Đề tài Biện pháp rèn kỹ năng chia các số thập phân cho học sinh lớp 5

Chúng ta đều biết rằng, bậc Tiểu học là bậc học được coi là nền tảng. Trong đó, môn Toán là một trong những môn học có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình dạy học ở tiểu học . Nếu coi nội dung môn Toán ở các lớp 1, 2, 3, 4 là sự mở đầu thì nội dung môn Toán ở lớp 5 là sự kế thừa và phát triển ở mức cao hơn, hoàn thiện và sâu hơn; trừu tượng, khái quát và tường minh hơn. Do đó, cơ hội hình thành và phát triển các năng lực tư duy, trí tưởng tượng không gian, khả năng diễn đạt cho học sinh phong phú và vững chắc hơn so với các lớp trước. Như vậy, nội dung dạy học toán ở lớp 5 sẽ giúp chúng ta đạt được những mục tiêu dạy học toán không chỉ ở lớp 5 mà còn ở toàn bậc Tiểu học. Quá trình dạy học môn Toán ở lớp 5 luôn luôn gắn với việc củng cố ôn tập các kiến thức và kĩ năng cơ bản của môn Toán ở câc lớp 1, 2, 3, 4.

doc13 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 13077 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Biện pháp rèn kỹ năng chia các số thập phân cho học sinh lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Chúng ta đều biết rằng, bậc Tiểu học là bậc học được coi là nền tảng. Trong đó, môn Toán là một trong những môn học có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình dạy học ở tiểu học . Nếu coi nội dung môn Toán ở các lớp 1, 2, 3, 4 là sự mở đầu thì nội dung môn Toán ở lớp 5 là sự kế thừa và phát triển ở mức cao hơn, hoàn thiện và sâu hơn; trừu tượng, khái quát và tường minh hơn. Do đó, cơ hội hình thành và phát triển các năng lực tư duy, trí tưởng tượng không gian, khả năng diễn đạt cho học sinh phong phú và vững chắc hơn so với các lớp trước. Như vậy, nội dung dạy học toán ở lớp 5 sẽ giúp chúng ta đạt được những mục tiêu dạy học toán không chỉ ở lớp 5 mà còn ở toàn bậc Tiểu học. Quá trình dạy học môn Toán ở lớp 5 luôn luôn gắn với việc củng cố ôn tập các kiến thức và kĩ năng cơ bản của môn Toán ở câc lớp 1, 2, 3, 4. Chính vì lẽ đó, trong chương trình của môn Toán ở lớp 5 đã dành 36 tiết để tổng ôn tập cuối cấp học. Đây là cơ hội để học sinh nắm vững hơn và hệ thống sâu hơn những kiến thức và kĩ năng cơ bản, trọng tâm của môn Toán ở tiểu học, chuẩn bị cho học tập ở trung học cơ sở và các cấp học cao hơn. Trong các nội dung của môn Toán ở tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng thì nội dung về số thập phân là một nội dung quan trọng và khó đối với học sinh. Nội dung này có khối lượng kiến thức mới lớn và khá trừu tượng. Chính vì vậy thực tế cho thấy rằng khi học về nội dung này, đặc biệt khi học về các phép tính với số thập phân rất nhiều học sinh gặp khó khăn và mắc sai lầm khi thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân nhất là phép tính chia. Thực tế hiện nay ở trường tôi, tuy đội ngũ giáo viên đã được chuẩn hoá về trình độ kiến thức và chuyên môn, đã có những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học khá tốt nhưng khi học sinh thực hành rèn kĩ năng chia các số tự nhiên và chia các số thập phân các em còn gặp rất nhiều khó khăn. Thực trạng này là do nhiều nguyên nhân, nếu không sớm được khắc phục thì nó sẽ ảnh hưởng lớn đến việc học tập các nội dung tiếp theo và ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em, cũng như mục tiêu dạy học Toán ở lớp 5 và của toàn bậc Tiểu học. Hơn nữa, nó còn ảnh hưởng tới việc học tập ở các bậc học trên và việc vận dụng kiến thức kĩ năng toán học vào trong thực tiễn cuộc sống hằng ngày của học sinh. Nói cách khác là chất lượng của học