Đề tài Các phương pháp tư duy sáng tạo

Thật không quá lời khi nói rằng nếu không có sáng tạo thì không thể có xã hội phát triển như ngày nay. Nhờ sáng tạo mà con người đã chế ra được biết bao nhiêu thứ để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống cũng như nâng cao năng suất lao động. Từ thửa sơ khai, con người đã biết cách tạo ra các công cụ như là búa, rìu để phá cây, đập đá hay săn thú. Đến khi phát triển hơn con người chế ra cái cày, cái cuốc, rồi đến máy cày. Nhờ sáng tạo, con người, qua từng thời đại đã chế tạo ra biết bao nhiêu thiết bị, công cụ để mở rộng khả năng của chính mình. Nếu không có tư duy sáng tạo, chúng ta không thể giải quyết được những vấn đề nan giải đòi hỏi có tính đột phá và hoàn toàn mới lạ, chúng ta sẽ không có được laptop, iPhone, iPad. sẽ không có máy bay, tàu cao tốc,. Điều đấy cho thấy sáng tạo có ý nghĩa vô cùng to lớn với sự phát triển của con người. Tuy nhiên, có một câu hỏi được đặt ra là "làm thế nào để có được tư duy sáng tạo?" Từ lâu, các nhà khoa học đã nhận thấy sự quan trọng cũng như sức mạnh mà sáng tạo mang lại, nên đã tiến hành những nghiên cứu nhằm tìm ra các phương án biện pháp thích hợp để kích hoạt khả năng sáng tạo, tăng cường khả năng tư duy của một cá nhân hay một tập thể làm việc chung trong một lĩnh vực. Trong bài này chúng ta cùng nhau tìm hiểu về một số phương pháp nâng cao khả năng tư duy sáng tạo của con người.

pdf18 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6334 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Các phương pháp tư duy sáng tạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BÀI THU HOẠCH MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tên đề tài: CÁC PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY SÁNG TẠO GVHD: GS.TSKH. HOÀNG VĂN KIẾM NGƯỜI THỰC HIỆN: PHẠM VIẾT VĂN MSHV: 02 08 4805 33 KHÓA: K18 TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2012 GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ Ngày ..... tháng ..... năm 2012 Hoàng Văn Kiếm GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Mục lục Mục lục Giới thiệu...................................................................................................................................................3 Các phương pháp nâng cao khả năng tư duy sáng tạo...............................................................................3 1.Phương pháp não công (brainstorming).............................................................................................4 a)Đặc điểm và yêu cầu:.....................................................................................................................4 b)Các bước tiến hành:.......................................................................................................................5 2.Phương pháp đối tượng tiêu điểm (Method of Focal Objects)...........................................................6 a)Các bước thực hiện:.......................................................................................................................6 b)Ví dụ về phương pháp...................................................................................................................6 3.Phương pháp DOIT............................................................................................................................7 a)Lịch sử của phương pháp...............................................................................................................7 b)Cách tiến hành...............................................................................................................................8 i.Xác định vấn đề.........................................................................................................................8 ii.Cởi mở ý tưởng và áp dụng các kỹ thuật sáng tạo....................................................................8 iii.Xác định lời giải hay nhất........................................................................................................9 