Từ xa xưa thể dục thể thao đã đươc xem như một bộ phận không thể thiếu của nền văn hóa nhân loại nhằm hoàn thiên thân thể con người với quan niêm văn động là sức khỏe, là sự sống. Thể dục thể thao mang lại sự phát triển hài hòa của môt cá thể:’’Trong sạch về mặt đạo đức,phong phú về mặt tinh thần,hoàn thiện về măt thể chất’’.Nhân thức đươc vai trò to lớn của thể dục thể thao,Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa thể dục thể thao vào hàng quốc sách trong chiến lược phát triển con người vá coi đó là biện pháp.’’bồi bổ sức khẻo hữu hiệu,ít tốn kém ,làm cho khí huyết lưu thông ,tinh thần đây đủ và già trẻ,gái,trai,ai cũng có thể làm được’’,đồng thời bác cũng kêu gọi toàn dân tập thể dục ;’’Giữ gìn dân chủ xây dựng nước nhà gây đời sống mới ,việc gì cũng cần có sức khẻo mới thành công .Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt ,mổi một người dân mạnh khẻo là cả nước mạnh khẻo’’.
Xuất phát từ quan điểm của đảng ,nhà nước và Bác Hồ luôn xem sức khẻo là tài sản quí báu nhất và lá quan trọng nhất đối với mọi tầng lớp xã hội và mọi quốc gia ,Việt Nam chung ta cũng không nằm ngoài xu thế đó ,nguồn nhân lực tương lai của đất nước phải phát tiển đấy đủ các tố chất;
Tâm,Trí.Đức,Thể,Mỹ.Ngày nay thể thao được xã hội coi trọng như một ngề,các vận động viên tham gia tập luyện , thi đấu thể thao chuyên nghiệp phải phấn đấu hết minh cả trong tập luyện và thi đấu để nâng cao thành tích ,và được trả lương và các chính sách khác như các ngành nghề khác.
Thể dục là tất cả những hoạt động của cơ thể nhằn nâng cao hoặc duy trì sự vừa vặn của cơ thể và sức khẻo nói chung. Nó có thể được thực hiện nhằm một vài lý do khác nhau . Nhưng lý do nay bao gồm sức mạnh cơ bắp hệ tim mạch, trau dồi kỹ năng thể thao,giảm và duy trì cân năng và sở thích,các bài tập thể dục đều đặn và thường xuyên nhằm nầng cao sức miễn dịch cơ thể giúp ngăn ngừa các bệnh hiện đại như bệnh tim, hệ tuần hoàn tiểu đường típ hai và béo phì nó còn nâng cao sức khỏe tinh thần, giúp ngăn chặn trầm cảm, giúp tăng cân cao tinh lạc quan và là yếu tố làm tăng them sự hấp dẫn giới tính cá nhân hay hình
anh cơ thể cái ma hay liên quan đến mức cao long tự trọng.
Như đã nói trên dăn cư chủ yếu sống nhờ vào nông nghiêp. Môt năm thương trông hai vụ lúa(Hè Thu va Đông Xuân) tháng 9 là tháng kêt thúc của vụ hè thu, dân cư hồ hở với thành quả đat được trong sản xuât. Thời điêm này cũng là lúc rảnh rối nhất của người dân bản địa,do đó họ tổ chức lể hội để tạ ơn trời đất và chính quyền đã tổ chức lễ hội đua thuyền của các xã trong toàn huyện
Có thể nói rằng ,lễ hội đua thuyền chính là một trong những sắc thái nổi bật của văn hóa dân tộc.Chính vì vậy việc gìn giữ và phát triển văn hóa dân tộc trong xã hội ngày nay thực sự cần thiết đối với mỗi dân tộc.