sinh sẽ không được cải thiện, cũng như mục tiêu của việc dạy học toán ở tiểu học sẽ không đạt được. Đó là điều không thể tránh khỏi. Do đó, tôi giả định nếu có một số biện pháp rèn kĩ năng chia các số thập phân cho học sinh lớp 5 phù hợp, đúng đắn thì kết quả và chất lượng của học sinh chắc chắn sẽ được cải thiện và từng bước được nâng cao. Là một giáo viên với lòng tâm huyết nghề nghiệp tôi đã băn khoăn, trăn trở suy nghĩ cần phải gì để có thể góp phần hạn chế và từng bước đẩy lùi thực trạng nói trên; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài ''Biện pháp rèn kỹ năng chia các số thập phân cho học sinh lớp 5''. II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1. Phạm vi nghiên cứu 33 học sinh lớp 5A Trường Tiểu học số 2 thị trấn Tân Uyên huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu. 2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp rèn kĩ năng chia các số thập phân cho học sinh lớp 5A. III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trước thực trạng hiện nay là khi học về nội dung chia các số thập phân ở lớp 5 các em thường gặp nhiều khó khăn và mắc sai lầm trong khi thực hành chia các số thập phân. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục hiện nay của trường tôi. Với mong muốn được góp phần công sức nhỏ bé của mình trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm đưa một số biện pháp rèn kĩ năng chia các số thập phân cho học sinh lớp 5A. IV. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU - Những biện pháp được đưa ra thực hiện đảm bảo tính khoa học, phù hợp với tâm lí lứa tuổi, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của học sinh và sát thực tế. - Khi áp dụng các biện pháp đó, học sinh cảm thấy thoải mái, tự tin hứng thú học tập từ đó các em hiểu bài nhanh, nhớ bài lâu. - Các biện pháp dễ áp dụng và có thể áp dụng được ở tất cả các trường đặc biệt là các trường vùng sâu, xa có hoàn cảnh khó khăn, các em là dân tộc thiểu số. B. PHẦN GIẢI QUYẾT VÂN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Chia một số thập phân cho một số tự nhiên Muốn chia một số thập phân cho một số tự nhiên ta làm như sau: - Chia phân nguyên của số bị chia cho số chia. - Viết dấu phẩy vào bên phải thương đã tìm được trước khi lấy chữ số đầu tiên ở phần thập phân của số bị chia để tiếp tục thực hiện phép chia. - Tiếp tục chia với từng chữ số ở phần thập phân của số bị chia. 2. Chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, ... Muốn chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, ... ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái một, hai, ba, ... chữ số. 3. Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân Khi chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà còn dư, ta tiếp tục chia như sau: - Viết dấu phẩy vào bên phải số thương. - Viết thêm vào bên phải số dư một chữ số 0 rồi chia tiếp. - Nếu còn dư nữa, ta lại viết thêm vào bên phải số dư mới một chữ số 0 rồi tiếp tục chia, và có thể cứ làm như thế mãi. 4. Chia một số tự nhiên cho một số thập phân Muốn chia một số tự nhiên cho một số thập phân ta làm như sau: - Đếm xem có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân của số chia thì viết thêm vào bên phải số bị chia bấy nhêu chữ số 0. - Bỏ dấu phẩy ở số chia rồi thực hiện phép chia như chia các số tự nhiên. 5. Chia một số thập phân cho một số thập phân Muốn chia một số thập phân cho một số thập ta làm như sau: - Đếm xem có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân của số chia thì chuyển dấu phẩy của số bị chia sang bên phải bấy nhiêu chữ số. - Bỏ dấu phẩy ở số chia rồi thực hiện phép chia như chia cho số tự nhiên. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ Qua nhiều năm giảng dạy, kết hợp với việc điều tra khảo sát thực tế của lớp tôi cho thấy: Khi học về phép chia các số thập phân, học sinh còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế và thường mắc phải những sai lầm do những nguyên nhân khác nhau, cụ thể như sau: 1. Một số khó khăn, hạn chế và sai lầm thường mắc của học sinh - Kĩ năng thực hiện phép chia các số tự nhiên còn chậm và yếu. - Chưa có kĩ năng ước lượng thương trong phép chia. - Khi chia còn để số dư lớn hơn hoặc bằng số chia. Ví dụ: 1224 : 24 Tính đúng: 1224 24 Tính sai: 1224 24 024 51 026 411 00 024 00 - Khi hạ một chữ số tiếp theo ở số bị chia vào thực hiện phép chia mà vẫn chưa chia được các em cũng không viết 0 vào thương. Ví dụ: 631,08 : 9 Tính đúng : 631,08 9 Tính sai: 631,08 9 01 0 70,12 01 0 7,12 18 18 0 0 - Khi lấy chữ số đầu tiên của phần thập phân của số bị chia vào thực hiện phép chia nhưng không viết dấu phẩy vào bên phải thương (Trong trường hợp chia một số thập phân cho một số tự nhiên) Ví dụ: 631,08 : 9 Tính đúng : 631,08 9 Tính sai: 631,08 9 01 0 70,12 01 0 7012 18 18 0 0 - Khi viết thêm 0 vào bên phải số dư để tiếp tục thực hiện phép chia nhưng không viết dấu phẩy vào thương (Trong trường hợp chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân). Ví dụ: 21 : 5 Tính đúng: 21 5 Tính sai: 21 5 10 4,2 10 42 0 0 - Chưa viết 0 vào bên phải số bị chia mà đã bỏ dấu phẩy ở số chia và thực hiện phép chia (Trong trường hợp chia một số tự nhiên cho một số thập phân). Ví dụ : 702 : 7,2 Tính đúng: 7020 7,2 Tính sai: 702 7,2 540 97,5 540 9,75 360 360 00 00 - Chuyển dấu phẩy ở số bị chia sai (Trong trường hợp chia một số thập phân cho một số thập phân). Ví dụ: 17,55 : 0,39 Tính đúng : 17,55 0,39 1 95 45 00 Tính sai : Trường hợp 1: 1,7,55 0,39 Trường hợp 2: 17,5,5 0,39 1 7 5 0,045 1 9 5 4,5 1 95 0 0 00 - Nhầm lẫn giữa các trường hợp: chia nhẩm một số thập phân cho 10 , 100, 1000, ... hoặc cho 0,1; 0,01; 0,001; . . . thường nhầm với nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000, ... hoặc với 0,1; 0,01; 0,001; . . . - Dịch chuyển dấu phẩy sai trong chia nhẩm (dịch thiếu hoặc thừa chữ số). - Khi dịch dấu phẩy sang trái (hoặc phải) mà số các chữ số ở phần nguyên (hoặc phần thập phân) còn thiếu nhưng không viết thêm chữ số 0 vào bên trái (hoặc bên phải) số bị chia. Ví dụ 1: 62,56 : 100 Tính đúng: 62,56 : 100 = 0,6256 Tính sai: 62,56 : 100 = 625662,56 : 100 = 6,256 62,56 : 100 = 0,06256 62,56 : 100 = 62560 Ví dụ 2: 62,56 : 0,001 Tính đúng: 62,56 : 0,001 = 62560 Tính sai: 62,56 : 0,001 = 0,06256 62,56 : 0,001 = 0,6256 62,56 : 0,001 = 6256 2. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạn chế và sai lầm trong thực hành chia các số thập phân của học sinh Qua điều tra, khảo sát tôi thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, song ở đây tôi xin nêu ra một số nguyên nhân cơ bản sau: - Việc nhận thức về vị trí, vai trò của môn học của các em còn chưa đúng và chưa sâu sắc, từ đó các em chưa chú trọng vào môn học. - Tinh thần thái độ học tập của các em còn chưa tự giác, chủ động. - Kĩ năng thực hiện phép cộng, trừ, nhân, chia các số tự nhiên còn chậm và yếu. - Việc lĩnh hội nắm bắt kiến thức của các em ở các nội dung trước còn chưa đầy đủ, chưa vững chắc, chẳng hạn như: Kĩ năng chia nhẩm, kĩ năng ước lượng thương trong phép chia còn chậm, yếu do chưa thuộc bảng nhân, chia và còn thiếu kinh nghiệm... - Việc thực