Đề tài Bình giá vẻ đẹp ngôn từ và xây dựng bài tập đọc hiểu giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ trong bài văn miêu tả lớp 4

I. Lí do chọn đề tài: Trong chương trình tiếng việt tiểu học cải cách năm 2000, trong phân môn tập đọc, phần lớn các tác phẩm được đưa ra là những tác phẩm thơ, văn đặc sắc, gần gũi với thiếu nhi. Đặc biệt, từ lớp 4, các em bắt đầu học thành thục văn miêu tả trong các tiết tập làm văn, chính vì thế, các bài tập đọc đưa ra, phần nhiều là các bài văn miêu tả: tả người, tả cảnh, tả hoạt động hay sự đan xem giữa các yếu tố đó. Các ngữ liệu văn miêu tả đưa ra rất đặc sắc, giàu hình ảnh và lôi cuốn được các em. Các tác phẩm văn miêu tả không chỉ mang đến những bài học giáo dục mà còn đem đến những ước mơ, khơi gợi khát vọng hoài bão; lấp đầy vào tâm hồn vốn đã thơ ngây của các em . muốn hiểu hết những tác phẩm văn học ấy, các em cần phải có cái nhạy cảm, rung động nhạy bén đối với từng từ, từng ý trong tác phẩm. Việc cảm thụ của các em tốt hay không, ngoài việc do bản thân các em, thì phần nhiều là do sự dẫn dắt, hướng dẫn của giáo viên. Để sự cảm nhận và thông hiểu của học sinh ở mức tốt nhất, thì giáo viên đóng vai trò hết sức quan trọng. Vai trò của người thầy là giúp hs nắm bắt “ý” của bài, từ đó có cách nhìn nghệ thuật, cách cảm nghệ thuật về tác phẩm. Muốn vậy, cần phải có 1 hệ thống bài tập phù hợp cho học sinh. Trong thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy các giáo viên còn chưa chú trọng nhiều đến các câu hỏi nhằm khai thác vẻ đẹp của ngôn từ mà phần lớn là các câu hỏi tái hiện – dạng bài tập đọc hiểu ở mức độ thấp. Như vậy sẽ không phát huy hết tiềm năng sáng tạo của các em. Trong chương trình sách giáo khoa, trong các câu hỏi đưa ra trong các bài văn miêu tả cũng chưa chú trọng đến các bài tập cảm nhận vẻ đẹp của ngôn từ. Chính vì thế tôi chọn đề tài này, mong muốn thông qua các bài tập đọc văn miêu tả lớp 4, thông qua việc phân tích, bình giá cái hay cái đẹp của lớp nghệ thuật ngôn từ mà đưa ra được các bài tập cảm thụ văn học- giúp hs nhận ra vẻ đẹp của ngôn từ qua đó giúp kĩ năng cảm thụ văn học của hs trở thành 1 kĩ năng quen thuộc. Tên đề tài của tôi là:” Bình giá vẻ đẹp ngôn từ và xây dựng bài tập đọc hiểu giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ trong bài văn miêu tả lớp 4”. II. Giả thuyết khoa học Đề tài của tôi được xây dựng nhằm đưa ra các câu hỏi, bài tập đọc hiểu giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ trong văn miêu tả lớp 4. Chính vì thế, nếu được sử dụng, sẽ đem lại hiệu quả, giúp học sinh có những câu hỏi hay, phù hợp theo các mức độ nhận thức, từ đó lựa chọn cho mình bài tập phù hợp nhất để làm bài. Hệ thống bài tập này cũng có tác dụng rất lớn đến giáo viên. Không chỉ đưa ra bài tập, mà ở đề tài này, tôi đã xây dựng các bước đưa ra câu hỏi theo các mức độ. Chính vì thế, giáo viên có thể áp dụng vào trong nhiều loại bài tập đọc khác nhau, dựa vào đó để đưa ra câu hỏi. Cho nên, nếu được áp dụng và sử dụng hiệu quả, thì các bài tập này đúng là một phương tiện hỗi trợ có hiệu quả cho cả người dạy và người học

