Đề tài Nâng cao chất lượng tự học các môn khoa học xã hội trong các trường Đại học

Để đáp ứng xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, ngay từ cuối thế kỷ XX, khoa học giáo dục đã chuyển từ quan điểm dạy học “lấy người dạy làm trung tâm”, sang quan điểm “lấy người học làm trung tâm” trong nhà trường từ tiểu học đến đại học. Đó là cả một cuộc cách mạng về giáo dục. Thực chất của cuộc cách mạng đó là chuyển từ chỗ lấy “việc dạy làm trung tâm” sang lấy “việc học làm trung tâm”. Khi “lấy việc học làm trung tâm” thì phương pháp học tập trở nên có vai trò đặc biệt quan trọng. Tự học là hình thức học tập không thể thiếu của sinh viên trong các trường Đại học. Tổ chức hoạt động tự học một cách hợp lý, khoa học, có chất lượng không chỉ là trách nhiệm của sự nghiệp giáo dục – đào tạo của các trường Đại học mà còn là trách nhiệm to lớn của cá nhân toàn sinh viên. Trong quá trình học tập, việc xác định mục đích, xây dựng động cơ, lựa chọn phương pháp, hình thức tự học hợp lý là việc cần thiết. Song quan trọng là sinh viên phải có hệ thống kĩ năng tự học bởi muốn có kĩ năng nghề nghiệp trước hết phải có kĩ năng làm việc độc lập, trên cơ sở phát huy tính tích cực nhận thức để chiếm lĩnh tri thức. Vì tri thức là sản phẩm của hoạt động nắm vững tri thức và có tay nghề thì việc rèn luyện hệ thống kĩ năng tự học một cách thường xuyên và nghiêm túc được chú trọng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Như vậy để hoạt động học tập của sinh viên có hiệu quả, sinh viên phải có tri thức và kĩ năng tự học. Trong chương trình Đại học có nhiều nội dung môn học khác nhau, trong đó quá trình học tập các môn khoa học xã hội chiếm số lượng không nhỏ. Việc học tốt các môn này giúp cho sinh viên thế giới quan phương pháp luận duy vật biện chứng,rèn luyện bản lĩnh chính trị dân chủ cách mạng cùng với việc rèn luyện kĩ năng hoạt động thực tiễn đây là điều không thể thiếu đối với mỗi sinh viên. Để học tốt môn học khoa học xã hội và nhân văn thì việc tự học đóng vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay việc tự học của sinh viên còn nhiều bất cập, đa số sinh viên khi tiếp xúc với các môn khoa học khoa học xã hội và nhân văn còn khá lúng túng trong việc tìm ra phương pháp học tập hợp lý. Vì vậy với kiến thức nhỏ về vấn đề tự học của sinh viên em xin mạnh dạn chọn đề tài: Nâng cao hiệu quả chất lượng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn của sinh viên trong trường Đại học. Tiểu luận chắc chắn còn nhiều thiếu sót nên em mong được sự góp ý của cô giúp em hoàn thành tiểu luận tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

doc46 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3365 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng tự học các môn khoa học xã hội trong các trường Đại học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC --------------ÐѶÐÑ------------- BÀI TIỂU LUẬN MÔN: CHUYÊN ĐỀ TÂM LÝ Đề tài: Nâng cao hiệu quả chất lượng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn cho sinh viên trong trường Đại học hiện nay GVHD : TS Trần Thị Minh Ngọc SV : Hồ Thị Hải Yến Lớp : Giáo Dục Chính Trị K28 Hà Nội, tháng 6 năm 2011 MỤC LỤC MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết của đề tài II. Mục đích và nhiệm vụ 1. Mục đích 2. Nhiệm vụ III. Đối tượng nghiên cứu IV. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 1. Phạm vi nghiên cứu 2. Phương pháp nghiên cứu NỘI DUNG Chương 1. Lý luận chung về tự học và hoạt động tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn của sinh viên trong trường Đại học Khái quát chung về hoạt động tự học 1.1.1. Một số quan điểm về tự học 1.1.2. Một số khái niệm về tự học 1.1.2.1. Khái niệm tự học 1.1.2.2. Các hình thức tự học 1.1.2.3. Tiêu chí đánh giá chất lượng tự học của sinh viên trong trường Đại học 1.2. Vai trò của tự học đối với sinh viên và đặc điểm các môn khoa học xã hội và nhân văn trong trường Đại học 1.2.1. Sinh viên và một số đặc điểm tâm lý của sinh viên ảnh hưởng đến quá trình tự học 12.2. Tầm quan trọng của hoạt động tự học đối với sinh viên 1.2.3. Đặc điểm các môn khoa học xã hội và nhân văn trong trường Đại học Chương 2. Thực trạng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn của sinh viên trong trường Đại học Những kết quả đạt được trong quá trình tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn của sinh viên Thực trạng nhận thức của sinh viên về việc tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn Thực trạng về việc tiến hành hoạt động tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn của sinh viên Thực trạng về kết quả tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn của sinh viên Một số hạn chế của việc tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn Nguyên nhân của thực trạng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn của sinh viên Chương 3. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn cho sinh viên trong trường Đại học Nâng cao nhận thức của sinh viên đối với việc tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn Đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn của sinh viên 3.3. Phát huy vai trò tích cực của sinh viên trong việc nâng cao hiệu quả chất lượng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn trong trường Đại học 3.3.1. Nhận thức về vai trò tích cực của sinh viên trong việc tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn 3.3.2. Một số kỹ năng phục vụ hoạt động tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn 3.4. Đảm bảo tốt cơ sở vật chất kĩ thuật, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tự học của sinh viên KẾT LUẬN CẤU TRÚC TIỂU LUẬN. Đề tài: Nâng cao hiệu quả chất lượng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn cho sinh viên trong trường Đại học hiện nay. Gồm 3 phần: Mở đầu Nội dung Kết luận Trong đó, nội dung gồm 3 chương: Chương 1. Lý luận chung về tự học và hoạt động tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn của sinh viên trong trường Đại học. Chương 2. Thực trạng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn của sinh viên trong trường Đại học. Chương 3. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn cho sinh viên trong trường Đại học. MỞ ĐẦU TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Để đáp ứng xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, ngay từ cuối thế kỷ XX, khoa học giáo dục đã chuyển từ quan điểm dạy học “lấy người dạy làm trung tâm”, sang quan điểm “lấy người học làm trung tâm” trong nhà trường từ tiểu học đến đại học. Đó là cả một cuộc cách mạng về giáo dục. Thực chất của cuộc cách mạng đó là chuyển từ chỗ lấy “việc dạy làm trung tâm” sang lấy “việc học làm trung tâm”. Khi “lấy việc học làm trung tâm” thì phương pháp học tập trở nên có vai trò đặc biệt quan trọng. Tự học là hình thức học tập không thể thiếu của sinh viên trong các trường Đại học. Tổ chức hoạt động tự học một cách hợp lý, khoa học, có chất lượng không chỉ là trách nhiệm của sự nghiệp giáo dục – đào tạo của các trường Đại học mà còn là trách nhiệm to lớn của cá nhân toàn sinh viên. Trong quá trình học tập, việc xác định mục đích, xây dựng động cơ, lựa chọn phương pháp, hình thức tự học hợp lý là việc cần thiết. Song quan trọng là sinh viên phải có hệ thống kĩ năng tự học bởi muốn có kĩ năng nghề nghiệp trước hết phải có kĩ năng làm việc độc lập, trên cơ sở phát huy tính tích cực nhận thức để chiếm lĩnh tri thức. Vì tri thức là sản phẩm của hoạt động nắm vững tri thức và có tay nghề thì việc rèn luyện hệ thống kĩ năng tự học một cách thường xuyên và nghiêm túc được chú trọng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Như vậy để hoạt động học tập của sinh viên có hiệu quả, sinh viên phải có tri thức và kĩ năng tự học. Trong chương