Đề tài Các điều kiện tự nhiên, kinh tế - Xã hội huyện Mê Linh – Vĩnh Phúc, xây dựng công thức luân canh cho vùng

Luân canh cây trồng là sự luân chuyển các loại cây trồng khác nhau theo không gian và thời gian trong một hệ sinh thái nông nghiệp, tạo nên sự phong phong phú và đa dạng loài trên đồng ruộng. Hiện nay người ta chia ra 2 hình thức luân canh chính là luân canh theo thời gian và luân canh theo không gian: + Luân canh theo thời gian: Là gieo trồng liên tiếp các loại cây trồng khác nhau theo thời gian trong năm trên cùng một không gian. VD: CTLC 1: Ngô xuân - đậu tương hè thu - khoai tây. VD: CTLC 2: Lạc xuân - ngô hè thu - rau đông. + Luân canh theo không gian: Là thay đổi cây trồng theo phạm vi không gian gieo trồng qua các năm. VD: Ở thửa ruộng A năm thứ nhất có công thức luân canh 1, nhưng sang năm thứ 2 lại được thay bằng công thức luân canh 2. Qua một số năm thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất mang tính hàng hóa đến nay tại nhiều địa phương các hợp tác xã và bà con nông dân đã áp dụng nhiều công thức luân canh phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, nông hóa thổ nhưỡng, tập quán canh tác và đạt được mức thu nhập cao- đem lại hiệu quả kinh tế. Huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc là một trong những huyện đi đầu trong phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng của tỉnh. Việc tìm hiểu các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội để xây dựng công thức luân canh cho một vùng nào đó là rất quan trọng. Một công thức luân canh tốt, bền vững sẽ quyết định rất nhiều đến việc phát triển nông nghiệp, kinh tế của vùng. Vì vậy em tiến hành tìm hiểu “Các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Mê Linh – Vĩnh Phúc, xây dựng công thức luân canh cho vùng”.

doc16 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4642 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Các điều kiện tự nhiên, kinh tế - Xã hội huyện Mê Linh – Vĩnh Phúc, xây dựng công thức luân canh cho vùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Luân canh cây trồng là sự luân chuyển các loại cây trồng khác nhau theo không gian và thời gian trong một hệ sinh thái nông nghiệp, tạo nên sự phong phong phú và đa dạng loài trên đồng ruộng. Hiện nay người ta chia ra 2 hình thức luân canh chính là luân canh theo thời gian và luân canh theo không gian: + Luân canh theo thời gian: Là gieo trồng liên tiếp các loại cây trồng khác nhau theo thời gian trong năm trên cùng một không gian. VD: CTLC 1: Ngô xuân - đậu tương hè thu - khoai tây. VD: CTLC 2: Lạc xuân - ngô hè thu - rau đông. + Luân canh theo không gian: Là thay đổi cây trồng theo phạm vi không gian gieo trồng qua các năm. VD: Ở thửa ruộng A năm thứ nhất có công thức luân canh 1, nhưng sang năm thứ 2 lại được thay bằng công thức luân canh 2. Qua một số năm thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất mang tính hàng hóa đến nay tại