iv.Chuyển bước............................................................................................................................9 4.Phương pháp phân tích hình thái......................................................................................................10 a)Các bước tiến hành: 6 bước.........................................................................................................10 b)Ví dụ về phương pháp:................................................................................................................10 5.Kỹ thuật phân tích SWOT................................................................................................................11 a)Cách dùng kỹ thuật SWOT..........................................................................................................12 b)Tư duy linh hoạt với SWOT........................................................................................................13 6.Tư duy bên ngoài chiếc hộp (thinking out of the box).....................................................................14 a)Tư duy “bên trong chiếc hộp”.....................................................................................................14 b)Tư duy “bên ngoài chiếc hộp”.....................................................................................................15 c)Tư duy “bên ngoài chiếc hộp” cần những tố chất sau:................................................................15 Kết luận....................................................................................................................................................16 Tham khảo................................................................................................................................................17 GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Giới thiệu Thật không quá lời khi nói rằng nếu không có sáng tạo thì không thể có xã hội phát triển như ngày nay. Nhờ sáng tạo mà con người đã chế ra được biết bao nhiêu thứ để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống cũng như nâng cao năng suất lao động. Từ thửa sơ khai, con người đã biết cách tạo ra các công cụ như là búa, rìu để phá cây, đập đá hay săn thú. Đến khi phát triển hơn con người chế ra cái cày, cái cuốc, rồi đến máy cày.... Nhờ sáng tạo, con người, qua từng thời đại đã chế tạo ra biết bao nhiêu thiết bị, công cụ để mở rộng khả năng của chính mình. Nếu không có tư duy sáng tạo, chúng ta không thể giải quyết được những vấn đề nan giải đòi hỏi có tính đột phá và hoàn toàn mới lạ, chúng ta sẽ không có được laptop, iPhone, iPad... sẽ không có máy bay, tàu cao tốc,... Điều đấy cho thấy sáng tạo có ý nghĩa vô cùng to lớn với sự phát triển của con người. Tuy nhiên, có một câu hỏi được đặt ra là "làm thế nào để có được tư duy sáng tạo?" Từ lâu, các nhà khoa học đã nhận thấy sự quan trọng cũng như sức mạnh mà sáng tạo mang lại, nên đã tiến hành những nghiên cứu nhằm tìm ra các phương án biện pháp thích hợp để kích hoạt khả năng sáng tạo, tăng cường khả năng tư duy của một cá nhân hay một tập thể làm việc chung trong một lĩnh vực. Trong bài này chúng ta cùng nhau tìm hiểu về một số phương pháp nâng cao khả năng tư duy sáng tạo của con người. Các phương pháp nâng cao khả năng tư duy sáng tạo Một trong những người đặt nền móng cho hóa học lượng tử, người từng đoạt được giải Nobel năm 1963 đã từng nói rằng "Cách tốt nhất để có ý tưởng tốt là cần có thật nhiều ý tưởng” (The best way to get a good idea is to get alot of ideas - Linus Carl Pauling). Thế nhưng ý tưởng sáng tạo không phải tự dưng mà có được. Đã có bao giờ bạn ngồi hàng giờ trước màn hình máy tính hoặc trên bàn làm việc mà không biết mình cần phải làm gì và phải bắt đầu làm từ đâu hay chưa? Tôi đã từng như vậy. Mỗi lần như thế tôi lại suy nghĩ băn khoăn không biết rằng đầu óc mình ngày càng mụ mẫm đi chăng, hay là mình không có một chút sáng tạo nào để giải quyết vấn đề? Những câu hỏi ấy đâu đó cứ lãng vãng trong đầu và đôi khi nó đã là những