Đề tài Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình - Một số khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học

Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (XHCN). Gia đình tốt, thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Nhận thức được tầm quan trọng của gia đình trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước ta đã thiết lập chế độ hôn nhân gia đình mới tiến bộ, thay thế cho chế độ hôn nhân gia đình phong kiến, lạc hậu. Quyết tâm xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) mới của Đảng và Nhà nước ta được thể hiện rất rõ trong các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và Điều 64, Hiến pháp năm 1992 đã ghi nhận: Gia đình là tế bào của xã hội. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái thành những công dân tốt. Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ. Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử với các con.

doc173 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3743 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình - Một số khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI "Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình - một số khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học" MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (XHCN). Gia đình tốt, thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Nhận thức được tầm quan trọng của gia đình trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước ta đã thiết lập chế độ hôn nhân gia đình mới tiến bộ, thay thế cho chế độ hôn nhân gia đình phong kiến, lạc hậu. Quyết tâm xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) mới của Đảng và Nhà nước ta được thể hiện rất rõ trong các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và Điều 64, Hiến pháp năm 1992 đã ghi nhận: Gia đình là tế bào của xã hội. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái thành những công dân tốt. Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ. Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử với các con. Để đảm bảo thực hiện đúng đắn, đầy đủ chế độ HN&GĐ mới tiến bộ và tuân thủ triệt để Hiến pháp, Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1985, cũng như BLHS năm 1999 đều đã quy định cụ thể các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, góp phần ngăn chặn, hạn chế và từng bước xóa bỏ những tàn tích của chế độ HN&GĐ phong kiến, lạc hậu. Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp; tình trạng suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống, kể cả trong lĩnh vực HN&GĐ. Đáng chú ý, các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ không có xu hướng gia tăng, nhưng tính chất và mức độ ngày càng nghiêm trọng, gây dư luận xấu trong xã hội. Thực tiễn đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ và hôn nhân gia đình cho thấy, mặc dù đây là các tội phạm mà tính chất nguy hiểm cho xã hội không cao, nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống gia đình; trên thực tế, các tội phạm này xảy ra rất nhiều, song việc xử lý bằng các chế tài hình sự còn rất hạn chế. Thực tiễn áp dụng các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ cũng đã đặt ra nhiều vấn đề vướng mắc, đòi hỏi khoa học luật hình sự phải nghiên cứu, giải quyết để làm sáng tỏ về mặt lý luận như: khái niệm các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, ý nghĩa của việc quy định các tội phạm này trong pháp luật hình sự... Trong khi đó, xung quanh những vấn đề này, vẫn còn rất nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài, "Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình - một số khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học", mang tính cấp thiết, không những về lý luận, mà còn là đòi hỏi của thực tiễn hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu Các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ là nhóm tội phạm có tính nhạy cảm cao, phức tạp, đã được một số nhà luật học trong nước quan tâm nghiên cứu. ThS. Bùi Anh Dũng đã có công trình "Tìm hiểu các tội xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân, các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình", Nxb Lao động, Hà Nội, 