Đề tài Biện pháp phát triển sản xuất và mở rộng thị trường các sản phẩm từ quản táo mèo Sơn La dựa trên phân tích chuỗi giá trị

1. Tính cấp thiết của đề tài Sơn La là một tỉnh miền núi trọng yếu của đất nước với vị trí địa lí quan trọng nối liền CHDCND Lào, tỉnh Điện Biên, Lai Châu với các tỉnh trung du Bắc Bộ. Sơn La anh hùng trong kháng chiến chống Pháp, nổi tiếng “rừng thiêng nước độc” với di tích nhà tù Sơn La minh chứng cho tội ác tày trời của thực dân Pháp và dấu ấn của tinh thần Cách mạng bất diệt. Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù Sơn La đã có nhiều bước phát triển song vẫn còn hết sức khó khăn. Địa hình hiểm trở, chia cắt và nền khí hậu phức tạp, khắc nghiệt khiến chiến lược phát triển kinh tế-xã hội,cải thiện đời sống nhân dân trở thành bài toán hóc búa với các cấp chính quyền. Việc trồng cây gì, nuôi con gì để đạt hiệu quả, đưa mức sống nhân dân lên mức trung bình của cả nước đòi hỏi những nghiên cứu, tính toán chiến lược và kế hoạch triển khai cụ thể, thực tế. Trước đây, tỉnh đã có nhiều dự án đầu tư cấp nhà nước đưa các cây trồng ngoại lai thử nghiệm trên đất Sơn La song không đạt hiệu quả do không phù hợp điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu. Thực tế đó yêu cầu địa phương cần đầu tư phát triển các cây trồng bản địa phù hợp với ngàn h công nghiệp chế biến tạo đòn bẩy kinh tế. Trong các cây trồng đó, táo mèo tỏ ra là loại cây có ưu điểm vượt trội. Táo mèo (Sơn Tra) phân bố chủ yếu ở miền nam Trung Quốc và một số tỉnh phía Tây Bắc Việt Nam như Yên Bái, Lào Cai, Sơn La. Táo mèo có vị chua chát, ngọt thơm rất đặc trưng được sử dụng rộng rãi trong chế biến nước quả, rượu và là vị thuốc quý trong đông y. Táo mèo Sơn La có vị thơm và lượng đường lớn rất phù hợp cho sản xuất công nghiệp các sản phẩm Vang, nước ép. Tuy tiềm năng và vai trò của cây táo mèo với sự phát triển của Sơn La rất lớn song việc sản xuất và kinh doanh còn manh mún, nhỏ lẻ, hiệu quả thấp do những khó khăn về vốn,kĩ thuật và nhân lực. Đây cũng là khó khăn chung với các ngành khác trong tỉnh và cả khu vực miền núi phía Bắc. Nhận thấy ý nghĩa kinh tế và xã hội quan trọng của táo mèo đối với đời sống đồng bào các dân tộc và sự phát triển chung của tỉnh, nhóm tác giả quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Phát triển thị trường các sản phẩm từ cây táo mèo Sơn La”. Nhóm tác giả mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé giúp tỉnh Sơn La tìm ra một số hướng để sản phẩm táo mèo phát triển chuyên nghiệp hơn. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ cây táo mèo Sơn La, trong đó chú trọng rượu vang và nước ép táo mèo, hai sản phẩm có nhiều tiềm năng và điều kiện phù hợp với sản xuất công nghiệp. Nhóm tác giả tập trung nghiên cứu vùng táo Bắc Yên – Sơn La và sản phẩm Vang của nhà máy Bắc Sơn, từ đó đánh giá thực trạng và để xuất giải pháp cho cả vùng. 3. Phương pháp nghiên cứu Nhóm tác giả lựa chọn phương pháp nghiên cứu chuỗi giá trị (value chain) làm cơ sở, kết hợp khảo sát thực tế, phỏng vấn trực tiếp và phân tích số liệu nhằm giúp công trình có cái nhìn toàn cảnh ở nhiều góc độ. 4. Bố cục công trình nghiên cứu Đề tài gồm ba phần chính: Chương I: Tổng quan về Sơn La, sản phẩm táo mèo và cơ sở khoa học. Chương II: Phân tích thực trạng sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ cây táo mèo Sơn La. Chương III: Đề xuất một số giải pháp phát triển các sản phẩm từ cây táo mèo Sơn La

