường phổ thông.
15 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 7700 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Biện pháp giúp đội ngũ thực hiện sáng kiến kinh nghiệm trong nhà trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Đặt vấn đề
Sáng kiến là việc suy nghĩ ra cái mới, phương pháp làm mới, giải pháp mới để thực hiện trong hoạt động thực tiễn của con người. Còn kinh nghiệm là những gì con người tích lũy được qua thời gian hoạt động thực tiễn.
Trong lịch sử phát triển của mình, con người không ngừng phát triển sáng kiến và tổng kết kinh nghiệm. Nhờ đó mà khoa học – công nghệ ngày càng phát triển, năng suất lao động ngày một tăng lên, hàng hóa dùng cho sản xuất và tiêu dùng ngày càng dồi dào, phong phú về mẫu mã, tiện tích về mặt sử dụng. Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhiều giải pháp cải tiến quản lí, cải tiến kỹ thuật đã mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp, các cơ quan hành chính sự nghiệp hàng tỉ đồng.
Đối với ngành Giáo dục – Đào tào đã có rất nhiều sáng kiến kinh nghiệm của cán bộ quản lý, giáo viên đóng góp tích cực cho sự thành công trong sự nghiệp giáo dục, đưa sự nghiệp giáo dục nước nhà ngày càng bắt kịp với các nước tiên tiến trên thế giới.
Về chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, “Nhà nước tạo điều kiện cho nhà trường và cơ sở giáo dục khác tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, phổ biến khoa học, công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, từng bước thực hiện vai trò trung tâm văn hóa, khoa học, công nghệ của địa phương hoặc cả nước” (Trích Điều 18 Luật Giáo dục năm 2005). Trong các văn bản chỉ đạo của ngành giáo dục ta hiện nay cũng đã có những chỉ đạo trong việc thực hiện các giải pháp sáng kiến kinh nghiệm, thực hiện đổi mới phương pháp trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục một các toàn diện như chủ trương “mỗi giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện một đổi mới phương pháp dạy học và quản lý. Mỗi trường có một kế họach cụ thể về đổi mới phương pháp dạy học. Mỗi huyện có một chương trình đổi mới phương pháp dạy học” (Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011). Do đó, việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm còn là một nhiệm vụ chung của mỗi CB.GV làm công tác giáo dục.
Việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) gắn liền với sự gắn bó nghề nghiệp, sự nỗ lực của mỗi CB.GV nhằm góp phần cho nhà trường thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ năm học, gắn liền với phong trào thi đua của đơn vị như: phong trào thi đua “Hai tốt”, đổi mới PP trong dạy học, ứng dụng CNTT trong dạy học,... Mặc dù Ban giám hiệu hầu hết các trường rất quan tâm và tạo điều kiện cho đội ngũ mình thực hiện đề tài SKKN nhưng tâm lý đội ngũ nói chung còn rất e dè khi thực hiện. Có nhiều trường hợp việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm còn mang tính lý thuyết, tính thực tiễn chưa cao. Đây là vấn đề mâu thuẫn giữa giá trị của một sáng kiến kinh nghiệm còn xảy ra hiện nay. Chính vì thế, việc quan tâm cần tìm ra biện pháp nhằm giúp đỡ đội ngũ thực hiện SKKN trong nhà trường đó là nhiệm vụ và việc làm cần thiết hiện nay của Ban giam hiệu, đặc biệt là vai trò của của Hiệu trưởng trong nhà trường, góp phần vào việc thực hiện tổ chức nghiên cứu khoa học trong trường phổ thông.
2. Mục đích đề tài.
Đề tài này nhằm tạo điều kiện phát huy năng lực và nâng cao chất lượng đội ngũ, giúp đội ngũ có điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện SKKN. Làm cho đội ngũ tự tin để thực hiện, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, nhất là nhiệm vụ về đổi mới PP trong dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Đồng thời cũng là một trong những giải pháp nhằm hướng tới mục tiêu tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học trong nhà trường.