trình Đại học có nhiều nội dung môn học khác nhau, trong đó quá trình học tập các môn khoa học xã hội chiếm số lượng không nhỏ. Việc học tốt các môn này giúp cho sinh viên thế giới quan phương pháp luận duy vật biện chứng,rèn luyện bản lĩnh chính trị dân chủ cách mạng cùng với việc rèn luyện kĩ năng hoạt động thực tiễn đây là điều không thể thiếu đối với mỗi sinh viên. Để học tốt môn học khoa học xã hội và nhân văn thì việc tự học đóng vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay việc tự học của sinh viên còn nhiều bất cập, đa số sinh viên khi tiếp xúc với các môn khoa học khoa học xã hội và nhân văn còn khá lúng túng trong việc tìm ra phương pháp học tập hợp lý. Vì vậy với kiến thức nhỏ về vấn đề tự học của sinh viên em xin mạnh dạn chọn đề tài: Nâng cao hiệu quả chất lượng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn của sinh viên trong trường Đại học. Tiểu luận chắc chắn còn nhiều thiếu sót nên em mong được sự góp ý của cô giúp em hoàn thành tiểu luận tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Mục tiêu Trên cơ sở làm rõ lý luận và thực tiễn định hướng phương pháp tự học cho sinh viên trong trường Đại học hiện nay, đề xuất các giải pháp tự học cho sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên trong các trường Đại học. 2. Nhiệm vụ Làm rõ lý luận về chất lượng tự học của sinh viên trong trường Đại học. Đánh giá thực trạng việc tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn của sinh viên trong các trường Đại học. - Đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng tư học các môn khoa học xã hội và nhân văn của sinh viên trong các trường Đại học. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đề tài tập trung nghiên cứu việc nâng cao chất lượng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn cuả sinh viên trong các trường Đại học. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Cơ sơ lí luận: dựa trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản về giáo dục đào tạo, lí luận phương pháp giáo dục hiện đại. - Phương pháp nghiên cứu: duy vật biên chứng, phân tích tổng hợp, so sánh, kháo sát thực tế sinh viên một số trường … NỘI DUNG Chương 1. Lý luận chung về tự học và hoạt động tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn của sinh viên trong trường Đại học 1.1. Khái quát chung về hoạt động tự học Một số quan điểm về tự học Trong giáo dục - đào tạo, dạy và học có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau, trong đó người dạy giữ vai trò chỉ đạo, tổ chức, điều khiển quá trình dạy học. Dưới tác động sư phạm của người dạy, người học là khách thể tiếp thu một cách có ý thức những tác động đó để tiến hành hoạt động nhận thức của mình. Song đồng thời người học cũng là chủ thể nhận thức, tự giác, tích cực, độc lập tiến hành các hoạt động nhận thức của mình nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. Học là quá trình tự biến đổi mình và làm phong phú mình bằng cách chọn lọc và xử lý thông tin từ môi trường xung quanh. Dạy là việc giúp cho người học tự mình chiếm lĩnh những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và hình thành hoặc biến đổi những tình cảm hoặc thái độ. Đó là quan niệm tổng quát về dạy và học và theo cách tiếp cận thông tin. Và trong lịch sử cũng đã có nhiều quan điểm khác nhau về tự học. Lý luận về nhận thức của chủ nghĩa Mác–Lênin cho rằng: việc lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo được xem là quá trình phản ánh thế giới khách quan vào trong ý thức của người học. Đó là một quá trình vận động của tư duy, là sự giải quyết mâu thuẫn nội tại, từ chỗ chưa hiểu biết gì đến chỗ hiểu biết, từ chỗ hiểu biết chưa đầy đủ và chính xác đến chỗ hiểu biết đầy đủ và chính xác hơn, từ chỗ chưa có kỹ năng đến chỗ có kỹ năng giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra. Về cơ bản, hoạt động học tập diễn ra theo quy luật