30 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 4043 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các hình thức tổ chức các hoạt động thể dục thể thao tại trung tâm văn hóa trung tâm huyện Quỳnh Nhai về lễ hội đua thuyền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Bài tiểu luận thực tập của em đã được hoàn thành là nhờ sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo trong khoa, cùng sự chỉ bảo giúp đỡ tận tình của trung tâm hoạt động TDTT đặc biệt là sự qua tâm của thầy giáo hướng dẫn Vũ Ngọc Anh khoa GDTC – QP trường CĐSL đã hướng dẫn trực tiếp em viết bài này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu do chưa có kinh nghiện thực hiện đề tài, phạp vi nghiên cứu hạn hẹp và thời gian nghiên cứu có hạn nên bài viết không thể tránh khỏi những sai sót, khuyết điểm nhát định. Kính mong được sự đánh giá, góp ý của quý thầy cô và các bạn để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn la, tháng 4 năm 2012
Sinh viên
Lò Văn Thuấn
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
LỜI MỞ ĐẦU 3
I .LÝ DO CHON ĐỀ TÀI 3
II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. 4
III.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. 4
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 4
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 4
VI. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI. 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC THỂ THAO
CẤP CƠ SỞ Ở ĐỊA PHƯƠNG. 6
1.1 Các hình thức tổ chức thể dục thể thao ở cơ sở : 9
1.1.1. Bằng các hình thức phương tiện luyện tập quần chúng. 15
1.1.2. Bằng các hoạt động phong trào TDTT cơ sở. 16
Chương 2 : THỰC TRẠNG HOAT ĐÔNG THỂ DỤC THỂ THAO
TẠI HUYỆN QUYNH NHAI. 18
2.1. Các hoạt động thể dục thể thao tại huyện quỳnh nhai. 18
Top of Form
Bottom of Fo2.2. vai trò của hoạt động thể dục thể thao trong việc xây dựng đời sống
văn hóa tại cơ sở. 21
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG
TDTT TẠI HUYỆN QUÝNH NHAI 26
3.1 Thực trạng hoạt động TDTT tại huyện Quỳnh Nhai: 26
3.2. công tác quản lý công tác TDTT tại Quỳnh Nhai. 27
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động TDTT tại Quỳnh Nhai. 28
KẾT LUẬN 30
LỜI MỞ ĐẦU
I .LÝ DO CHON ĐỀ TÀI
Từ xa xưa thể dục thể thao đã đươc xem như một bộ phận không thể thiếu của nền văn hóa nhân loại nhằm hoàn thiên thân thể con người với quan niêm văn động là sức khỏe, là sự sống. Thể dục thể thao mang lại sự phát triển hài hòa của môt cá thể:’’Trong sạch về mặt đạo đức,phong phú về mặt tinh thần,hoàn thiện về măt thể chất’’.Nhân thức đươc vai trò to lớn của thể dục thể thao,Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa thể dục thể thao vào hàng quốc sách trong chiến lược phát triển con người vá coi đó là biện pháp.’’bồi bổ sức khẻo hữu hiệu,ít tốn kém ,làm cho khí huyết lưu thông ,tinh thần đây đủ và già trẻ,gái,trai,ai cũng có thể làm được’’,đồng thời bác cũng kêu gọi toàn dân tập thể dục ;’’Giữ gìn dân chủ xây dựng nước nhà gây đời sống mới ,việc gì cũng cần có sức khẻo mới thành công .Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt ,mổi một người dân mạnh khẻo là cả nước mạnh khẻo’’.
Xuất phát từ quan điểm của đảng ,nhà nước và Bác Hồ luôn xem sức khẻo là tài sản quí báu nhất và lá quan trọng nhất đối với mọi tầng lớp xã hội và mọi quốc gia ,Việt Nam chung ta cũng không nằm ngoài xu thế đó ,nguồn nhân lực tương lai của đất nước phải phát tiển đấy đủ các tố chất;
Tâm,Trí.Đức,Thể,Mỹ.Ngày nay thể thao được xã hội coi trọng như một ngề,các vận động viên tham gia tập luyện , thi đấu thể thao chuyên nghiệp phải phấn đấu hết minh cả trong tập luyện và thi đấu để nâng cao thành tích ,và được trả lương và các chính sách khác như các ngành nghề khác.
