Đề tài Bùng nổ dân số và dân số già – tác động của vấn đề trong quan hệ quôc tế và hướng giải quyết

Trong xã hội hiện đại ngày nay, con người đang phải đ ối mặt với rất nhiều những vấn đề to àn cầu. Một trong những vấn đề to àn cầu được toàn nhân loại quan tâm nhất hiện nay chính là vấn đề: Dân số. Dân số đã và đang là một vấn đề làm các giới chức lãnh đạo các quốc gia cũng như những nhà nghiên cứu về xã hội trên thế giới thực sự “đau đầu”. Nhiều người đã gọi những vấn đề toàn cầu trong đ ó có dân số là một b ài to án chưa có cách giải chi tiết và đáp số cụ th ể. Do điều kiện về thời gian và nguồn tài liệu còn bị hạn chế. Vì vậ y, bài nghiên cứu của nhóm chúng tôi chỉ tập trung đi v ào phân tích tìm hiểu về hai mặt nhỏ của vấn đề Dân số: Bùng nổ dân số và Dân số già theo hai hướng: Tác động của vấn đề trong QHQT và hướng giải quy ết. Trước khi đi vào trình bày nội dung chính của bài nghiên cứu, chúng tôi xin trích dẫn dưới đây cấu trúc toàn bộ nội dung bài viết để các bạn tiện theo dõi.

pdf11 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 23052 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Bùng nổ dân số và dân số già – tác động của vấn đề trong quan hệ quôc tế và hướng giải quyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. BÀI NGHIÊN CỨU - THUYẾT TRÌNH CHUYÊN KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ BỘ MÔN: CÁC VẤN ĐỀ TOÀN CẦU. ĐỀ TÀI: BÙNG NỔ DÂN SỐ VÀ DÂN SỐ GIÀ – TÁC ĐỘNG CỦA VẤN ĐỀ TRONG QHQT VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT. . LỜI NÓI ĐẦU: Trong xã hội hiện đại ngày nay, con người đang phải đối mặt với rất nhiều những vấn đề toàn cầu. Một trong những vấn đề toàn cầu được toàn nhân loại quan tâm nhất hiện nay chính là vấn đề: Dân số. Dân số đã và đang là một vấn đề làm các giới chức lãnh đạo các quốc gia cũng như những nhà nghiên cứu về xã hội trên thế giới thực sự “đau đầu”. Nhiều người đã gọi những vấn đề toàn cầu trong đó có dân số là một bài toán chưa có cách giải chi tiết và đáp số cụ thể. Do điều kiện về thời gian và nguồn tài liệu còn bị hạn chế. Vì vậy, bài nghiên cứu của nhóm chúng tôi chỉ tập trung đi vào phân tích tìm hiểu về hai mặt nhỏ của vấn đề Dân số: Bùng nổ dân số và Dân số già theo hai hướng: Tác động của vấn đề trong QHQT và hướng giải quyết. Trước khi đi vào trình bày nội dung chính của bài nghiên cứu, chúng tôi xin trích dẫn dưới đây cấu trúc toàn bộ nội dung bài viết để các bạn tiện theo dõi. Cấu trúc bài nghiên cứu: I-Tác động của vấn đề bùng nổ dân số và dân số già trong QHQT: -Thúc đẩy hợp tác và hìn thành tư duy toàn cầu. -Bùng nổ dân số khiến QHQT trở nên căng thẳng. II-Giải pháp cho vấn đề bùng nổ dân số và dân số già hiện nay. III-Liên hệ với Việt Nam. IV-Kết luận. Dân số, ngay từ buổi đầu của lịch sử, đã đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Trong những tác phẩm Triết học đầu tiên của mình, C.Mác và Ph. Ăngghen đã coi sự tồn tại của những con người sống và sự tái sản xuất ra bản thân con người bằng cách sinh con đẻ cái...