Cải cách hành chính là một công việc quan trọng, trên thế giới hiện nay không có
nước nào là không tiến hành nhiệm vụ cải cách hành chính, cải cách tổ chức bộ máy quản
lý Nhà nước. Nhưng đồng thời đây cũng là một công việc vô cùng khó khăn và phức tạp.
Cơ quan hành chính Nhà nước Việt Nam trong thời gian trước đây đã chứng tỏ là
kém hiệu lực. Bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều tầng nhiều nấc, với những chồng chéo,
mắt xích trung gian không cần thiết; sự phân định chức năng nhiệm vụ quyền hạn giữa các
cơ quan tổ chức và cán bộ Nhà nước không rõ ràng, có nhiều mâu thuẫn; hoạt động quản
lý trì trệ, quy trình ra quyết định chậm chạp, kém hiệu quả. Bên cạnh đó, quyết định quản
lý ban hành nhiều nhưng không được thực hiện nghiêm chỉnh, chất lượng các viên chức,
công chức giảm sút, việc sắp xếp cán bộ nhiều khi tuỳ tiện. Các nguyên tắc quản lý Nhà
nước chưa được nhận thức và áp dụng đúng đắn, vừa tồn tại bệnh tập trung quan liêu, vừa
có nhiều biểu hiện tư do, tuỳ tiện, vô chính phủ Tất cả các hiện tượng trên đây đã được
các cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước nhắc đến nhiều lần.
Thực tiễn yêu cầu bộ máy Nhà nước cần sự ổn định để bảo đảm quản lý Nhà nước
không bị gián đoạn. Song, “một bộ máy vững chắc cần phải thích hợp với mọi biến động.
Nếu sự vững chắc trở thành khô cứng, cản trở những biến đổi, thì tất yếu sẽ có đấu tranh.
Vì vậy cần phải bằng mọi cách dốc toàn lực làm cho bộ máy phục tùng chính trị”. Do đó,
cần phải đổi mới bộ máy quản lý và đổi mới quản lý Nhà nước nói chung để nó hoàn thành
được các nhiệm vụ chính trị của mình. Tại hội nghị Trung ương lần thứ 8 (khoá VII) đã đề
ra Nghị quyết “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính”. Mới đây tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IX cũng nêu rõ: “Xây dựng nền hành chính Nhà nước dân chủ, trong sạch,
vững mạnh, từng bước hiện đại hoá”. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong
công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay
19 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2301 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Các vấn đề về hành chớnh và cải cách hành chính ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
C¸c vÊn ®Ò vÒ c¶i c¸ch hµnh chÝnh ë ViÖt Nam
1
Đề tài: “Các vấn đề về hành chớnh và cải cách
hành chính ở Việt Nam”
C¸c vÊn ®Ò vÒ c¶i c¸ch hµnh chÝnh ë ViÖt Nam
2
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Nội dung
I. Khái niệm về hành chính và cải cách hành chính
II. Nguyên nhân cải cách hành chính ở Việt Nam
III. Các nhận thức và quan điểm về cải cách hành chính ở Việt Nam
Nhận thức về cải cách hành chính
Về phương diện quyền lực Nhà nước
Về phương diện kinh tế
Về phương diện xã hội
Quan điểm về cải cách hành chính ở Việt Nam
IV. Nội dung cải cách hành chính ở Việt Nam
Cải cách thể chế
Cải cách bộ máy hành chính từ Trung ương đến địa phương
Đổi mới, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức
Cải cách tài chính công
Kết luận
2
3
4
5
5
5
6
7
7
8
8
10
11
13
15
C¸c vÊn ®Ò vÒ c¶i c¸ch hµnh chÝnh ë ViÖt Nam
3
LỜI NÓI ĐẦU
Cải cách hành chính là một công việc quan trọng, trên thế giới hiện nay không có
nước nào là không tiến hành nhiệm vụ cải cách hành chính, cải cách tổ chức bộ máy quản
lý Nhà nước. Nhưng đồng thời đây cũng là một công việc vô cùng khó khăn và phức tạp.