Thể dục là tất cả những hoạt động của cơ thể nhằn nâng cao hoặc duy trì sự vừa vặn của cơ thể và sức khẻo nói chung. Nó có thể được thực hiện nhằm một vài lý do khác nhau . Nhưng lý do nay bao gồm sức mạnh cơ bắp hệ tim mạch, trau dồi kỹ năng thể thao,giảm và duy trì cân năng và sở thích,các bài tập thể dục đều đặn và thường xuyên nhằm nầng cao sức miễn dịch cơ thể giúp ngăn ngừa các bệnh hiện đại như bệnh tim, hệ tuần hoàn tiểu đường típ hai và béo phì nó còn nâng cao sức khỏe tinh thần, giúp ngăn chặn trầm cảm, giúp tăng cân cao tinh lạc quan và là yếu tố làm tăng them sự hấp dẫn giới tính cá nhân hay hình
anh cơ thể cái ma hay liên quan đến mức cao long tự trọng.
Như đã nói trên dăn cư chủ yếu sống nhờ vào nông nghiêp. Môt năm thương trông hai vụ lúa(Hè Thu va Đông Xuân) tháng 9 là tháng kêt thúc của vụ hè thu, dân cư hồ hở với thành quả đat được trong sản xuât. Thời điêm này cũng là lúc rảnh rối nhất của người dân bản địa,do đó họ tổ chức lể hội để tạ ơn trời đất và chính quyền đã tổ chức lễ hội đua thuyền của các xã trong toàn huyện
Có thể nói rằng ,lễ hội đua thuyền chính là một trong những sắc thái nổi bật của văn hóa dân tộc.Chính vì vậy việc gìn giữ và phát triển văn hóa dân tộc trong xã hội ngày nay thực sự cần thiết đối với mỗi dân tộc.
Chinh vì thế,Tôi chọn đề tài ‘’các hình thức tổ chức các hoạt động thể dục thể thao tại trung tâm văn hóa trung tâm huyện Quỳnh Nhai về lễ hội đua thuyền’’.
II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Tìm hiểu về lễ hội đua thuyền truyền thống ở trong huyện quỳnh nhai và phát huy truyền thống dân tộc.
III.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
Tìm hiểu các hình thức tổ chức các hoạt động thể dục thể thao.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Đối tượng nghiên cứu:”Tìm hiểu về lễ hội đua thuyền truyền thống”
Phạm vi nghiên cứu: huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Sử dụng phương pháp điền giải, sưu tầm , phỏng vấn, thu thâp tài liệu, phương pháp khảo cứu và tâp hơp tài liệu.
VI. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI.
Ngoài phần mở đầu và kết luận bài tiểu luận được chia thành 3 phần lớn:
Chương 1: Cơ sơ lý luận về hoạt đông thể dục thể thao câp cơ sở ở địa phương.
Chương 2: Thực trạng hoạt động thể dục thể thao tại trung tâm văn hóa huyện Quỳnh nhai.
Chương 3 : Một số giải pháp nhằm nâng cao hoat động thể dục thể thao tại trung tâm văn hóa huyện.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC THỂ THAO CẤP CƠ SỞ Ở ĐỊA PHƯƠNG.
Khái niệm chung về các hoạt động thể dục thể thao quần chúng ở địa phương:
Nhà nước cũng như sự nỗ lực của toàn ngành TDTT. Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về TDTT luôn được vận dụng linh hoạt, sáng tạo và gắn liền với cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Trang tin TDTT Việt Nam xin giới thiệu bài viết “Phát triển TDTT quần chúng theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh . .
. Cần phát triển mạnh phong trào TDTT đại chúng nhằm nâng cao sức khoẻ nhân dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tăng tuổi thọ của người Việt Nam...”