(tức là dân số) là những tiền đề lịch sử đầu . tiên. Theo đó, sự hình thành và phát triển của dân số cũng có một quá trình phát triển và gắn liền với sự phát triển chung của xã hội.1 Ngày nay, khi sự vận động của xã hội loài người đang tiến đến một nấc thang mới: toàn cầu hóa và hội nhập, trước hết là hội nhập kinh tế thì dân số vẫn tiếp tục được coi là nhân tố cơ bản, quan trọng nhất của sự phát triển bền vững. Từ khía cạnh trên chúng ta nhận ra rằng, dân số có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong mọi mặt của cuộc sống, đặc biệt là trong mối tổng hòa QHQT. Thế giới ngày nay đã có những bước tiến đáng kể, những thay đổi mạnh mẽ trong nền văn minh chung của nhân loại, nhất là những thập kỷ cuối của thế kỷ XX và sang đầu thế kỷ XXI. Tuy nhiên, kéo theo đó là những vấn đề toàn cầu mới đang nổi lên. Nó nhen nhóm hình thành từ những năm cuối của thế kỷ trước và bắt đầu “nổi dậy” trong kỷ nguyên mới của xã hội loài người. Dân số cũng không phải là một ngoại lệ của những vấn đề toàn cầu đó. Xét trong toàn bộ tiến trình lịch sử xã hội cho đến những năm 1965 – 1970, tỷ lệ phát triển dân số trên phạm vi toàn thế giới ngày càng cao dần và đạt đến đỉnh điểm cao nhất hay còn gọi là sự bùng nổ dân số. Bên cạnh đó, sự phát triển của nền văn minh nhân loại nói chung tác động cụ thể đến sự phát triển của từng chủ thể trong nó mà y học là một ví dụ. Với việc y học đang ngày càng tiến bộ, tuổi thọ dân số đang ngày càng được nâng cao thì việc các quốc gia đang phải đối mặt với vấn đề dân số già là điều không thể tránh khỏi và nó ảnh hưởng đến phân bố tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động đang giảm đi đáng kể. Bùng nổ dân số đang là mối đe dọa rất lớn đến xã hội loài người hiện nay. Nó ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội mà cụ thể là đến mối QHQT. Để hiểu rõ hơn về những tác động của bùng nổ dân số và dân số già trong QHQT, từ đó rút ra những biện pháp và giải pháp chung nhất cho vấn đề toàn cầu này, chúng ta hãy cùng đi vào phân tích cụ thể từng khía cạnh của nó. A-Tác động của dân số ( bùng nổ dân số và dân số già) đến QHQT: 1-Thúc đẩy hợp tác quốc tế và hình thành tư duy toàn cầu: Có thể thấy, bùng nổ dân số và dân số già thật sự là một vấn đề cần nhận được sự quan tâm sâu rộng của toàn thể các quốc gia, tổ chức, đoàn thể cũng như các cá nhân trên thế 1 Trích trong “Những vấn đề toàn cầu trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI” – GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn. . giới. Dễ dàng nhận thấy đối với một vấn đề toàn cầu như thế này thì một quốc gia hay một khu vực, một tổ chức hay một cá nhân riêng lẻ không thể tự bản thân đơn phương giải quyết. Dân số đang cần có những cái nắm tay chung của toàn thể nhân loại, của tất cả các quốc gia trên thế giới để giải quyết những tồn tại và mặt trái của nó. Sự hợp tác đa phương là một điều tất yếu. Do vậy, bản thân bùng nổ dân số và dân số già, theo cách tự nhiên đã trở thành một trong những nhân tố góp phần thúc đẩy hợp tác toàn cầu trên hai cấp độ song phương và đa phương. Xét trên cấp độ đa phương, khi hiện tượng bùng nổ dân số bắt đầu xuất hiện vào nửa cuối của thế kỷ XX kéo theo những tác hại của nó đến thế giới và tác động tiêu cực của xu thế già hóa dân số thì đã có những quốc gia họp bàn nhau lại, tổ chức những hội nghị thượng đỉnh bàn giải pháp cho vấn đề này. Có thể kể ra ở đây ba cuộc hội nghị toàn cầu về vấn đề dân số: Hội nghị năm 1974 tại Bucharest, Hội nghị năm 1984 tại Mexico City và Hội nghị năm 1994 tại Cairo. Bên cạnh đó còn có hàng loạt những hội nghị dân số cấp khu vực, cấp châu lục... Tất cả các quốc gia giàu nghèo, phát triển cũng như đang phát triển cùng đại diện các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ...cùng chung sức thảo luận và nỗ lực đưa ra những giải pháp tối ưu nhất mang tính toàn cầu cho vấn đề này. Ớ cấp độ song phương, các quốc gia cùng chịu sức ép dân số tăng cường chia sẻ kinh nghiệm; các nước giàu tham gia viện trợ cho các chương trình kế hoạch hóa gia đình, nâng cao chất lượng dân