docx47 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3910 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bình giá vẻ đẹp ngôn từ và xây dựng bài tập đọc hiểu giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ trong bài văn miêu tả lớp 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài: Trong chương trình tiếng việt tiểu học cải cách năm 2000, trong phân môn tập đọc, phần lớn các tác phẩm được đưa ra là những tác phẩm thơ, văn đặc sắc, gần gũi với thiếu nhi. Đặc biệt, từ lớp 4, các em bắt đầu học thành thục văn miêu tả trong các tiết tập làm văn, chính vì thế, các bài tập đọc đưa ra, phần nhiều là các bài văn miêu tả: tả người, tả cảnh, tả hoạt động hay sự đan xem giữa các yếu tố đó. Các ngữ liệu văn miêu tả đưa ra rất đặc sắc, giàu hình ảnh và lôi cuốn được các em. Các tác phẩm văn miêu tả không chỉ mang đến những bài học giáo dục mà còn đem đến những ước mơ, khơi gợi khát vọng hoài bão; lấp đầy vào tâm hồn vốn đã thơ ngây của các em . muốn hiểu hết những tác phẩm văn học ấy, các em cần phải có cái nhạy cảm, rung động nhạy bén đối với từng từ, từng ý trong tác phẩm. Việc cảm thụ của các em tốt hay không, ngoài việc do bản thân các em, thì phần nhiều là do sự dẫn dắt, hướng dẫn của giáo viên. Để sự cảm nhận và thông hiểu của học sinh ở mức tốt nhất, thì giáo viên đóng vai trò hết sức quan trọng. Vai trò của người thầy là giúp hs nắm bắt “ý” của bài, từ đó có cách nhìn nghệ thuật, cách cảm nghệ thuật về tác phẩm. Muốn vậy, cần phải có 1 hệ thống bài tập phù hợp cho học sinh. Trong thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy các giáo viên còn chưa chú trọng nhiều đến các câu hỏi nhằm khai thác vẻ đẹp của ngôn từ mà phần lớn là các câu hỏi tái hiện – dạng bài tập đọc hiểu ở mức độ thấp. Như vậy sẽ không phát huy hết tiềm năng sáng tạo của các em. Trong chương trình sách giáo khoa, trong các câu hỏi đưa ra trong các bài văn miêu tả cũng chưa chú trọng đến các bài tập cảm nhận vẻ đẹp của ngôn từ. Chính vì thế tôi chọn đề tài này, mong muốn thông qua các bài tập đọc văn miêu tả lớp 4, thông qua việc phân tích, bình giá cái hay cái đẹp của lớp nghệ thuật ngôn từ mà đưa ra được các bài tập cảm thụ văn học- giúp hs nhận ra vẻ đẹp của ngôn từ qua đó giúp kĩ năng cảm thụ văn học của hs trở thành 1 kĩ năng quen thuộc. Tên đề tài của tôi là:” Bình giá vẻ đẹp ngôn từ và xây dựng bài tập đọc hiểu giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ trong bài văn miêu tả lớp 4”. Giả thuyết khoa học Đề tài của tôi được xây dựng nhằm đưa ra các câu hỏi, bài tập đọc hiểu giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ trong văn miêu tả lớp 4. Chính vì thế, nếu được sử dụng, sẽ đem lại hiệu quả, giúp học sinh có những câu hỏi hay, phù hợp theo các mức độ nhận thức, từ đó lựa chọn cho mình bài tập phù