Cơ quan hành chính Nhà nước Việt Nam trong thời gian trước đây đã chứng tỏ là
kém hiệu lực. Bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều tầng nhiều nấc, với những chồng chéo,
mắt xích trung gian không cần thiết; sự phân định chức năng nhiệm vụ quyền hạn giữa các
cơ quan tổ chức và cán bộ Nhà nước không rõ ràng, có nhiều mâu thuẫn; hoạt động quản
lý trì trệ, quy trình ra quyết định chậm chạp, kém hiệu quả. Bên cạnh đó, quyết định quản
lý ban hành nhiều nhưng không được thực hiện nghiêm chỉnh, chất lượng các viên chức,
công chức giảm sút, việc sắp xếp cán bộ nhiều khi tuỳ tiện. Các nguyên tắc quản lý Nhà
nước chưa được nhận thức và áp dụng đúng đắn, vừa tồn tại bệnh tập trung quan liêu, vừa
có nhiều biểu hiện tư do, tuỳ tiện, vô chính phủ… Tất cả các hiện tượng trên đây đã được
các cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước nhắc đến nhiều lần.
Thực tiễn yêu cầu bộ máy Nhà nước cần sự ổn định để bảo đảm quản lý Nhà nước
không bị gián đoạn. Song, “một bộ máy vững chắc cần phải thích hợp với mọi biến động.
Nếu sự vững chắc trở thành khô cứng, cản trở những biến đổi, thì tất yếu sẽ có đấu tranh.
Vì vậy cần phải bằng mọi cách dốc toàn lực làm cho bộ máy phục tùng chính trị”. Do đó,
cần phải đổi mới bộ máy quản lý và đổi mới quản lý Nhà nước nói chung để nó hoàn thành
được các nhiệm vụ chính trị của mình. Tại hội nghị Trung ương lần thứ 8 (khoá VII) đã đề
ra Nghị quyết “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính”. Mới đây tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IX cũng nêu rõ: “Xây dựng nền hành chính Nhà nước dân chủ, trong sạch,
vững mạnh, từng bước hiện đại hoá”. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong
công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.
C¸c vÊn ®Ò vÒ c¶i c¸ch hµnh chÝnh ë ViÖt Nam
4
I. Khái niệm về hành chính và cải cách hành chính:
Theo nghĩa thông dụng nhất, hành chính là hoạt động quản lý. Các hoạt động này
được thực hiện bởi các cơ quan hành chính Nhà nước. Đó là những cơ quan thực hiện các
hoạt động chấp hành, điều hành các mặt hoạt động của đời sỗng xã hội. Hệ thống các cơ
quan hành chính Nhà nước cũng chính là hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước.
Các loại cơ quan hành chính Nhà nước theo cơ sở pháp lý của việc thành lập:
Thứ nhất là các cơ quan hành chính mà việc thành lập được Hiến pháp quy định bao gồm:
Chính phủ với tư cách là cơ quan hành chính cao nhất; các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ thực hiện quản lý một ngành, lĩnh vực nào đó trong phạm vi cả nước; uỷ
ban nhân dân (UBND) các địa phương là các cơ quan hành chính của Nhà nước ở địa
phương.
Thứ hai là các cơ quan hành chính Nhà nước được thành lập trên cơ sở các đạo luật, các
văn bản dưới luật bao gồm các Tổng cục, các cục, vụ, sở, phòng ban, các đơn vị hành
chính sự nghiệp…
Trên cơ sở hành chính và cơ quan hành chính, có nhiều định nghĩa khác nhau về cải
cách hành chính, nhưng tựu chung lại, cải cách hành chính không tuần tuý là sự cải biến
mà là cuộc cách mạng có chủ thuyết chính trị và có kế hoạch, do Đảng cầm quyền khởi
xướng và lãnh đạo nhằm “xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh,
chuyên nghiệp, hiện đại hoá, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà
nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức
có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước”.
Cái đích của cải cách hành chính là xây dựng một nền hành chính gần dân, vì dân, đáp ứng
những đòi hỏi chính đáng của người lao động. Nền hành chính gần dân là nền hành chính
không có mục đích tự thân, mà chỉ có mục đích phục vụ dân, giữ gìn trật tự, kỷ cương của
xã hội, của chế độ. Thông qua đó, nền hành chính tác động tích cực đối với đời sống kinh
tế và đời sống xã hội.
Trên cơ sở các vấn đề trên, chúng ta phải cải cách hành chính xuất phát từ:
C¸c vÊn ®Ò vÒ c¶i c¸ch hµnh chÝnh ë ViÖt Nam
5
Nền hành chính trực tiếp tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp
luật của Nhà nước. Các chính sách và pháp luật đúng là những điều kiện tiên quyết,
song nhất thiết phải có một nền hành chính mạnh để đưa chúng vào cuộc sống và
phát huy hiệu quả trong thực tế. Hơn nữa, trong quá trình tổ chức thực hiện, nền
hành chính cũng góp phần tích cực vào việc sửa đổi, bổ sung và phát triển chính
sách cũng như pháp luật của nước nhà.
Các cơ quan hành chính Nhà nước với tư cách là những chủ thể trực tiếp tổ chức,
quản lý và xử lý công việc hàng ngày của Nhà nước liên quan đến quyền và lợi ích
của dân, là cầu nối trực tiếp giữa Đảng, Nhà nước và công dân. Nhân dân đánh giá
chế độ, Nhà nước một phần lớn và trực tiếp thông qua hoạt động của bộ máy hành
chính.
Trong bộ máy Nhà nước ta, các cơ quan hành chính Nhà nước là lực lượng đông
đảo nhất với hệ thống tổ chức đồng bộ theo ngành và cấp từ Trung ương đến chính
quyền cơ sở.
Cải cách hành chính nhằm khắc phục những yếu kém trong chỉ đạo, điều hành của bộ máy
hành chính đối với những nội dung và vấn đề nêu trên làm cho nền hành chính thích ứng
với mục tiêu mà công cuộc đổi mới đề ra.
II. Nguyên nhân cải cách hành chính ở Việt Nam:
Nền hành chính nước ta đã hoàn thành tốt nhiệm vụ qua các giai đoạn cách mạng,
nó có bước chuyển biến, tiến bộ trong quá trình đổi mới. Cụ thể:
(1) Thể hiện bản chất của nền dân chủ một cách nhất quán và ngày càng được nâng cao
qua các giai đoạn cách mạng của một Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
(2) Luôn là một bô phận hợp thành của hệ thống chính trị, thực hiện chức năng hành pháp
của quyền lực Nhà nước, phục vụ các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước.
(3) Hoạt động trong khuôn khổ pháp lý của Nhà nước pháp quyền, dựa trên cơ sở các văn
bản pháp quy về tổ chức bộ máy của nền hành chính Nhà nước.
C¸c vÊn ®Ò vÒ c¶i c¸ch hµnh chÝnh ë ViÖt Nam
6
(4) Bộ máy hành chính Nhà nước được từng bước kiện toàn, có phát huy hiệu lực và hiệu
quả, góp phần vào những thắng lợi của cách mạng. Có đội ngũ các nhà quản lý và công
chức có tinh thần yêu nước, trung thành với Tổ quốc, tôn trọng sự lãnh đạo của Đảng và
lợi ích của nhân dân, ngày càng nâng cao về kiến thức, kỹ năng hành chính.
Bên cạnh các thành tựu đạt được là vô số các vấn đề cần giải quyết,
Thứ nhất, cơ cấu tổ chức chưa hợp lý, trong đó chưa xác định đúng và phân biệt rõ
sự lãnh đạo của Đảng và vai trò, chức năng quản lý của Nhà nước, mối quan hệ phân công,
hợp tác giữa các cơ quan thực hiện chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp còn có chỗ
chưa hợp lý, rành mạch.