3. Lịch sử đề tài
Việc giúp đội ngũ thực hiện SKKN là một trong những nhiệm vụ mà bất kỳ quản lí trường học nào cũng chú trọng, có nhiều đề tài viết về việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm. Tuy nhiên, tài liệu chia sẽ kinh nghiệm trong quản lý đặc biệt là biện pháp giúp đội ngũ thực hiện sáng kiến kinh nghiệm trong nhà trường còn ít. Hơn nữa, điều kiện về đội ngũ, cơ sở vật chất ở mỗi trường cũng khác nhau nên vấn đề này tôi luôn quan tâm và chú trọng nhiều năm nay.
Từ thực tiễn làm công tác quản lý tôi rất quan tâm đến việc thực hiện đề tài SKKN của GV. Do đó, đề tài này được nghiên cứu với các số liệu thực trạng từ các năm học 2006-2007, 2007-2008 và đúc kết kinh nghiệm bản thân, áp dụng các giải pháp vào các năm học 2008-2009, 2009-2010 đến nay tôi thấy có hiệu quả. Trong năm học 2010-2011 này tôi mạnh dạng áp dụng và giới thiệu đề tài này với mong muốn chia sẽ kinh nghiệm đồng nghiệp, để được đón nhận sự đóng góp của đồng nghiệp, của hội đồng khoa học để giúp đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.
4. Phạm vi đề tài
Có nhiều đề tài nghiên cứu trong nhà trường nhằm giúp nhà trường hoàn thành tốt kế hoạch năm học, nâng cao chất lượng giáo dục và uy tín trong nhà trường, thực hiện tốt công tác phối hợp với các ban ngành đoàn thể, ... Tuy nhiên, đề tài này chỉ giới hạn trong việc tổ chức thực hiện SKKN trong nhà trường, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện các kinh nghiệm trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy-học trong nhà trường.
II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM
1. Thực trạng
Trường THCS Bình Tân là một trường vùng sâu thuộc xã Bình Tân huyện Mộc Hóa. Trường được thành lập từ năm học 200-2003 đến nay, cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học còn thiếu thốn rất nhiều. Hiện trường có 04 phòng học cho HS 8 lớp (2 ca/ngày), 2 phòng bộ môn, 1 thư viện; số GV đứng lớp là 19, trình độ GV đạt độ chuẩn và trên chuẩn 100%. Đa số giáo viên đều trẻ, tuổi nghề còn ít. Do đó, việc cần thiết học tập kinh nghiệm đồng nghiệp đi trước, tìm tòi các giải pháp, các sáng kiến kinh nghiệm trong dạy học là rất cần thiết.
Trong những năm qua, công tác thi đua gắn liền với việc thực hiện SKKN được nhà trường và đội ngũ có quan tâm thực hiện. Song, việc vận động giáo viên đăng ký thi đua, đăng ký thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm là một trong những khó khăn của nhà trường bởi bản thân giáo viên còn e dè, ngại khó. Giáo viên còn lúng túng qua việc chọn đề tài nghiên cứu, chưa mạnh dạng áp dụng các giải pháp thực hiện, việc tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn GV thực hiện đề tài cũng còn nhiều hạn chế. Thống kê về việc thực hiện đề tài trong những năm học 2006-2007 và 2007-2008 thể hiện như sau:
Năm học
Số GV dạy lớp
Số GV đăng ký thực hiện SKKN
SKKN đạt cấp trường
SKKN đạt cấp huyện
SKKN đạt cấp tỉnh
2006-2007
17
13
5
5
0
2007-2008
18
15
5
7
0
Qua bảng số liệu trên, cùng với việc tìm hiểu, nghiên cứu lại các văn bản, quá trình tổ chức thực hiện đề tài, nghiên cứu lại các đề tài của của giáo viên tôi nhận thấy còn một số hạn chế như sau:
- Giáo viên có quan tâm tới việc thực hiện SKKN nhưng vẫn còn một vài giáo viên còn ngạy khó, chưa mạnh dạng đăng ký thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
- Một số SKKN còn viết theo hình thức mang tính lý thuyết, thời gian đầu tư thực hiện một sáng kiến kinh nghiệm chưa nhiều. Chính vì thế còn có những sáng chưa đạt yêu cầu, chưa có sáng kiến kinh nghiệm đạt được ở cấp cao hơn.