nhiều địa phương các hợp tác xã và bà con nông dân đã áp dụng nhiều công thức luân canh phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, nông hóa thổ nhưỡng, tập quán canh tác và đạt được mức thu nhập cao- đem lại hiệu quả kinh tế. Huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc là một trong những huyện đi đầu trong phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng của tỉnh. Việc tìm hiểu các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội để xây dựng công thức luân canh cho một vùng nào đó là rất quan trọng. Một công thức luân canh tốt, bền vững sẽ quyết định rất nhiều đến việc phát triển nông nghiệp, kinh tế của vùng. Vì vậy em tiến hành tìm hiểu “Các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Mê Linh – Vĩnh Phúc, xây dựng công thức luân canh cho vùng”. II. NỘI DUNG Điều kiện tự nhiên 1.1 Vị trí địa lý. Trên bản đồ miền bắc Việt Nam, Mê Linh ở tọa độ 21010’ độ Bắc, 10605’ kinh độ Đông Mê Linh tiếp giáp với các huyện Bình Xuyên và Yên Lạc ở phía Tây, tiếp giáp với huyện Đông Anh, Sóc Sơn ở phía Đông, huyện Phổ Yên (Thái Nguyên) ở phía Bắc và tỉnh Hà Tây ở phía nam với danh giới tự nhiên là dòng sông Hồng.  ( ME LINH DISTRICT - VINH PHUC PROVINCE ) Diện tích đất đai – khí hậu Diện tích tự nhiên toàn huyện là 23.648,87 ha.Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 11.703,80 ha, đất lâm nghiệp 3.169,18 ha, đất chuyên dùng 2.843,70 ha và 5.567,09 ha đất chưa sử dụng. Địa hình dốc, bậc thang, thoải dần về phía nam hình thành ba vùng đất tự nhiên. + Vùng đất lúa do phù sa sông Hồng và sông Cà Lồ bồi đắp gồm các xã : Tiền Châu, Tiến Thắng, Liên Mạc, Vạn Yên, Chu Phan, Thạch Đà, Hoàng Kim, Văn Khê, Tráng Việt, Tam Đồng, Tiến Thịnh, Tự Lập, và thị trấn Phúc Yên. + Vùng màu có nguồn gốc đất bạc màu, trên nền phù sa cổ gồm các xã : Tiền Phong, Mê Linh, Đại Thịnh, Thanh Lâm, Quang Minh, Kim Hoa, Nam Viêm, Phúc Thắng. + Vùng bán sơn địa thế dốc gồm thị trấn Xuân Hòa và hai xã Ngọc Thanh và Cao Minh, ở đây khả năng khai hoang đất còn rất lớn, nhưng có không ít khó khăn về nhiều mặt, đặc biệt là độ xói mòn lớn gây trở ngại cho sản xuất nông nghiệp. Về đất nông nghiệp phân theo cấp địa hình con số tương đối chia ra, đất cao có 1217 ha, vàn cao 3012 ha, vàn 3141 ha, vàn thấp 3829 ha và đất thụt 1628ha. Nói chung đất đai toàn huyện Mê Linh có độ phì ở mức trung bình tốt; hầu hết các loại đất có hàm lượng lân và kali ở mức trung bình, đất chua. Nằm ở vùng cận nhiệt đới gió mùa, nên khí hậu ở Mê Linh cũng có những đặc điểm chung của miền Bắc Việt Nam. Một năm có bốn mùa rõ rệt. Mùa đông thời tiết lúc thấp nhất dưới 150C, mùa hạ trên 250C. Lượng mưa bình quân trong năm 1.450 mm tập trung vào tháng 7, tháng 8, những tháng còn lại lượng mưa không đáng kể. Độ ẩm trung bình 82%. – 85% Kinh tế - xã hội Tình hình phát triển các ngành kinh tế. Nông nghiệp thuỷ sản: Tốc độ tăng trưởng khá 5,7% theo GDP. Cơ cấu có sự chuyển dịch theo hướng tăng