Thứ hai, quyền lập quy và hoạt động lập quy của hệ thống hành pháp chưa được
thực hiện mạnh mẽ, hệ thống pháp luật vừa thiếu vừa không đồng bộ, không hoàn chỉnh,
vừa có những mặt lạc hậu và không đáp ứng kịp yêu cầu của cơ cấu kinh tế và cơ chế thị
trường, cũng như yêu cầu chính trị, xã hội, văn hoá trong giai đoạn mới, giai đoạn củng cố
và hoàn thiện nền dân chủ XHCN.
Thứ ba, thể chế hành chính và bộ máy quản lý Nhà nước không phân định rõ và kết
hợp biện chứng giữa quản lý Nhà nước và quản lý kinh doanh.
Thứ tư, cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính bộc lộ nhiều nhược điểm, bộ máy tổ chức
cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian, nhiều đầu mối rườm rà, vừa tập trung quan liêu, vừa
phân tán, không quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ.
Thứ năm, đội ngũ công chức Nhà nước vừa quá đông, quá thừa những người yếu
kém, vừa thiếu cán bộ có năng lực cao, có phẩm chất đạo đức, kỷ luật, bệnh quan liêu,
tham nhũng trong một số không ít cán bộ công chức khá trầm trọng.
Thứ sáu, thể chế của nền hành chính một mặt, không được quy định chính thức,
chặt chẽ, mặt khác, lại sa vào một hệ thống thủ tục rườm rà, phức tạp, công việc hành
chính còn mang nặng tính chất bàn giấy, chậm trễ, kém hiệu lực và hiệu quả.
C¸c vÊn ®Ò vÒ c¶i c¸ch hµnh chÝnh ë ViÖt Nam
7
Thứ bảy, nghiệp vụ và kỹ thuật hành chính còn thủ công, lạc hậu, ít sử dụng kỹ
thuật hiện đại, hệ thống thông tin cũ, chưa bắt kịp sự phát triển của xã hội và đòi hỏi của
một Nhà nước hiện đại.
Nguyên nhận của những yếu kém là: do thiếu một hệ thống nhận thức, quan điểm,
nguyên tắc có đủ căn cứ khoa học và thiếu kiến thức thực tiễn, kỹ năng thực hành về hành
chính hiện đại, về xây dựng thể chế và tổ chức Nhà nước kiểu mới và nền hành chính Nhà
nước kiểu mới. Nhìn tổng thể bao gồm có năm điểm lớn:
(1) Bệnh quan liêu, cửa quyền, xa dân, xa cấp dưới, cơ sở.
(2) Nạn tham nhũng và lãng phí của công.
(3) Tình trạng phân tán, thiếu trật tự, kỷ cương trong hệ thống hành chính và trong xã hội.
(4) Bộ máy hành chính cồng kềnh, nặng nề, vận hành trục trặc.
(5) Đội ngũ cán bộ công chức thiếu kiến thức, năng lực, một bộ phận không nhỏ kém
phẩm chất, thậm chí hư hỏng.
III. Các nhận thức và quan điểm về cải cách hành chính ở Việt Nam:
Nhận thức về cải cách hành chính:
Cải cách hành chính là một bộ phận quan trọng của cải cách và đổi mới hệ thống
chính trị, tác động trực tiếp, làm thay đổi diện mạo của cơ cấu hành chính và thể chế hành
chính.
Về phương diện quyền lực Nhà nước:
Nền hành chính Nhà nước là hình thức thể hiện bên ngoài của quyền hành pháp
trong cơ cấu ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hiện nay có tình trạng là do nhận
thức của cán bộ, công chức về cải cách hành chính chưa rõ ràng và chưa thống nhất, còn
nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn chưa được làm sáng tỏ, việc triển khai các nhiệm vụ về
cải cách hành chính chưa được tiến hành đồng bộ với đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ
thống chính trị, cải cách hành chính chưa gắn bó chặt chẽ với hoạt động lập pháp và cải
cách tư pháp.