2003; ThS. Trịnh Tiến Việt đã có các công trình: "Một số vấn đề cần lưu ý khi áp dụng các quy định tại chương các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong Bộ luật hình sự 1999", Tạp chí khoa học Pháp lý, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, số 1/2003, "Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng trong Bộ luật hình sự 1999", Tạp chí Kiểm sát, số 4/2002, "Về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu, người có công nuôi dưỡng mình trong Bộ luật hình sự 1999", Tạp chí Kiểm sát, số 9/2002,); tác giả Nguyễn Quốc Việt chủ biên cuốn sách: Bộ luật hình sự mới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2001, trong đó có đề cập chương XV - Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình; tác giả Nguyễn Ngọc Điệp có công trình: "Tìm hiểu các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình và các tội đối với người chưa thành niên", Nxb Phụ nữ, Hà Nội; các tác giả Phan Đăng Thanh và Trương Thị Hòa có công trình: Pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam xưa và nay, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2000... Các công trình nói trên đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau của nhóm các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về nhóm tội phạm này dưới góc độ pháp lý hình sự và tội phạm học. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Mục đích của luận văn Mục đích của luận văn là trên cơ sở lý luận và thực tiễn đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, đề xuất những giải pháp mang tính hệ thống nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống nhóm tội phạm này. Nhiệm vụ của luận văn Để đạt được mục đích trên, tác giả luận văn đã đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ sau: - Làm sáng tỏ khái niệm, các dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ; phân tích các quy định của pháp luật hình sự một số nước trên thế giới về loại tội phạm này. - Phân tích và đánh giá tình hình, nguyên nhân và điều kiện các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, thực tiễn đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này; dự báo tình tội phạm này trong những năm tới. - Đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ. Đối tượng nghiên cứu của luận văn Luận văn nghiên cứu các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ. Phạm vi nghiên cứu của luận văn Luận văn nghiên cứu các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ dưới góc độ pháp lý hình sự và tội phạm học ở Việt Nam, thời gian từ năm 1997 đến năm 2004. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước và pháp luật, những thành tựu của các khoa học: triết học, tội phạm học, luật hình sự, tâm lý học, xã hội học... Cơ sở thực tiễn của luận văn là những bản án, quyết định của Tòa án về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, các báo cáo tổng kết, số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ. Phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong khi thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp: hệ thống, phân tích, tổng hợp, lịch sử, cụ thể, lôgíc, kết hợp với các phương pháp khác như so sánh, điều tra xã hội... 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên trong khoa học pháp lý Việt Nam ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học, nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ. Có thể xem những nội dung sau đây là những đóng góp mới về khoa học của luận văn: - Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ; những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của các tội phạm này trong pháp luật hình sự hiện hành. - Phân tích, đánh giá những quy định về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới nhằm rút ra những giá trị hợp lý trong lập pháp hình sự, bổ sung cho những luận cứ và giải pháp được đề xuất trong luận văn. - Đánh giá đúng thực trạng tình hình các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ ở Việt Nam, phân tích, làm rõ nguyên nhân của thực trạng đó. - Đề xuất hệ thống các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ. 