Đề tài Các dạng nhân vật trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của lỗ tấn

Ở nước ta , từ lâu , cái tên Lỗ Tấn đã trở nên rất gần gũi quen thuộc của nhiều thế hệ độc giả Việt Nam . Những sáng tác của Lỗ Tấn đã trở thành một đề tài lớn của nhiều nhà nghiên cứu văn học . Chúng tôi đã được tìm hiểu về nhà văn này ở bậc phổ thông qua những tác phẩm tiêu biểu như : AQ chính truyện , Thuốc , Cố hương Lỗ Tấn đã để lại cho chúng tôi ấn tượng sâu sắc và lòng khâm phục đối với một nhà văn , nhà cách mạng vĩ đại của nền văn học hiện đại Trung Quốc . Lên bậc đại học , chúng tôi lại có dịp tái ngộ với nhà văn này với môn học của chuyên ngành Sư phạm Văn : môn “Văn học Trung Quốc ” . Đây chính là cơ hội để chúng tôi tìm hiểu một cách sâu sắc hơn , toàn diện hơn về Lỗ Tấn đồng thời ấp ủ hy vọng sẽ thực hiện Luận văn tốt nghiệp với đề tài nghiên cứu về những sáng tác của ông . Trong quá trình nghiên cứu về nhà văn Lỗ Tấn , chúng tôi nhận thấy nhiều tác phẩm của Lỗ Tấn đều được khai thác , nghiên cứu trên tất cả các thể loại từ truyện ngắn cho đến tạp văn là hai thể loại chủ yếu mà Lỗ Tấn sáng tác . Trong đó truyện ngắn là đề tài thu hút nhiều công trình nghiên cứu nhất . Vì vậy , để tìm ra một vấn đề mới trong nội dung truyện ngắn của Lỗ Tấn là một việc không dễ dàng gì . Tuy nhiên , nội dung truyện ngắn của Lỗ Tấn vẫn là một lĩnh vực rất thú vị với người viết . Đây cũng chính là cơ hội để chúng tôi thử sức góp mặt vào văn đàn nghiên cứu về nhà văn nổi tiếng thế giới này , chúng tôi đã mạnh dạn thực hiện đề tài “Các dạng nhân vật trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của Lỗ Tấn ” .

doc75 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5853 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các dạng nhân vật trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của lỗ tấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN NGỮ VĂN LÊ THÚY HẰNG CÁC DẠNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TIỂU TƯ SẢN TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LỖ TẤN Luận văn tốt nghiệp đại học ( Khóa 2005_2009 ) Ngành sư phạm Ngữ Văn Cán bộ hướng dẫn: PHẠM HOÀNG NGHĨA Cần Thơ, 5/2009 ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT CÁC DẠNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TIỂU TƯ SẢN TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LỖ TẤN Phần I MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài . . . .................................................................... . Trang 0 1 2. Lịch sử vấn đề . . . ....................................................................... . Trang 0 3 3. Mục đích yêu cầu . . . ............................................................... ... Trang 0 5 4. Phạm vi nghiên cứu . . . ............................................................ ... Trang 0 6 5. Phương hướng và phương pháp nghiên cứu . . . ................... ... Trang 0 7 5.1 Phương hướng nghiên cứu . . . ........................................ ... Trang 0 7 5.2 Phương pháp nghiên cứu . . ................................................. Trang 0 7 Phần II CÁC DẠNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TIỂU TƯ SẢN TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LỖ TẤN Chương 1 Lỗ Tấn _bậc thầy truyện ngắn của văn học hiện đại Trung Quốc 1.1 Cuộc đời _tư tưởng Lỗ Tấn . . . ............................................ ... Trang 0 9 1.1.1 Cuộc đời Lỗ Tấn . . . ......................................................... . Trang 0 9 1.1.2 Bước đường tư tưởng của Lỗ Tấn . . . .......................... .. Trang 1 0 1.2 Truyện ngắn của Lỗ Tấn . . . .................................................. ... Trang 1 3 1.2.1 Giới thuyết truyện ngắn và truyện ngắn Lỗ Tấn . . .Trang 1 3 1.2.2 Người trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của Lỗ Tấn . Trang 1 4 Chương 2 Cách nhìn về người trí thức tiểu tư sản và các dạng nhân vật trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của Lỗ Tấn 2.1 Cách nhìn về người trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của Lỗ Tấn . . . ................................................................................. . Trang 1 8 2.1.1 Giới thuyết về cách nhìn . . . ............................................ .. Trang 1 8 2.1.2 Vài nét về đề tài người trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của Lỗ Tấn . . . ....................................................................... .. Trang 2 3 -71- 2.1.3 Tóm tắt cốt truyện một số truyện ngắn viết về đề tài người trí thức tiểu tư sản . . . .................................................................... .. Trang 2 7 2.1.4 Ý nghĩa xã hội của hình tượng người trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của Lỗ Tấn . . ................................................... . Trang 3 0 2.2 Các dạng nhân vật trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của Lỗ Tấn 2.2.1 Khái quát chung . . . .......................................................... Trang 3 4 2.2.2 Các dạng trí thức tiểu tư sản tiêu biểu trong truyện ngắn của Lỗ Tấn 2.2.2.1 Dạng trí thức tiểu tư sản là cặn bã trong xã hội . Trang 3 6 2.2.2.2 Dạng trí thức tiểu tư sản tiến bộ nhưng chưa triệt để đến cùng . . ............................................................................................. . Trang 5 1 2.2.2.3 Dạng trí thức tiểu tư sản tự ý thức về bi kịch của chính mình … … . . . .............................................................................. ... Trang 6 1 Phần III KẾT LUẬN . . . .............................................................. Trang 6 7 TÀI LIỆU THAM KHẢO . . . .................................................. ... Trang 6 9 MỤC LỤC . . . ................................................................................ . Trang 7 1 Phần I MỞ ĐẦU I . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Ở nước ta , từ lâu , cái tên Lỗ Tấn đã trở nên rất gần gũi quen thuộc của nhiều thế hệ độc giả Việt Nam . Những sáng tác của Lỗ Tấn đã trở thành một đề tài lớn của nhiều nhà nghiên cứu văn học . Chúng tôi đã được tìm hiểu về nhà văn này ở bậc phổ thông qua những tác phẩm tiêu biểu như : AQ chính truyện , Thuốc , Cố hương …Lỗ Tấn đã để lại cho chúng tôi ấn tượng sâu sắc và lòng khâm phục đối với một nhà văn , nhà cách mạng vĩ đại của nền văn học hiện đại Trung Quốc . Lên bậc đại học , chúng tôi lại có dịp tái ngộ với nhà văn này với môn học của chuyên ngành Sư phạm Văn : môn “Văn học Trung Quốc ” . Đây chính là cơ hội để