- BGH nhà trường chưa chú trọng đến việc tổ chức hướng dẫn cho GV hoàn thành một SKKN, vì thế có những sáng kiến còn viết theo hình thức kể lại những công việc đã làm.
- Việc xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện SKKN của nhà trường chưa cụ thể, chưa tổ chức quy trình xét chọn SKKN một cách khoa học.
2. Nội dung cần giải quyết
Để giúp đội ngũ thực hiện tốt SKKN của mình nói chung và giáo viên thực hiện tốt các sáng kiến trong dạy học nói riêng, với những thực trạng như trên, tôi tập trung giải quyết các vấn đề sau:
Thứ nhất, chú trọng việc xây dựng kế hoạch thực hiện SKKN trong đơn vị.
Thứ hai, Giúp giáo viên nâng cao nhận thức trong việc thực hiện SKKN trong dạy học, tạo động lực cho giáo viên tự tin để thể hiện những ý tưởng, mạnh dạng áp dụng những sáng kiến của mình trong quá trình nghiên cứu thực hiện.
Thứ ba, Hướng dẫn giáo viên phương pháp viết sáng kiến kinh nghiệm
Thứ tư, Thực hiện tốt quy trình tổ chức xét chọn sáng kiến kinh nghiệm
3. Biện pháp giải quyết
3.1 Xây dựng kế hoạch thực hiện sáng kiến kinh nghiệm trong đơn vị.
Kế hoạch là toàn bộ những điều vạch ra một cách có hệ thống về những công việc dự định làm trong một thời gian quyết định với cách thức, trình tự, thời gian tiến hành. Xây dựng kế hoạch thực hiện SKKN trong đơn vị cũng như việc xây dựng kế hoạch năm học và các kế hoạch khác, đó là quá trình lao động khoa học, sáng tạo để cho ra một quyết định quản lý quan trọng của người Hiệu trưởng. Kế hoạch có cơ sở khoa học, gắn với thực tiễn thì sẽ mang lại kết quả như mong muốn của nhà quản lý. Việc xây dựng kế hoạch thực hiện SKKN trong nhà trường giúp cho người Hiệu trưởng sẽ nghiên cứu kỹ về khả năng đội ngũ, tạo ra những nét mới trong công tác, từ đó phát huy được hết năng lực của đội ngũ. Trong quá trình xây dựng kế hoạch tôi chú trọng các vấn đề sau:
* Thời gian xây dựng, triển khai kế hoạch:
Việc xây dựng kế hoạch thực hiện SKKN phải được hoàn thành ngay từ đầu năm học cùng với kế hoạch năm học của nhà trường. Việc xây dựng các nội dung, thời gian thực hiện trong kế hoạch không nên chỉ chủ quan từ Hiệu trưởng mà có sự nghiên cứu, bàn bạc thống nhất của các đồng chí trong BGH nhà trường, của tổ khối.
Công tác tổ chức triển khai kế hoạch cũng được tổ chức ngay từ đầu năm, cùng với kế hoạch thi đua của nhà trường. Trong quá trình triển khai tôi tổ chức thành một buổi sinh hoạt chuyên đề, vừa triển khai, vừa thảo luận từ đó có sự thống nhất của tập thể nhằm kế hoạch mang tính thực thi cao. Tuyệt đối tránh trường hợp lồng nghép quá nhiều nội dung trong cuộc họp tổ chức triển khai nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc thực hiện SKKN trong đội ngũ.
* Chọn lực lượng tham gia vào hội đồng xét SKKN
Công việc này không nếu để cuối năm mới thực hiện mà phải có sự chuẩn bị từ đầu. Lực lượng tham gia phải là những người có khả năng chỉ đạo, vận động, hướng dẫn giáo viên trong thực hiện. Thành phần lực lượng tham gia thực hiện gồm BGH, Công đoàn, Đoàn TN và một số GV có kinh nghiệm trong việc thực hiện SKKN.
Một lưu ý quan trọng trong việc xây dựng lực lượng hội đồng xét SKKN là công tác tập huấn, chia sẽ kinh nghiệm bản thân cho lực lượng mà tôi luôn quan tâm thực hiện.
