Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện là đội tiên phong cách mạng, là người mở đầu cho mọi thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Những cương lĩnh do Đảng khởi thảo và ban hành là kết quả của cả một quá trình sáng tạo, tìm tòi, là những mốc son chói lọi đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của Đảng qua từng cương lĩnh. Từ khi thành lập Đảng đã có 4 lần thông qua Cương lĩnh. Các cương lĩnh ấy đã cùng với Đảng và nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Hội nghị thành lập Đảng đầu tháng 2 năm 1930 đã thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Tuy vắn tắt nhưng đây là một cương lĩnh đúng đắn và sáng tạo, đã vạch ra con đường cách mạng khoa học cho cách mạng Việt Nam. Đến tháng 10/1930, bản Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo đã được công bố. Tuy còn hạn chế nhưng Luận cương đã xác định được những vấn đề chiến lược của cách mạng nước ta. Cách mạng Tháng Tám thành công nhưng nhân dân ta vẫn phải tiếp tục công cuộc kháng chiến chống Pháp. Để kháng chiến mau thắng lợi hoàn toàn, tháng 2 năm 1951, tại Đại hội II, Đảng đã thông qua bản “Chính cương Đảng lao động Việt Nam”. Như vậy, ba cương lĩnh chính trị trên của Đảng đã bao gồm những nội dung rất cơ bản, định hướng cho cách mạng Việt Nam trên con đường đấu tranh giành chính quyền và giải pháp dân tộc.
Nhưng chỉ đến Cương lĩnh thứ tư của Đảng (6-1991): “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” được thông qua tại Đại hội VII của Đảng mới thực sự là một cương lĩnh mang một màu sắc mới của thời đại mới: Màu sắc của tư duy đổi mới được vạch ra từ Đại hội VI (12-1986). Đây là một cương lĩnh đổi mới rất sáng tạo của Đảng.
Việc nghiên cứu về Cương lĩnh thứ 4 này của Đảng mang những ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất có giá trị. Đó chính là lý do chúng tôi chọn đề tài này để nghiên cứu.
Có rất nhiều người đã nghiên cứu về vấn đề này trên nhiều khía cạnh và góc nhìn khác nhau. Vì vậy, trên tinh thần tiếp thu, học hỏi những vấn đề phù hợp, chúng tôi sẽ cố gắng đi sâu thêm trong công trình của mình những khía cạnh mới.
Trong công trình nghiên cứu của mình, chúng tôi sẽ tập trung vào giải quyết những vấn đề xung quanh cương lĩnh xây dựng đất nước của Đảng: nội dung cơ bản, ý nghĩa lịch sử.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6-1991).
Phương pháp nghiên cứu là phương pháp nghiên cứu chung của khoa học lịch sử.
Bố cục cơ bản: Chia làm 3 phần:
I. Hoàn cảnh ra đời
II. Nội dung Cương lĩnh
III. Ý nghĩa Cương lĩnh
25 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5826 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bước đầu tìm hiểu về cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 6/1991, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
`
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA LỊCH SỬ
-----***-----
BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ CƯƠNG LĨNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (6-1991)
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
NGÀNH: LỊCH SỬ
MỞ ĐẦU
Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện là đội tiên phong cách mạng, là người mở đầu cho mọi thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Những cương lĩnh do Đảng khởi thảo và ban hành là kết quả của cả một quá trình sáng tạo, tìm tòi, là những mốc son chói lọi đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của Đảng qua từng cương lĩnh. Từ khi thành lập Đảng đã có 4 lần thông qua Cương lĩnh. Các cương lĩnh ấy đã cùng với Đảng và nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Hội nghị thành lập Đảng đầu tháng 2 năm 1930 đã thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Tuy vắn tắt nhưng đây là một cương lĩnh đúng đắn và sáng tạo, đã vạch ra con đường cách mạng khoa học cho cách mạng Việt Nam. Đến tháng 10/1930, bản Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo đã được công bố. Tuy còn hạn chế nhưng Luận cương đã xác định được những vấn đề chiến lược của cách mạng nước ta. Cách mạng Tháng Tám thành công nhưng nhân dân ta vẫn phải tiếp tục công cuộc kháng chiến chống Pháp. Để kháng chiến mau thắng lợi hoàn toàn, tháng 2 năm 1951, tại Đại hội II, Đảng đã thông qua bản “Chính cương Đảng lao động Việt Nam”. Như vậy, ba cương lĩnh chính trị trên của Đảng đã bao gồm những nội dung rất cơ bản, định hướng cho cách mạng Việt Nam trên con đường đấu tranh giành chính quyền và giải pháp dân tộc.