pdf91 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3244 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp phát triển sản xuất và mở rộng thị trường các sản phẩm từ quản táo mèo Sơn La dựa trên phân tích chuỗi giá trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ Giáo dục và Đào tạo Trƣờng Đại Học Ngoại Thƣơng ---------o0o--------- Công trình tham dự cuộc thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học Đại học Ngoại Thƣơng năm 2008” Tên công trình: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƢỜNG CÁC SẢN PHẨM TỪ QUẢ TÁO MÈO SƠN LA DỰA TRÊN PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ Nhóm ngành: 1a Họ và tên sinh viên HỒ HOÀI THƢƠNG Nữ Dân tộc: Kinh Lớp: Nhật 5 – K45F – Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế NGUYỄN THỊ MAI LAN Nữ Dân tộc: Kinh Lớp Anh 11 – K45D - Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế Họ tên ngƣời hƣớng dẫn: Tiến sỹ TỪ THÚY ANH 2 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................................... 4 CHƢƠNG I: ............................................................................................................. 7 TỔNG QUAN VỀ SƠN LA , SẢN PHẨM TÁO MÈO VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC ........................................................................................................................... 7 1.1. Tỉnh Sơn La và vùng nguyên liệu táo mèo .......................................................... 8 1.1.1. Vị trí địa lí ................................................................................................................. 8 1.1.2. Đặc điểm khí hậu .................................................................................................... 11 1.2. Cây táo mèo Sơn La ............................................................................................ 12 1.2.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................................... 12 1.2.1.1. Đặc điểm chung của cây táo mèo ............................................................................... 12 1.2.1.2. Đặc điểm riêng của táo mèo Sơn La ........................................................................... 14 1.2.1.3. So sánh thế mạnh đối với các nông sản khác trong vùng ........................................... 15 1.2.2. Công dụng của Táo mèo ......................................................................................... 18 1.3. Cơ sở lí luận nghiên cứu việc phát triển thị trường các sản phẩm từ cây táo mèo Sơn La. ................................................................................................................... 20 1.3.1. Quan điểm về chuỗi giá trị (value chain) ................................................................ 20 1.3.1.1. Định nghĩa................................................................................................................... 20 1.3.1.2. Các khái niệm chính .................................................................................................... 21 1.3.2. Chuỗi giá trị táo mèo Sơn La .................................................................................. 24 1.3.2.1. Xuất phát điểm ............................................................................................................ 24 1.3.2.2. Xây dựng chuỗi gía trị táo mèo Sơn La ...................................................................... 