số cho các nước nghèo, rất nhiều tổ chức phi chính phủ tại các quốc gia phát triển tham gia vào các hoạt động tình nguyện khuyến nghị các giải pháp, các chương trình hành động mang tính định hướng, giúp từng quốc gia áp dụng một cách phù hợp với thực tế bùng nổ dân số tại quốc gia đó. Qua việc hợp tác, liên kết giữa các quốc gia nhằm giải quyết vấn đề dân số mà cộng đồng quốc tế đã hình thành một hệ thống những nhận thức chung, mang tính tổng quát và phổ biến gọi là tư duy toàn cầu. Đó là những nhận thức chuẩn mực cho vấn đề dân số, tìm ra tác hại của bùng nổ dân số và dân số già, trách nhiệm mỗi quốc gia đối với vấn đề toàn cầu chung và những giải pháp cần thiết cho vấn đề này... Song song với đó, quá trình toàn cầu hóa với những vấn đề toàn cầu hiện nay trong đó có dân số đang kéo dần các nước, các nền văn minh, các khu vực có trình độ phát triển trên thế giới xích lại gần nhau hơn, chia sẻ những thành tựu của khoa học – công nghệ, những sự giúp đỡ về kinh tế, về y tế, những bài học và kinh nghiệm trong phát triển... để giảm sự cách biệt quá xa về kinh tế giữa các nước trong khu vực. Đó là một trong những điều kiện cơ bản . để giúp các nước kém phát triển giải quyết nhiều vấn đề khó khăn của mình, trong đó có cả vấn đề dân số. 2-Bùng nổ dân số khiến QHQT trở nên căng thẳng: Một trong những mục tiêu mà các nước theo đuổi chính là đảm bảo quyền lợi cho công dân nước mình trong hiện tại và hướng đến tương lai. Bùng nổ dân số và dân số già khiến cho dân số tăng nhanh dẫn đến tài nguyên bị khai thác cạn kiệt nhằm đáp ứng đủ nhu cầu của con người, bên cạnh đó dân số già đi nhanh chóng làm suy giảm dân cư trong độ tuổi lao động, điều này ít nhiều gây nên khó khăn trong tìm kiếm nhân công, và các quốc gia đông dân số trẻ đã thực hiện xuất khẩu lao động. Những điều trên vô hình chung khiến cho quan hệ giữa các quốc gia trở nên căng thẳng hơn khi tranh giành nguồn tài nguyên, nhiều quốc gia thành điểm tập kết của những lao động xuất khẩu làm mất ổn định an ninh trong nước do số lao động này gây nên... Sự căng thẳng ấy biểu hiện ở nhiều mức độ dưới nhiều hình thức khác nhau tuy nhiên tựu chung lại nó đều đem đến một kết quả xấu cho quan hệ giữa các quốc gia trong mối quan hệ quốc tế. Dễ dàng nhận ra những xung đột này khi dân số bùng nổ làm tăng mức độ ô nhiễm trên trái đất, các quốc gia đã phải bắt tay nhau cùng soạn thảo ra Nghị định thư Kyoto trong đó có sự ràng buộc đối với các quốc gia có nền công nghiệp phát triển như một nỗ lực của các nước giải quyết vấn đề này. Nhưng Mỹ, một quốc gia lớn, có nền công nghiệp phát triển nhất thế giới, và đang chiếm tới 40% trong tổng lượng khí thải nhà kính của trái đất lại không đặt bút ký vào bản Nghị định thư này. Điều này đã làm dấy lên những làn sóng phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế. Ngoài những tác động trên do bùng nổ dân số và dân số già mang lại đối với QHQT thì di dân hiện cũng là một vấn đề tác động trực tiếp đến QHQT. Các dòng người tị nạn đổ xô đi tìm miền đất hứa với những mư ước xa vời cộng với những cuộc vượt biên trái phép từ những quốc gia nghèo đến những quốc gia giàu hơn đã khiến cho mối QHQT trở nên bất ổn. Sẽ khó tránh khỏi sự xung đột sắc tộc cũng như những va chạm khi những nhóm người khác nhau về cội rễ lại sống cùng trong một địa điểm. Ngược lại, các nước có dân di cư lại phải đối mặt với việc thất thoát nguồn lao động, hay chảy máu chất xám - yếu tố hàng đầu cho phát triển đất nước. Sẽ là một thiếu sót nghiêm trọng nếu chỉ đưa ra vấn đề mà không có hướng giải quyết cụ thể. Vì vậy phần cuối của bài nghiên cứu dưới đây, chúng tôi xin nêu lên hướng giải quyết cho thực trạng bùng nổ dân số cũng như dân số già trong vấn đề dân số toàn cầu. . B-Những giải pháp cho vấn đề bùng nổ dân số và dân số già trên thế giới hiện nay: 1-Đối với vấn đề bùng nổ dân số: Tình trạng bùng nổ dân số thực sự đã gióng lên hồi chuông báo động cho toàn nhân loại. Câu hỏi đặt ra lúc này là “Làm thế nào để ngăn chặn cũng như làm giảm sự gia tăng dân số trong thời gian sắp tới???”