Nhưng chỉ đến Cương lĩnh thứ tư của Đảng (6-1991): “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” được thông qua tại Đại hội VII của Đảng mới thực sự là một cương lĩnh mang một màu sắc mới của thời đại mới: Màu sắc của tư duy đổi mới được vạch ra từ Đại hội VI (12-1986). Đây là một cương lĩnh đổi mới rất sáng tạo của Đảng.
Việc nghiên cứu về Cương lĩnh thứ 4 này của Đảng mang những ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất có giá trị. Đó chính là lý do chúng tôi chọn đề tài này để nghiên cứu.
Có rất nhiều người đã nghiên cứu về vấn đề này trên nhiều khía cạnh và góc nhìn khác nhau. Vì vậy, trên tinh thần tiếp thu, học hỏi những vấn đề phù hợp, chúng tôi sẽ cố gắng đi sâu thêm trong công trình của mình những khía cạnh mới.
Trong công trình nghiên cứu của mình, chúng tôi sẽ tập trung vào giải quyết những vấn đề xung quanh cương lĩnh xây dựng đất nước của Đảng: nội dung cơ bản, ý nghĩa lịch sử..
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6-1991).
Phương pháp nghiên cứu là phương pháp nghiên cứu chung của khoa học lịch sử.
Bố cục cơ bản: Chia làm 3 phần:
Hoàn cảnh ra đời
Nội dung Cương lĩnh
Ý nghĩa Cương lĩnh
NỘI DUNG CHÍNH
I. Hoàn cảnh ra đời
1.1. Thành tựu, hạn chế sau 5 năm đổi mới
1.1.1. Thành tựu
Đại hội VI của Đảng (12-1986) diễn ra trong bối cảnh quốc tế là cuộc đấu tranh giai cấp, dân tộc, đấu tranh giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản vẫn diễn ra gay gắt… Đồng thời, lúc đó Việt Nam sau 10 năm (1975 - 1985) đi lên theo mô hình cũ, đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng; sản xuất đình đốn, lạm phát tăng vọt, đất nước bị bao vây về kinh tế, đời sống nhân dân hết sức khó khăn. Và sau gần 5 năm phấn đấu gian khổ, nhân dân ta đã giành được những thắng lợi bước đầu rất quan trọng cả về kinh tế - xã hội, chính trị, đối ngoại.
Đánh giá tổng quát việc thực hiện Nghị quyết Đại hội VI ta thấy công cuộc đổi mới 5 năm qua đã thu được những thành tựu to lớn có ý nghĩa rất quan trọng:
+ Đạt được những tiến bộ rõ rệt trong 3 chương trình kinh tế lớn, nhất là lương thực - thực phẩm. Lần đầu tiên nước ta đã có đủ gạo ăn, có dự trữ và trở thành nước thứ 3 trên thếgiới về xuất khẩu gạo.
+ Kinh tế đối ngoại có phát triển. Nước ta tham gia tích cực vào đời sống cộng đồng quốc tế. Chúng ta đã triển khai tích cực và năng động đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá. Đã thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước.