nhận thức chung “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”, trong đó tự học nằm trong quá trình học tập. Lênin với câu nói nổi tiếng : “ Học! Học nữa!Học mãi” đã khẳng định ý chí và nghị lực quyết tâm học tập suốt đời. Để làm được điều đó đòi hỏi bản thân người học phải có ý thức tự học, học tập phải là nhiệm vụ thường xuyên, được tiến hành bền bỉ, lâu dài, có củng cố, rèn luyện mới đạt hiệu quả cao. Trong lịch sử Trung Quốc, Khổng Tử cũng là người hết sức đề cao việc học tập. Theo ông làm người cũng phải học làm quan chính trị cũng phải học. Khổng Tử cho rằng mọi người đều cần phải học, có học mới có thể biết được thế nào là: Nhân, Trí, Tín, Trực, Dũng, Cương. Ông chủ trương dạy điều gì cũng phải để học trò có sức suy nghĩ tìm tòi. Theo ông, học phải gắn với tập và hành. Học mà có tập thì nhớ lâu, thạo việc. Sau học là hành nghề, khi đã hành cần phải tiếp tục học nữa. Như vậy, có thể nói phương châm chính của Khổng Tử là “học không biết chốn, dạy không biết nơi”. 1.1.2. Một số khái niệm cơ bản về tự học Khái niệm tự học Trong một số giáo trình, tài liệu đã có nhiều tác giả đưa ra các định nghĩa khác nhau về tự học, sau đây là một số định nghĩa cơ bản: Nhà tâm lý học N.RUBAKIN coi: tự tìm lấy kiến thức - có nghĩa là tự học. Tự học là quá trình lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm xã hội, lịch sử trong thực tiễn hoạt động cá nhân bằng cách thiết lập các mối quan hệ cảỉ tiến kinh nghiệm ban đầu, đối chiếu với các mô hình phản ánh hoàn cảnh thực tại, biến tri thức của loài người thành vốn tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo của chúng ta. Theo Giáo sư Đặng Vũ Hoạt và Phó Giáo sư Hà Thị Đức trong cuốn “Lý luận dạy học Đại học” thì “ tự học là một hình thức tổ chức dạy học cơ bản ở Đại học. Đó là một hình thức nhận thức của cá nhân, nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kỹ năng do chính người học tự tiến hành ở trên lớp hay ở ngoài lớp, theo hoặc không theo chương trình và sách giáo khoa đã được quy định”. Theo Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Cảnh Toàn: “ tự học – là tự mình đổi mới suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích tổng hợp..) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như tính trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý muốn thi đỗ, biến khó khăn thành thuận lợi…) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình”. Từ những quan điểm về tự học nêu trên. Có thể đi đến định nghĩa chung về tự học như sau: Tự học là quá trình cá nhân người học tự giác, tích cực, độc lập chiếm lĩnh tri thức ở một lĩnh vực nào đó trong cuộc sống bằng hành động của chính mình nhằm đạt được nội dung nhất định. Như vậy, tự học là hình thức học tập độc lập của người học nhằm lĩnh hội, củng cố, vận dụng các kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo. Hoạt động tự học có một số đặc điểm cơ bản sau: là một hình thức tổ chức dạy học mang tính chất cá nhân; người học tự tổ chức quá trình nhận thức của mình, thể hiện tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của bản thân; người dạy giữ vai trò chỉ đạo, định hướng, song không trực tiếp can thiệp vào quá trình tự lĩnh hội của người học; tự học giúp người học củng cố, mở rộng, đào sâu, hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức, rèn luyện kỹ xảo, tư duy độc lập, sáng tạo, vận dụng vào giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn. Các hình thức tự học Hoạt động tự học diễn ra dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau, song có thể xét dưới một số hình thức tự học cơ bản sau: Hình thức thứ nhất là cá nhân tự mày mò theo sở thích và hứng thú độc lập không có sách và sự hướng dẫn của giáo viên. Hình thức này gọi là tự nghiên cứu. Hình thức tự học này phải dựa trên nền tảng tư tưởng một niềm khát khao say mê, khám phá tri thức mới, đồng thời phải có vốn tri