* Gợi ý một số đề tài, một số nội dung mà giáo viên có thể đăng ký chọn lựa
Đây là nội dung mà tôi thấy rất cần thiết cho đơn vị có lực lượng giáo viên dạy lớp với đa số tuổi nghề còn ít của trường tôi. Gợi ý một số đề tài, một số nội dung mà giáo viên có thể đăng ký chọn lựa vừa giúp giáo viên không lúng túng trong việc chọn lựa đề tài nghiên cứu, vừa tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm của ngành, tập trung nghiên cứu những đổi mới trong đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Chúng ta cũng cần lưu ý rằng, ở đây chỉ giới thiệu một số nội dung mà giáo viên có thể tập trung nghiên cứu để thực hiện đề tài chứ không phải là những đề tài cụ thể để giáo viên thực hiện, vì như thế sẽ không phát huy hết khả năng, tính tư duy, sáng tạo của GV.
Trong kế hoạch thực hiện đề tài SKKN tôi định hướng một số nội dung cho GV tập trung nghiên cứu như:
- Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn
- Giúp học sinh học tốt các môn học (hoặc một chương, một dạng bài tập,…)
- Kinh nghiệm trong giảng dạy bộ môn (hoặc một bài dạy, một chương nào đó)
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng nhằm đạt hiệu quả cao.
- Các kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm, trong giáo dục đạo đức học sinh
- Công tác quản lý chuyên môn (giành cho BGH, tổ trưởng chuyên môn)
- Công tác phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường
….
Với những gợi ý trên cũng chưa phải là đủ, nhưng cũng là một trong những nội dung quan trọng mà hiện nay ta cần quan tâm và thực hiện tốt.
3.2 Phát huy các tổ chức đoàn thể trong nhà trường nhằm giúp giáo viên nâng cao nhận thức trong việc thực hiện SKKN trong dạy học, tạo động lực cho giáo viên tự tin để thể hiện những ý tưởng, mạnh dạng áp dụng những sáng kiến của mình trong quá trình nghiên cứu thực hiện.
a) Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường
Trong công tác phối hợp các tổ chức đoàn thể trong nhà trường đặc biệt là Công đoàn, Chi đoàn tôi luôn gắn với công tác phối hợp, động viên giáo viên nâng cao ý thức trong thực hiện SKKN. Mỗi công đoàn viên, mỗi đoàn viên thanh niên đều phải có giải pháp nâng cao hiệu quả công tác, nhất là trong giảng dạy – giáo dục học sinh. Trong các cuộc họp của các tổ chức trên đầu năm đưa nội dung này vào bàn bạc, thảo luận để từ đó giúp giáo viên tìm ra ý tưởng của mình, tìm ra được một đề tài nghiên cứu thích hợp với vị trí, vài trò, chức năng của mình.
Trong công tác thi đua của các tổ chức trên phải gắn với việc thực hiện sáng kiến, áp dụng giải pháp mới trong công tác để đạt hiệu quả cao hơn. Cán bộ làm công tác Công đoàn, công tác Đoàn TN phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động lực lượng mình phụ tránh thực hiện. Công tác vận động GV đăng ký thực hiện đề tài thông qua phiếu đăng ký thi đua (có ghi tên đề tài cụ thể) được hoàn thành vào đầu năm học và phải trước khi tổ chức đại hội CBCC nhà trường. Như thế, việc tổ chức phát động phong trào thi đua trong nhà trường thông qua đại hội CBCC sẽ được thuận lợi hơn rất nhiều.
Việc phối hợp các lực lượng trên được thể hiện rõ ràng về trách nhiệm cụ thể thông qua kế hoạch liên tịch với BGH nhà trường, là cơ sở để cuối năm tổ chức đánh giá về công tác phối hợp, hợp tác thực hiện nhiệm vụ. Hàng tháng trong các cuộc họp liên tịch đều được tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm.