+ Nước ta đã cơ bản xoá được cơ chế quan liêu bao cấp chuyển sang hạch toán theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hình thành bước đầu nên kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Tuy nhiên, kinh tế thị trường có những mặt tiêu cực, mâu thuẫn với bản chất của chủ nghĩa xã hội. Đó là xu thế phân hoá giàu - nghèo quá mức, tâm lý sùng bái đồng tiền quá mức… Do đó đi vào kinh tế thị trường phải kiên quyết đấu tranh khắc phục, hạn chế tối đa những khuynh hướng tiêu cực đó.
+ Đã bước đầu ngăn chặn, kìm chế được lạm phát, giữ vững ổn định đồng tiền Việt Nam và ngoại tệ ở Việt Nam trong khi không còn tiền viện trợ chuyển đổi kinh tế…
+ Đã điều chỉnh được chiến lược quốc phòng theo hương quốc phòng toàn dân, giảm được 60 vạn quân thường trực mà cẫn ổn định chính trị, có lợi cho đổi mới kinh tế. Đây là thành tựu rất quan trọng vì giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng an ninh, tạo lập môi trường hoà bình, chính là điều kiện thuận lợi cho công cuộc đổi mới.
+ Đã thực hiện được các chính sách xã hội tiến bộ, động viên, huy động được các nguồn lực trong dân và hoạt động tăng thu nhập, cải thiện đời sống, làm giàu chính đáng. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện, mỗi năm có thêm một triệu người có việc làm, nhiều nhà ở, đường giao thông được nâng cấp và xây dựng mới ở cả nôgn thôn và thành thị. Trình độ dân trí và mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân được nâng lên. Người lao động phát huy được tính chủ động, sáng tạo.
+ Hoạt động văn hoá, khoa học, báo chí, văn học nghệ thuật thể thao khá phát triển: hệ thống thông tin phát triển nhanh.
Những thành tựu nêu tren tuy mới bước đầu, chưa vững chắc, đất nước chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, song có ý nghĩa quan trọng. Nó khẳng định đường lối, tư duy đổi mới của Đảng tại Đại hội VI là đúng và tạo nên niềm tin, điều kiện để tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn, cao hơn nữa.
1.1.2. Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu nêu trên thì 5 năm đổi mới (từ Đại hội VI) ta không thể không tránh khỏi những hạn chế, cụ thể là:
+ Tăng trưởng kinh tế còn chậm, lạm phát còn cao. Chúng ta chưa thực hiện tốt cần kiệm trong sản xuất. Tiết kiệm trong tiêu dùng.
+ Tình hình xã hội còn nhiều tiêu cực và nhiều vấn đề cần phải giải quyết; có mặt nghiêm trọng. Nạn tham nhũng, buôn lậu, lãng phí của công chưa ngăn chặn được. Sự phân hoá giàu - nghèo bắt đầu hình thành. chất lượng giáo dục, y tế ở nhiều nơi còn thấp. Tệ nạn xã hội còn nhiều…
+ Việc lãnh đạo,xây dựng quan hệ sản xuất có phần vừa lúng túng, vừa buông lỏng.
+ quản lý Nhà nước về kinh tế - xã hội còn yếu. Hệ thống luật pháp và chính sách chưa đồng bộ và nhất quán, việc thực hiện lại chưa nghiêm.
1.2. Đại hội VII của Đảng - Quá trình hình thành cương lĩnh
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng họp từ ngày 24 đến 27-6-1991 tại Hà Nội. Đại hội có 1.176 đại biểu thay mặt cho hơn 2,1 triệu đảng viên của toàn Đảng. Nhiều đoàn đại biểu quốc tế đã đến dự: đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Liên Xô, Đảng nhân dân cách mạng Lào, Đảng nhân dân cách mạng Campuhia, Đảng Cộng sản Cu Ba và nhiều khách quốc tế đã đến dự.