hợp nhất để làm bài. Hệ thống bài tập này cũng có tác dụng rất lớn đến giáo viên. Không chỉ đưa ra bài tập, mà ở đề tài này, tôi đã xây dựng các bước đưa ra câu hỏi theo các mức độ. Chính vì thế, giáo viên có thể áp dụng vào trong nhiều loại bài tập đọc khác nhau, dựa vào đó để đưa ra câu hỏi. Cho nên, nếu được áp dụng và sử dụng hiệu quả, thì các bài tập này đúng là một phương tiện hỗi trợ có hiệu quả cho cả người dạy và người học PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I Cơ sở khoa học: . Cơ sở lí thuyết Cơ sở văn học 1.1.1 Văn miêu tả và đặc điểm của văn miêu tả 1.1.1.1 Thế nào là văn miêu tả? Theo từ điển Tiếng Việt ( Hoàng Phê chủ biên), miêu tả là “dùng ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật nào đó làm cho người khác có thể hình dung được cụ thể về sự vật, sự việc”. Trong SGKTV4 Tập 1, trang 140, các tác giả đưa ra ghi nhớ “ miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người, của vật giúp người nghe, người đọc có thể hình dung được các đối tượng ấy”. Các kiểu bài miêu tả dạy ở trường Tiểu học: Dựa vào nhà trường do yêu cầu giảng dạy, văn miêu tả được chia thành nhiều kiểu. Căn cứ vào đối tượng miêu tả, văn miêu tả gồm có các kiểu bài: tả đồ vật, tả cây cối, tả người, tả con vật, tả cảnh. Ở chương trình CCGD cũng như chương trình mới, các kiểu bài này dạy cho các học sinh lớp 3, 4, 5 nhưng thực chất học sinh đã được làm quen với kiểu bài này ngay từ lớp 2 khi tập quan sát tranh, trả lời câu hỏi, tập tả ngắn về đồ vật, con vật, người, cảnh. Chính vì vậy, khi xây dựng hệ thống bài tập giúp học sinh làm quen với văn miêu tả chúng tôi cũng quan tâm đến việc giúp các em làm quen với các kỹ năng miêu tả đơn giản của từng kiểu bài được dạy ở các lớp trên. 1.1.1.2 Các đặc điểm của văn miêu tả a. Tính sinh động và tạo hình: Là đặc điểm đầu tiên của văn miêu tả. Một đoạn văn hay một bài văn mang tính sinh động và tạo hình khi đoạn văn đó hoặc bài văn đó cụ thể, hàm súc. Làm nên tính sinh động và tạo hình của văn miêu tả là những chi tiết, hình ảnh sống động. Những chi tiết, hình ảnh sống động đó được lấy từ thực tiễn cuộc sống, từ sự hiểu biết, khả năng quan sát của chúng ta. Nếu tước bỏ những chi tiết ấy đi bài văn miêu tả sẽ trở nên mờ nhạt, kém hấp dẫn. b. Tính sáng tạo, thẩm mĩ, tính chứa đựng tình cảm của người viết Khi miêu tả bất kỳ một đối tượng nào đó ( người, vật hay cảnh ) dù có bám sát thực tế đến đâu thì văn miêu tả cũng không bao giờ là sự sao chép, chụp ảnh những sự vật, con người đó một cách máy móc mà là kết quả của sự nhận xét, tưởng tượng, đánh giá hết sức phong phú, người viết nó bao giờ cũng gửi gắm tình cảm và quan điểm thẩm mỹ của mình vào đó. Cùng một đối tượng miêu tả nhưng mỗi người chọn một vị trí quan sát khác nhau, có cách cảm nhận, sự rung cảm trước cảnh khác nhau nên phong cách viết của từng người khác nhau. Bài văn miêu tả của người nào có sự quan sát thấu đáo, tinh tế phát hiện ở cảnh vật, con người, … những