sản phẩm ngành trồng trọt, vật nuôi. Bước đầu hình thành các vùng sản xuất (vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, vùng rau xanh, hoa tươi). Hàng hoá nông sản đã và đang được khẳng định trên thị trường. Công nghiệp và xây dựng:  Công nghiệp Mê Linh đang trong quá trình hình thành; tốc độ tăng trưởng GDP công nghiệp cao (43,9% thời kỳ 2001 - 2004); tỷ trọng công nghiệp trong GDP nền kinh tế là 35,3%. Các KCN đang hình thành sẽ có vai trò quan trọng trong việc tạo hạt nhân phát triển vùng. Phát triển dịch vụ: Tốc độ tăng trưởng tương đối cao 16,9% (thời kỳ 2001 - 2004) song tỷ trọng trong nền kinh tế còn thấp (l0,4% - GĐP). Ngành dịch vụ từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống giao thông của Mê Linh khá hoàn chỉnh gồm: đường bộ 433km; đường sông: 27,6km; đường sắt: 8km. Mạng lưới giao thông thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Định hướng phát triển nông nghiệp, trồng trọt nói riêng đến năm 2020 Về trồng trọt Cây lương thực: Giảm dần diện tích gieo trồng cây lương thực đến năm 2020 duy trì vào khoảng 7.000 - 8000 ha và sản lượng lương thực có hạt đạt khoảng 40 - 45 ngàn tấn/năm, và bình quân đầu người khoảng 120kg/người. Cây thực phẩm: Hình thành các vùng rau sạch, rau đậu chất lượng. Mở rộng diện tích gieo trồng cây rau đậu, đến năm 2010 khoảng 3500 ha và đến năm 2020 sẽ là 4.500 - 4.500 ha, và sản lượng đạt khoảng từ 80.000 -  90,000 tấn/năm. Cây hoa: Dự kiến đưa diện tích trồng hoa cây cảnh từ 371 ha hiện nay lên 450 ha vào năm 2010 và đạt khoảng 500 ha vào năm 2020. áp dụng công nghệ cao trong trồng hoa cây cảnh như trồng hoa trong nhà kính, vấn đề tạo giống... nhằm tạo ra loại hoa cây cảnh có giá trị cao và giảm thiểu ô nhiễm môi trường do việc sử dụng nhiều thuốc trừ sâu. Cây ăn quả và cây công nghiệp: Phấn đấu đến năm 2010 đưa diện tích trồng cây ăn quả lên khoảng 500 ha và đạt khoảng 700 ha vào năm 2020. Số liệu khí tượng ba năm gần đây ở khu vực huyện Mê Linh - Vĩnh Phúc Chỉ tiêu  Tháng Năm  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12   Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm (0C)  2009  15.2  21.4  21.3  24.7  26.8  29.0  28.7  29.0  28.1  25.9  20.7  19.4    2008  14.7  13.7  21.3  23.7  27.0  28.3  28.7  28.6  27.9  25.9  20.4  17.2    2007  15.1  16.2  21.5  23.1  26.6  29.7  29.4  28.4  26.6  25.0  19.8  19.6   Số giờ nắng các tháng trong năm (giờ)  2009  89.1  77.1  57.5  102.7  156.9  190.4  157.3  226.2  188.0  134.8  129.3  68.7    2008  65  27  69  71  156  126  155  147  178  126  139  99    2007  60  84  31  82  165  203  172  169  151  122  184  49   Lượng mưa các tháng trong năm (mm)  2009  4.9  13.9  24.6  152.7  308.1  202.0  233.9  265.8  137.3  32.1  7.7  2.3    2008  20  44  78  101  164  132  210  362  263  283  258  13    2007  2  32  17  120  288  163  231  275  208  20  14  24   Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm (%)  2009  77  83  83  