hành rèn luyện kĩ năng chưa thường xuyên. Bên cạnh những nguyên nhân trên, còn một số nguyên nhân khác cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của các em như: đôi khi giáo viên vận dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học còn chưa linh hoạt, chưa phù hợp; có lúc giáo viên còn chưa quan tâm đúng mức và cần thiết đến việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh và đến từng đối tượng học sinh. Muốn khắc phục tình trạng nêu trên, để đạt được những yêu cầu về mục tiêu giáo dục ở tiểu học nói chung và mục tiêu dạy học môn Toán lớp 5 nói riêng, trong đó có mục tiêu dạy thực hành chia các số thập cho học sinh lớp 5, chúng ta cần phải có một số biện pháp rèn kĩ năng thực hiện phép chia các số thập phân cho học sinh một cách phù hợp.Sau đây là một số biện pháp cụ thể giúp giáo viên rèn kĩ năng chia các số thập phân cho học sinh lớp 5 và cách sửa sai khi học sinh mắc sai lầm. III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của môn học đặc biệt là về phép chia - Trước hết giáo viên cần nắm chắc mục tiêu dạy học toán ở tiểu học và ở lớp 5 để có những hướng dẫn và định hướng đúng cho học sinh. - Khi lựa chọn những nội dung dạy học, giáo viên cần đưa ra những nội dung thật gần gũi đối với đời sống hằng ngày của các em để từ đó các em nhận thấy sự cần thiết phải trau dồi kiến thức của môn học, thấy được vai trò của môn học trong việc học tập các môn học khác và trong đời sống thực tiễn. Ví dụ: Một người mua 6 quyển sách cùng loại, phải trả 27000 đồng. Hỏi nếu được giảm 10% theo giá bìa của mỗi quyển thì người đó phải trả bao nhiêu tiền? 2. Tạo hứng thú và kích thích tính tò mò, lòng ham muốn học tập cho học sinh Để thực hiện được việc này một cách có hiệu quả, trong quá trình dạy học, trước hết giáo viên cần tạo ra một không khí tự nhiên, thoải mái cho lớp học . Nội dung dạy cần gần gũi với đời sống hằng ngày, phải phù hợp với từng đối tượng tạo điều kiện để tất cả các em đều có thể tự tìm được cách giải quyết. Khi hướng dẫn học sinh tìm tòi kiến thức mới, giáo viên cần luôn tạo ra những tình huống có vấn đề dẫn học sinh đến những thắc mắc để rồi muốn tìm cách giải quyết... Thường xuyên tổ chức các trò chơi học tập trong tất cả các buổi hoạt động chính khoá cũng như hoạt động ngoại khoá... Ví dụ: Cách tạo tình huống có vấn đề trong phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên (trường hợp phần nguyên của số bị chia bé hơn số chia): - Lần 1 đưa ra phép chia 4,48 : 4, rồi hướng dẫn cách chia như sau: + 4 chia 4 được 1, viết 1. 1 nhân 4 bằng 4; 4 trừ 4 bằng 0. + Viết dấu phẩy vào bên phải thương vừa tìm được + Hạ 4, được 4; 4 chia 4 được 1, viết 1. 1 nhân 4 bằng 4; 4 trừ 4 bằng 0. + Hạ 8, được 8; 8 chia 4 được 2, viết 2.2 nhân 4 bằng 8; 8 trừ 8 bằng 0. - Lần 2 đưa ra phép chia 3,48 : 4, rồi gợi ý cho học sinh nhận ra điểm khác nhau giữa hai phép chia (phép chia 4,48 : 4 có phần nguyên chia được cho 4, còn phép chia 3,48 : 4 có phần nguyên không chia được cho 4). Như vậy tình huống có vấn đề ở đây là khi lấy phần nguyên của số bị chia là 3 chia cho 4 thì 3 chia 4 được mấy. Từ thắc mắc trên giáo viên hướng dẫn học sinh tìm cách giải quyết. 