nỗi ám ảnh đối với tôi. Đến một ngày khi tôi tham gia lớp phương pháp nghiên cứu khoa học của thầy Hoàng Văn Kiếm, tôi mới vỡ lẽ ra rằng không phải tôi không đủ khả năng sáng tạo, đầu óc tôi vẫn còn đủ tỉnh táo, nhưng vấn đề của tôi chính là trước giờ làm việc chưa có khoa học, chưa biết cách để tư duy một cách sáng tạo . Và tôi nghiệm ra rằng những lần tôi sáng tạo ra một lời giải cho một vấn đề nào đó, có chăng là một sự tình cờ mà những lần sau đó, tôi không tài nào biết cách để có thể tái diễn sự tình cờ đó được dễ dàng. Qua những bài giảng của thầy Kiếm trên lớp, tôi cũng đã dần dà nắm được những phương pháp làm việc có khoa học mà những người đi trước đã đúc kết được, tôi đã thử áp dụng phương pháp ấy vào việc làm đồ án tốt nghiệp của mình và kết quả là tôi đỡ mất thời gian hơn và ý tưởng thu được ngày càng nhiều. Nhận thấy tư duy một cách sáng tạo là điều mà tôi đang thiếu và nó rất là quan trọng, nên ngoài việc học tập theo bài giảng về TRIZ, sáu mũ tư duy,... trên lớp của thầy, tôi đã tìm hiểu thêm một số các phương pháp khác nhằm nâng cao khả năng tư duy sáng tạo của mỗi người. Các phương pháp có thể kể 3/17 GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học ra đây là brainstorming (não công), tư duy bên ngoài chiếc hộp, kích hoạt, DOIT, mindmap, đối tượng tiêu điểm, phân tích hình thái, phương pháp câu hỏi kiểm tra, đảo lộn vấn đề, tương tự hóa, ... Sau đây xin trình bày một số phương pháp phổ biến trong việc nâng cao khả năng tư duy sáng tạo. 1. Phương pháp não công (brainstorming) Phương pháp này được Alex Osborn đưa ra vào năm 1941. Phương pháp này tận dụng những suy nghĩ đến từ ý thức cũng như vô thức, nhằm mục đích phát triển nhiều giải đáp sáng tạo cho một vấn đề. Qua một số nghiên cứu thực nghiệm, Osborn nhận thấy rằng những người giàu trí tưởng tượng có khả năng phát ra nhiều ý tưởng hơn những người khác nhưng lại yếu về mặt phân tích, phê phán. Ngược lại, một số người giỏi phân tích, phê bình các ý tưởng có sẵn hơn là tự mình đưa ra ý tưởng mới. Nên ông đề ra phương pháp để tận dụng khả năng của hai loại người này. Với não công, các ý niệm/hình ảnh về vấn đề trước hết sẽ được nêu ra một cách phóng khoáng và ngẫu nhiên theo dòng suy nghĩ càng nhiều, càng đủ càng tốt. Các ý kiến có thể rất rộng và sâu cũng không giới hạn bởi các khía cạnh nhỏ nhặt nhất của vấn đề mà những người tham gia nghĩ tới. Trong não công thì các vấn đề được đào xới từ nhiều khía cạnh và nhiều góc nhìn khác nhau. Sau cùng, các ý kiến sẽ được phân nhóm lại và đánh giá. Não công thường được áp dụng nhiều trong trường hợp: • Cần phát triển các ý tưởng. • Giải quyết các vấn đề - các khó khăn, những phương hướng giải quyết mới, phân tích ảnh hưởng và các đánh giá của vấn đề • Cần quản lý các quá trình - tìm cách nâng cao hiệu quả công việc và xử lý sản phẩm. • Quản trị các đề tài - nhận diện đối tượng, độ nguy hại, các phân phối, các tiến độ công việc, tài nguyên, vài trò và trách nhiệm, thủ thuật, các vấn đề • Xây dựng đội ngũ (team building) - Tạo sự chia sẻ và bàn thảo về các ý kiến trong khi khuyến khích người trong đội ngũ tư duy a) Đặc điểm và yêu cầu: • Phương pháp này có thể tiến hành bởi một hay nhiều người. Số lượng người tham gia nhiều sẽ giúp cho phương pháp tìm ra lời giải được nhanh hơn hay toàn diện hơn nhờ vào nhiều góc nhìn khác nhau bởi các trình độ, trình tự khác nhau của mỗi người. • Dụng cụ: Tốt nhất là thể hiện bằng một bảng viết cho mọi thành viên đều đọc rõ tình trạng của hoạt động động não. Nếu tiến hành cá nhân hay vài người thì có thể thay thế bằng giấy viết. Ngày nay, người ta có thể tiến hành bằng cách nối các máy tính cá nhân vào chung một mạng 4/17 GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học làm cùng tiến hành việc động não. Bằng cách này những người ở xa nhau cùng có thể tham gia và việc động còn được giúp đỡ bởi các phương tiện mạnh của tin học như là các kho dữ liệu, các từ điển trực tuyến, và các máy truy tìm. Hiện nay, có nhiều phần mềm hỗ trợ mindmap là công cụ đắc lực cho phương pháp