thức vô cùng sâu rộng. Với hình thức này, người học không tiếp xúc với thầy và sách giáo khoa mà chỉ cọ sát thực tiễn. Hình thức thứ hai là tự học với sách nhưng không có giáo viên bên cạnh. Ở hình thức này, tự học có thể diễn ra ở 2 mức sau: thứ nhất, tự học theo sách mà không có sự hướng dẫn của thầy, người học tự học để hiểu, để thấm các kiến thức trong sách. Qua đó sẽ phát triển tư duy tư duy tự học với sách. Thứ hai, tự học có thầy từ xa hướng dẫn: trao đổi thông tin giữa thầy và trò thông qua các phương tiện thông tin thô sơ hay hiện đại dưới dạng phản ánh và giải đáp các thắc mắc, làm bài tập, kiểm tra,… Hình thức thứ 3 là tự học có sách, có thầy trong một số tiết học sau đó sinh viên tự học ở nhà dưới sự hướng dẫn gián tiếp của giáo viên. Trong quá trình học tập trên lớp, người thầy có vai trò chỉ đạo, tổ chức, điều khiển và tạo điều kiện để trò tự chiếm lĩnh tri thức. Trò tự giác, tích cực, say mê, sáng tạo tham gia vào quá trình học tập. Trong quá trình tự học ở nhà, dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của thầy, người học phải phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động tự sắp xếp kế hoạch học tập, huy động mọi tri thức, kĩ năng để hoàn thành những nhiệm vụ giáo viên đề ra. Tiêu chí đánh giá chất lượng tự học Tiêu chí là những quy định dùng làm tiêu chuẩn để phân loại, đánh giá được thể hiện ở các chỉ số, thông số, chỉ tiêu dùng làm thước đo để dựa vào đó so sánh, đánh giá kết quả tự học của sinh viên. Với cách tiếp cận trên, khi đánh giá chất lượng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn của sinh viên trong trường Đại học cần dựa trên các nhóm tiêu chí sau: Một là, kết quả nhận thức về nội dung các môn khoa học xã hội và nhân văn của sinh viên thông qua việc sinh viên đã xác định được tầm quan trọng các môn học khoa học xã hội và nhân văn hay chưa, đã nắm vững, bản chất, nội dung vấn đề, nội dung bài học đến đâu, biết liên hệ, vận dụng lí luận vào thực tiễn như thế nào… Hai là, chất lượng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn được đánh giá bằng kết quả học tập thông qua các bài kiểm tra học trình, kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra cuối kỳ. Ba là, thể hiện qua chất lượng tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài, chất lượng thảo luận, xêmina. Trong các giờ thảo luận, xêmina, việc sinh viên tham gia đóng góp ý kiến xây dựng bài như thế nào, có sôi nổi hay không, có giải quyết được vấn đề hay không… điều đó đánh giá được việc chuẩn bị bài của sinh viên và chất lượng tự học của sinh viên trong trường Đại học. Bốn là, thông qua hoạt động thực tiễn công tác đoàn thể trong lớp, trong nhà trường. Đây là một tiêu chí quan trọng, thông qua hoạt động này có thể đánh giá được việc vận dụng những kiến thức khoa học xã hội và nhân văn trong thực tiễn hoạt động công tác đoàn của sinh viên đến đâu, từ đó đánh giá được chất lượng tự học của sinh viên. 1.2. Vai trò của tự học đối với sinh viên và đặc điểm các môn khoa học xã hội và nhân văn của sinh viên trong trường Đại học 1.2.1. Sinh viên và một số đặc điểm tâm lý của sinh viên ảnh hưởng đến quá trình tự học Sinh viên là nhóm người đã tốt nghiệp phổ thông trung học nằm trong độ tuổi từ 18-25 tuổi, được đào tạo trong các trường Đại học, Cao đẳng nhằm xây dựng đội ngũ trí thức có trình độ và năng lực cho xã hội. Sinh viên mang một số đặc điểm tâm lý cơ bản sau: Một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng nhất ở lứa tuổi sinh viên là sự phát triển tự ý thức. Nhờ có tự ý thức phát triển, sinh viên có những hiểu biết, thái độ, có khả năng đánh giá bản thân để chủ động điều chỉnh sự phát triển bản thân theo hướng phù hợp với xu thế xã hội. Chẳng hạn sinh viên đang học ở các trường Cao đẳng, Đại học sư phạm, họ nhận thức rõ ràng về những năng lực, phẩm chất của mình, mức độ phù hợp của những đặc điểm đó với yêu