25 CHƢƠNG II: ......................................................................................................... 27 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, KINH DOANH CÁC SẢN PHẨM TỪ CÂY TÁO MÈO SƠN LA. ............................................................................. 27 2.1. Phân tích bối cảnh tác động lên chuỗi giá trị táo mèo: điều kiện (tự nhiên, xã hội), thị trường và tình hình phát triển hiện tại các khâu trong chuỗi giá trị ........... 28 2.1.1. Vùng nguyên liệu .................................................................................................... 29 2.1.2. Thu hoạch................................................................................................................ 31 2.1.3. Vận chuyển ............................................................................................................. 32 2.1.4. Sản xuất ................................................................................................................... 33 2.1.5. Kinh doanh .............................................................................................................. 35 3 2.2. Phân tích chi phí và lợi nhuận trong chuỗi giá trị táo mèo .............................. 38 2.3. Phân tích kiến thức, kĩ thuật công nghệ trong chuỗi giá trị táo mèo............... 39 2.3.1. Táo tự nhiên, táo trồng ............................................................................................ 40 2.3.2. Thu hái .................................................................................................................... 41 2.3.3. Vận chuyển ............................................................................................................. 42 2.3.4. Sản xuất ................................................................................................................... 42 2.3.5. Tiêu thụ ................................................................................................................... 43 2.4. Đánh giá .............................................................................................................. 44 Chƣơng III: ............................................................................................................. 46 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM TỪ TÁO MÈO SƠN LA. ....................................................................................................... 46 3.1. Tổng quan............................................................................................................ 47 3.2. Biện pháp phát triển các sản phẩm từ cây táo mèo Sơn La.............................. 48 3.2.1. Nhóm giải pháp vĩ mô............................................................................................. 48 3.2.1.1. Xây dựng, quy hoạch vùng nguyên liệu....................................................................... 49 3.2.1.2. Hỗ trợ đào tạo, phổ biến kiến thức kĩ thuật cho người dân ........................................ 51 3.2.1.3. Hỗ trợ doanh nghiệp marketing sản phẩm.................................................................. 52 3.2.2. Nhóm các biện pháp vi mô của riêng doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm. 56 3.2.2.1. Đa dạng hóa sản phẩm ............................................................................................... 