nét đặc sắc, tinh tế, đồng thời lại biết dùng những phương tiện tu từ để diễn đạt lại cách cảm, cách nghĩ của mình thì bài văn đó đã thể hiện được sự sáng tạo. Như vậy tính sáng tạo chứa đựng tình cảm của người viết trong văn miêu tả thể hiện ở chỗ họ phát hiện ra cái riêng, cái mới của người khác không thấy hoặc chưa thấy, không cảm hoặc chưa cảm như mình. c. Tính chân thực Văn miêu tả không chỉ đòi hỏi tính sinh động và sáng tạo mà còn đòi hỏi tính chân thật, tính chân thật đòi hỏi người viết phải miêu tả bằng những chi tiết sát thực, không “bịa” đặt mà phải miêu tả đúng bản chất của đối tượng. Văn miêu tả không hạn chế tính tưởng tượng, không ngăn cản sự sáng tạo mới mẻ của người viết, nhưng như vậy không có nghĩa là văn miêu tả cho phép người viết muốn tả thế nào thì tả. Tính chân thật đòi hỏi người viết phải miêu tả băng những chi tiết sát thực, đúng với bản chất của đối tượng. Điều này có liên quan đến việc quan sát để lựa chọn chi tiết, nếu người nào quan sát tinh vi, thấu đáo thì miêu tả sẽ chân thực, thấu đáo. d. Ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh và cảm xúc Đây là đặc điểm quan trọng nhất của văn miêu tả. Bởi lẽ văn miêu tả là “vẽ”, là tái hiện lại cảnh vật, con người thông qua ngôn ngữ. Nhờ cớ ngôn ngữ, người viết có thể miêu tả được tiếng động, âm thanh hay tư tưởng, tình cảm của con người mà sự miêu tả trong các lĩnh vực khác không có được. Ngoài ra, ngôn ngữ miêu tả còn giúp cho người viết bộc lộ được vẻ đẹp muôn màu của cảnh vật và con người xung quanh. Thứ làm nên chất liệu ngôn ngữ miêu tả này chính là các phương tiện ngôn ngữ. Vận dụng các biện pháp nghệ thuật tu từ so sánh, nhân hóa cùng với tính từ chỉ màu sắc, mức độ với từ ghép, từ láy, … vào trong viết văn miêu tả đã làm cho đối tượng miêu tả trở nên ấn tượng, hấp dẫn trong con mắt người đọc. 1.1.2 Văn bản nghệ thuật – nghệ thuật của ngôn từ 1.1.2.1 Ngôn từ là chất liệu xây dựng hình tượng văn học Chất liệu của văn chương là ngôn từ. Mỗi nhà văn, nhà thơ đều lao động trên chất liệu đó. Sắp xếp “tiếng lòng” như thế nào cho hay, cho du dương hay có vần điệu để có được “cái thú được nghe lời mình nói” là một việc làm nhọc lòng, nhưng tự nguyện. Thơ là tự giác. Không ai bắt nhà thơ ngồi vào bàn gửi gắm tâm sự của mình. “Tiếng lòng” giống như những sợi tơ lóng lánh sẽ theo ngòi bút chảy xuống trang giấy “bện” thành các con chữ. Chữ viết là hình thức vật chất hóa ý nghĩ, tư tưởng. Ngôn từ thơ “photo” lại “tiếng lòng” của nhà thơ. Thơ vốn được coi là “một ngôn ngữ bí mật”, nhà thơ lao động trên sự bí mật đó. Hội họa dùng màu sắc, đường nét… âm nhạc diễn tả bằng âm thanh, tiết tấu… điêu khắc dùng chất liệu (kim loại, đá, gỗ...) tạo nên hình khối, đường nét v.v… Còn văn học phải diễn tả bằng ngôn từ. Mỗi tác phẩm văn học phải được gắn liền với một thứ ngôn ngữ và văn tự (gốc) nhất định. Ngôn ngữ, văn tự là công cụ của nhà văn. Nhà văn Nguyễn Tuân được ca ngợi là bậc thầy về ngôn ngữ. Văn của ông là tờ hoa, là trang văn. Hồ Chí Minh viết văn làm thơ bằng tiếng mẹ đẻ, bằng tiếng Pháp, bằng chữ chữ Hán. Thật là kì tài. Con người sống và làm việc để duy trì sự tồn tại và hơn nữa là thúc đẩy lịch sử con ngưởi phát triển. Từ mục đích đó thì ngôn ngữ ra đời để chỉ rõ hiện tượng, sự vật và ý nghĩa biểu tượng cần diễn đạt..., phục vụ cuộc sống và mục đích của con người. Và còn mang một ý nghĩa khác quan trọng không kém trong cuộc sống của con người là phục vụ trong hoạt động tinh thần, về những sáng tạo nghệ thuật như thơ văn....của con người. Trong đó muốn diễn đạt nó bao hàm đầy đủ ý nghĩa, muốn lưu lại và muốn hữu hình ý của mình... thì hẳn nhiên con người phải tạo ra một phương thức biểu hiện mới dễ dàng và khô đúc hơn- đó là ngôn từ. Ngôn từ khác ngôn ngữ ở chỗ, ngôn từ là một trong hai bộ phận cấu thành ngôn ngữ. Nó mang nét đặc trưng, cá nhân nhưng phổ biến và khoa học. Ngôn từ là sự biểu hiện cụ thể của ngôn ngữ trong sự giao tiếp sống động của con người qua lời nói của một cá nhân, mang đậm sắc thái cá nhân để tác động đến một người khác. Ngôn từ có thể là một từ, một nhóm từ, một câu, một đoạn văn... khi nói hoặc khi viết. Và ngôn từ là cái tác động trực tiếp nhất, sớm nhất khi con người tiếp xúc với tác phẩm. Nên nói đến một “tác phẩm nghệ thuật đích thực” không thể không bàn đến sự phát minh về hình thức và sự khám phá về nội dung của ngôn từ trong tác phẩm. Nhưng nếu xét trong lĩnh vực nghệ thuật nói chung thì ngôn từ chưa có trong hầu hết bộ phận này. Cụ thể như trong kiến trúc hay hội họa... rất ít có ngôn từ, ít lấy ngôn từ làm cách diễn đạt chính trong tác phẩm đó và không mang ý nghĩa quan trọng, chủ chốt trong ngành. Vì nghệ thuật là tư duy của hình tượng, không có hình tượng thì không có nghệ thuật. Mà hình tượng là một phương tiện cố định thu hút những cái được yêu thích thường hay biến đổi; là một cái gì đơn giản và rõ ràng hơn nhiều so với cái được giải thích. Vì tính hình tượng có mục đích làm xích gần ý nghĩa của hiện tượng với cách hiểu của chúng ta. Nhưng xét trong tác phẩm văn chương thì ngược lại. Nó có ý nghĩa sâu sắc, mạnh mẽ và quyết định tới thành công của tác phẩm...Nó là kẻ tạo ra thành công của tác phẩm vì hình tượng được toát ra từ ngôn từ. Ngôn từ vừa mang một nghĩa bên trong nó, tức là tính biểu thị của ngôn từ; vừa gợi ra một vật gì đó ở bên ngoài nó - là tính hàm nghĩa của ngôn từ. Mặt thứ hai này của ngôn từ đưa đến cho con người nét nhìn sâu hơn, xa hơn, phát triển hơn. Giúp chúng ta tư duy nhanh về hình tượng. Nói như nhà văn Nga Leonov: “Tác phẩm nghệ thuật đích thực nhất là tác phẩm mà ngôn từ bao giờ cũng là một phát minh về hình thức, một khám phá về nội dung”. Như trên ta đã nói ngôn từ có thể là một từ, một câu, một đoạn.... Nó có cấu trúc bên trong và có quy luật, trình tự nhất định của nó. Nhiều khi chúng tạo thành hệ thống, tạo nên mối liên hệ cái này làm nảy sinh cái kia. Có đối lập nhưng lại dựa vào nhau để