chúng tôi tìm hiểu một cách sâu sắc hơn , toàn diện hơn về Lỗ Tấn đồng thời ấp ủ hy vọng sẽ thực hiện Luận văn tốt nghiệp với đề tài nghiên cứu về những sáng tác của ông . Trong quá trình nghiên cứu về nhà văn Lỗ Tấn , chúng tôi nhận thấy nhiều tác phẩm của Lỗ Tấn đều được khai thác , nghiên cứu trên tất cả các thể loại từ truyện ngắn cho đến tạp văn là hai thể loại chủ yếu mà Lỗ Tấn sáng tác . Trong đó truyện ngắn là đề tài thu hút nhiều công trình nghiên cứu nhất . Vì vậy , để tìm ra một vấn đề mới trong nội dung truyện ngắn của Lỗ Tấn là một việc không dễ dàng gì . Tuy nhiên , nội dung truyện ngắn của Lỗ Tấn vẫn là một lĩnh vực rất thú vị với người viết . Đây cũng chính là cơ hội để chúng tôi thử sức góp mặt vào văn đàn nghiên cứu về nhà văn nổi tiếng thế giới này , chúng tôi đã mạnh dạn thực hiện đề tài “Các dạng nhân vật trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của Lỗ Tấn ” . Đề tài về người trí thức tiểu tư sản là một trong hai đề tài lớn trong truyện ngắn Lỗ Tấn . Và đây cũng là lĩnh vực đã được -1- một số chuyên gia nghiên cứu về Lỗ Tấn đề cập nhiều nhưng chưa sâu sắc , triệt để và vẫn chưa có hẳn một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về nhân vật người trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của Lỗ Tấn . Vẫn biết đây là một vấn đề còn khá mới mẻ , chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam , vì thế , có những khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài là điều không tránh khỏi . Nhưng với lòng yêu mến đại văn hào Lỗ Tấn , chúng tôi quyết tâm thực hiện đề tài hấp dẫn này với hy vọng sẽ tìm thấy một “giá trị mới nào đó ” còn đang được nhà văn “ký gởi ” ở đâu đó từ đằng sau những trang viết . Trên cơ sở phục vụ cho việc học tập và giảng dạy sau này , đề tài này quả thật rất có ý nghĩa và cần thiết đối với một sinh viên chuyên ngành Sư phạm Văn như chúng tôi . Trước hết đề tài này không chỉ giúp cho chúng tôi biết cách thức thực hiện một công trình nghiên cứu văn học , phục vụ cho việc học tập và giảng dạy , chẳng hạn như thông qua đề tài này chúng tôi sẽ tìm hiểu được mục đích của nhà văn Lỗ Tấn khi viết truyện ngắn đề tài người trí thức cũng như quan điểm nghệ thuật của Lỗ Tấn thông qua hình tượng nhân vật này hay những đóng góp của nhà văn đối với nền văn học hiện đại Trung Quốc …Mặt khác , trong quá trình nghiên cứu đề tài này , bản thân người viết sẽ tự rèn luyện nhân cách cho bản thân một cách toàn diện hơn , phát huy một cách tích cực “tinh thần Lỗ Tấn ” vào cuộc sống , học tập ở Lỗ Tấn một nhân cách cao cả , tinh thần chiến đấu mạnh mẽ , can đảm , lao động nghệ thuật chân chính , tất cả vì lợi ích của nhân dân , của đất nước . Đây chính là nền tảng để trở thành một nhà giáo chân chính . Với tất cả những lí do trên , chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài luận văn “Các dạng nhân vật trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của Lỗ Tấn ” . Chúng tôi hy vọng rằng đây sẽ là một tài liệu bổ ích giúp cho bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu thế giới nhân vật vô cùng phong phú và hấp dẫn trong truyện ngắn của Lỗ Tấn . -2- Đồng thời giúp cho độc giả cũng như bản thân người thực hiện đề tài thêm lòng kính yêu , quý trọng những tinh hoa nghệ thuật được chắt lọc từ cuộc đời và tâm huyết của nhà văn Lỗ Tấn , cũng từ đó việc học tập và nghiên cứu về Lỗ Tấn sẽ trở nên dễ dàng hơn . II . LỊCH SỬ VẤN ĐỀ : Qua nghiên cứu , chúng tôi nhận thấy sự xuất hiện của cây bút Lỗ Tấn trên văn đàn là rất có ý nghĩa , không chỉ cho riêng nền văn học hiện đại Trung Hoa mà cho cả nền văn học của đất nuớc Việt Nam nữa . Đối với nền văn học Trung Quốc , sự xuất hiện ngòi bút Lỗ Tấn đã góp phần quan trọng tạo nên diện mạo mới cho nền văn học hiện đại Trung Quốc . Những tác phẩm mang đậm dấu ấn sáng tạo độc đáo của ông đã nói lên điều đó . Ông là nhà văn của thời đại Ngũ Tứ , thời đại trăn trở tìm đường của Cách mạng Trung Quốc . Lỗ Tấn là cây bút táo bạo , có thể nói là “vô tiền khoáng hậu ” , ông vĩ đại trước hết vì đã dùng văn chương làm vũ khí sắc bén vạch trần bản chất xấu xa của xã hội Trung Quốc đương thời , đưa những tội lỗi của chúng ra ánh sáng , đồng thời mạnh dạn mổ xẻ căn bệnh tâm hồn của quần chúng nhân dân , còn gọi là căn bệnh quốc dân tính , có tác dụng tích cực tạo nên thắng lợi của cách mang vô sản Trung Quốc sau này . Đối với Việt Nam , Lỗ Tấn như một tấm gương sáng về nhân cách của một nhà cách mạng vĩ đại , một tư tuởng vĩ đại . Bác Hồ của chúng ta cũng học tập rất nhiều từ con người này , Bác là người Việt Nam đầu tiên tiếp xúc với văn chương Lỗ Tấn , sinh thời Bác rất thích đọc truyện Lỗ Tấn bằng tiếng Trung Quốc và trong cả đời hoạt động cách mạng oanh liệt của mình , không chỉ một lần Bác nhắc đến Lỗ Tấn . Có thể nói rằng , ở nước ta chưa có một nhà văn nước ngoài nào lại được trân trọng , yêu mến và có rất nhiều công trình nghiên cứu có hệ thống như nhà văn Lỗ Tấn . Từ nhiều gốc độ -3- khác nhau , các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam đã đi sâu vào khám phá và luận giải rất nhiều vấn đề , nhiều khía cạnh rất mới mẻ trong những tác phẩm của Lỗ Tấn mà tiêu biểu nhất là trong truyện ngắn của ông . Trong các công trình nghiên cứu về nhà văn thiên tài này , chúng tôi không thể không nhắc đến hai nhà nghiên cứu văn học Việt Nam là Giáo sư Trương Chính và Giáo sư Lương Duy Thứ . Đây là hai chuyên gia quen thuộc chuyên nghiên cứu về Lỗ Tấn . Trong “Giáo trình văn học Trung Quốc ” ( 1 9 9 2 ) , Giáo sư Lương Duy Thứ đã có một công trình nghiên cứu khá tổng quát về cuộc đời và văn nghiệp của nhà văn Lỗ Tấn , Giáo sư cũng giành sáu trang giấy để đề cập đến vấn đề “cuộc sống của những người trí thức ” . Trong cuốn “Lỗ Tấn _ tác phẩm và tư liệu ” của Giáo sư Lương Duy Thứ có tập hợp rất nhiều ý kiến đánh giá về nhà văn Lỗ Tấn của các nhà văn , nhà nghiên cứu văn học ở Việt Nam và trên thế giới . Trong số đó có những ý kiến đánh giá liên quan đến nhân vật người trí thức trong truyện ngắn của Lỗ Tấn như : bài phát biểu kỉ niệm 1 1 0 năm ngày sinh cố văn hào Lỗ Tấn của Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc , Cựu Chủ tịch nuớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa Giang Trạch Dân đã có nhắc đến vấn đề : Lỗ Tấn đã ra sức tìm kiếm một lực lượng cách mạng xứng đáng lãnh đạo Cách mạng dân chủ Trung Quốc và Lỗ Tấn có nhắc đến tầng lớp những người trí thức trên con đường tìm kiếm lực lượng có tiềm năng và đủ sức làm Cách mạng , dài khoảng một trang . Bên cạnh đó , trong bài