81  85  83  85  87  86  83  74  75    2008  81  78  82  84  85  82  87  84  84  85  83  81    2007  77  80  87  83  80  78  82  85  84  83  79  83   (Theo thống kê của trung tâm khí tượng thủy văn Vĩnh Phúc – Trạm Tam Đảo) Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy: vùng Mê Linh - Vĩnh Phúc có thể phân tích thep từng vụ như sau: Thời tiết vụ đông: Đặc điểm chung của khí hậu vụ đông ở Mê Linh là vụ rét nhất có nhiệt độ thấp nhất và những đợt kéo dài trong năm. Vụ đông cũng là vụ ít mưa, nhiều ngày khô hanh nhất trong năm. Vụ đông có 2 thời kỳ có thời tiết khác nhau. + Thời kỳ từ tháng 10 - 11 - 12: Thời tiết tương đối ấm. Nhiệt độ trung bình ngày phần lớn từ 20 – 250C. Trung bình tối thấp trong 3 năm trên chưa xuống dưới 170C, tối thấp tuyệt đối ở cuối tháng 11 cũng ít ngày xuống dưới 100c. Lượng mưa trong các tháng 11 - 12 giảm nhiều so với các tháng 7 - 8 giữa mùa mưa. Số ngày mưa 10-12 ngày một tháng, giảm so với các tháng giữa mùa mưa. Riêng năm 2008 lượng mưa tháng 10, tháng 11 ở mức cao. + Thời kỳ tháng 12 và tháng giêng: Các tháng này nằm giữa mùa rét, mùa khô hanh. Nhiệt độ không khí trung bình ngày từ 15-180C, trung bình tối thấp 12 – 140c, tối thấp tuyệt đối xuống đến 4-60c năm 2007, 2008. Mưa rất ít, lượng mưa tháng trung bình trên dưới 20mm. Có năm chỉ mưa 2-3mm (năm 2009). Vụ đông nhiệt độ tuy thấp nhưng vẫn ở mức độ tương đối, phù hợp với khả năng chịu rét của cây trồng vụ đông như ngô đông, đậu tương đông, khoai tây, lúa mỳ, mạch hoa, khoai lang và các loại rau cao cấp. Vụ đông ít mưa, khô hanh, đất không đủ ẩm nên cần phải có biện pháp nâng cao năng suất trong khi các cây vụ đông hầu hết là cây trồng cạn, không ưa ngập nước nhưng lại rất cần nước. Đòi hỏi gieo trồng ở những vùng đất có tưới, thuận lợi. Thời tiết vụ đông xuân: Qua bảng trên ta thấy thời tiết vụ đông xuân ở Mê Linh, có thể thấy thời tiết biến động không vụ nào giống vụ nào. Có vụ, mùa đông đến sớm và là năm rét đậm kéo dài nhiều ngày. Nhiệt độ trung bình tháng 1-2 xuống dưới mức bình thường tới 30C làm cho mạ, lúa bị chết rét nhiều. Cuối vụ gặp nắng hạn, lúa bị nghẹn đòng nên năng suất, sản lượng thấp. Có năm mùa đông rất ấm và mưa nhiều, mùa đông đến nuộn và kết thúc muộn làm cho năng suất, sản lượng cây trồng nói chung thấp. Thời gian rét kéo dài và cường độ các đợt rét có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất vụ đông xuân. Tuy nhiên, qua thống kê cho thấy điều kiện mùa đông lạnh dễ đạt năng suất cao hơn trong điều kiện mùa đông ấm. Biến động thời tiết trong vụ đông xuân ảnh hưởng đến thời vụ gieo mạ nhất là mạ xuân, ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng chiêm xuân. Vì vậy mà xu thế để có một vụ lúa xuân chắc ăn và năng suất cao hiện nay người dân Mê Linh đang làm là cấy lúa xuân muộn và phát triển các kỹ thuật tiến bộ chống rét cho mạ bằng che phủ nilon. Thời tiết vụ mùa: Tính từ tháng 6 đến hết tháng 10, thời tiết vụ mùa khác với vụ đông xuân khắc nghiệt, rất thuận lợi cho cây trồng phát triển. Số giờ nắng trong mùa mưa tăng hơn mùa khô 45%. Mùa mưa thường có gió nồm theo hướng đông và đông nam đem theo nhiều hơi nước. Lượng mua sáu tháng mùa khô trên địa bàn tỉnh Mê Linh dao động từ 330-630mm trong khi đó sáu tháng mùa mưa bình quân mưa tới 1.101mm gấp 2 - 3 lần lượng mưa mùa khô. Trong đó tháng 8 có lượng mưa cao nhất (năm 2008: 362mm). Xây dựng công thức luân canh cho vùng 3.1 Nguyên tắc xây dựng công thức luân canh áp dụng Nguyên tắc chung: Lựa chọn những loài cây có những nhu cầu sinh thái khác nhau trong một công thức luân canh. - Nguyên tắc sinh học: + Phải đảm bảo duy trì cân đối các chất dinh dưỡng trong đất. + Phải coi trọng đặc biệt vai trò của cây họ Đậu (cây cải tạo). + Phải bao gồm các loài cây trồng có hệ thống rễ khác nhau. + Phải tách các loài cây trồng có những loài sâu bệnh tương tự nhau trong công thức Luân canh. + Chú ý cây phân xanh, cây thức ăn gia súc với một tỷ lệ gieo trồng nhất định để cải tạo đất và phát triển chăn nuôi. - Nguyên tắc về kinh tế: + Nâng cao năng suất, tăng thu nhập. + Phát triển ngành nghề, tận dụng lao động, hạn chế đầu tư. - Nguyên tắc về môi trường + Bảo vệ đất. + Khai thác một cách tốt nhất các nguồn lợi đất đai, khí hậu. 3.2 Xây dựng công thức luân canh Qua phân tích về đất đai và khí hậu 3 năm gần nhất của vùng Mê Linh tỉnh Vĩnh phúc, đồng thời tìm hiểu về sự phát triển kinh tế xã hội, cở sở hạ tầng, áp dụng nguyên tắc trên em đưa ra 3 công thức luân canh khuyến cáo cho nông dân như sau: do có 3 vùng đất rõ rệt nên em chỉ đưa ra 3 công thức tốt nhất cho từng vùng: Đất lúa do sông Hồng và sông Cà Lồ bồi đắp   Nội dung CT  Lúa xuân muộn – lúa mùa trung – đậu tương đông   Giống  Lúa TH 3-3  Lúa HT 1  Đậu tương AK 05   Thời vụ  Gieo hạt 15/2 – 20/2. Thu hoạch 10/6 – 15/6.  Gieo hạt 15/6 – 20/6. Thu hoạch 30/9 – 5/10.  Gieo hạt 25/10 – 30/10 Thu hoạch: 30/1 – 5/2 năm sau   Thời gian ST  115 – 120 ngày.  105 – 110 ngày.  98 – 105 ngày   Năng suất  55 – 60 tạ/ha.  50 – 55 ta/ha  13 – 15 tạ/ha   Chất lượng  Amyloza 21,43%, protein 7,82%,cơm mềm, ngon, vị đậm.  Gạo và cơm thơm, mềm  Hạt vàng, sáng đẹp   Đặc tính khác  Nhiễm khô vằn nhẹ tới vừa, chống đổ khá.  Chịu rét và chịu chua trung bình; kháng vừa với đạo ôn, bạc lá; chịu thâm canh; chống đổ, chịu rét khá.  Khả năng chống chịu sâu bệnh trung bình, chịu hạn, chịu rét khá.   Phân tích  + Cả 2 giống lúa sử dụng đều thích hợp với chân đất vàn và vàn thấp, thích hợp nhất cho vùng. Chất lượng gạo tốt, năng suất cao, thâm canh tốt có thể cho tiềm năng năng suất cao hơn. + Giống đậu tương sử dụng trong CT có tiềm năng năng suất cao, chất lượng thương phẩm tốt, khả năng chống chịu khá, thích hợp sử dụng vào làm đậu có chất lượng tốt. Có thể sử dụng cho chăn nuôi, bán làm phân bón cao cấp (bán cho các vùng trồng hoa cao cấp, cây cảnh,…) Đồng thời cải tạo đất giúp khôi phục đất sau 2 vụ lúa. Gieo vào vụ đông có khả năng chịu hạn, chịu rét khá rất thích hợp. Công thức này đưa ra được đánh giá có hiệu quả nhất về mọi mặt nên áp dụng ở vùng đất này. Ngoài ra có thể trồng rau vụ đông thay cho đậu tương hoặc chỉ gieo trồng một vụ lúa với cây trồng cạn nhưng không khai thác hết tiềm năng của đất cũng như nguồn nước hoặc không cải tạo được đất.   