3. Ôn tập, củng cố và rèn kĩ năng thực hành cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên, kĩ năng ước lượng thương trong phép chia Giải pháp này giáo viên có thể thực hiện trong các buổi hoạt động ngoại khoá, các buổi học 2 và kết hợp trong khi hướng dẫn thực hành phép chia các số thập phân. Ví dụ: 3696 : 48 - Đặt tính rồi tính. 3696 48 336 77 00 - Cách thực hiện: + Lấy 369 chia 48 được 7, viết 7, 7 nhân 8 bằng 56; 59 trừ 56 bằng 3, viết 3 nhớ 5; 7 nhân 4 bằng 28, thêm 5 bằng 33; 36 trừ 33 bằng 3 viết 3. + Hạ 6 được 336; 336 chia 48 được 7, viết 7; 7 nhân 8 bằng 56; 56 trừ 56 bằng 0, viết 0, nhớ 5; 7 nhân 4 bằng 28, thêm 5 bằng 33; 33 trừ 33 bằng 0, viết 0. Lưu ý : Trong khi hướng dẫn cách chia giáo viên kết hợp hướng dẫn học sinh cách ước lượng thương, chẳng hạn: Khi chia 369 cho 48 ta ước lượng thương bằng cách : Che chữ số 8 ở số chia và chữ số 9 ở số bị chia (Số 369) ta được 36 chia 4 được 9, thử thương là 9 ta thấy 9 x 48 = 432, so sánh 432 với 369 ta thấy 432 > 369 nên bớt đi 1 ở 9 (9 - 1 = 8) được 8, tiếp tục thử thương là 8, ta thấy 8 x 48 = 384, so sánh 384 với 369 lại thấy 384 > 369, nên lại bớt đi 1 ở 8 được 7, tiếp tục thử thương là 7 ta thấy 7 x 48 = 336, so sánh 336 với 369 ta thấy 336 < 369. Vậy 369 chia 48 được 7. Trong trường hợp này ta còn có cách ước lượng khác như: làm tròn 369 thành 400 và 48 thành 50 rồi lấy 400 chia cho 50 để được 8. Sau đó ta thử với thương là 8. 4. Hướng dẫn tỉ mỉ kĩ năng thực hành chia (chú ý đến việc sửa sai khi học sinh mắc phải) các số thập phân đối với từng trường hợp Ví dụ 1: Trường hợp chia một số thập phân cho một số tự nhiên : 1,35 : 3 - Đặt tính : 1,35 3 15 0,45 0 - Cách thực hiện: + Chia phần nguyên của số bị chia cho số chia: 1 chia 3 được 0, viết 0. + Viết dấu phẩy vào bên phải thương vừa tìm được, lấy chữ số đầu tiên ở phần thập phân của số bị chia để tiếp tục chia: 13 chia 3 được 4, viết 4; 4 nhân 3 bằng 12; 13 trừ 12 bằng 1, viết 1. + Hạ 5, được 15; 15 chia 3 được 5, viết 5 ; 5 nhân 3 bằng 15; 15 trừ 15 bằng 0, viết 0. - Cách sửa sai: Nếu học sinh chưa viết dấu phẩy vào bên phải thương mà đã lấy chữ số đầu tiên ở phần thập phân của số bị chia vào thực hiện phép chia: Lúc này giáo viên có thể so sánh mô tả dấu phẩy của số bị chia giống như một mương nước. Vậy muốn đi qua mương nước thì phải bắc cầu, bắc cái cầu đó chính là viết dấu phẩy vào bên phải thương vừa tìm được. Ví dụ 2: Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân : 54 : 12 - Trước hết giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc. - Hướng dẫn học sinh thực hiện từng bước theo quy tắc. - Đặt tính: 54 12 060 4,5 00 - Cách thực hiện: + 54 chia 12 được 4, viết 4; 4 nhân 2 bằng 8; 4 không trừ được 8, lấy 14 trừ 8 bằng 6, viết 6, nhớ 1; 4 nhân 1 bằng 4, thêm 1 bằng 5; 5 trừ 5 bằng 0, viết 0. + Viết dấu phẩy vào bên phải thương vừa tìm được rồi viết thêm vào bên phải số dư một chữ số 0 được 60; 60 chia 12 được 5, viết 5; 5 nhân 2 bằng 10; 0 không trừ được 10, lấy 10 trừ 10 bằng 0, viết 0, nhớ 1; 5 nhân 1 bằng 5, thêm 1 bằng 6; 6 trừ 6 bằng 0, viết 0. - Cách sửa sai: Trong trường hợp này nếu học sinh mắc phải sai lầm là chưa viết dấu phẩy vào bên phải thương mà đã viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số dư để tiếp tục thực hiện phép chia thì giáo viên cần mô tả minh họa như sau: Muốn chia tiếp ta cần phải có chữ số 0 để viết vào bên phải số dư nhưng các chữ số 0 còn đang ở trong một cái hộp. Do đó ta phải mở nắp hộp ra bằng cách viết dấu phẩy vào bên phải thương vừa tìm được lúc này ta mới lấy được chữ số 0 ở trong hộp đó ra để viết vào bên phải số dư và tiếp tục thực hiện phép chia. Chú ý: Đối với trường hợp còn dư nữa, ta lại viết thêm vào bên phải số dư mới một chữ số 0 mà không cần viết dấu phẩy vào thương rồi tiếp tục chia. 5. Sau khi học xong mỗi nội dung, cho học sinh so sánh nhận xét về sự giống và khác nhau giữa các trường hợp Ví dụ: So sánh và nhận xét sự giống nhau và khác nhau về cách chia giữa phép chia một số tự nhiên cho một số thập phân và phép chia một số thập phân cho một số thập phân. Giống nhau: - Đếm xem trong phần thập phân của số chia có bao nhiêu chữ số. - Bỏ dấu phẩy ở số chia. Khác nhau: - Đối với phép chia một số tự nhiên cho một số thập phân.