Đề tài Bồi thường thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm

Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, hàng loạt các công trình, xí nghiệp, nhà máy, khu dân đô thị với các tòa nhà cao tầng mọc lên san sát trên nhiều thửa ruộng, thửa đất đã được quy hoạch. Trong quá trình thi công, thực tế đã cho thấy nhiều trường hợp các đơn vị thi công đó gặp phải sự vướng mắc buộc phải dừng thi công do việc xây dựng móng công trình đã vô tình (hoặc có trường hợp cố tình) xâm phạm đến nơi an nghỉ cuối cùng của người đã khuất. Đây là trường hợp rất hay gặp trong thực tế, đặc biệt là các công trình được quy hoạch về các cấp địa phương, vùng nông thôn. Vấn đề này đang là một nội dung đã khiến cho nhiều người dân cũng như các nhà quản lý có thẩm quyền giải quyết hết sức quan tâm. Không chỉ do điều kiện kinh tế - xã hội đem lại mà khiến cho tình trạng xâm phạm mồ mả trở nên phổ biến mà một phần cũng do trong xã hội có những cá nhân không có một nội tâm tốt đã xâm phạm đến mồ mả của người chết để lấy đi những tài sản mà người thân thích của người chết để tại ngôi mộ, hoặc cũng có trường hợp xâm phạm mồ mả của người chết, cũng như thi thể của người do hiện tượng sét đánh để lấy đi bàn tay của người chết để đi trộm cắp tài sản Những vấn đề được nêu ở trên đang là những bức xúc của người dân được dư luận hết sức quan tâm. Cho dù ai đó có hành vi xâm phạm mồ mả của người chết là do lỗi cố ý hay vô ý đều khiến cho dư luận xã hội hết sức quan tâm, đặc biệt là ở các địa phương và các miền quê. Nhưng hành vi xâm phạm mồ mả đó có bị pháp luật xử lý hay không hoặc xử lý thì phải xử lý ra sao, trách nhiệm bồi thường như thế nào, đó là vấn đề mà em chọn để tìm hiểu trong đề tài này. Chính do những bức xúc, bất cập về tình trạng xâm phạm mồ mả trong xã hội hiện nay mà em vừa nêu ra ở trên nên theo em việc nghiên cứu về nội dung này của nhiều học giả là một yêu cầu mang tính cấp thiết để người dân có thể nhận thức rõ hơn các quy định pháp luật của nhà nước.

doc19 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2673 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Bồi thường thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU. I. Tính cấp thiết của đề tài. Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, hàng loạt các công trình, xí nghiệp, nhà máy, khu dân đô thị với các tòa nhà cao tầng mọc lên san sát… trên nhiều thửa ruộng, thửa đất đã được quy hoạch. Trong quá trình thi công, thực tế đã cho thấy nhiều trường hợp các đơn vị thi công đó gặp phải sự vướng mắc buộc phải dừng thi công do việc xây dựng móng công trình đã vô tình (hoặc có trường hợp cố tình) xâm phạm đến nơi an nghỉ cuối cùng của người đã khuất. Đây là trường hợp rất hay gặp trong thực tế, đặc biệt là các công trình được quy hoạch về các cấp địa phương, vùng nông thôn. Vấn đề này đang là một nội dung đã khiến cho nhiều người dân cũng như các nhà quản lý có thẩm quyền giải quyết hết sức quan tâm. Không chỉ do điều kiện kinh tế - xã hội đem lại mà khiến cho tình trạng xâm phạm mồ mả trở nên phổ biến mà một phần cũng do trong xã hội có những cá nhân không có một nội tâm tốt đã xâm phạm đến mồ mả của người chết để lấy đi những tài sản mà người thân thích của người chết để tại ngôi mộ, hoặc cũng có trường hợp xâm phạm mồ mả của người chết, cũng như thi thể của người do hiện tượng sét đánh để lấy đi bàn tay của người chết để đi trộm cắp tài sản… Những vấn đề được nêu ở trên đang là những bức xúc của người dân được dư luận hết sức quan tâm. Cho dù ai đó có hành vi xâm phạm mồ mả của người chết là do lỗi cố ý hay vô ý đều khiến cho dư luận xã hội hết sức quan tâm, đặc biệt là ở các địa phương và các miền quê. Nhưng hành vi xâm phạm mồ mả đó có bị pháp