C¸c vÊn ®Ò vÒ c¶i c¸ch hµnh chÝnh ë ViÖt Nam
8
Trong chế độ ta, quyền lực Nhà nước tập trung thống nhất trong tay nhân dân lao
động dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam. Việc phân biệt ba loại quyền lập
pháp, hành pháp và tư pháp chỉ là sự phân công lao động quyền lực đặc biệt của CNXH.
Thực hiện quyền hành pháp thống nhất, có hiệu quả sẽ có tác động trở lại đối với hai
quyền kia và ngược lại. Tuy nhiên, trong điều kiện quyền lực của Nhà nước ta là thống
nhất nên việc phân công lao động quyền lực đặc biệt chính là sự phân công, phối hợp giữa
các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ và văn minh. Tuyệt nhiên không có sự đối kháng giữa ba quyền. Chính vì
vậy, khi nói cải cách hành chính theo phương diện quyền lực Nhà nước là thống nhất tức là
làm cho bộ máy Nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn, tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ
không chỉ các bộ phận trong cơ cấu các cơ quan hành chính mà còn tác động ảnh hưởng
trực tiếp đến hoạt động, tổ chức của các thiết chế của quyền lập pháp và hành pháp. Cũng
chính vì vậy, cải cách hành chính là làm cho cả bộ máy Nhà nước hoạt động có hiệu quả,
hiệu lực, thúc đẩy việc thực hiện tốt hơn cơ cấu quyền lực Nhà nướctrong điều kiện xây
dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam.
Về phương diện kinh tế:
Bất kỳ hoạt động nào của Nhà nước đều phải đặt trong mối quan hệ với các quan hệ
kinh tế, cải cách hành chính cũng được đặt ra trong mối quan hệ chặt chẽ với cải cách kinh
tế với từng bước đi và từng lĩnh vực, trên từng địa bàn nhằm tạo ra sự ăn khớp và thúc đẩy
lẫn nhau giữa cải cách hành chính và đổi mới cơ cấu quản lý kinh tế.
Việc triển khai các hoạt động kinh tế cũng cần đượ thực hiện bằng hệ thống thủ tục,
trình tự theo quy định của pháp luật (thủ tục hành chính) và hệ thống thứ bậc hành chính
mà chủ thể vận hành là công chức, viên chức Nhà nước. Mặt khác, hệ thống cơ quan hành
chính Nhà nước có thẩm quyền từ Trung ương đến địa phương cũng là tác nhân trực tiếp
làm cho nền kinh tế tăng trưởng hay suy thoái. Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, trong
đó là bộ máy cồng kềnh, nhiều tầng, nấc, quản lý không thông suốt, chưa có cơ chế, chính
sách tài chính thích hợp với hoạt động của các cơ quan hành chính, đơn vị sự ngiệp, tổ
chức làm dịch vụ công sẽ không chỉ tạo điều kiện cho tệ tham nhũng, quan liêu trong bộ
máy Nhà nước mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đầu tư, tạo ra sự bất bình đẳng
C¸c vÊn ®Ò vÒ c¶i c¸ch hµnh chÝnh ë ViÖt Nam
9
giữa các thành phần kinh tế, phá vỡ tính đồng bộ của nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN.
Cải cách thể chế hành chính trong thời gian tới phải tập trung vào việc đổi mới cơ
chế quản lý, phân biệt quyền của chủ sở hữu và quyền kinh doanh của doanh nghiệp.
Chuyển các doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh sang hoạt động theo cơ chế công ty trách
nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm đầy đủ
trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, cạnh tranh bình đẳng trước pháp luật, xoá bỏ
bao cấp của Nhà nước đối với doanh nghiệp.
Về phương diện xã hội:
Công dân, các doanh nghiệp đòi hỏi ở cải cách hành chính, đặc biệt là các cơ quan
hành chính, trong hoạt động của mình phải là biểu tượng của việc tuân thủ Hiến pháp và
pháp luật, phải thể hiện vai trò là người hướng dẫn, chỉ đạo, định hướng pháp lý cho một
sân chơi bình đẳng đối với xã hội nói chung và giới kinh doanh nói riêng.