6. Ý nghĩa của luận văn Kết quả nghiên cứu và những kiến nghị của luận văn có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ ở nước ta. Thông qua kết quả nghiên cứu và các kiến nghị, tác giả mong muốn đóng góp phần nhỏ bé của mình vào kho tàng lý luận về tội phạm học, luật hình sự, cũng như vào cuộc đấu tranh phòng, chống nhóm tội phạm có tính nhạy cảm cao và phức tạp này. Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy về khoa học pháp lý nói chung, khoa học luật hình sự, tội phạm học nói riêng và cho các cán bộ thực tiễn đang công tác tại cơ quan Công an, Viện kiểm sát (VKS), Tòa án. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm 110 trang. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 9 mục. Chương 1 CÁC TỘI XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. KHÁI LƯỢC SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1.1. Giai đoạn từ thời kỳ nhà Lý cho đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 Hôn nhân là một vấn đề hệ trọng đối với con người, gia đình là nền tảng của xã hội. Vì vậy, ngay từ thời phong kiến, HN&GĐ luôn luôn là lĩnh vực được Nhà nước rất quan tâm điều chỉnh bằng pháp luật. Trong Bộ luật thành văn đầu tiên của Nhà nước ta - Bộ Hình thư, được ban hành năm 1042 dưới thời Lý Thái Tông, vấn đề HN&GĐ chiếm giữ một vị trí quan trọng và được quy định trong nhiều điều luật. Nét đặc trưng chủ yếu của các quy định này là quyền uy tập trung trong tay người chồng, mà mọi thành viên có bổn phận phục tùng; người chồng được phép bỏ vợ trong trường hợp người vợ phạm một trong các tội "thất xuất", còn người vợ sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc nếu ruồng bỏ chồng; con cái không làm tròn đạo hiếu sẽ bị trừng phạt. Trách nhiệm giáo dục con cái tuân theo đạo lý thuộc về cha mẹ, nếu lơ là trách nhiệm thì chính cha mẹ cũng bị trừng phạt [28, tr. 59]. Trong Quốc triều hình luật (Bộ luật Hồng Đức) - Bộ luật chính thống và quan trọng nhất của triều đại nhà Lê, mười tội ác (thập ác) đã được quy định tại Điều 3, trong đó có tới bốn tội liên quan đến HN&GĐ, đó là các tội: 4. Ác nghịch, là đánh và mưu giết ông bà, cha mẹ, bác chú, thím, cô, anh, chị em, ông bà ngoại, ông bà cha mẹ chồng... 7. Bất hiếu, là tố cáo, rủa mắng ông bà, cha mẹ, trái lời cha mẹ dạy bảo, nuôi nấng thiếu thốn, có tang cha mẹ mà lấy vợ, lấy chồng, vui chơi ăn mặc như thường; nghe thấy tang ông bà, cha mẹ mà không cử ai (tang lễ); nói dối là ông bà, cha mẹ chết. 8. Bất mục, là giết hay đem bán những người trong họ phải để tang 3 tháng trở lên, đánh đập hoặc tố cáo chồng, cùng những họ hàng từ tiểu công trở lên... 9. Bất nghĩa, là giết quan bản phủ và các quan đương chức tại nhiệm, giết thầy học; nghe thấy tin chồng chết mà không cử ai, lại vui chơi ăn mặc như thường, cùng là tái giá [36, tr. 36-37]. Ngoài ra, trong Quốc triều hình luật còn có hẳn một chương hộ hôn (hôn nhân gia đình) gồm 58 điều luật, trong đó có một số điều quy định những trường hợp bị cấm kết hôn, nếu vi phạm sẽ phải chịu hình phạt, đó là là các trường hợp: đang có tang cha mẹ hoặc tang chồng mà lại lấy chồng hoặc cưới vợ, khi ông bà, cha mẹ bị giam cầm tù tội mà lấy vợ, lấy chồng... Ví dụ: Điều 317 quy định: "Người nào đang có tang cha mẹ hoặc tang chồng mà lại lấy chồng hoặc cưới vợ thì xử tội đồ, người khác biết mà vẫn cứ kết hôn thì xử biếm ba tư và đôi vợ chồng mới cưới phải chia lìa" [36, tr. 122]. Bộ luật này còn có một số quy định thể hiện tư tưởng phong kiến coi khinh nghề hát xướng như quy định tại Điều 323: "Các quan và thuộc lại lấy đàn bà con gái hát xướng làm vợ cả, vợ lẽ, đều xử phạt 70 trượng, biếm ba tư; con cháu các quan viên mà lấy những phụ nữ nói trên, thì xử phạt 60 trượng; về đều phải ly dị" [36, tr. 123]. Dưới thời thực dân Pháp xâm lược nước ta, Việt Nam vẫn là một nước thuộc địa nửa phong kiến, chính quyền thực dân và giai cấp địa chủ phong kiến vẫn duy trì chế độ hôn nhân phong kiến đã tồn tại từ nhiều thế kỷ, thừa nhận sự cưỡng ép kết hôn của cha mẹ đối với con cái, bảo vệ chế độ nhiều vợ (đa thê), duy trì quan hệ bất bình đẳng giữa nam và nữ trong gia đình. Điều thứ 128 Luật hình An Nam thi hành ở Bắc Kỳ quy định: "Người vợ hay vợ lẽ hiện đương có chồng mà phạm tội thông gian, xét ra quả thực, phải phạt giam từ ba tháng đến hai năm và phạt bạc