57 3.2.2.2. Giải pháp phát triển Vang Sơn Tra và nước ép Sơn Tra ............................................ 59 3.2.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh .................................................................................... 63 3.2.3.1. Rượu Vang Sơn Tra ..................................................................................................... 63 3.2.3.2. Nước ép Sơn Tra ......................................................................................................... 65 3.2.4. Giải pháp Marketing ............................................................................................... 67 3.2.4.1. Giải pháp xúc tiến bán ................................................................................................ 67 3.2.4.2. Giải pháp sản phẩm và giá cả .................................................................................... 68 3.2.4.3. Giải pháp quảng cáo ................................................................................................... 70 3.2.4.4. Giải pháp phân phối ................................................................................................... 71 4 1. Tính cấp thiết của đề tài Sơn La là một tỉnh miền núi trọng yếu của đất nƣớc với vị trí địa lí quan trọng nối liền CHDCND Lào, tỉnh Điện Biên, Lai Châu với các tỉnh trung du Bắc Bộ. Sơn La anh hùng trong kháng chiến chống Pháp, nổi tiếng “rừng thiêng nƣớc độc” với di tích nhà tù Sơn La minh chứng cho tội ác tày trời của thực dân Pháp và dấu ấn của tinh thần Cách mạng bất diệt. Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù Sơn La đã có nhiều bƣớc phát triển song vẫn còn hết sức khó khăn. Địa hình hiểm trở, chia cắt và nền khí hậu phức tạp, khắc nghiệt khiến chiến lƣợc phát triển kinh tế-xã hội,cải thiện đời sống nhân dân trở thành bài toán hóc búa với các cấp chính quyền. Việc trồng cây gì, nuôi con gì để đạt hiệu quả, đƣa mức sống nhân dân lên mức trung bình của cả nƣớc đòi hỏi những nghiên cứu, tính toán chiến lƣợc và kế hoạch triển khai cụ thể, thực tế. Trƣớc đây, tỉnh đã có nhiều dự án đầu tƣ cấp nhà nƣớc đƣa các cây trồng ngoại lai thử nghiệm trên đất Sơn La song không đạt hiệu quả do không phù hợp điều kiện thổ nhƣỡng và khí hậu. Thực tế đó yêu cầu địa phƣơng cần đầu tƣ phát triển các cây trồng bản địa phù hợp với ngành công nghiệp chế biến tạo đòn bẩy kinh tế. Trong các cây trồng đó, táo mèo tỏ ra là loại cây có ƣu điểm vƣợt trội. Táo mèo (Sơn Tra) phân bố chủ yếu ở miền nam Trung Quốc và một số tỉnh phía Tây Bắc Việt Nam nhƣ Yên Bái, Lào Cai, Sơn La. Táo mèo có vị chua chát, ngọt thơm rất đặc trƣng đƣợc sử dụng rộng rãi trong chế biến nƣớc quả, rƣợu và là vị thuốc quý trong đông y. Táo mèo Sơn La có vị thơm và lƣợng đƣờng lớn rất phù hợp cho sản xuất công nghiệp các sản phẩm Vang, nƣớc ép. LỜI NÓI ĐẦU 5 Tuy tiềm năng và vai trò của cây táo mèo với sự phát triển của Sơn La rất lớn song việc sản xuất và kinh doanh còn manh mún, nhỏ lẻ, hiệu quả thấp do những khó khăn về vốn,kĩ thuật và nhân lực. Đây cũng là khó khăn chung với các ngành khác trong tỉnh và cả khu vực miền núi phía Bắc. Nhận thấy ý nghĩa kinh tế và xã hội quan trọng của táo mèo đối với đời sống đồng bào các dân tộc và sự phát triển chung của tỉnh, nhóm tác giả quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Phát triển thị trƣờng các sản phẩm từ cây táo mèo Sơn La”. Nhóm tác giả mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé giúp tỉnh Sơn La tìm ra một số hƣớng để sản phẩm táo mèo phát triển chuyên nghiệp hơn. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là vấn đề sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ cây táo mèo Sơn La, trong đó chú trọng rƣợu vang và nƣớc ép táo mèo, hai sản phẩm có nhiều tiềm năng và điều kiện phù hợp với sản xuất công nghiệp. Nhóm tác giả tập trung nghiên cứu vùng táo Bắc Yên – Sơn La và sản phẩm Vang của nhà máy Bắc Sơn, từ đó đánh giá thực trạng và để xuất giải pháp cho cả vùng. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Nhóm tác giả lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu chuỗi giá trị (value chain) làm cơ sở, kết hợp khảo sát thực tế, phỏng vấn trực tiếp và phân tích số liệu nhằm giúp công trình có cái nhìn toàn cảnh ở nhiều góc độ. 6 4. Bố cục công trình nghiên cứu Đề tài gồm ba phần chính: Chƣơng I: Tổng quan về Sơn La, sản phẩm táo mèo và cơ sở khoa học. Chƣơng II: Phân tích thực trạng sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ cây táo mèo Sơn La. Chƣơng III: Đề xuất một số giải pháp phát triển các sản phẩm từ cây táo mèo Sơn La 7 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ SƠN LA , SẢN PHẨM TÁO MÈO VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC 8 1.1. Tỉnh Sơn La và vùng nguyên liệu táo mèo 1.1.1. Vị trí địa lí Sơn La - Một tỉnh miền núi Tây Bắc nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nằm trong tọa độ địa lý 20o39' - 22o00' vĩ độ bắc và 103o11' - 105o02' kinh độ đông. Phía bắc giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía đông giáp tỉnh Vĩnh Phú và Hoà Bình, phía tây giáp tỉnh Lai Châu, phía nam giáp tỉnh Thanh Hoá và nƣớc Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào với chiều dài đường biên giới 250 km. Tỉnh Sơn La cách thủ đô Hà Nội 320 km theo trục đƣờng quốc lộ 6. Diện tích tự nhiên là 14.210 km2, đứng thứ 5 trong 53 tỉnh, thành phố. Độ cao trung bình từ 600 - 700m. Trên 80% tổng diện tích tự nhiên có độ dốc từ 25o trở lên. Địa hình lãnh thổ phân hoá rất phức tạp, mức độ chia cắt ngang và chia cắt sâu mạnh bởi các dãy núi cao, thung lũng, sông và mặt bằng 2 cao nguyên nối tiếp nhau, tất cả đều chạy theo hƣớng tây bắc - đông nam. Đó là dãy núi cao liên tiếp ở phía bắc bắt đầu từ huyện Quỳnh Nhai qua Mƣờng La đến Bắc Yên và kết thúc tại huyện Phù Yên, độ cao trung bình trên 2.000m, đỉnh cao nhất là Phusaphin 2874m, sƣờn tây nam đổ xuống sông Đà. Phía tây là dãy Pusamsao bắt đầu từ đỉnh Phusamsao đến Mƣờng Lạn (sông Mã), độ cao trung bình từ 1.500m - 1.900m, đỉnh cao nhất là Phu Sam Sao cao 1925m làm thành biên giới tự nhiên Việt-Lào. 9 Hình 1: Bản đồ tỉnh Sơn La (Nguồn: website bộ Kế hoạch và Đầu tư) Giữa tỉnh là dãy Sin sung chảo chai, từ Thuận Châu kéo dài qua Mai Sơn, Yên Châu về giáp tỉnh Hoà Bình, độ cao trung bình từ 1.000m - 1.500m, cao nhất là đỉnh Khao Canh 1.565m. Từ những dãy núi chính có nhiều dãy núi nhỏ chạy theo hƣớng gần nhƣ vuông góc với dãy núi chính làm cho địa hình vốn đã bị chia cắt lại càng bị chia cắt thêm. Sự chia cắt này tạo thế mạnh cho Sơn La là có nhiều dạng sản phẩm, của nhiều đới khí hậu mà các nơi khác không có. Sơn La là tỉnh miền núi cao nằm ở phía Tây bắc của Tổ quốc. Từ Hà Nội ngƣợc đƣờng số 6 lên Sơn La dài 320 km phải qua tỉnh Hà Tây, Hòa Bình. Thảo 10 nguyên Mộc