Vùng màu có nguồn gốc đất bạc màu, trên nền phù sa cổ   Nội dung CT  Đậu tương xuân – lúa mùa sớm – bắpcải đông – xà lách đông xuân   Giống  Đậu tương DT94  Lúa Q5  Cải bắp CB1  Xà lách dún cao sản   Thời vụ  Gieo hạt 15/2 – 20/2. Thu hoạch 15/5 - 20/5.  Gieo hạt 20/5 – 25/5. Thu hoạch 15/9 – 20/9.  Gieo hạt 20/8 – 20/9 Cấy sau gieo 1 tháng Thu hoạch 5/11 – 5/12  Gieo hạt 10/12 – 15/12 Cấy sau gieo 20 ngày Thu hoạch 25/1 – 5/2 năm sau   Thời gian ST  90 – 96 ngày.  110 – 115 ngày.  75 – 85 ngày  45 -50 ngày   Năng suất  15 – 20 tạ/ha.  45 – 50 tạ/ha  30 – 35 tạ/ha  20 – 25 tấn/ha   Chất lượng  Hạt to trung bình, màu vàng, rốn hạt màu nâu nhạt.  Hạt bầu, màu vàng sáng, chất lượng gạo trung bình.  Cuốn bắp 92 – 95%, phẩm chất ngon cuốn chặt  Má lá dún màu xanh, mỡ bóng, giòn, không đắng.   Đặc tính khác  Nhiễm khô gỉ sắt, sương mai và đốm vi khuẩn.  Nhiễm nhẹ một số sâu bệnh chính, chống đổ khá.  Có thể bị bệnh lở cỗ rễ héo xanh. Nếu gieo sau 1/10 năng suất giảm rõ rệt.  Ít bị sâu bệnh phá hoại.   Phân tích  Công thức trên áp dụng cho vùng này của Mê Linh được bởi vì ở đây đã chủ động được nguồn nước tưới, hệ thống thủy lợi rất phát triển. Đây là công thức thâm canh rất cao. + Giống đậu tương vụ xuân tạo tiền đề cho cây lúa vụ mùa phát triển, cải tạo đất ban đầu. + Chỉ nên cấy một vụ lúa mùa vì khả năng giữ nước của chân đất vùng này rất kém, nên chỉ gieo vào vụ mùa trời mưa đều không phải chú ý nhiều đến nước tưới. Giống Q5 là giống cho năng suất cao, rất phù hợp với các công thức thâm canh cao như vậy. Đất của vùng này thường chua nên phải bốn thêm vôi. + Chủ động nguồn nước tưới nên có thể gieo trồng rau vụ đông, bắp cải có thể thay thế bằng một số loại rau vụ đông khác nhưng thời gian đất trống sau nên trồng xà lách để hạn chế nguồn sâu bệnh tồn đọng. Nếu trồng bắp cải thì cần gieo sớm trước 1/10 và giai đoạn cây con phải làm giàn chắn mưa lớn.   Vùng bán sơn địa thế dốc   Nội dung CT  Đậu tương xuân - Ngô hè - Khoai langđông   Giống  Đậu tương DT94  Ngô nếp VN 2  Khoai lang KL5   Thời vụ  Gieo hạt 15/2 – 20/2. Thu hoạch 15/5 - 20/5.  Gieo 10/6 – 20/6 Thu hoạch 30/8 – 10/9  Trồng 15/9 – 15/10 Thu hoạch 15/1 – 25/1 năm sau   Thời gian ST  90 – 96 ngày.  70 – 80 ngày.  100 – 120 ngày   Năng suất  15 – 20 tạ/ha.  30 – 40 tạ/ha.  Củ: 15 – 20 tấn/ha. Thân lá: 15 – 20 tấn/ha.   Chất lượng  Hạt to trung bình, màu vàng, rốn hạt màu nâu nhạt.  Hạt trắng đục, thơm dẻo, khá sâu cay.  Chất khô 22,03%. Tinh bột 14,43 %. Củ to, thuôn dài, vỏ đỏ tươi, ruột củ vàng, chất lượng khá.   Đặc tính khác  Nhiễm khô gỉ sắt, sương mai và đốm vi khuẩn.  