Theo quy định của Luật Thể dục thể thao, TDTT quần chúng là một bộ phận quan trọng của TDTT cho mọi người; là hoạt động tập luyện, biểu diễn, thi đấu các bài tập thể dục và các môn thể thao của tất cả mọi người trong cộng đồng 54 dân tộc anh em. Đối tượng của thể dục thể thao quần chúng là toàn dân, không phân biệt lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, tôn giáo, chính trị, tình trạng sức khoẻ và nơi cư trú.
Mục tiêu của thể thao quần chúng là củng cố, nâng cao sức khoẻ, phát triển thể chất, kéo dài tuổi thọ, chất lượng cuộc sống; đáp ứng nhu cầu vận động, vui chơi, giải trí, giao lưu văn hoá của các tổ chức và cá nhân trong xã hội, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với phương châm “Dân cường thì quốc thịnh” và với khẩu hiệu “Khoẻ để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Năm 1946, sau ngày Bác Hồ hô hào đồng bào tập thể dục, một phong trào “Khỏe vì nước” để kiến thiết quốc gia đã được Nha thanh niên và thể dục thuộc Bộ quốc gia giáo dục phát động rầm rộ trong cả nước, thu hút hàng vạn người, nhất là thanh niên tham gia tập thể dục với các môn thể thao phổ biến như: Chạy, Bóng đá, Bóng bàn, Xe đạp, Đấm bốc, Võ cổ truyền...
Trong xuốt 9 năm trường kỳ kháng chiến, tại chiến khu Việt bắc, bộ đội, cán bộ, dân công, dân quân, du kích... đều có thói quen tập thể dục, chơi thể thao. Còn tại vùng tự do kháng chiến, nhiều môn như: Võ thuật, Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng bàn, Xe đạp.... được các Võ sư hướng dẫn viên, huấn luyện nên có rất nhiều người, thuộc mọi đối tượng tham gia, phong trào phát triển mạnh, góp phần phục vụ cho kháng chiến thành công.
Trong giai đoạn 1954 – 1975, các phong trào “ Thể dục vệ sinh” trong trường học; “Chạy nối liền Bắc Nam”, “Luyện vai trăm cân, luyện chân ngàn dăm” trong thanh thiếu niên; “ Chạy, nhảy, Bơi, Bắn, Võ” trong công nhân viên chức, dân quân tự vệ, lực lượng vũ trang; “Rèn luyện thân thể theo tiêu chuẩn”, “Toàn xã biết bơi”, “ Câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời”, “Xây dựng các điển hình tiên tiến về TDTT”... trong mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương được phát triển rất mạnh với các môn: Chạy, Đi bộ, Bơi lội, Thể dục sản xuất, Thể dục quân sự, Thể thao quốc phòng, Thể thao dân tộc, Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng bàn...
Nhiều giải thể thao, ngày hội văn hóa thể thao được tổ chức định kỳ trong mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương, công nông lâm trường, hợp tác xã, xí nghiệp, nhà máy... cùng với phong trào “ Thanh niên 3 sẵn sàng, Phụ nữ 3 đảm đang” đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng XHCN ở miền Bắc và chi viện cho miền Nam chống Mỹ cứu nước.
Sau chiến thắng vĩ đại mùa xuân năm 1975, non sông về một mối, cả nước cùng đi lên công nghiệp hóa xã hội, nhất là từ khi Đảng ta chủ trương đường lối đổi mới thì công tác TDTT nói chung và phong trào TDTT quần chúng nói riêng được phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết, tạo được những thành tựu hết sức quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe, thể lực của toàn dân, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước.