Châu với độ cao 1050m so với mặt biển là cửa ngỏ của tỉnh Sơn La. Đơn vị hành chính của tỉnh có 9 huyện và 1 thị xã, các huyện Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Thuận Châu và thị xã Sơn La nằm dọc trục quốc lộ số 6, thuộc vùng kinh tế động lực của tỉnh. Huyện Sông Mã và các xã vùng cao của các huyện kể trên thuộc vùng cao biên giới các huyện Phú Yên, Bắc Yên, Mƣờng La, Quỳnh Nhai thuộc vùng kinh tế lòng hồ sông Đà. Toàn tỉnh có diện tích 1.421.000 ha, có 250 km đƣờng biên giới với tỉnh Hủa Phăn và Luông Pha Băng của nƣớc Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. Dân số toàn tỉnh có 867.885 ngƣời, gồm 12 dân tộc anh em: Dân tộc Thái chiếm 54% tổng số dân tộc; dân tộc Mông trên 20%, dân tộc kinh 10%, còn lại là các dân tộc: Mƣờng, Dao, Xinh Mun, Khơ Mú, La Ha, Kháng, Tày, Lào và Hoa. Cộng đồng các dân tộc Sơn La luôn đoàn kết xây dựng và bảo vệ vững chắc mảnh đất phía Tây Bắc Tổ quốc. Sông ngòi: 2 hệ thống sông Đà và sông Mã chạy song song theo chiều dọc của tỉnh. Sông Đà chảy qua tỉnh với chiều dài 239km, đi liền với nó là 32 phụ lƣu lớn, nhỏ; sông Mã chảy trong tỉnh với chiều dài 93km và 17 phụ lƣu. Hai hệ thống này đã tạo ra mạng lƣới sông, suối khá dày (mật độ trung bình 1,8km/1km2), độ dốc lớn nên có nhiều tiềm năng về thuỷ điện. Cao nguyên: 2 cao nguyên Sơn La và Mộc Châu nối tiếp nhau trải theo chiều dài của tỉnh và là đƣờng phân thuỷ giữa sông Đà và sông Mã. Cao nguyên Sơn La dài 100km, từ huyện Thuận Châu đến Yên Châu, rộng 25km, độ cao trung bình từ 500m - 700m. Cao nguyên Mộc Châu dài 80km, bắt đầu từ huyện Yên Châu đến Suối Rút tỉnh Hoà Bình, rộng 25km, độ cao trung bình từ 800m - 1000m. Cả 2 cao nguyên bề mặt tƣơng đối bằng phẳng đã và đang tạo ra vùng kinh tế động lực của tỉnh. Tuy địa hình lãnh thổ bị phân hoá phức tạp nhƣng nhìn chung tầng đất khá dày, thấm nƣớc tốt, tỷ lệ đạm khá, tỷ lệ lân cao và có nhiều loại phù hợp với nhiều loại cây trồng. 11 Dân số trung bình năm 1994: 802,0 nghìn ngƣời, có nhiều dân tộc khác nhau, trong đó 10 dân tộc có số dân từ 1000 ngƣời trở lên, đông nhất dân tộc Thái: 55,2%, dân tộc Kinh 18%, dân tộc Hmông 12%, dân tộc Mƣờng 8,2%, dân tộc Dao 2,76%, dân tộc Xinh Mun 1,45%, dân tộc Khơ mú 1,34%, dân tộc Lào 0,34%, dân tộc La Ha 0,2%, dân tộc Kháng 0,18%. Dân cƣ phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh, vùng rẻo cao chủ yếu là dân tộc Hmông, vùng giữa là dân tộc Dao, Xinh Mun, Khơ mú, Kháng, La ha, vùng thấp là dân tộc Thái, Kinh, Mƣờng... Huyện Bắc Yên, nơi tập trung diện tích táo mèo lớn và ngon nhất tỉnh Sơn La cũng nhƣ khu vực Tây Bắc, cách Hà Nội 190 km về phía Tây Bắc. Từ Hà Nội có thể lên Bắc Yên theo quốc lộ 37 qua Hà Tây, Phú Thọ và huyện Phù Yên của tỉnh Sơn La hoặc theo đƣờng thủy trên Sông Đà với bến phà Tạ Khoa. 1.1.2. Đặc điểm khí hậu Do ảnh hƣởng của vị trí địa lý, độ cao địa hình nên khí hậu Sơn La khá đa dạng, có những nét đặc thù riêng nhƣng vẫn mang tính chất của khí hậu gió mùa chí tuyến. Nhiệt độ trung bình năm 21oC, nhiệt độ cao nhất là 27oC, nhiệt độ thấp nhất là 16,7oC. Lƣợng mƣa trung bình 1410mm, năm cao nhất 1829mm (1907), năm thấp nhất 998mm (1964), số ngày mƣa trung bình 118 ngày/năm. Độ ẩm tƣơng đối trung bình năm 81%. Khí hậu Sơn La phân thành 2 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh và khô, ít mƣa, lƣợng mƣa dƣới 10% tổng lƣợng cả năm, độ ẩm không khí xuống tới 75-76%, tháng 12 và tháng 1 có xuất hiện sƣơng muối. Mùa hạ nóng, đến sớm và mƣa nhiều, mƣa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9, lƣợng mƣa chiếm tới 90% tổng lƣợng mƣa cả năm, không có bão. Nhìn chung khí hậu Sơn La tạo điều 12 kiện để phát triển một số loại hình sản xuất vùng Á nhiệt đới và ôn đới bên cạnh các loại hình sản xuất vùng nhiệt đới là chính. 