. Đây cũng chính là những gì mà toàn nhân loại đang hướng tới. Có nhiều biện pháp được đưa ra, nhiều phương thức được áp dụng đã mang lại hiệu quả cho thực trạng này. Trong hàng loạt biện pháp, có thể kể ra ở đây những biện pháp tối ưu nhất mà các quốc gia cũng như các khu vực có thể áp dụng để làm giảm độ nóng của gia tăng dân số. - Với những khu vực có sự tăng trưởng mạnh mẽ về dân số như châu Phi; một số nước châu Á và một số khu vực khác thì biện pháp nên làm ngay là phối hợp với các tổ chức thế giới (UNFPA, UNICEFT) trong chương trình vận động toàn dân nhận thức rõ tác hại cũng như những mặt trái của việc gia tăng dân số quá nhanh, chỉ rõ những tác động xấu của bùng nổ dân số đến y tế, giáo dục, lương thực, thực phẩm, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường và dịch bệnh dẫn đến tỷ lệ tử vong tăng cao. Cần phải hướng ý thức của người dân tại các nước này tới những nguy hại của bùng nổ dân số ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của họ. - Tuyên truyền phổ biến rộng rãi tác hại của vấn đề bùng nổ dân số trên các phương tiện thông tin đại chúng. Giáo dục ý thức của người dân thông qua những khẩu hiệu thiết thực. Chỉ rõ những lợi ích cũng như thuận lợi do việc có ít con đem lại. - Hợp tác quốc tế - Hội nghị quốc tế bàn và cùng giúp đỡ nhau vượt qua khủng hoảng về bùng nổ dân số. Kêu gọi những nỗ lực chung từ các quốc gia trong việc làm giảm sự tăng dân số. Xây dựng những chiến lược cho vấn đề giảm dân số nhằm hoạch định chính sách cho các quốc gia dựa trên đặc thù riêng của mình, đồng thời là nền tảng cho các dự án của các tổ chức quốc tế về vấn đề dân số. - Nâng cao khả năng tiếp cận đối với các dịch vụ về sức khỏe, bao gồm kế hoạch hóa gia đình. - Cho các cặp vợ chồng quyền được quyết định số con mà mình muốn. . - Mở rộng hơn nữa các cơ hội về giáo dục, nâng cao hiểu biết cho con người, một thực tế chứng minh rằng những người phụ nữ và nam giới được giáo dục có xu hướng muốn một gia đình nhỏ hơn. - Cải thiện tình trạng trẻ em bị chết sau sinh: chỉ khi các cặp vợ chồng cảm thấy yên tâm về những đứa con mà mình sinh ra, về khả năng sống sót của chúng, các cặp vợ chồng mới sẵn sàng sinh ít con hơn. - Đầu tư cho phụ nữ: Mở rộng cơ hội cho những phụ nữ trẻ tuổi trong vấn đề nâng cao nhận thức, phụ nữ có học vấn sẽ có nhiều quyền lựa chọn hơn, có tiếng nói hơn trong gia đình và trong xã hội. Khi vai trò phụ nữ được tăng lên, tình trạng “trọng nam khinh nữ” cũng được khắc phục bởi đây chính là một trong những nguyên nhân của việc sinh nhiều con dẫn đến gia tăng dân số. - Giáo dục cho lứa tuổi vị thành niên ở tất cả các quốc gia, đặc biệt là những quốc gia có tỷ lệ sinh cao nhận thấy được mối đe dọa do sự bùng nổ dân số đem lại, đề cập đến các biện pháp về quan hệ tình dục an toàn, ngăn chặn vấn đề quan hệ tình dục quá sớm ở lứa tuổi này. Trên thế giới hiện nay, nạo phá thai ở lứa tuổi vị thành niên đang là một vấn nạn ở hầu hết các quốc gia. * Giải pháp cụ thể đối với các quốc gia trên thế giới hiện nay: - Các nhà chức trách