1.2.1. Bối cảnh quốc tế
Đại hội VII diễn ra trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động phức tạp. Các nước xã hội chủ nghĩa đã và đang lâm vào “cuộc khủng hoảng toàn diện và nghiêm tọng nhất từ trước tới nay”, chủ nghĩa xã hội đang ở giai đoạn khó khăn, thử thách gay go. Chế độ xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ ở các nước Đông Âu. Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đứng trước thử thách quyết liệt nhất, công cuộc cải tổ của Goocbachốp vấp phải nhiều khó khăn trở ngại, kinh tế sụp đổ, khó khăn về chính trị, tệ nạn xã hội, xung đột sắc tộc, dân tộc, Đảng Cộng sản Liên Xô bị chia rẽ thành nhiều phe phái, các thế lực chống chủ nghĩa xã hội ngóc đầu dậy.
Đay là tổn thất nặng nề nhất của chủ nghĩa xã hội và cách mạng thế giới; đặc biệt là sự kiện 8-1991 (ngay sau đại hội VII) dẫn đến sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa Liên Xô. Tình hình này không thể không tác động đến tiến trình công cuộc đổi mới ở nước ta diễn ra từ sau đại hội VI của Đảng.
1.2.2. Bối cảnh trong nước
Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12-1986), công cuộc đổi mới toàn diện và sâu sắc đã diễn ra trên đất nước ta và cho đến đại hội VII (tháng 6-1991) đã giành được những thành tựu quan trọng (đã trình bày ở phần 1). Tuy vậy, nền kinh tế xã hội nước ta vẫn còn nhiều khó khăn và vẫn chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội.
Xét cả tình hình thế giới và những khó khăn trong nước, năm 1991 là thời điểm thách thức rất nặng nề đối với quá trình đổi mới theo con đường của chủ nghĩa xã hội.
Trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới từ sau Đại hội VI, Đảng ta ở Đại hội VII đã rút ra 5 bài học kinh nghiệm về đổi mới, rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng nhưng khó khăn thử thách mới, nhận thức rõ hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta trên cơ sở tổng kết thực tiễn của 5 năm đổi mới, làm rõ những vấn đề lý luận chung và lý luận về thời kỳ quá độ ở nước ta.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII xác định: Đảng ta lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Lần đầu tiên trong các văn kiện của Đảng nêu lên tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoá của nhân dân…
Đại hội đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh một cách có hệ thống, toàn diện và sâu sắc.
Nguyễn Văn Linh, tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng đọc báo cáo chính trị của ban chấp hành Trung ương và các văn kiện Đại hội VII. Đại hội thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, Báo cáo chính trị, báo cáo xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ Đảng, kiểm điểm sự lãnh đạo ủa Ban chấp hành Trung ương khoá VI.
II. Nội dung cương lĩnh
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã công bố Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Cương lĩnh có bố cục 4 phần, 12 nội dung.
2.1. Quá trình cách mạng và những bài học kinh nghiệm
Có hai nội dung:
2.1.1. Nội dung 1
Nêu lên sự phát triển của lịch sử và những thắng lợi vang dội của Đảng và dân ta trong suốt 45 năm kể từ khi thực hiện Cương lĩnh năm 1930, làm cuộc cách mạng tháng Tám thành công, lập nên Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, đánh bại thực dân Pháp xâm lược với chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, giải phóng miền Bắc. Kháng chiến chống Mĩ thắng lợi, giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc sau đại thắng mùa xuân 1975. Cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và đạt được những thành tựu quan trọng kể từ sau cột mốc lịch sử quan trọng: Đại hội VI của Đảng.
2.1.2. Nội dung 2
Từ thực tiễn, rút ra 5 bài học khác nhau lớn:
Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết.
Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
2.2. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta:
Có 2 nội dung
2.2.3 Nội dung 3
Nêu lên những hoàn cảnh quốc tế quan trọng có ảnh hưởng đến thới kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đó là những biến đổi to lớn và sâu sắc của quốc tế.
- Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang diễn ra mạnh mẽ, cuốn hút tất cả các nước ở những mức độ khác nhau, vừa tạo thời cơ, vừa đặt ra những thách thức gay gắt
- Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác đã đạt được nhiều thành tựu, song nhiều nước xã hội chủ nghĩa đã lầm vào khủng hoảng trầm trọng. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội diễn ra gay gắt.
- Chủ nghĩa tư bản còn có những tiềm năng phát triển kinh tế, song mâu thuẫn tồn tại trong nó vẫn không khắc phục được.
- Nhân dân các nước đang đứng trước những vấn đề toàn cầu cấp bách có liên quan đến vận mệnh loài người.
- Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co, song, loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là quy luật tiến hoá của lịch sử.
2.2.4. Nội dung 4
Nói về quan niệm mới về chủ nghĩa xã hội của Đảng, những khó khăn, thuận lợi trong thời kỳ quá độ cụ thể, cương lĩnh xác định 6 đặc trưng của mô hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam mà Đảng và nhân dân ta xây dựng.
- Đặc trưng thứ nhất: Do nhân dân lao động làm chủ “Chế độ ta là chế độ dân chủ: Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Quyền hạn và trách nhiệm đều ở nơi dân” (Hồ Chí Minh). Chế độ xã hội là chế độ xã hội do Đảng Cộng sản lãnh đạo, vạch đường chỉ lối. Nhưng Đảng lại là người đại diện chân chính cho lợi ích của nhân dân lao động, “vì lợi ích của nhân dân lao động” “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Công - nông vẫn là gốc của cách mạng, là chủ của cách mạng thì sẽ là chủ của chế độ. Đây là đặc trưng hàng đầu.
- Đặc trưng thứ hai: có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu. Phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa có một trình độ phát triển kinh tế cao hơn với phương thức sản xuất khác trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Điều này thể hiện ở cả trong quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Hai yếu tố của phương thức sản xuất có quan hệ khăng khít với nhau. Chủ nghĩa xã hội ở đây mới chỉ là giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản, vẫn còn có những tư liệu sản xuất thuộc sở hữu khác. Song, đây vẫn là một nền sản xuất công nghiệp hoá, hiện đại hóa.
- Đặc trưng thứ 3: Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đặc trưng này khẳng định chúng ta phải xây dựng một nền văn hoá Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Văn hoá bao gồm tất cả những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Định hướng đi lên con đường chủ nghĩa xã hội, ta phải xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, hiện đại, xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó phải bảo lưu những giá trị truyền thống mang đậm bản sắc cảu dân tộc Việt mà qua nghìn năm Bắc thuộc vẫn không phai nhạt. Đó chính là những nét đẹp của dân tộc cần được bảo tồn. Tuy nhiên, hiện nay, rất nhiều giá trị văn hoá bị mai một, đứng trước nguy cơ bị huỷ hoại, nhiều giá trị văn hoá bị coi nhẹ. Cần phải có những giải pháp phù hợp và hiệu quả để phát triển một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Đặc trưng thứ tư: Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn bộ cá nhân. Đây là những đặc điểm bản chất về quyền của con người trong chủ nghĩa xã hội, những gì mà một con người trong xã hội chủ nghĩa được hưởng. Đó là những quyền hết sức cơ bản. Con người không bị áp bức, bóc lột, làm theo năng lực, hương theo lao động, được hưởng một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, không bị kìm hãm mà có đầy đủ các điều kiện để phát triển cá nhân. Những quyền lợi này chỉ có ở xã hội xã hội chủ nghĩa mà thôi. Tất nhiên, đặc trưng đã đưa ra những điều kiện cao, đến chủ nghĩa cộng sản mới hoàn toàn hết áp bức bóc lột, mới phát triển được những điều trên một cách hoàn toàn. Song, chủ nghĩa xã hội vẫn là một chế độ xã hội vì con người.