cùng tồn tại, chi phối nhau, quy định nhau và đòi hỏi nhau. Ngoài ra chúng còn có mối quy luật giữa ngôn từ với những thành tố bên ngoài nó như hoàn cảnh....tác động từ bên ngoài tới sự hình thành của tác phẩm. Vì thế con người làm ra ngôn từ và vô tình làm ra quy luật mới. Sự thể hiện rõ ràng lập trường, quan điểm, ý thức tư tưởng, thế giới quan của mỗi người qua ngôn từ trong tác phẩm chính là “phát minh” hình thức của ngôn từ. Tuy nhiên những quy luật đó đều mang tính cộng đồng, tập thể nên rất hiện thực và gần gũi. Nếu “phát minh” đó quá xa lạ hay quá nghịch lí thì khó chấp nhận mà dễ bị phê phán, chống đối. Nó luôn luôn bị chi phối bởi ý thức và tư tưởng của đọc giả, của người trong ngành... Còn “sáng tạo nội dung” qua ngôn từ là như thế nào? Ngôn từ rõ ràng không chỉ là hình thức, mà là bắt nguồn từ thực tiễn và ý thức của con người. Hình thức muốn tồn tại được thì phải luôn luôn gắn liền với nội dung, mang dấu ấn của nội dung. Ngôn từ mang nhiều nghĩa khác nhau và gần nhau. Ngôn  từ là đa nghĩa và khi đem nó vào sử dụng. Qua phát minh hình thức thành công của ngôn từ sẽ tạo ra được những đoạn văn chương, những tác phẩm nghệ thuật cụ thể. Sẽ tạo ra “văn cảnh” cho tác phẩm mà không một tác phẩm nghệ thuật đích thực nào có thể biểu hiện hơn điều đó. Qua văn cảnh đó, ý muốn và dụng ý sáng tạo của tác giả được bộc lộ sâu sắc, vì thế ngôn từ cũng đã làm tròn nhiệm vụ của mình là “phát minh về hình thức và sáng tạo về nội dung”. Trong sáng tạo về nội dung của ngôn từ thể hiện thì không phải người sáng tạo dựa trên quy luật, dựa trên cái đã có để “xếp chữ” tạo ra một hình thức ngôn từ mới là đủ như hiện nay điều này diễn ra rất phổ biến. Vì như vậy tạo ra sự sao chép, học đòi và tính khoe mã không trung thực trong sáng tạo tác phẩm nghệ thuật qua ngôn từ. Vì như vậy người nghệ sĩ sẽ chẳng khác nào một thợ lắp ráp ngôn từ đơn thuần, ai muốn cũng có thể làm được. Mà họ phải làm chủ được tác phẩm của mình, làm chủ ngôn từ trong tác phẩm của mình. Nó bắt nguồn từ cuộc sống và viết nên từ sâu thẳm tim gan người cầm bút, từ những tư tưởng lớn và những suy nghĩ...qua bút pháp riêng. Giúp con người nâng cao tâm hồn, nhận thức, tư tưởng... về cuộc sống, về nhân lọai... đó cũng là điều dễ hiểu vì sao các tác giả lại đa số không tìm cách phát triển năng lực tư duy hay phân tích trong mình mà lại dồn tất cả năng lượng vào sự say mê đối với vật liệu- ngôn từ hơn.         Ngôn từ văn học có thể tồn tại ở nhiêù dạng : lời nói ,câu hát,… Đối với vaăn học viết, ngôn từ là chữ viết.         Các bộ môn khoa học khác cũng được hình thành từ ngôn từ .Nhưng văn bản ngôn từ chỉ là tác phẩm văn học khi văn bản ngôn từ ấy dùng lời văn với mọi phương tiện biểu hiện của lời nói như: Nghĩa ,vần, nhịp, ngữ điệu , các biện pháp tu từ , … để tạo ra những hình tượng nghệ thuật. 