b) Tạo điều kiện để giáo viên mạnh dạng áp dụng những sáng kiến của mình trong quá trình nghiên cứu thực hiện
Giáo viên có hoàn thành được sáng kiến kinh nghiệm hay không, có các giải pháp hay, có hiệu quả cao hay không thì việc tạo điều kiện để giáo viên mạnh dạng áp dụng những giải pháp sáng kiến của mình trong quá trình nghiên cứu thực hiện là rất quan trọng. Tuy nhiên, phải chú trọng đến tính khả thi của các giải pháp trên. Do đó, tôi tập trung vào các công việc sau:
- Sau khi mỗi GV đăng ký xong đề tài nghiên cứu (khoảng giữa tháng 10) thì phải xây dựng dự thảo thực hiện sáng kiến kinh nghiệm. Nội dung trong dự thảo phải thể hiện được thực trạng, nội dung cần giải quyết, các biện pháp giải quyết chủ yếu, thời gian thực hiện đề tài, dự kiến các nguồn lực cần hỗ trợ,...
- Khi các giải pháp dự kiến trên được lực lượng hội đồng nhận thấy khả thi thì mạnh dạng cho GV được phép thử nghiệm, thực hiện.
- Trong các biện pháp thực hiện của GV có liên quan đến ngành nào, lực lượng nào tôi tập trung chỉ đạo, phối hợp với các ngành đó để hỗ trợ GV. Đồng thời tạo thêm điều kiện hỗ trợ kinh phí, trang thiết bị hiện có của nhà trường cho GV thực hiện.
- Tổ chức tập huấn ứng dụng CNTT, giúp GV tra cứu thêm thông tin trong quá trình thực hiện. Phối hợp với thư viện nhà trường giới thiệu thêm một số sách để giáo viên tham khảo.
- Một trong những công việc rất quan trọng là tôi tập trung lực lượng hỗ trợ GV kiểm tra kết quả từng giai đoạn, kịp thời điều chỉnh khi phát hiện có sai sót một cách kịp thời, tránh trường hợp những giải pháp không khả thi, mang lại hậu quả không mong muốn. Ít nhất phải có 1 lần tổ chức kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm sau khi có kết quả HKI của năm nghiên cứu.
Với những việc làm trên vừa giúp giáo viên định hướng các giải pháp thực hiện, loại bỏ các giải pháp không mang tính khoa học, thực tiễn đồng thời là những hỗ trợ tích cực cho GV thực hiện.
3.3 Tổ chức hướng dẫn giáo viên phương pháp viết sáng kiến kinh nghiệm hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm.
Thực ra việc hướng dẫn giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm không phải để đến cuối năm, đến khi thực hiện xong các giải pháp rồi mới hướng dẫn mà đây là công việc mà tôi thực hiện ngay từ đầu năm, cùng với việc triển khai kế hoạch thực hiện SKKN. Nhưng việc tổ chức hướng dẫn lại vào khoảng thời gian sau khi giáo viên thực hiện xong các giải pháp của mình là rất cần thiết (thường khoảng tháng 4)
Khi hướng dẫn giáo viên viết SKKN tôi luôn hướng dẫn một các cụ thể từ hình thức trình bày đến cách viết từng mục như thế nào (đồng nghiệp có thể tham khảo tại trong thư mục chia sẽ kinh nghiệm _ SKKN), ngoài ra tôi còn phân tích thêm một số đề tài đạt giải cao để cho GV hiểu rõ hơn về cách viết.
Thực hiện tốt quy trình tổ chức xét chọn sáng kiến kinh nghiệm
Việc xét duyệt một đề tài sáng kiến kinh nghiệm được nhà trường tổ chức theo một quy trình:
- Thẩm định tính khả thi ở dự thảo đề tài (đã nêu ở mục 3.2b)
- Thẩm định của Hội đồng khoa học nhà trường vào cuối năm. Việc tổ chức thẩm định cuối năm được tổ chức thực hiện như sau:
+ Nhóm nghiên cứu minh chứng (nhóm 1): Các thành viên trong nhóm có nhiệm vụ rà soát lại các số liệu, các minh chứng được nêu lên, được dẫn chứng trong đề tài, tác dụng và hiệu quả của đề tài.
+ Nhóm nghiên cứu tính khoa học, tính thực tiễn của các giải pháp (nhóm 2): Xem các nội dung, giải pháp đề ra trong đề tài có mang tính khoa học, thực tiễn hay không, có phù hợp với yêu cầu hiện nay và trong tương lai hay không, kiểm tra lại về hình thức, ngữ pháp,…
+ Có ít nhất 02 thành viên (1 trong nhóm 1 và 1 trong nhóm 2) cùng tham gia xét duyệt 1 đề tài.