Phong trào“Xây dựng các điển hình tiên tiến về TDTT” nhanh chóng lan rộng trong các tỉnh phía nam sau giải phóng và đến năm 1980 thì trở thành cuộc vận động"Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" gắn với phong trào” ”Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” diễn ra trong cả nước với mục tiêu : khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, người chọn cho mình một môn thể thao hoặc một hình thức rèn luyện thân thể, nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
. Hiện trạng phong trào TDTT quần chúng những năm qua có thể khái quát đánh giá như sau: Phong trào thể dục thể thao quần chúng tiếp tục phát triển sâu, rộng trên địa bàn cả nước, thể hiện ở sự tăng trưởng về số lượng người tập thể dục thể thao thường xuyên, sự phát triển đa dạng của các loại hình tập luyện, các câu lạc bộ thể dục thể thao và chất lượng hoạt động thể dục thể thao ở từng đối tượng.
Cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" được triển khai liên tục trong những năm qua, đã phát huy hiệu quả thực tiễn và là động lực thúc đẩy phong trào thể dục thể thao ở cơ sở phát triển mạnh trong tất cả các đối tượng, đặc biệt là trong công nhân viên chức, lực lượng vũ trang, người cao tuổi, thanh thiếu niên, nông dân. Các hình thức tập luyện thể dục thể thao đơn giản, không cần đầu tư nhiều về sân bãi, trang thiết bị, như: chạy, đi bộ, thể dục dưỡng sinh, cầu lông, cờ tướng, võ thuật, bóng đá mini, bóng chuyền ... phát triển mạnh ở hầu hết các địa phương trong cả nước.
Từ năm 2005, Chính phủ đã chỉ đạo triển khai chương trình phát triển TDTT ở xã, phường, thị trấn đến năm 2010, giao cho ngành TDTT cùng các bộ, ngành ở Trung ương và Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện 4 nhiệm vụ đối với thể dục thể thao cấp xã. Đến nay, về cơ bản các nhiệm vụ: phát triển phong trào; xây dựng cơ chế quản lý, điều hành; bồi dưỡng cán bộ, cộng tác viên; quy hoạch đất và xây dựng cơ sở vật chất đã được các cấp uỷ Đảng và chính quyền chỉ đạo triển khai có kết quả.
Mỗi năm trong cả nước tổ chức hàng chục ngàn giải và Hội thi thể thao quần chúng ở cơ sở, điển hình là các hoạt động thể thao, trò chơi dân gian, thể thao dân tộc gắn với Lễ hội truyền thống ở mỗi làng quê; Hội thi thể thao gia đình, Hội thi thể thao vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giải thể thao trong Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các vùng miền, giải Văn nghệ - Thể thao người khuyết tật
Các mô hình câu lạc bộ TDTT, câu lạc bộ Văn hoá - Thể thao, Hội đồng TDTT, Trung tâm Văn hoá - Thể thao, Nhà Văn hoá - Thể thao, Cụm Văn hoá – Thể thao, các điểm vui chơi của trẻ em được thành lập ở cấp thôn, cấp xóm và trong các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn đã tạo thành một hệ thống các thiết chế thể thao gắn với văn hoá hoạt động có hiệu quả, dưới sự chỉ đạo của cấp uỷ và sự điều hành của chính quyền địa phương, đáp ứng được nhu cầu của nhân dân và đảm bảo nguyên tắc của cải cách hành chính nhà nước. Cộng tác viên, hướng dẫn viên TDTT ở cơ sở được hình thành và được tập huấn nghiệp vụ hàng năm. Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý, giao nhiệm vụ và vận dụng chế độ chính sách hỗ trợ để họ thực hiện nhiệm vụ truyên truyền vận động và tổ chức các hoạt động TDTT trên địa bàn.
1.1 Các hình thức tổ chức thể dục thể thao ở cơ sở :
Trong những năm gần đây, sự nghiệp thể dục, thể thao nước ta đã có nhiều tiến bộ. Thể dục, thể thao quần chúng tiếp tục phát triển với nhiều hình thức đa dạng, góp phần nâng cao sức khoẻ, xây dựng lối sống lành mạnh, cải thiện đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân. Thể thao thành tích cao có bước phát triển, thành tích một số môn đạt được trình độ Châu Á và thế giới. Cơ sở vật chất, kỹ thuật cho thể dục, thể thao từng bước được nâng cấp và xây dựng mới. Hợp tác quốc tế về thể thao được tăng cường, vị thế của thể thao Việt Nam được nâng cao, nhất là ở khu vực Đông Nam Á.