này. • Định nghĩa vấn đề: Vấn đề muốn giải quyết phải được xác định thật rõ ràng, phải đưa ra được các chuẩn mực cần đạt được của một lời giải đáp. Trong bước này thì vấn đề sẽ được cô lập hóa với môi trường và các nhiễu loạn. Nói theo cách chuyên môn, đây là bưóc đầu tiên xác định nội hàm của vấn đề và xác định các khả năng, các điều kiện cần hay đủ của một lời giải. • Tập trung vào vấn đề - đây là bước động. Tránh các ý kiến hay các điều kiện bên ngoài có thể làm lạc hướng buổi làm việc. Trong giai đoạn này, người ta thu thập tất cả các ý niệm, ý kiến và ngay cả các từ chuyên môn có liên quan trực tiếp đến vấn đề cần giải quyết (thường có thể viết lên giấy hoặc bảng tất cả). Những ý kiến này đều được xem là có vai trò ngang nhau không phân biệt chi tiết lớn nhỏ. Việc ghi chép ra bảng cũng không nhất thiết phải liệt kê hay sắp xếp theo trình tự nào hết. • Không được phép đưa bất kỳ một bình luận hay phê phán gì về các ý kiến hay ý niệm trong lúc thu thập. Những ý tưởng thoáng qua trong đầu nếu bị các thành kiến hay phê bình sẽ dễ bị gạt bỏ và như thế sẽ làm mất sự tổng quan của buổi động não. • Khuyến khích tinh thần tích cực. Mỗi thành viên đều cố gắng đóng góp và phát triển các ý kiến tùy theo trình độ, khía cạnh nhìn thấy riêng và không giới hạn cách nhìn của mỗi thành viên. • Đưa ra càng nhiều ý càng tốt về mọi mặt của vấn đề kể cả những ý kiến không thực tiễn, ý kiến hoàn toàn lạ lẫm hay sáng tạo. b) Các bước tiến hành: 1. Trong nhóm, lựa ra một người đầu nhóm (để điều khiển) và một người làm thư ký để ghi lại tất cả ý kiến (cả hai công việc có thể do cùng một người thực hiện nếu tiện). 2. Xác định vấn đề hay ý kiến sẽ được "công". Phải làm cho mọi thành viên hiểu thấu đáo về đề tài sẽ được tìm hiểu. 3. Thiết lập các "luật chơi" cho buổi động não. Chúng nên bao gồm: • Người đầu nhóm có nhiệm vụ điều khiển buổi làm việc. • Không một thành viên nào có quyền đòi hỏi hay cản trở, đánh giá, phê bình hay thêm bớt vào ý kiến, từ vựng nêu ra, hay giải đáp của thành viên khác. • Cần xác định rằng không có câu trả lời nào là sai! • Tất cả câu trả lời, các ý, các cụm từ, ngoại trừ nó đã được lập lại đều sẽ được thu thập ghi lại (cách ghi có thể tóm gọn trong một chữ hay một câu cho mỗi ý riêng rẽ). • Vạch định thời gian cho buổi làm việc và ngưng khi hết giờ 5/17 GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học 4. Bắt đầu động não: Người lãnh đạo chỉ định hay lựa chọn thành viện chia sẻ ý kiến trả lời (hay những ý niệm rời rạc). Thư ký phải viết xuống tất cả các câu trả lời, nếu có thể, công khai hóa cho mọi người thấy (viết lên bảng chẳng hạn). Không cho phép bất kỳ một ý kiến đánh giá hay bình luận nào về bất kỳ câu trả lời nào cho đến khi chấm dứt buổi động. 5. Sau khi kết thúc động, hãy lượt lại tất cả và bắt đầu đánh giá các câu trả lời. Một số lưu ý về chất lượng câu trả lời bao gồm: • Tìm những câu ý trùng lặp hay tương tự để thu gọn lại. • Góp các câu trả lời có sư tương tự hay tương đồng về nguyên tắc hay nguyên lí. • Xóa bỏ những ý kiến hoàn toàn không thích hợp. • Sau khi đã cô lập được danh sách các ý kiến, hãy bàn cãi thêm về câu trả lời chung. 2. Phương pháp đối tượng tiêu điểm (Method of Focal Objects) Phương pháp đối tượng tiêu điểm là một phương pháp tích cực hóa tư duy trong khoa học sáng tạo. Nó được giáo sư trường đại học tổng hợp Berlin F. Kunze đưa ra những năm 1926 với tên gọi ban đầu là phương pháp danh mục (catalogue), và được nhà bác học người Mỹ C. Whiting hoàn thiện. Ý tưởng của phương pháp là cải tiến một đối tượng bằng cách chuyển giao những dấu hiệu (tính chất, chức năng) của những đối tượng ngẫu nhiên vào đối tượng cần cải tiến. Ví dụ đưa tính chất "thơm" của "nước hoa" vào đối tượng "bút", ta có "bút có mùi thơm". a) Các bước thực hiện: Các bước thực hiện của phương pháp này bao gồm: • Bước 1: Chọn đối tượng tiêu điểm cần cải tiến • Bước 2: Chọn ngẫu nhiên 3, 4 đối tượng tiêu điểm. • Bước 3: Liệt kê các đặc điểm về đối tượng được chọn. • Bước 4: Kết hợp các đặc điểm của đối tượng được chọn với đ