1.2. Cây táo mèo Sơn La 1.2.1. Đặc điểm tự nhiên 1.2.1.1. Đặc điểm chung của cây táo mèo Tên Việt Nam: Táo mèo Tên Latin: Docynia indica Họ: Hoa hồng Rosaceae Bộ: Hoa hồng Rosales Hình 2: Cây Táo mèo (Nguồn: Sách đỏ Việt Nam ) Nhóm: Cây gỗ nhỏ - Mô tả: Cây gỗ cao 4 - 5 m, cành non có gai và lông nhung màu trắng, khi già nhẵn. Lá hình mũi mác dài 7 - 10cm, rộng 1,5 - 2cm, khi non có 3 - 5 thùy, tròn ở gốc, thuôn nhọn ở đỉnh, mép lá nguyên hoặc có răng cƣa, lông nhung màu trắng ở 13 mặt dƣới, gân bên 6 - 10 đôi, phân chia tới tận mép lá; cuống lá dài 15 - 20mm. Lá kèm hình mũi dùi, sớm rụng. Cụm hoa chùm 1 - 3 hoa hoặc hơn, có lông, cuống hoa rất ngắn hoặc không có. Đài có lông màu trắng với 5 thùy hình mũi mác nhọn đầu, mặt ngoài có lông, mặt trong nhẵn. Cánh hoa 5, màu trắng, mép có mũi nhọn, nhỏ. Nhị 30 - 50. Bầ 5 ô, mỗi ô có 3 - 10 noãn, xếp theo chiều dọc của bầu; vòi nhụy 5, hàn liền ới nhau ở gốc, có lông. Quả dạng quả táo, hạt màu đen. - Sinh học: Mùa hoa tháng 3 - 4, mùa quả chín tháng 9 - 10. Tái sinh bằng hạt, chồi hoặc chiết cành. - Nơi sống và sinh thái: Cây ƣa sáng, mọc rải rác trong rừng hoặc thành quần thể thuần loại trong trảng cây bụi, ven đồi, ở độ cao 1000 - 1500 m. - Phân bố: Việt Nam: Lai Châu (Phong Thổ), Lào Cai (Sapa), Cao Bằng, Sơn La (Bắc Yên: Tạ Xùa), Yên Bái. Thế giới: Trung Quốc, Ấn Độ, Mianma, Thái Lan. - Giá trị: Quả chín ăn đƣợc. Quả tƣơi dùng chế rƣợu vang. Quả phới khô dùng làm nguồn dƣợc liệu để chế rƣợu thuốc, nấu cao, có tác dụng bồi bổ sức khỏe, chữa bệnh tim mạnh, huyết áp cao và kính thích tiêu hóa. Cây non còn dùng làm gốc ghép cho các, loài táo và lê để tạo giống cây ăn quả. Gỗ có thể đóng đồ dùng gia đình và nông cụ sản xuất. - Tình trạng: Loài hiếm. Quả đƣợc sử dụng rộng rãi nhƣ là nguồn dƣợc liệu nên đƣợc nhân dân địa phƣơng khai thác hàng năm (đôi khi chặt cả cây) để dùng và bán. Chính đó lá nguyên nhân dẫn tới việc giảm số lƣợng cá thể và thu hẹp khu phân bố. Mức độ đe dọa: Bậc R. - Đề nghị biện pháp bảo vệ: Khai thác đúng quy cánh (chỉ hái quả, không chặt cây để lấy quả). Khoanh vùng, giữa lại các cây con mọc hoang trong rừng, ven bản làng để bảo vệ. Đồng thời tìm cánh gây trồng trong vƣờn rừng ở vùng cao. 14 1.2.1.2. Đặc điểm riêng của táo mèo Sơn La Cây táo mèo mọc chủ yếu tại huyện Bắc Yên, cách Hà Nội 190km về hƣớng Tây Bắc, trong đó chủ yếu ở 4 xã vùng cao là Tà Xùa, Làng Chếu, Xím Vàng, Hang Chú, trong đó táo mèo Xím Vàng đặc biệt nổi tiếng vì quả to, đẹp và rất thơm ngon. Bốn xã này nằm trên cùng một trục đƣờng từ thị trấn Bắc Yên, gần nhất là xã Tà Xùa (20km) và xa nhất là Hang Chú (50km). Các xã khác có táo mèo mọc rải rác song do không đủ độ cao nên táo thƣờng rất nhỏ và chát. Cây Sơn Tra cũng giống nhƣ cây chè Tà Xùa (Bắc Yên) vốn nổi tiếng với hƣơng vị đậm đà và hƣơng thơm đặc trƣng, càng ở độ cao, khí hậu lạnh hƣơng vị chè càng ngon. Càng ở độ cao, quả táo Mèo Sơn Tra càng có màu vàng tƣơi, thơm hơn và có vị chua ngọt. Qua nghiên cứu khảo sát, Quả Sơn Tra Bắc Yên có mùi thơm đặc trƣng, vị
Luận văn liên quan