+ Xét duyệt của chủ tịch hội đồng khoa học nhà trường.
Đề tài được chọn phải có sự thống nhất của các thành viên được phân công xét duyệt và được chủ tịch hội đồng khoa học nhà trường xét duyệt.
4. Kết quả đạt được
Qua những năm áp dụng các giải pháp trên từ năm học 2008-2009 đến nay, đặc biệt là trong năm học 2010-2011, tôi nhận thấy việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm của đội ngũ nhà trường nói chung và giáo viên dạy lớp nói riêng có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được kết quả khá tốt, thể hiện qua các số liệu sau:
Năm học
Số GV dạy lớp
Số GV đăng ký thực hiện SKKN
SKKN đạt cấp trường
SKKN đạt cấp huyện
SKKN đạt cấp tỉnh
2008-2009
18
17
5
10
0
2009-2010
18
18
8
10
0
2010-2011
19
19
8
10
1
Qua bảng kết quả trên ta nhận thấy rằng số giáo viên đăng ký thực hiện sáng kiến kinh nghiệm có tăng lên, số đề tài đạt cấp trường, cấp huyện có tăng lên so với năm học trước. Đặc biệt năm học 2010-2011 có 01 đề tài được đề nghị cấp tỉnh xét duyệt.
Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu thực hiện tôi còn thấy một số kết quả tích cực khác như:
- Đa số giáo viên không còn ngại khó, e dè trong việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm (trong hai năm học 2009-2010 và 2010-2011 có 100% giáo viên dạy lớp đăng ký) mà xem đó là tránh nhiệm, là một nhiệm vụ thường xuyên của người thầy nhằm nêu cao tinh thần “Tự học và sáng tạo” cho HS noi theo. Đa số giáo viên đều nhận thức rằng việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm là một tổ chức nghiên cứu khoa học rất cần thiết và bổ ích cho người giáo viên, giúp giáo viên luôn phân đấu tìm ra cái mới, giải pháp mới để nâng cao hiệu quả hơn trong công tác, bắt nhịp cùng xu thế giáo dục chung của thời đại.
- Thu hút sự quan tâm về việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm trong toàn đơn vị: Ban giám hiệu quan tâm hơn, có sự đầu tư, tích cực hỗ trợ giáo viên thực hiện. Giáo viên tự tin trong việc thực hiện các giải pháp mà mình đã đề ra.
- Quá trình tổ chức thực hiện đề tài của nhà trường có sự phối hợp đồng bộ, có quy trình xét chọn tạo sự dân chủ, chọn lựa những đề tài thật sự mang tính khoa học, tính thực tiễn sư phạm, thật sự mang lại hiệu quả cao cho công tác giảng dạy - giáo dục.
- Có đề tài được đề nghị công nhận ở mức độ cao hơn (01 đề tài đề nghị cấp tỉnh đánh giá).
III. KẾT LUẬN
1. Tóm lược giải pháp
Tùy điều kiện cụ thể của từng trường mà Hiệu trưởng có những biện pháp khác nhau để giúp đỡ đội ngũ thực hiện sáng kiến kinh, mang lại hiệu quả cao trong công tác. Sau đây là một số giải pháp mà tôi đã tập trung tập trung thực hiện:
Công việc đầu tiên là người cán bộ quản lí cần phải đánh giá lại việc tổ chức thực hiện sáng kiến kinh nghiệm trong nhà trường, việc phát huy năng lực đội ngũ như thế nào, có những ưu điểm và hạn chế ra sao. Từ đó bắt tay vào việc xây dựng kết hoạch.
Phải nhận định rằng kế hoạch thực hiện sáng kiến kinh nghiệm trong nhà trường cũng quan trọng không kém gì so với kế hoạch thực hiện chuyên môn của nhà trường. Bởi nó là một trong những biện pháp để giúp nhà trường thực hiện kế hoạch đổi mới PP dạy học, chống dạy học theo kiểu “đọc - chép” mà ngành giáo dục ta hiện nay đang kiến quyết thực hiện. Trong xây dựng kế hoạ