- Đặc trưng thứ 5: Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta đều tập trung vào việc thực hiện đặc trưng này. Việt Nam là một nước xã hội chủ nghĩa đa dân tộc và bình đẳng dân tộc. Các dân tộc anh em sinh sống trên mọi miền khác nhau của tổ quốc song vẫn đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau. Chúng ta nên duy trì sự đa dạng mà thống nhất này trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội còn gặp nhiều thử thách khó khăn, chông gai. Các dân tộc cùng giúp đỡ nhau tiến bộ.
- Đặc trưng thứ 6: Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới. Đặc trưng này nói tới tư tưởng đoàn kế quốc tế, chính sách đối ngoại của Đảng, của Nhà nước. Đi lên chủ nghĩa xã hội, “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước” thể hiện quan điểm ngoại giao thân thiện, mở rộng cửa, không phân biệt thể chế chính trị, giàu - nghèo… của Đảng và Nhà nước ta. Đoàn kết quốc tế cũng chính là điều kiện để phát triển của Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam không xâm phạm quyền lợi của dân tộc khác và cũng không cho phép chủ quyền của mình bị vi phạm.
Những đặc trưng này ó mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau và bổ sung cho nhau, ảnh hưởng tới nhau cùng kết hợp tạo nên chế độ xã hội chủ nghĩa ngày càng tiến lên của Việt Nam.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đại hội VII (6.1991) không chỉ xác định mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam mà còn nêu lên 7 phương hướng cơ bản trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Một là, xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của tổ quóc và của nhân dân.
Vấn đề Nhà nước là vấn đề cơ bản của cách mạng, Nhà nước là công cụ hiệu lực nhất để thực hiện mục tiêu cách mạng, thực hiện đưa nhân dân lên làm chủ. Vì vậy, xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa là phương hướng hàng đầu của ta. Nước ta đi lên xã hội xã hội chủ nghĩa bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản. Đó là một khó khăn lớn. Chính vì vậy, yếu tố tinh thần, ý thức tự giác của nhân dân, tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội phải được phát huy và sử dụng triệt để. Nhà nước phải là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, phải có nền tảng là liên minh công nông và trí thức, và quan trọng là phải do Đảng lãnh đao. Đảng Cộng sản Việt Nam là đội quân tiên phong của cách mạng, hoạt động dựa trên cơ sở nền tảng tư tưởng Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, xứng đáng là người đại biểu chân chính cho quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, tập trung ý chí của toàn dân tộc. Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện đầu tiên cho mọi thắng lợi, là điều kiện khách quan của Nhà nước ta, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân ta. Chế độ một Đảng không phải là nguyên nhân dẫn đến mất dân chủ. Thực hiện chế độ một Đảng hay đa đảng đều phụ thuộc và tình hình cụ thể của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Nếu Đảng ta không lãnh đạo thì tất yếu sẽ có một Đảng khác lãnh đạo nhưng Đảng đó sẽ đối lập với Đảng ta, tức là đối lập với quyền lợi của nhân dân ta. Vì vậy sự lãnh đạo của Đảng là phù hợp với tình hình cụ thể của nước ta đang trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn tồn tại những khuyết điểm là hệ quả của việc một đảng cầm quyền và một đảng lãnh đạo : hoạt động của Nhà nước trở lên thụ động, giảm hiệu lực, không hoàn thành được nhiệm vụ nhân dân giao phó. Điều này cũng kéo theo việc Đảng bị suy yếu, giảm uy tín với quần chúng nhân dân, không thể tập trung vào sự lãnh đạo, đề ra những chủ trương mới. Mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước phải rất chặt chẽ, khăng khít và hỗ trợ lẫn nhau, vì vậy phải ngày càng nâng cao năng lực quản lý, vai trò của chính quyền. Đảng phải thực hiện đúng những chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, các đoàn thể nhân dân và toàn xã hội. Đảng phải là người hoạch định đường lối, đề ra các cương lĩnh, chiến lược, định hướng… bên cạnh đó phải tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra quá trình thực hiện nhằm mục đích thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi hàn