phải phối hợp với tổ chức dân số thế giới để điều chỉnh mức tăng dân số các nước về mức cân bằng. - Cần củng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình ở các cấp. - Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền với nội dung và hình thức phù hợp với từng vùng, từng nhóm dân cư...nhằm giảm gia tăng dân số. - Mở rộng và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình. . - Tạo môi trường tâm lý, xã hội tích cực thúc đẩy phong trài thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. - Cán bộ nhà nước đi đầu, gương mẫu trong công tác dân số. - Bản thân mỗi công dân cần có nhận thức đầy đủ về vấn đề dân số, sự gia tăng dân số chóng mặt và tác hại của nó, để có thể phòng tránh sự bùng nổ dân số, gia tăng chất lượng dân số để hạn chế tác hại của số lượng dân số khổng lồ. 2- Đối với vấn đề dân số già: Tuổi thọ trung bình của dân số toàn cầu đang ngày càng tăng cao, nguy cơ mà nhân loại phải đối mặt với thực trạng này là sự thiếu hụt nguồn lao động. Hiện nay thì tình trạng này đã xảy ra tại châu Âu và những khu vực phát triển, tỷ lệ người thất nghiệp cao nhưng tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động lại rất thấp. Khoa học – công nghệ phát triển đòi hỏi con người tiếp xúc nhiều hơn với quá trình hiện đại hóa trong công nghiệp, và hơn hết, nguồn lao động trẻ mới thực sự là những người làm chủ những trang thiết bị máy móc hiện đại. Đòi hỏi đặt ra lúc này là làm sao để giảm thiểu tối đa tình trạng dân số trên thế giới và tăng cường bổ sung lại nguồn lao động trẻ? Để trả lời câu hỏi này, cần phải đi vào giải pháp cụ thể cho vấn đề đó. Trước hết là việc phải giảm tình trạng dân số già. Sự gia tăng đột biến tỷ lệ dân số già đang là một thách thức với nhân loại. Nhất là tại những quốc gia phát triển thịnh vượng như Nhật Bản (tỷ lệ dân số già cao nhất thế giới), Ý, Anh, Pháp, Mỹ, biện pháp cụ thể với các quốc gia này: -Cần có các chính sách khuyến khích sinh sản ở độ tuổi phù hợp. -Hạn chế việc lập gia đình và sinh con muộn. -Tuyên truyền nâng cao ý thức hệ của người dân về sự đóng góp của sinh sản theo kế hoạch đối với lợi ích quốc gia và thề giới. -Chính phủ có những chính sách thúc đẩy tỷ lệ sinh như: chính phủ Hàn Quốc đã có những hình thức khích lệ về mặt tài chính dành cho những phụ nữ sinh con hay những bà mẹ đang đi làm; Nhật Bản cho phép người nước ngoài nhập cư để giảm dân số già và nâng cao tỷ lệ kết hôn. -Hạn chế tình trạng nạo phá thai. . -Đảm bảo y tế, giáo dục, văn hóa và mọi mặt của đời sống. Ngoài những biện pháp cụ thể kể trên, hiện nay, chúng ta cần phải có biện pháp khuyến khích thật sự giới trẻ tại các quốc gia phát triển kết hôn và sinh đẻ bằng cách thay đổi trong hệ tư tưởng cũng như suy nghĩ: -Giáo dục giới tính cho giới trẻ từ khi họ còn ngồi trên ghế nhà trường, giúp họ có nhận thức đúng đắn về mối quan hệ tình cảm dẫn đến sự kết hôn và sinh đẻ. -Giúp giới trẻ nhìn nhận rõ về tình trạng dân số già của quốc gia họ nhằm thúc đẩy họ có cuộc hôn nhân chân chính và có kết tinh tình yêu. -Đối với các quốc gia phát triển, đi liền với việc trình độ nhận thức của nhân dân cao, thường thì sự đam mê nghề nghiệp và một số thú vui trong cuộc sống cũng dẫn đến việc lập gia đình muộn. Chính bởi đời sống cao, nhận thức tiến bộ nên giới trê không muốn có sự trói buộc. Cần phải thay đổi nhận định này, ngay từ trong tư tưởng và suy nghĩ của họ. Cần có sự tuyên truyền, có chính sách giáo dục và khuyến khích giới trẻ nhận định đúng việc kết hôn và sinh đẻ là yếu tố tất yếu trong cuộc đời mỗi con người