1.1.2.2 Văn bản nghệ thuật – nghệ thuật của ngôn từ Văn chương là nghệ thuật của ngôn từ. Nhờ chất liệu ngôn ngữ mà chất nhân văn, tính hình tượng, tính cảm xúc và độc đáo của văn chương còn có những sắc thái riêng mà các nghệ thuật khác không có. Ngôn ngữ văn chương phải chau chuốt, cô đọng, hàm xúc, có tính biểu cảm, tính hình ảnh. Nếu không, nghĩa, tình, lí của văn chương chỉ sẽ là một nắm xương khô. Một tác phẩm văn học có giá trị phải là sự hài hòa của nội dung và hình thức, tình ý chan chứa mà lời lẽ phải dạt dào. Vì vậy, ngoài việc giải mã nghĩa, lí, tình, dạy đọc hiểu văn bản văn chương còn phải cho học sinh tiếp nhận được vẻ đẹp của ngôn từ, vẻ đẹp của cách nói văn chương, khả năng phát hiện được tín hiệu nghệ thuật, và cao hơn nữa là cho các em đánh giá được giá trị của các tín hiệu nghệ thuật trong việc biểu đạt nội dung. Đây cũng chính là nội dung dạy cảm thụ văn học ở trường tiểu học. Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức không chỉ hiện ra trong toàn bộ văn bản mà ngay trong từng yếu tố, từng cấp độ của văn bản ở trên tất cả các bình diện: từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp. Việc tìm hiểu tác phẩm văn học phải bắt đầu từ việc khám phá văn bản ngôn từ của nó. Không có chìa khóa để mở cánh cửa đi vào cấu trúc ngôn từ của tác phẩm thì chúng ta chỉ có thể đứng ngoài ngôi nhà của văn chương. a) Nói về hình thức của tác phẩm, trước hết đó là phương diện âm thanh, nhạc tính. Nó có vai trò không nhỏ trong tác phẩm văn chương, nhất là trong thơ. Chính âm thanh, nhạc tính đã góp phần rõ rệt để tạo ra giọng văn, giọng thơ mà chúng ta đã có dịp nói đến ở phần đọc diễn cảm. Cũng chính vì vậy, đọc diễn cảm sẽ trở thành một biện pháp để bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh. Đọc diễn cảm sẽ giúp các em tái sản sinh tác phẩm nghệ thuật, để cho các dòng chữ được vang lên. Vì vậy có những bài tập đọc ở tiểu học chỉ cần để học sinh trực tiếp cảm thụ bằng chính giọng đọc, bằng chính nhạc thơ. Nó sẽ giúp HS nâng cao khả năng cảm xúc thẩm mĩ và kích thích các em khám phá cái hay, cái đẹp của văn chương. Tất nhiên những yếu tố âm thanh không tồn tại một cách cô lập mà gắn với hình ảnh, ý nghĩa do lời nói tạo nên. b) Tiếp đó là phương diện từ vựng(1) . Từ ngữ trong văn bản văn chương thường mang tính gợi tả, gợi cảm, chúng “đi lại”, “nhảy nhót” trong tác phẩm. Chính vì thế, trong các bài miêu tả, lớp từ láy được sử dụng rất nhiều. Nhờ có lớp từ tượng hình, tượng thanh mà cảnh người, vật đang gồng gánh hàng họ đi chợ được tả thật là sinh động, hối hả, nhộn nhịp: Tiếng ve kêu rền rĩ trong những đám lá cây bên đường. Tiếng kéo lách cách của những người bán thịt bò khô. Tiếng còi ô tô xin đường gay gắt. Tiếng còi tàu hỏa thét lên và tiếng bánh sắt lăn trên đường ray ầm ầm. (Âm thanh thành phố – TV3 –T1) Chỉ với một sắc vàng với các cấp độ khác nhau: vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm, vàng tươi, vàng ối, vàng xọng, vàng mượt, vàng giòn, vàng mới, vàng trù phú nhà văn Tô Hoài đã thổi vào phong cảnh làng quê vào giữa ngày mùa một vẻ đẹp