Đạt được những thành tích trên là do sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền; sự tham gia tích cực và có hiệu quả của các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và đông đảo nhân dân; sự nỗ lực phấn đấu của huấn luyện viên, vận động viên và cán bộ thể dục, thể thao.
Tuy nhiên, sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với công tác thể dục, thể thao ở một số địa phương và ngành chưa đầy đủ, nhiều nơi còn coi nhẹ. Phong trào thể dục, thể thao chưa sâu rộng, nhất là ở nông thôn, miền núi và các khu công nghiệp. Giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong học sinh, sinh viên chưa thường xuyên và kém hiệu quả. Thành tích thể thao chưa bền vững, đặc biệt là các môn thể thao Olympic. Văn minh, văn hóa trong thể thao và hưởng thụ thể thao còn thấp; tiêu cực trong thể thao, nhất là trong bóng đá và thể thao thành tích cao còn nhiều. Hệ thống tổ chức ngành thể dục, thể thao chưa ổn định, đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất và khoa học, công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu. Quản lý nhà nước về thể dục, thể thao chậm đổi mới. Đầu tư của Nhà nước và huy động các nguồn lực từ cộng đồng cho thể dục, thể thao còn hạn chế.
TDTT là một yêu cầu khách quan của xã hội, nhằm góp phần nâng cao sức khoẻ, thể lực và chất lượng cuộc sống của nhân dân, chất lượng nguồn nhân lực; giáo dục ý chí, đạo đức, xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế; đồng thời, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội và của mỗi người dân, đảm bảo cho sự nghiệp thể dục, thể thao ngày càng phát triển.
Đầu tư cho thể dục, thể thao là đầu tư cho con người, cho sự phát triển của đất nước. Tăng tỉ lệ chi ngân sách nhà nước, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất thể dục, thể thao và đào tạo vận động viên thể thao thành tích cao; đồng thời phát huy các nguồn lực của xã hội để phát triển thể dục, thể thao. Đổi mới quản lý nhà nước về thể dục, thể thao, phát huy mạnh mẽ vai trò của các tổ chức xã hội trong quản lý, điều hành các hoạt động thể dục, thể thao.
Giữ gìn, tôn vinh những giá trị thể dục, thể thao dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, phát triển nền thể dục, thể thao nước ta mang tính dân tộc, khoa học, nhân dân và văn minh.
Hoàn thiện bộ máy tổ chức, đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thể dục, thể thao; tăng cường cơ sở vật chất, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ làm nền tảng phát triển mạnh mẽ và vững chắc sự nghiệp thể dục, thể thao. Đến năm 2020, phấn đấu 90% học sinh, sinh viên đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể; các trường học, xã, phường, thị trấn, khu công nghiệp có đủ cơ sở vật chất thể dục thể thao phục vụ việc tập luyện của nhân dân; trình độ một số môn thể thao trọng điểm được nâng cao ngang tầm Châu Á và thế giới; bảo đảm các điều kiện để sẵn sàng đăng cai tổ chức thành công các sự kiện thể thao lớn của Châu Á và thế giới.
Cần quan tâm đúng mức thể dục, thể thao trường học với vị trí là bộ phận quan trọng của phong trào thể dục, thể thao; là một mặt của giáo dục toàn diện nhân cách học sinh, sinh viên.
Xây dựng và thực hiện “Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học”. Thực hiện tốt giáo dục thể chất theo chương trình nội khóa; phát triển mạnh các hoạt động thể thao của học sinh, sinh viên, bảo đảm mục tiêu phát triển thể lực toàn diện và kỹ năng vận động cơ bản của học sinh, sinh viên và góp phần đào tạo năng khiếu và tài năng thể thao.