luật xử lý hay không hoặc xử lý thì phải xử lý ra sao, trách nhiệm bồi thường như thế nào, đó là vấn đề mà em chọn để tìm hiểu trong đề tài này. Chính do những bức xúc, bất cập về tình trạng xâm phạm mồ mả trong xã hội hiện nay mà em vừa nêu ra ở trên nên theo em việc nghiên cứu về nội dung này của nhiều học giả là một yêu cầu mang tính cấp thiết để người dân có thể nhận thức rõ hơn các quy định pháp luật của nhà nước. II. Ý nghĩa, tầm quan trọng của đề tài. Chính do tính cấp thiết của đề tài đã được nêu ở trên mà ý nghĩa của đề tài sẽ được bộc lộ rất rõ nét. Nêu như việc nghiên cứu đề tài có những nội dung phù hợp thì đó sẽ là một công cụ rất tốt để mọi người có thể hiểu biết thêm nhiều về một vấn đề đang gây nhiều bức xúc, tranh chấp trong xã hội. Đồng thời nếu như nội dung của đề tài phù hợp với các quy định của pháp luật thì nó sẽ là một công cụ hữu hiệu để răn đe người có hành vi xâm phạm mồ mả qua việc phải chịu trách nhiệm bồi thường, bù đắp những tổn thất tương xứng mà bản thân người phạm tội đã gây ra. III. Phạm vi nghiên cứu đề tài. Với yêu cầu rõ ràng và cụ thể của đề tài đã nêu, em xin được trình bày rõ các các vấn đề chính đi sát với nội về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả. Thế nhưng, theo cá nhân em, để việc nghiên cứu trở lên hợp lý và bài làm có tính logic và tính thẩm mĩ thì cần phải đưa ra những cơ sở để phục vụ cho việc xác định rõ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mả. Do vậy, trong bài làm của mình, em không chỉ đưa ra những nội dung cốt lõi mà đề tài yêu cầu, em xin được đưa ra những cơ sở nhất định để thuận tiện phục vụ tốt cho việc nghiên cứu của cá nhân mình. VI. Hệ thống cấu trúc của đề tài. Đây là một đề tài có một nội dung xã hội khá phức tạp trong xã hội nước ta hiện nay. Về bản thân cá nhân em còn nhiều hạn chế về mặt kiến thức nên trong bài làm của mình chắc chắn em cũng sẽ mắc phải những sai sót về nội dung hoặc hình thức không đáng có. Do vậy, em rất mong mình sẽ nhận được những sự chỉ bảo, giúp đỡ từ phía thầy cô bộ môn và những sự chỉ bảo giúp đỡ của thầy cô sẽ giúp em có được thêm nhiều kinh nghiệm hơn khi làm bài trong quá trình rèn luyện ở trường, em xin chân thành cảm ơn! Với yêu cầu của đề tài, em xin được đưa ra hệ thống cấu trúc chính về bài làm của mình như sau: Phần 1: Lời mở đầu. Phần 2: Trách nhiệm bồi thường thiết hại do xâm phạm mồ mả. Phần 3: Kết luận. PHẦN 2: TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM MỒ MẢ. Do trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả thuộc vào trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nên trước khi tìm hiểu nội dung của đề tài chúng ta cần có những nhẫn thức rõ những vấn đề khái quát chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. I. Những vấn đề khái quát chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và trường hợp bồi thường thiệt do xâm phạm mồ mả. 1. Vấn đề về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. 1.1. Khái niệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng còn gọi là trách nhiệm dân sự do gây thiệt hại. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại là một loại quan hệ dân sự trong đó người xâm phạm đến đối tượng được pháp luật bảo vệ mà gây ra thiệt hại phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra. Do vậy, khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có thể được hiểu là “ một loại trách nhiệm pháp lý được phát sinh dựa trên các điều kiện do pháp luật quy định khi một chủ thể có hành vi gây thiệt hại chho các lợi ích được pháp luật bảo vệ ”.(1) 1.2. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng cho các chủ thể phải tuân theo trong quá trình ban hành căn bản pháp luật và áp dụng pháp luật về bồ thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được Điều 605 BLDS quy định rõ: “1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồ thường một lần hoặc nhiều lần,trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; 2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước (1). TS. Lê Đình Nghị, Giáo Luật Dân sự Việt Nam, tập 2, NXB Giáo dục. mắt và lâu dài của mình; 3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.” 1.3. Căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Đây là một nội dung mà Điều 604 BLDS 2005 đã quy định rất rõ. Trên cơ sở đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được phát sinh khi thỏa mãn các điều kiện đó là: “1. Có thiệt hại xảy ra; 2. Có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại; 3. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra; 4. Có lỗi của người gây thiệt hại.”(2). Ngoài các vấn đề chung được nêu ở trên về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì BLDS 2005 còn đưa ra các nội dung cụ thể được quy định tại Chương XXI mục 1 của bộ luật. 2. Vấn đề bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả. Mồ mả là nơi chôn cất thi thể, hài cốt hoặc tro hài cốt của cá nhân. Mồ mả của cá nhan gắn liền với nhân thân của người đó. Bảo về mồ mả của cá nhân cho dù ở bất kỳ xã hội nào cũng là vấn đề được quan tâm chú ý theo tín ngưỡng, tôn giáo, thuần phong mỹ tục cúa từng nơi. Pháp luật của nhà nước ta luôn có những quy định về các biện pháp xử lý việc xâm phạm mồ mả của người khác, cho dù đó là hành vi cố ý hay vô ý xâm phạm. 2.1. Cơ sở pháp lý Điều 629 BLDS 2005 đã quy định rõ về bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả: “Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác gây thiệt hại đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại. Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục hậu quả”. 2.2. Nhận định chung. Quy định trên của BLDS 2005 là hoàn toàn phù hợp với thực tế hiện nay. Như đã được phân tích tại phần mở đầu, do trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta đang có những bước tiến nhanh chóng. Việc mở rộng khu công nghiệp, khu nhà trung cư, mở rộng đô (2). TS. Lê Đình Nghị, Giáo Luật Dân sự Việt Nam, tập 2, NXB Giáo dục. thị, mở rộng hệ thống đường giao thông, sân bay, bến cảng…là những yêu cầu tất yếu của xã hội đòi hỏi cần phải có. Cùng với việc giải phóng mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì có nhiều trường hợp chủ thể đầu tư xây dựng đã vô tình hay cố ý xâm phạm đến nơi an nghỉ cuối cùng của người đã khuất trên diện tích đất mà mình được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hoặc cũng có những hành vi lấn chiếm mở rộng diện tích đất và đã vi phạm đến địa giới liền kề mà xâm phạm đến mồ mả của người khác. Những trường hợp xâm phạm mồ mả của người khác phát sinh trong thực tế không phải là cá biệt, hạn hữu mà thậm chí ở nơi này hay nhiều nơi khác đã xảy ra rất phổ biến, đặc biệt là tại các địa phương, miền quê vẫn duy trì phong tục tập quán từ xa xưa của ông cha mình để lại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm là trách nhiệm pháp lý đặc biệt vì hành vi xâm phạm mồ mả đồng thời xâm phạm về nhân thân và xâm phạm về tài sản. Việc làm rõ quyền nhân thân và quyền tài sản của người bị xâm phạm do hành vi xâm phạm mồ mả gây ra là việc làm luôn cần thiết và quan trọng. Bởi lẽ, chỉ khi xác định được hành vi xâm phạm mồ mả xâm phạm đến các quyền nhân thân và quyền tài sản bị xâm phạm thì mới có căn cứ xác định trách nhiệm dân sự của người có hành vi xâm phạm đến mồ mả. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại từ phía chủ thể vi phạm được xác định bởi các khoản bồi thường, mức độ bồi thường thiệt hại. Các yếu tố này phải được xác định trên cơ sở những quy định của pháp luật để Tòa án có những căn cứ pháp lý hợp pháp buộc người có hành vi xâm phạm mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả mà mình đã gây ra. Như vậy, chúng ta có thể nhận định được rằng, việc lần đầu tiên Bộ Luật dân sự 2005 đã quy định bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả tại Điều 629 đã giúp cho các nhà quản lý có thẩm quyền có một cơ sở pháp lý để thuận tiện cho việc xử lý một trường hợp vô cùng nhạy cảm này. Qua đó, việc bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm mồ mả gây ra sẽ là một biện pháp trở lên rất cần thiết để bù đắp phần nào tổn thất về tinh thần cũng như vật chất của người còn sống đối với người thân của mình đã khuất. Đồng thời, việc bồi thường đó cũng có phần nào tác dụng giáo dục các cá nhân có hành vi xâm phạm đến nơi an nghỉ cuối cùng của người đã khuất. II. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả. 1. Các dấu hiệu, cơ sở trong việc xác định trách nhiện bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả. 1.1. Các yếu tố cần thiết để xác định được việc bồi thường thiệt do xâm phạm mồ mả. Theo nguyên tắc chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà chúng ta đã tìm hiểu ở trên thì bồi thường thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm được xác định dựa trên những yếu tố đó là: 1.1.1. Tính chất hai mặt của quyền nhân thân bị hành vi xâm phạm mồ mả xâm phạm. Mồ mả là nơi mai tang thi thể hoặc hài cốt của các cá nhân. Theo đó, mồ mả là một yếu tố thể hiện quyền nhân thân gắn liền vĩnh viễn với người đã khuất. Quyền nhân thân này được coi là một quyền không thể dịch chuyển hoặc thay đổi cho người khác. Một biểu hiện rõ nhất là những người còn sống đã khắc tên người thân của mình đã khuất lên bia và đặt tại nơi mà người đó an nghỉ. Thông thường, trên bia có khắc tên, ngày tháng năm sinh, ngày mất của người quá cố hoặc có cả tên quê quán mà người đó sinh sống. Tất cả những yếu tố đó trở thành một yếu tố gắn liền mãi mãi đối với người đã mất, cho dù người đó không còn sống thì người thân của người đó cũng có những hành động nhất định để bảo vệ các yếu tố nhân thân không thể chuyển dịch hay thay đổi đó. Yếu tố nhân thân không chỉ bó hẹp trong phạm vi liên quan đến người đã khuất mà còn thể hiện lên quyền nhân thân của những người thân thích còn sống, dòng họ đã mất. Chính vì quyền nhân thân đó cũng liên quan đến những người còn sống nên những người còn sống đã thể hiện quyền nhân thân đó qua những hành động nhất định như tưởng nhớ người đã khuất thông qua ngày dỗ, lễ Tết. Đó là một đạo đức, nhân cách đẹp của dân tộc Việt Nam chúng ta nói riêng, và chính nhờ những hành động đó mà quyền nhân thân của người đã mất liên quan đến những người còn sống đã trở thành một yếu tố luôn được mọi người trong xã hội cũng như nhà nước thừa nhận, bảo vệ. Tính chất hai mặt của quyền nhân thân liên quan đến mồ mả của người đã khuất là đặc điểm khác biệt so với các quyền nhân thân khác của cá nhân khi còn sống. Do vây, cần thiết phải có thuộc tính này để có đầy đủ căn cứ pháp lý khi xác định được trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm mồ mả thực hiện. 1.1.2. Hành vi xâm phạm mồ mả luôn là hành vi trái pháp luật. Qua các thời kì trước đây, trong Bộ luật dân sự thì vấn đề bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm mồ mả gây ra vẫn chưa được quy định. Thế nhưng, tại Điều 629 BLDS 2005 đã quy định rõ về bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả. Đây là lần đầu tiên vấn đề này được nêu ra trong bộ luật. Theo đó, mọi cá nhân, tổ chức pháp nhân phải chịu hoàn toàn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 629 BLDS do hành vi xâm phạm