lạ lùng: vẻ đẹp của những sắc vàng đầm ấm và trù phú. (Quang cảnh làng mạc ngày mùa – TV5 – T1) Những tính từ, nhất là những tính từ tuyệt đối như đỏ ối, xanh rợn, tím ngắt, vắng tanh, vàng hoe, trắng tuyết, đỏ son, xanh um, thơm lừng, thơm ngát, đỏ chót, ngọt lịm, cao vút, sâu hoắm,…được dùng với tần số cao tạo ra những sắc màu, hình khối phong phú, đa dạng của những bài tập đọc ở tiểu học. Về mặt ngữ nghĩa, từ trong văn bản văn chương có biên độ nghĩa được mở rộng tối đa, tạo ra những nghĩa văn cảnh, nghĩa bóng rất đa dạng. Các nhà văn đã vận dụng các nét nghĩa khác nhau và đã sử dụng từ rất là đắc địa. Khi giải mã văn chương, phải nắm được các thế đối lập về nghĩa của từ trong hệ thống ngôn ngữ mới hiểu văn bản và chỉ ra được sự tài tình của việc dùng từ. Phải thấy được sự khác nhau về nghĩa của “xông” với “xộc”, hoặc “bay” thì mới lột tả hết được sự ngỡ ngàng, thái độ ngạc nhiên vui thích và sự rung cảm của nhà văn trước mùi hương ngào ngạt, đậm đà lan tỏa nhiều trong không khí. Vì muốn gây ấn tượng, các nhà văn, nhà thơ đã đi chệch ra khỏi chuẩn mực thông thường của ngôn ngữ toàn dân, sáng tạo ra bao từ mới chẳng hề có trong từ điển. “Tím ngắt” thì chỉ màu sắc của mà hoa sầu riêng “tím ngát” thì lại có cả màu, cả mùi thơm, cả sự lan tỏa của màu, của hương và sự mơ hồ lan tỏa của tâm hồn người đứng ngắm sầu riêng (Sầu riêng – TV4 ) Nếu việc nắm các thế đối lập của từ trong hệ thống ngôn ngữ là rất cần thiết, nó cho phép chúng ta chỉ ra cái “đắc địa”, sự tài tình của việc lựa chọn từ trong trục dọc của ngôn ngữ, thì những hiểu biết về những nét nghĩa chung của một trường từ vựng cũng không kém phần quan trọng. Nó sẽ giúp chúng ta giải mã được nhiều bài tập đọc ở tiểu học. Giá trị của tác phẩm văn chương không chỉ là ở cái hay riêng của từng từ đơn lẻ mà còn là sự hài hòa, lan tỏa, cộng hưởng của cả một trường từ. Chính nét nghĩa chung, sự hòa đồng, cộng hưởng này sẽ tạo ra những giá trị ngữ nghĩa mới của văn bản. Cả một trường từ của những sắc màu rực rỡ: người ta không thể không nghĩ tới màu đỏ rực của hoa chuối, người ta cũng không thể nào bỏ qua cái “vàng hoe ” của phố huyện, càng không thể bỏ qua màu sương núi “tím nhạt” trong buổi hoàng hôn, hay màu “trắng xóa” của thác nước.... Có thể nói việc sử dụng các từ ngữ gợi màu sắc rất độc đáo khiến chúng ta có cảm giác như chính mình đang đi trên con đường chênh vênh, thưởng ngoạn những cảnh đẹp hùng vĩ ấy. Đường lên Sa Pa dường như lung linh trong những sắc màu tuyệt diệu. Chính việc lựa chọn từ có những nét nghĩa chung đã tạo ra sự cộng hưởng của các từ làm nên phép tu từ có tên gọi biện pháp hoà hợp. Một đặc điểm của ngôn ngữ nghệ thuật là sử dụng nhiều biện pháp tu từ. Các biện pháp tu từ thường được sử dụng trong các bài tập đọc ở tiểu học là so sánh, ẩn dụ (so sánh ngầm), hoán dụ, nhân hóa, hòa hợp. Những cách dùng từ đặc sắc cùng với các biện pháp tu từ đã làm cho lớp ngôn từ nghệ thuật kết lại t
Luận văn liên quan