từ bốn mươi đồng đến bốn trăm đồng, người gian phu bị phạt cũng thế" [55, tr. 21]. Điều thứ 135 của Bộ luật còn quy định: Người vợ hay vợ lẽ hiện đương có chồng, chưa tuyên cáo sự ly hôn, mà đi lấy chồng khác, phải phạt giam từ một năm đến năm năm và phạt bạc từ năm đồng đến hai trăm đồng. Người có vợ chưa tuyên cáo sự tiêu hôn mà đi lấy vợ khác, phải phạt giam từ ba tháng đến một năm và phạt bạc từ hai đồng đến một trăm đồng [55, tr. 22]. Bộ luật hình canh cải áp dụng tại Nam Kỳ cũng quy định những tội phạm và hình phạt thích ứng để bảo vệ chế độ một chồng nhiều vợ. Theo Bộ luật này, bị coi là phạm tội thông gian khi một người đàn bà đã có chồng rồi mà còn ân tình với một người đàn ông khác, còn đối với đàn ông có vợ thì hành vi ngoại tình không coi là tội phạm [38, tr. 202]. 1.1.2. Giai đoạn từ khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công cho đến trước khi Bộ luật hình sự 1985 ra đời Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, chính quyền nhân dân non trẻ phải đối mặt với những khó khăn chồng chất. Nền kinh tế của đất nước vốn đã nghèo nàn, lạc hậu, lại bị Pháp, Nhật vơ vét xác xơ, bị chiến tranh và thiên tai tàn phá. ở miền Bắc, khoảng 200.000 quân Tưởng Giới Thạch mượn danh nghĩa Đồng Minh vào tước vũ khí quân Nhật, nhưng dã tâm của chúng là giúp bọn phản động Việt Nam đánh đổ chính quyền nhân dân để lập một chính phủ phản động làm tay sai cho chúng. Ở miền Nam, quân đội Pháp được quân Anh yểm trợ xâm lược chiếm Sài Gòn, rồi sau đó đánh rộng ra các tỉnh ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Trong tình hình đó, nhân dân ta phải thực hiện ba nhiệm vụ lớn, đó là diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm và "Đảng ta xác định giữ vững chính quyền là nhiệm vụ hàng đầu" [18, tr. 468]. Vì vậy, từ khi Cách mạng tháng Tám thành công cho đến năm 1954 là thời điểm ký Hiệp định Giơnevơ, Quốc hội ta là Quốc hội kháng chiến, Chính phủ ta là Chính phủ kháng chiến, pháp luật ta cũng là pháp luật kháng chiến. Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Nhà nước ta vẫn rất quan tâm xây dựng chế độ HN&GĐ mới tiến bộ, từng bước xóa bỏ những quy định khắt khe của chế độ thực dân, phong kiến đối với phụ nữ (Sắc lệnh số 97/SL ngày 12-05-1950). Tuy nhiên, do phải tập trung quy định các tội phạm liên quan đến sự an nguy của chính quyền nhân dân như các tội phản bội Tổ quốc, tội gián điệp, tội hối lộ, tham ô..., cho nên, trong giai đoạn này, Nhà nước ta chưa có quy định về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, miền Nam tạm thời bị đế quốc Mỹ và bọn tay sai thống trị. Từ khi Luật HN&GĐ được ban hành năm 1959, đời sống HN&GĐ đã có những chuyển biến đáng kể. Tuy nhiên, những hành vi vi phạm pháp luật HN&GĐ vẫn xảy ra phổ biến ở mức độ nghiêm trọng, Trước tình hình đó, TANDTC đã có Thông tư số 332-NCPL ngày 04-04-1966 hướng dẫn về xử lý hình sự đối với 8 hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật HN&GĐ, đó là các hành vi: tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự do và tiến bộ, yêu sách của cải trong việc cưới hỏi, lấy nhiều vợ - lấy vợ lẽ, thông gian, đánh đập hoặc ngược đãi vợ, đánh đập hoặc ngược đãi con, ngược đãi bố mẹ. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên hướng dẫn xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật HN&GĐ kể từ khi Cách mạng tháng Tám thành công. Thông tư số 332-NCPL ngày 04-04-1966 đã đề cập về từng hành vi vi phạm như sau: Thứ nhất, đối với hành vi tảo hôn, Thông tư nêu rõ: Đối với nạn tảo hôn chủ yếu là giáo dục; cá biệt, nếu có tình tiết nghiêm trọng như: đã được chính quyền, đoàn thể giải thích, thuyết phục, ngăn cản mà vẫn cố ý vi phạm; hoặc đã gây ảnh hưởng chính trị xấu thì có thể phạt cảnh cáo hoặc phạt tù treo hay tù giam. Đối tượng xử phạt có thể là cha mẹ của đôi trai gái, người có trách nhiệm nuôi dưỡng (nếu trai hoặc gái chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự), hoặc cả đôi bên trai gái (nếu họ đã đến tuổi chịu TNHS: 15 tuổi [42, tr. 465]. Thứ hai, đối với hành vi cưỡng ép kết hôn, Thông tư nêu rõ: Đối với hành động cưỡng ép kết hôn, vi phạm quyền tự do kết hôn, chủ yếu là giáo dục, cá biệt, nếu có tình tiết nghiêm trọng, có