nghiên cứu “Lỗ Tấn _ bậc thầy truyện ngắn ” , nhà văn Anh Đức đã có những ý kiến nhận xét về ba loại trí thức tiêu biểu như Khổng Ất Kỷ , Ngụy Liên Phù , Phương Huyền Xước ở cuối bài nghiên cứu , dài khoảng hai trang viết . Giáo sư Lương Duy Thứ trong cuốn “Mấy vấn đề thi pháp Lỗ Tấn và việc giảng dạy Lỗ Tấn trong nhà trường phổ thông ” có nêu -4- lên một số đặc điểm thi pháp trong sáng tác của Lỗ Tấn , từ đó giúp cho đọc giả đi sâu vào khám phá ngòi bút độc đáo thấm đượm giá trị nhân văn và Cách mạng của nhà văn để có thể giảng dạy tốt tác phẩm Lỗ Tấn trong chương trình Ngữ Văn ở phổ thông . Giáo sư kết luận “ Có thể nói đến thi pháp Lỗ Tấn như một hình mẫu văn học rất Trung Quốc nhưng lại rất hiện đại , rất quốc tế và bóng dáng của nó bao trùm lên văn học Trung Quốc toàn thế kỷ . ” [ 1 5 ;tr 2 0 ] . Ngoài ra , còn có một số bài viết đăng trên Tạp chí văn học có đề cập đến vấn đề người trí thức tiêu biểu là bài viết “Hiểu Lỗ Tấn qua hình tượng “người kể chuyện ” , đăng trên tạp chí văn học số 2 2 8 ra tháng 0 9 và 1 0 năm 1 9 7 4 . Điểm qua những công trình nghiên cứu trên , chúng tôi thấy rằng cũng có nhiều người quan tâm nghiên cứu đến loại nhân vật người trí thức trong truyện ngắn của Lỗ Tấn . Tuy nhiên , do mục đích yêu cầu của các loại công trình trên mà các nhà nghiên cứu chủ yếu chỉ khám phá loại hình nhân vật này rất khái quát và vấn đề về các dạng nhân vật trí thức trong truyện ngắn của Lỗ Tấn vẫn còn là vẫn đề bỏ ngõ . Và đây sẽ là đề tài mà Luận văn tốt nghiệp của chúng tôi sẽ nghiên cứu . Khi thực hiện đề tài “Các dạng nhân vật trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của Lỗ Tấn ” , chúng tôi đã tiếp thu những thành tựu của các bậc thầy đi trước để cố gắng hoàn thành tốt Luận văn của mình . III . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : Vì yêu cầu của đề tài là nghiên cứu về “Các dạng nhân vật trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của Lỗ Tấn ” , đây là đề tài nghiên cứu thiên về phương diện nội dung trong truyện ngắn của Lỗ Tấn , nên khi thực hiện công trình nghiên cứu này chúng tôi đã cố gắng đi sâu vào tìm hiểu , phân tích các nhân vật tiêu biểu , điển -5- hình nhất trong truyện ngắn của Lỗ Tấn viết về đề tài người trí thức . Vì vậy , mục đích của chúng tôi khi thực hiện đề tài nghiên cứu này là : -Tìm hiểu mục đích của Lỗ Tấn khi sáng tác những tác phẩm nhân vật chính là người trí thức , để từ đó chúng ta có cách nhìn khái quát hơn về vai trò , ý nghĩa xã hội của lớp người này trong xã hội Trung Quốc đương thời . -Thông qua việc tìm hiểu các dạng nhân vật người trí thức chúng ta sẽ hiểu sâu hơn về quan điểm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn của Lỗ Tấn . -Trên những cơ sở đó , chúng ta sẽ thấy được những đóng góp rất quý giá của nhà văn cho nền văn học hiện đại Trung Quốc . Từ đó góp phần tìm hiểu nét độc đáo trong phong cách cũng như thẩm định một cách đúng đắn giá trị truyện ngắn của Lỗ Tấn nói chung và những sáng tác viết về người trí thức nói riêng . IV . PHẠM VI NGHIÊN CỨU : Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Lỗ Tấn rất đồ sộ . Ông viết rất nhiều thể loại , trong đó thành công nhất là truyện ngắn và tạp văn . Thế giới nhân vật trong sáng tác của ông vô cùng phong phú , đa dạng và hấp dẫn . Trong thế giới ấy đang gợi ra cho chúng ta , lớp thế hệ sau , rất nhiều vấn đề mới lạ cần được khám phá . Để góp phần nhỏ bé của mình trong quá trình khám phá thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn , chúng tôi mạnh dạn tiến những bước đi đầu tiên trên con dường tìm hiểu phong cách sáng tác của Lỗ Tấn qua đề tài “Các dạng nhân vật trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của Lỗ Tấn ” . Vì đề tài đã được giới hạn nên chúng tôi khi tiến hành nghiên cứu chỉ tìm hiểu các tác phẩm truyện ngắn viết về đề tài người trí thức trên phương diện nội dung là chủ yếu , không có ý định đi sâu khai thác toàn bộ những tác phẩm đó trên tất cả các lĩnh vực . -6- Trong quá trình nghiên cứu , chúng tôi luôn bám sát tác phẩm và đã sử dụng văn bản sau đây làm cơ sở nền tảng để tiến hành công việc thực hiện đề tài : -Truyện ngắn Lỗ Tấn do Giáo Sư Trương Chính dịch (NXB Văn học , 2 0 0 0 ) , phần lớn chúng tôi trích những dẫn chứng tiêu biểu của tác phẩm đều nằm trong quyển này . Đây là quyển sách tập hợp các truyện ngắn được Giáo sư Trương Chính dịch từ ba tập truyện ngắn “Gào thét ” ( 1 9 2 3 ) , “Bàng hoàng ” ( 1 9 2 6 ) và “Chuyện cũ viết lại ” ( 1 9 2 2 - 1 9 3 5 ) của nhà văn Lỗ Tấn . V . PHƯƠNG HƯỚNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : 5.1 Phương hướng nghiên cứu : Phương hướng nghiên cứu mà chúng tôi tiến hành thực hiện Luận văn này là chúng tôi thống kê , tập hợp tư liệu , trong đó bao gồm tất cả những truyện ngắn của Lỗ Tấn có đề cập đến người trí thức . Ngoài ra , chúng tôi cũng tập hợp ý kiến có liên quan đến đề tài của nhiều nhà nghiên cứu . Đồng thời cố gắng bổ sung những phát hiện , nghiên cứu riêng của bản thân để cuối cùng là tổng hợp lại vấn đề nghiên cứu . 5.2 Phương pháp nghiên cứu Từ việc định ra phương hướng nghiên cứu như trên , chúng tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây mà chúng tôi cho là phù hợp , cần thiết nhất khi tiến hành nghiên cứu đề tài : -Phương pháp lịch sử -xã hội : Khi nghiên cứu văn học chúng ta cần phải đặt vấn đề nghiên cứu vào thời điểm mà hiện tượng văn chương đó ra đời và phát triển , xuất phát từ lịch sử xã hội để khai thác những nội dung lịch sử xã hội của tác phẩm văn học đó . Có -7- như vậy mới đảm bảo tính khách quan khoa học , chống khuynh hướng nghệ thuật vị nghệ thuật và xuất phát từ lập trường phục vụ chính trị , phục vụ cuộc đấu tranh xã hội . -Phương pháp hệ thống : Phương pháp hệ thống giúp cho việc tiếp cận chân lý nghệ thuật được thuận lợi hơn . Thống kê , so sánh , đối chiếu những đặc điểm của từng nhân vật người trí thức trong từng tác phẩm sẽ là cơ sở thuận lợi để thực hiện đề tài -Phương pháp phân tích -tổng hợp , khái quát vấn đề : Trên cở những tư liệu đã được thống kê , phân loại , chúng tôi tập trung xoáy sâu vào những vấn đề cần thiết nhất , có liên quan đến đề tài nghiên cứu . Từ đó khái quát vấn đề để đi đến những kêt luận đúng đắn . Ngoài những phương pháp nêu trên , người viết còn sử dụng một số phương pháp phụ khác như phương pháp diễn dịch kết hợp quy nạp , phương pháp chứng minh luận điểm … Những phương pháp này sẽ có tác dụng bổ trợ làm cho những vấn đề đưa ra sẽ được giải quyết một cách rõ ràng hơn , sâu sắc hơn và hoàn thiện hơn . -8- Phần II . CÁC DẠNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TIỂU TƯ SẢN TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LỖ TẤN Chương 1 LỖ TẤN - BẬC THẦY TRUYỆN NGẮN CỦA VĂN HỌC HIỆN ĐẠI TRUNG QUỐC 1.1 Cuộc đời _ tư tưởng của Lỗ Tấn : 1.1.1 Cuộc đời Lỗ Tấn : Lỗ Tấn tên thật là Chu Thụ Nhân , tên chữ là Dự Tài , bút danh là Lỗ Tấn . Ông sinh ngày 2 5 tháng 5 năm 1 8 8 1 tại huyện Thiệu Hưng , tỉnh Triết Giang (Trung Quốc ) . Gia đình ông là một gia đình quan lại trên đà sa sút . Ông nội là Chu Giới Phu làm quan cho triều Mãn Thanh đến năm Lỗ Tấn lên 1 3 tuổi thì bị cách chức hạ ngục . Thân sinh của nhà văn là Chu Bá Nghi đỗ tú tài , cũng vào năm Lỗ Tấn lên 1 3 tuổi thì lâm bệnh , ba năm sau vì không có thuốc chữa chạy mà mất . Mẹ là Lỗ Thụy , một người phụ nữ nông thôn hiền hậu , nề nếp , gia giáo , rất mực thương yêu con . Bà hay kể chuyện cho Lỗ Tấn nghe khi còn nhỏ . Vì vậy , bà là người có ảnh hưởng rất lớn đến Lỗ Tấn trong quá trình hình thành tài năng của nhà văn mà theo ông đây là một trong những yếu tố chính , là đầu mối dẫn đến việc ông sáng tác văn chương sau này . Và điều này cũng góp phần lí giải vì sao bút danh Lỗ Tấn lại lấy từ họ mẹ . Từ nhỏ Lỗ Tấn rất thông minh . Lên 6 tuổi ông học ở trường làng , dù còn nhỏ tuổi nhưng ông rất mê văn chương dân gian , sân khấu và hội họa , ông đã học hầu hết các thư tịch cổ . Lớn lên , khi 20 tuổi , ông đã theo học ngành Khoáng học , sau đó chuyển sang học ngành Y học . Khi 2 4 tuổi , với ý định sẽ tìm thuốc chữa bệnh cho dân nước mình , không muốn họ chết mà không có thuốc chữa như cha mình . Nhưng đến một ngày , ông xem phim về chiến sự -9- Nga -Nhật , thấy lính Nhật chém đầu một người Trung Quốc nhưng người dân Trung Quốc xung quanh vẫn cười nói dửng dưng , điều này đã kích động một cách mạnh mẽ đến ông , ông thấy mình bị xúc phạm đến tự ái cá nhân và ý thức dân tộc nên Lỗ Tấn đã quyết định thôi học ngành Y học mà chuyển sang sáng tác văn chương cho đến suốt cuộc đời . Thời đại Lỗ Tấn là một thời đại có nhiều biến động , nhất là sau năm 1 9 1 9 , trước sự kiện của Cách mạng tháng 1 0 Nga đã ảnh hưởng rất lớn đến xã hội Trung Quốc . Bản thân Lỗ Tấn đã từng chứng kiến , từng sống và trải qua hai cuộc Cách mạng lớn của dân tộc đó là cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ kiểu cũ (do giai cấp tư sản lãnh đạo ) và cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ kiểu mới (do giai cấp vô sản lãnh đạo ) . Đây là hai cuộc Cách mạng đã gây ấn tượng rất lớn làm thay đổi diện mạo bộ mặt xã hội Trung Quốc đương thời . Lịch sử đã in rõ nét trong quá trình chuyển biến tư tưởng của Lỗ Tấn sau này . Cuộc đời sống hết mình cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân , đất nước . Vì độc lập tự do cho tổ quốc , Lỗ Tấn đã lao động nghệ thuật miệt mài đến hơi thở cuối cùng với mong muốn chữa khỏi căn bệnh tinh thần cho quốc dân . Ngày 19 tháng 10 năm 1936, Lỗ Tấn trút hơi thở cuối cùng tại nhà số 9, phố Đại Lục , Thượng Hải , hưởng thọ 5 6 tuổi . Sau khi nhà văn qua đời , nhân dân Trung Hoa vô cùng thương tiếc và đã trân trọng phủ lên linh cửu của ông lá cờ thêu ba chữ “dân tộc hồn ” , điều đó không chỉ thể hiện tấm lòng biết ơn chân thành mà đó còn là sự đánh
Luận văn liên quan