cầu của nghề nghiệp, qua đó họ sẽ xác định rõ ràng mục tiêu học tập, rèn luyện và thể hiện bằng hành động học tập hàng ngày trong giờ lên lớp, thực tập nghề hay nghiên cứu khoa học. Nhờ khả năng tự đánh giá phát triển mà sinh viên có thể nhìn nhận, xem xét năng lực học tập của mình, kết quả học tập cao hay thấp phụ thuộc vào ý thức, thái độ, vào phương pháp học tập của họ. Ở sinh viên đã bước đầu hình thành thế giới quan để nhìn nhận, đánh giá vấn đề cuộc sống, học tập, sinh hoạt hàng ngày. Sinh viên là trí thức tương lai, ở họ sớm nảy sinh nhu cầu, khát vọng thành đạt. Học tập ở đại học là cơ hội tốt để sinh viên được trải nghiệm bản thân, vì thế, họ rất thích khám phá, tìm tòi cái mới, đồng thời, họ thích bộc lộ những thế mạnh của bản thân, thích học hỏi, trau dồi, trang bị vốn sống, hiểu biết cho mình, dám đối mặt với thử thách để khẳng định mình. Một đặc điểm tâm lý nổi bật nữa ở lứa tuổi này là tình cảm ổn định của sinh viên, trong đó phải đề cập đến tình cảm nghề nghiệp-một động lực giúp họ học tập một cách chăm chỉ, sáng tạo, khi họ thự sự yêu thích và đam mê với nghề đã lựa chọn. Sinh viên là lứa tuổi đạt đến độ phát triển sung mãn của đời người. Họ là lớp người giàu nghị lực, giàu ước mơ và hoài bão. Tuy nhiên, do quy luật phát triển không đồng đều về mặt tâm lý, do những điều kiện, hoàn cảnh sống và cách thức giáo dục khác nhau, không phải bất cứ sinh viên nào cũng được phát triển tối ưu, độ chín muồi trong suy nghĩ và hành động còn hạn chế. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào tính tích cực hoạt động của bản thân mỗi sinh viên. Bên cạnh đó, sự quan tâm đúng mực của gia đình, phương pháp giáo dục phù hợp từ nhà trường sẽ góp phần phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế về mặt tâm lý của sinh viên. Tuy nhiên, điều quan trọng và quyết định chính là ở sự nỗ lực và tinh thần tự giác, tích cực, chủ động trong học tập của bản thân mỗi sinh viên. Tất cả những đặc điểm trên có ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình tự học của sinh viên về cả nhận thức, tình cảm và hành động. Bên cạnh những mặt tích cực trên đây, sinh viên còn có những hạn chế nhất định: do tác động của nền kinh tế thị trường nên một số sinh viên không xác định được động cơ và mục đích học tập của bản thân, việc chọn ngành học không phải do lựa chọn của bản thân mà chỉ vì ý muốn của bố mẹ hay theo “mốt” mà thôi; trong quá trình học tập, tuy là những người có tri thức song nhận thức ở một số sinh viên còn kém về ý thức học tập và rèn luyện bản thân, nhiều sinh viên chưa thích nghi với môi trường mới nên dễ sa vào các tệ nạn xã hội, chất lượng học tập kém hiệu quả. 1.2.2. Tầm quan trọng của hoạt động tự học đối với sinh viên. Trong tiến trình phát triển chung của nhân loại, sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia đều dựa trên nền tảng tri thức, muốn có tri thức phải phát triển giáo dục. Như Bác Hồ từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Ý thức được tầm quan trọng đó, nước ta coi giáo dục và đào tạo là quốc sách, Đảng và Nhà nước ta đang nỗ lực xây dựng một xã hội học tập với phương hướng, con đường thực hiện là kết hợp đến trường, giáo dục từ xa và tự học. Trong đó, tự học để trưởng thành là vô cùng quan trọng. Tri thức nhân loại là vô tận do đó muốn hiểu được kho tàng tri thức đó trước tiên con người phải biết tự mình đào sâu suy nghĩ, tự tìm tòi học hỏi, tức là phải có khả năng tự học. Tự học là nói đến nội lực của người học, chất lượng của học tùy thuộc chủ yếu vào nội lực, đòi hỏi ý chí của bản thân sinh viên. Hiện nay, việc đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình đào tạo và phương pháp dạy học trong giáo dục Đại học và Cao đẳng là một trong những yêu cầu cần thiết. Một trong những đòi hỏi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường Đại học là giúp cho sinh viên
Luận văn liên quan