Đổi mới chương trình và phương pháp giáo dục thể chất, gắn giáo dục thể chất với giáo dục ý chí, đạo đức, giáo dục quốc phòng, giáo dục sức khỏe và kỹ năng sống của học sinh, sinh viên. Đãi ngộ hợp lý và phát huy năng lực đội ngũ giáo viên thể dục hiện có; mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên thể dục cho trường học; củng cố các cơ sở nghiên cứu khoa học về tâm sinh lý lứa tuổi và thể dục, thể thao trường học.
Duy trì và nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, vận động và thu hút đông đảo nhân dân tham gia tập luyện thể dục, thể thao, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng các hình thức tổ chức tập luyện thể dục, thể thao ở cơ sở. Gắn việc chỉ đạo phát triển phong trào thể dục, thể thao với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở”, với Chương trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng khu đô thị văn minh; quan tâm phát triển phong trào thể dục, thể thao người cao tuổi, người khuyết tật và người lao động tại các khu công nghiệp.
Bảo tồn, phát triển các môn thể thao dân tộc và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong các hoạt động thể dục, thể thao. Có các giải pháp để phát huy tính tích cực, tính văn hóa, văn minh trong thể dục, thể thao.
Chú trọng phát triển thể dục, thể thao trong lực lượng vũ trang đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; phát huy vai trò của lực lượng vũ trang trong việc phát triển thể dục, thể thao của nhân dân trên từng địa bàn, nhất là ở vùng biên giới, vùng cao, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Có quy hoạch dành đất cho thể dục thể thao ở các trường học, xã, phường, thị trấn, khu công nghiệp, chú trọng tới xây dựng cơ sở vật chất thể dục, thể thao phục vụ việc tập luyện của nhân dân; quan tâm xây dựng các khu vui chơi giải trí trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao.
Dành nguồn lực thích đáng để hình thành hệ thống đào tạo tài năng thể thao với đội ngũ kế cận dồi dào và có chất lượng, làm tiền đề cho bước phát triển đột phá về thành tích trong một số môn thể thao.
Đầu tư, nâng cấp các trung tâm huấn luyện thể thao của quốc gia, các ngành, các địa phương, đáp ứng yêu cầu huấn luyện thể thao hiện đại. Củng cố và phát triển các trường, lớp năng khiếu thể thao ở các tỉnh, thành phố với quy mô phù hợp, có nhiệm vụ hỗ trợ phát triển mạng lưới hoạt động thể thao thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên các trường học và phát hiện, bồi dưỡng các năng khiếu và tài năng thể thao. Khuyến khích phát triển câu lạc bộ về các môn thể thao hoạt động theo phương thức tự quản, có sự hỗ trợ của Nhà nước. Mở rộng quy mô và hiện đại hóa các trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia.
Đổi mới tổ chức, quản lý thể thao thành tích cao theo hướng chuyên nghiệp phù hợp với đặc điểm của từng môn và từng địa phương. Ưu tiên đầu tư của Nhà nước và huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ cho các cơ sở đào tạo vận động viên các môn thể thao trọng điểm; tích cực chuẩn bị lực lượng vận động viên và các điều kiện cơ sở vật, chất kỹ thuật cần thiết, để sẵn sàng đăng cai tổ chức Đại hội thể thao Châu Á. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực.
Coi trọng giáo dục đạo đức, ý chí, lòng tự hào dân tộc cho vận động viên. Tôn vinh và đãi ngộ xứng đáng các vận động viên xuất sắc và phát huy vai trò nêu gương của họ đối với lớp vận động viên kế cận và với thanh, thiếu niên nói chung. Kiên quyết đấu tranh khắc phục những hiện tượng tiêu cực trong thể thao, nhất là trong bóng đá và các môn thể thao thàn