mồ mả gây ra. Qua đó, chúng ta có thể nhận thấy được rằng nhà nước ta đã và đang quan tâm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người dân trong xã hội, và việc quy định việc bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả là một ví dụ khá điển hình trong tình hình diễn biễn xã hội rất phức tạp như hiện nay. 1.1.3. Người được bồi thường thiệt hại là những người thân thích của cá nhân có mồ mả. Trong bất kỳ một xã hội nào, cho dù tín ngưỡng tôn giáo có khác nhau, cho dù khoảng cách địa lý có xa bao nhiêu đi chăng nữa thì đối với một cá nhân, một dòng họ khi phải chứng kiến cảnh người thân mình qua đời họ sẽ bị một tổn thất nặng nề về mặt tinh thần vì đã phải rời xa người thân của mình. Chính vì sự nuối tiếc đó, khi người thân qua đời thì những người thân còn sống đã xây dựng lên những ngôi mộ khang trang, đẹp đẽ cho người quá cố. Những ngôi mộ thường được xây dựng lên nhờ có sự quyên góp giữ các thành viên trong gia đình hay trong dòng họ với tâm lý sâu sa là người đã khuất sẽ có một nơi trú ngụ tốt đẹp khi sang thế giới bên kia. Từ các nhận định này, chúng ta có thể suy đoán được rằng, một khi có hành vi xâm phạm mồ mả trái pháp luật và có trách nhiệm bồi thường thiệt hại diễn ra thì người được bồi thường thiệt hại thường phải là những cá nhân thân thích hay dòng họ của người quá cố. Và các khoản bồi thường thiệt hại đó sẽ được người thân của người quá cố sẽ được dùng tu bổ và sửa sang lại ngôi mộ một cách hợp lý nhất. 1.1.4. Hành vi xâm phạm mồ mả trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân gắn với thi thể mồ mả của cá nhân. Khi có hành vi xâm phạm đến mồ mả trái pháp luật xảy ra, hành vi đó đã xâm phạm tới thi thể, hài cốt, tro hài cốt của người đã khuất. Nhưng, chúng ta cần hiểu rõ một điều rằng, hành vi xâm phạm tới thi thể, hài cốt, tro hài cốt đó không phải là hành vi xâm phạm đến tài sản mà đó phải là hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân gắn với thi thể mồ mả của cá nhân. 1.1.5. Bồi thường chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại là bản chất của việc bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả. Ngôi mộ là một sự thể hiện tấm lòng của người còn sống đối với người đã khuất. Mọi chi phí xây dựng ngôi mộ thường do những người thân thích ghóp lại mà có. Họ thể hiện tấm lòng của mình đối với người đã mất đến nỗi, trên thực tế phần lớn thường thấy trong tâm lý của mỗi người Việt Nam không có sự kò kèo, thương lượng về mặt vật chất tiền bạc, công xá của người được thuê xây mộ. Và về mặt công xá chỉ thường do phía người thợ nề được thuê xây ngôi mộ quyết định, sau đó giá cả xây ngôi mộ được quyết định luôn mà không có sự than vãn đắt hay rẻ của người thuê. Tức là những người còn sống sẵn sàng bỏ ra mọi chi phí hợp lý với khả năng của mình để xây dựng được ngôi mộ cho người đã khuất khang trang, đẹp đẽ nhất. Một phần chính do tâm lý quan niệm rằng người đã khuất phải có một nơi trú thân tốt nhất khi qua đời của mỗi người nên khi có sự bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm mồ mả thực hiện thì những chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại luôn là một điều đầu tiên được những người thân còn sống của người đã khuất hướng tới đòi đem lại sự nguyên vẹn như cũ của ngôi mộ đã bị xâm phạm. Như vây, khi căn cứ vào các yếu tố cần thiết để xác định bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả ở trên thì chúng ta dễ nhận thấy rằng trách nhiệm của người xâm phạm mồ mả là trách nhiệm dân sự và phải thỏa mãn các điều kiện đó là: Thứ nhất, hành vi xâm phạm mồ mả luôn được coi là hành vi trái pháp luật, tức là pháp luật luôn bảo vệ mồ mả của cá nhân. Thứ hai, người xâm phạm mồ mả cho dù có lỗi cố ý hay vô ý