+ Sau khi đếm được bao nhiêu chữ số ở phần thập của số chia thì viết thêm bấy nhiêu chữ số 0 vào bên phải số bị chia. + Thực hiện phép chia như chia các số tự nhiên. - Đối với phép chia một số thập phân cho một số thập phân. + Sau khi đếm được bao nhiêu chữ số ở phần thập phân của số chia thì chuyển dấu phẩy ở số bị chia sang bên phải bấy nhiêu chữ số. + Sau khi bỏ dấu phẩy ở số chia thì thực hiện phép chia như chia cho số tự nhiên. Chú ý: Giáo viên cũng cần lưu ý cho học sinh trong phép chia một số thập phân cho một số thập phân, trường hợp số các chữ số ở phần thập phân của số bị chia ít hơn số các chữ số ở phần thập phân của số chia thì cần phải viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của số bị chia sao cho phù hợp. 6. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, tạo điều kiện để học sinh được luyện tập Bên cạnh việc kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh hàng tháng, định kì theo quy định, giáo viên cũng cần kiểm tra, đánh giá học sinh thường xuyên thông qua các giờ học đặc biệt là các giờ học ở buổi hai để có sự điều chỉnh phù hợp và tạo điều kiện cho học sinh được thực hành luyện tập nhiều hơn. 7. Ngoài những biện pháp trên, giáo viên cũng nên sử dụng thêm một số biện pháp hỗ trợ sau - Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với nội dung từng bài học, phù hợp với từng đối tượng học sinh. Nội dung dạy học đảm bảo tính hệ thống theo mức độ tăng dần (từ dễ đến khó). - Cần lựa chọn những dạng toán cơ bản, dạng toán học sinh thường mắc sai lầm để hướng dẫn học sinh rèn luyện kĩ năng. - Sau mỗi bài học, giáo viên cần khắc sâu kiến thức trọng tâm của bài. - Thường xuyên quan tâm đến từng đối tượng học sinh, đồng thời phải động viên, khuyến khích học sinh kịp thời khi thấy học sinh có sự tiến bộ. IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Sau một thời gian nghiên cứu và áp dụng vào giảng dạy ở lớp tôi nhận thấy đa số các em đã nhận thức được vai trò của môn học trong thực tiễn đời sống hàng ngày. Từ đó, các em đã có hứng thú, tích cực, chủ động học tập hơn. Để khảng định chắc chắn các biện pháp đưa ra ở trên là có hiệu quả, trong quá trình nghiên cứu và áp dụng vào giảng dạy tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá theo từng giai đoạn và đã thu được kết quả cụ thể như sau: TS HS Giai đoạn KS Kết quả thu được Giỏi Tỉ lệ (%) Khá Tỉ lệ (%) TB Tỉ lệ (%) Yếu Tỉ lệ (%) 32 Đầu năm 1 3,1 3 9,4 16 50,0 12 37,5 33 Giữa HK I 5 15,2 7 21,2 14 42,4 7 21,2 33 Cuối HK I 8 24,2 10 30,3 12 36,4 3 9,1 (Có một học sinh chuyển đến tháng 10 năm 2012) Do điều kiện thời gian nghiên cứu và áp dụng sáng kiến vào thực tế giảng dạy và rèn luyện cho học sinh còn hạn chế, nên kết quả đạt được chưa thực sự cao nhưng phần nào cho thấy đã hạn chế và làm giảm được số học sinh bị mắc sai lầm và yếu kém khi thực hiện phép chia các số thập phân. Do đó có thể khẳng định rằng nếu cứ tiếp tục áp dụng các biện pháp trên một cách thường xuyên, liên tục thì sau khi học xong lớp 5, tất cả học sinh lớp tôi sẽ đạt được yêu cầu tối thiểu về kiến thức và kĩ năng của môn Toán 5. C. PHẦN KẾT LUẬN I. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM Qua thực tế giảng dạy, tìm hiểu, nghiên cứu và làm
Luận văn liên quan