và phát triển thế giới. Hạn chế sự buông thả trong lối sống, tình trạng sống thử, quan hệ tình dục bừa bãi và náp phá thai... -Khuyến khích phụ huynh giáo dục con cái giúp giới trẻ nhận thức nền móng về ý nghĩa của việc sinh sản và duy trì nòi giống một cách hợp lý, Nhà nước có chính sách ưu đãi, động viên... Trên đây là những phương pháp mà bản thân nhóm chúng tôi đưa ra cũng như có một số biện pháp tham khảo trích dẫn trong những tài liệu cho vấn đề này. Hi vọng mỗi quốc gia sẽ tự nghiên cứu và có ý tưởng sáng tạo nhằm hạn chế sự gia tăng dân số và dân số già, bảo vệ lợi ích của chính quốc gia mình cũng như lợi ích cho cộng đồng trên thế giới. C-Liên hệ với thực tế tại Việt Nam hiện nay: Nước ta là một nước nhỏ, lại vừa trải qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ trong thế kỷ XX và giành độc lập thống nhất nước nhà mới được hơn 30 năm. Chừng ấy thời gian là chưa đủ để Việt Nam có thể khắc phục hết những di chứng của chiến tranh và vươn lên phát triển. Tuy nhiên nhờ công cuộc đổi mới 1986, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Nhà nước, nước ta đã từng bước vươn lên khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế và trở thành một quốc gia đang trên đà phát triển. Nhưng cũng chính vì điều này mà Việt Nam cũng đã không phải là một ngoại lệ khi trở thành “nạn nhân” của những vấn đề toàn cầu trong . đó có dân số. Những năm cuối của thế kỷ XX trở về trước, tốc độ gia tăng dân số ở nước ta thuộc hàng cao nhất thế giới. Sự bùng nổ dân số ở Việt Nam đã tác động rất nhiều đến đời sống xã hội của người dân. Đặc biệt khi nước ta có tới hơn 80% dân số sống bằng nông nghiệp thì sự bùng nổ dân số kéo theo việc ảnh hưởng đến diện tích đất canh tác bình quân trên đầu người ngày một giảm đi. Chính phủ và nhà nước đã rất cố gắng để ổn định sự gia tăng dân số. Và cơ bản cho đến thời điểm này, dân số Việt Nam đã đi vào quỹ đạo ổn định và cũng có dấu hiệu tích cực khi tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử đang giảm đi đáng kể. Kết quả đó một phần là nhờ vào chính sách hợp lý của nhà nước, ý thức của người dân trong vấn đề này ngày càng được cải thiện và nâng cao, làm tốt công tác tuyên truyền. Nước ta cũng hết sức tạo điều kiện cho các tổ chức tình nguyện về vấn đề dân số và trẻ em đến hoạt động tại Việt Nam trong đó đáng kể nhất là: Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA)...với hàng loạt những hành động biện pháp giúp đỡ chính phủ ta thông qua các dự án về xóa đói giảm nghèo, về giáo dục... D-Kết luận: Khi mà nguồn tài nguyên trên trái đất đang ngày một cạn kiệt, việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên này luôn là vấn đề tối quan trọng đối với sự tồn vong của con người. Dân số toàn cầu bùng nổ tạo nển yêu cầu phải kìm hãm đà tăng dân số. Mặt khác, việc kiềm chế tình trạng dân số già ở các nước phát triển cũng là vấn đề cấp bách. Bùng nổ dân số và Dân số già là hai yếu tố có ảnh hưởng lớn tới quan hệ quốc tế trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hoá. Như vậy, việc lựa chọn một giải pháo thích hợp để đạt được hiểu quả mong muốn, đồng thời giảm thiểu tối đa tác dụng phụ đối với cân bằng xã hội, chất lượng dân số là một câu truyện dài kỳ. Giải pháp tối ưu cần có sự đóng góp tích cực của các nhà chuyên môn để có thể áp dụng trên phạm vi toàn cầu, giúp nhân loại hướng tới một kỷ nguyên văn minh. Tư liệu tham khảo: 1. Gs. TS. Nguyễn Trọng Chuẩn, Những vấn đề toàn cầu trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội, 2006 2. Tiêu Phong
Luận văn liên quan