thể phạt cảnh cáo, tù treo hay tù giam. Tình tiết nghiêm trọng ở đây là: có kèm theo tảo hôn; đã được chính quyền, đoàn thể giải thích, thuyết phục, ngăn cản mà vẫn cố ý vi phạm; có kèm theo đánh đập tàn nhẫn; đã gây ảnh hưởng chính trị xấu; rõ ràng là nạn nhân vì bị cưỡng ép kết hôn mà sự sát [42, tr. 467]. Thứ ba, đối với hành vi cản trở hôn nhân tiến bộ, Thông tư hướng dẫn: Đối với hành động cản trở hôn nhân tự do, tiến bộ, chủ yếu là giáo dục, cá biệt nếu có tình tiết nghiêm trọng có thể phạt cảnh cáo, tù treo, hay tù giam nếu rõ ràng là nạn nhân vì bị cản trở hôn nhân tự do và tiến bộ mà tự sát, cần phạt tù giam. Tình tiết nghiêm trọng ở đây là: có kèm theo cưỡng ép kết hôn; đã được chính quyền, đoàn thể giải thích, thuyết phục, ngăn cản mà vẫn cố ý vi phạm; có kèm theo lăng nhục thậm tệ, nhục hình tần nhẫn; đã gây ảnh hưởng chính trị xấu [42, tr. 468]. Thứ tư, đối với hành vi yêu sách của cải trong việc cưới hỏi, tức là sự đòi hỏi về tiền, vàng, quần áo, gạo, thịt, rượu... trong việc cưới hỏi của nhà gái đối với nhà trai với ý nghĩa là điều kiện để được kết hôn, Thông tư hướng dẫn: "Về mặt hình sự, nếu việc yêu sách của cải trong việc cưới hỏi gắn liền với tảo hôn, hoặc cưỡng ép kết hôn, hoặc cản trở hôn nhân tự do và tiến bộ thì cần chú ý kết hợp xem xét, đánh giá trong những trường hợp phải xử lý nạn tảo hôn, cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự do và tiến bộ" [42, tr. 469]. Thứ năm, đối với hành vi lấy nhiều vợ - lấy vợ lẽ, Thông tư hướng dẫn: Đối với người lấy nhiều vợ, lấy vợ lẽ (từ sau ngày ban hành Luật HN&GĐ) chủ yếu vẫn là giáo dục, phê bình, để ngăn ngừa và chấm dứt. Cá biệt, nếu có tình tiết nghiêm trọng thì có thể bị xử phạt cảnh cáo hoặc tù treo hay tù giam về tội "lấy nhiều vợ" (hoặc tội lấy vợ lẽ). Nếu bị cáo đã bị xử phạt cảnh cáo hoặc tù treo mà vẫn không chịu cắt đứt với người vợ lẽ thì phải phạt tù giam. Tình tiết nghiêm trọng ở đây có thể là: đã được giáo dục, giải thích mà vẫn cố tình vi phạm; đã được Tòa án tuyên bố cuộc kết hôn là bất hợp pháp mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ vợ chồng; hành vi có tính chất lừa dối cơ quan, đoàn thể, lừa dối vợ trước hoặc vợ sau; gây ảnh hưởng, tác hại xấu, dư luận phản đối [42, tr. 470]. Thứ sáu, đối với hành vi thông gian, tức là hành vi quan hệ tình dục bất chính giữa một bên đang có vợ hoặc có chồng với người khác (dù là người này đã có hoặc chưa có vợ, có chồng), Thông tư nêu rõ: Trong tình hình xã hội miền Bắc nước ta hiện nay, không thể coi thông gian là một khuyết điểm về sinh hoạt cá nhân, mà khi có những tình tiết nghiêm trọng nhất định phải coi thông gian là một tội phạm đã xâm phạm đến quan hệ HN&GĐ được pháp luật bảo vệ, đến thuần phong mỹ tục và đến trật tự xã hội. Đường lối xử lý cần thiết hiện nay đối với tội thông gian là: biện pháp ngăn chặn tệ nạn này chủ yếu vẫn giáo dục. Các cơ quan, đoàn thể cần tăng cường công tác giáo dục quần chúng về đạo đức, xã hội mới, chống những tư tưởng và nếp sống sa đọa, đồi bại, trụy lạc do xã hội cũ để lại. Trong một số ít trường hợp cần thiết, có thể dùng biện pháp tư pháp để làm chỗ dựa cho công tác giáo dục nói trên. Những trường hợp cần thiết đó là: - Thông gian với vợ bộ đội, vợ cán bộ và vợ những người vì nhiệm vụ công tác mà phải thoát ly gia đình, tại những địa phương xảy ra nhiều vụ thông gian, làm ảnh hưởng đến tinh thần công tác của người chồng. - Thông gian có tính chất nghiêm trọng như: thông gian một cách trắng trợn hoặc kéo dài; do thông gian mà phá hoại hạnh phúc của nhiều gia đình; bất chấp sự giáo dục của cơ quan, đoàn thể hoặc sự phản đối của gia đình người chồng, của người vợ, của kẻ ngoại tình và bị quần chúng công phẫn đòi hỏi phải trừng phạt. - Do thông gian mà dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như gây ra án mạng, tham ô lớn, đào ngũ, đào nhiệm hoặc những hành động phạm pháp nghiêm trọng khác [42, tr. 471]. Thứ bảy, đối với hành vi đánh đập hoặc ngược đãi vợ, tức là những hành động của người chồng không đối xử bình đẳng, dân chủ với người vợ, xâm hại đến sức khỏe, nhân cách, quyền tự do của người vợ, Thông tư hướng dẫn: Biện pháp chủ yếu vẫn là giáo dục thường xuyên quan điểm bình đẳng và d