đều phải chịu trách nhiệm dân sự. Trách nhiệm dân sự này của người có hành vi xâm phạm mồ mả được xét theo mặt hậu quả của hành vi xâm phạm trái pháp luật đó. Thứ ba, hành vi xâm phạm mồ mả có mối quan hệ nhân quả với thiệt hại về tài sản của những người thân thích của cá nhân có mồ mả, đồng thời cũng là hành vi xam phạm đến quyền nhân thân gắn liền với cá nhân có mồ mả. Hành vi xâm phạm mồ mả thỏa mãn ba điều kiện trên thì người xâm phạm phải có trách nhiệm dân sự về tài sản và nhân thân đối với người thân thích của cá nhân có mồ mả. 1.2. Dấu hiệu về mặt hành vi của người xâm phạm mồ mả là căn cư để xác định trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm. Hành vi xâm phạm mồ mả là hành vi xâm phạm đến vị trí mai tang xác, hài cốt, tro hài cốt của người chết theo phong tục tập quán, theo nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng tôn giáo của cộng đồng dân cư. Đó là hành vi xâm phạm đến nơi an nghỉ cuối cùng của cá nhân người chết. Việc xác định hành vi xâm phạm mồ mả là quan trọng vì đó là căn cứ pháp lý để xác định việc có hay không có trách nhiệm dân sự do mồ mả bị xâm phạm. 1.2.1. Về mục đích của hành vi xâm phạm mồ mả. Đây là một dấu hiệu mà chúng ta cần có sự phân biệt rõ ràng giữa hành vi xâm phạm mồ mả trái pháp luật và những hành vi được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để quy hoạch một công trình công cộng nào đó hoặc những pháp nhân quy hoạch những công trình trên diện tích đất mà mình được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Về bản chất theo hướng trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì những hành vi này là giống nhau. Nhưng xét dưới góc độ pháp luật và về mặt xã hội thì hành vi xâm phạm trái pháp luật, bị pháp luật của nhà nước cấm đoán và bị dư luận xã hội lên án. Một khi có những hành vi cho dù mục đích của người vi phạm là như thế nào, do cố ý hay vô ý đi chăng nữa mà đã xâm phạm trực tiếp đến xác, hài cốt, tro hài cốt của người chết; xâm phạm tính nguyên dạng của xác, của hài cốt, tro hài cốt hoặc làm hao hụt hài cốt, tro hài cốt đã mai táng thì những hành vi trái pháp luật này là hành vi xâm phạm mồ mả và buộc phải thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại. 1.2.2. Về dấu hiệu dịch chuyển vị trí mồ mả. Người có hành vi dịch chuyển vị trí chôn cất xác, hài cốt, tro hài cốt của cá nhân mà trái với ý chí của những người thân thích của người chết thì hành vi đó cũng được coi là hành vi xâm phạm mồ mả trái pháp luật và buộc phải bồi thường, bù đắp thiệt hại do hành vi của mình gây ra. Trong trường hợp này, chúng ta cũng cần có sự phân biệt rõ ràng với hành vi di chuyển vị trí mồ mả do những quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ mục đích công cộng cho xã hội. Hoặc những hành vi di chuyển của những tổ chức là pháp nhân, cá nhân trên diện tích đất mà họ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên mảnh đất đó cũng cần được phân biệt rõ với hành vi xâm phạm mồ mả trái pháp luật được nêu ở trên. 1.2.3. Về hành vi thay đổi tên được ghi trên tấm bia. Có thể nhận định được rằng, họ tên hay danh tính hoặc những gì được khắc trên tấm bia mộ là những yếu tố nhân thân không thể thay đổi và nó gắn liền mãi mãi với người đã khuất, không thể dịch chuyển cho người khác được. Những yếu tố nhân thân này của người đã khuất được người thân thích còn sống giữ gìn và bảo vê. Một mặt việc giữ gìn, bảo vệ đó là để lưu lại những yếu tố nhân thân của người đã khuất, đồng thời cũng để tránh sự nhầm lẫn của con cháu sau này. Người có hành vi thay đổi tấm bia ghi tên hay danh tính của người chết có xác, hài cốt, tro hài cốt người dưới mộ, gây ra sự nhầm lẫn đối với người thân thích của người đã chết
Luận văn liên quan