Chịu hạn, chịu chua phèn tốt, chống đổ gãy khá, ít nhiễm sâu bệnh.  Sinh trưởng mạnh, tái sinh nhanh, thích hợp cho người ăn và chăn nuôi gia súc.   Phân tích  Đây là vùng đất dốc dễ bị rửa trôi, xói mòn. Vì vậy trước tiên phải trồng cây cải tạo đất, cho thu hoạch. Trồng ngô hè giúp ta tận dụng được nguồn nước trời đỡ tốn công lao động. Đặc biệt giống ngô sử dụng chịu hạn, chịu phèn tốt, ít gãy đổ có năng suất khá phẩm chất tốt. Rất phù hợp cho đất dốc không có khả năng giữ nước. Tuy nhiên trong quá trình canh tác cây ngô cần bón thêm nhiều phân chuồng, phân xanh để bổ sung chất dinh dưỡng cho đất. Đây là vùng đất nghèo dinh dưỡng nhưng có độ tơi xốp nên có thể trồng cây khoai lang.   Trên đây là một số công thức em đưa ra nhằm khuyến cáo áp dụng cho vùng trồng ở Mê Linh. Đều là những công thức rất phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, chế độ nước tưới, nhu cầu của người dân. Nếu nông dân áp dụng đúng khuyến cáo trên chắc chắc sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao và khai thác đất bền vững hơn. Hiện nay người dân nơi đây hầu như áp dụng các công thức luân canh không theo khuyến cáo nào mà chủ yếu theo kinh nghiệm sản xuất. Cũng chính vì vậy mà sâu bệnh ngày càng nhiều, sử dụng thuốc hóa học ồ ạt, phân hóa họa không theo tính toán dẫn đến ô nhiễm môi trường đất, nước. Đất không được bổ sung dinh dưỡng hữu cơ bạc màu nhanh, cho năng suất thấp, không canh tác được…Ngoài ra ở vùng đất phù sa do sông Hồng và sông Cà Lồ bồi đắp người ta còn hình thành một số vùng chuyên canh sản xuất hoa. Tuy nhiên còn lẻ tẻ không tập trung chủ yếu quy mô hộ gia đình. III. KẾT LUẬN Trên đây là một số tìm hiểu và phân tích của em về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc. Đồng thời thiết kế một số công thức luân canh cho vùng hy vọng có thể áp dụng mang lại hiệu quả cao, góp phần sản xuất nông nghiệp bền vững hơn. Mô hình luân canh chuyển đổi cơ cấu cây trồng và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để giảm tối đa chi phí đầu tư, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh, an toàn thực phẩm hạn chế tác động ảnh hưởng đến môi trường là một yêu cầu bức thiết hiện nay. Trong khi dân số ngày càng tăng, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp thì việc luân canh tăng hệ số sử dụng ruộng đất: tăng vòng quay sử dụng ruộng đất trong một năm càng quan trọng. Đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà khoa học, nhà nông dân, nhà quản lý. Tìm ra hướng sản xuất phù hợp cho từng vùng. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình “Canh tác học”, Bộ môn canh tác trường ĐH Nông Nghiệp I Hà Nội. Nhà máy in sách khoa học kỹ thuật Hà Nội 1987. 2. 575 Giống cây trồng nông nghiệp mới. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nhà xuất bản nông nghiệp. 3. www.vinhphuc.gov.vn 4. www.khuyennongvn.gov.vn 5. www.sotainguyenmtvp.gov.vn 6. www.trungtamkhituongthuyvanvp.gov.vn
Luận văn liên quan