Thực tiễn trong thời gian qua cho thấy sự mất lòng tin của nhân dân, của doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế vào các cơ quan Nhà nước, thể chế hành chính, thủ
tục hành chính. Bởi lẽ chúng ta chưa có một định hướng triệt để cho vấn đề cải cách hành
chính, nhiều quy định pháp luật, thủ tục hành chính rườm rà, gây ách tắc, làm mất nhiều
thời gian và công sức của người dân cũng như doanh nghiệp; một bộ phận công chức, viên
chức Nhà nước tham nhũng, tiêu cực…đã ảnh hưởng không nhỏ đến tính hiệu quả của
quản lý Nhà nước. Mặt khác, cải cách hành chính theo khía cạnh pháp lý, nhân đạo cũng
ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề dân sinh, an sinh xã hội, đến tính nhân văn của cuộc
sống xã hội, như: dân số và việc làm, vấn đề xoá đói giảm nghèo, tiền lương và thu nhập,
phát triển văn hoá, nghệ thuật, đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội…
Đảng ta đã đặt ra mục tiêu dân chủ hoá trong bộ máy Nhà nước để giải quyết mối
quan hệ giữa cải cách hành chính với các vấn đề xã hội trên. Theo nguyên lý tổ chức bộ
máy Nhà nước của đa số các nước trên thế giới cũng như trong Hiến pháp của Việt Nam,
cải cách hành chính gắn liền với mục tiêu xã hội, nó không chỉ dừng lại ở việc thu hút
nhân dân vào qúa trình thực hiện các vấn đề của Nhà nước mà bản thân các cơ quan Nhà
C¸c vÊn ®Ò vÒ c¶i c¸ch hµnh chÝnh ë ViÖt Nam
10
nước phải thực hiện nguyên tắc dân chủ thực sự, hướng về cơ sở, tạo điều kiện để nhân
dân quyết định những công việc lớn, hệ trọng của đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.
Quan điểm cải cách hành chínhở Việt Nam:
(1) Cải cách hành chính ở Việt Nam phải được đặt trong khuôn khổ các quan điểm và chủ
trương của Đảng Cộng Sản Việt Nam về đổi mới hệ thống chính trị và cải cách bộ máy
Nhà nước. Cải cách hành chính phải gắn liền với xây dựng và chỉnh đốn Đảng; đổi mới
phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước nói chung và nền hành chính nói riêng
nhằm giữ vững và phát huy bản chất của giai cấp công nhân, xây dựng Nhà nước Việt
Nam pháp quyền XHCN. Việc đổi mới phương thức lãnh đạo, tăng cường sự chỉ đạo của
Đảng thông qua việc định hướng chiến lược cải cách là vấn đề có tính tiên quyết, có ý
nghĩa quan trọng bảo đảm cho việc kiện toàn hợp lý tổ chức bộ máy Nhà nước, nâng cao
phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ công chức và góp phần thiết lập kỷ luật, kỷ cương
trong hệ thống các cơ quan hành chính.
(2) Quan điểm khoa học đồng bộ trong cải cách hành chính. Quan điểm khoa học đòi hỏi
chúng ta phải biết nghiên cứu, tiếp thu những luận điểm khoa học về quản lý Nhà nước,
thẩm định, lựa chọn những trí tuệ khoa học trong nước và thế giới. Tránh tình trạng giáo
điều hoặc cải cách hành chính theo lối “cắt giảm” mang tính “cơ học”, nhìn thấy cái lợi
ích trước mắt mà không thấy lợi ích lâu dài.
(3) Quan điểm về một nền hành chính được tổ chức thành một hệ thống thống nhất, ổn
định, hoạt động thông suốt. Quan điểm này đòi hỏi sự phân công, phân cấp và chế độ trách
nhiệm rành mạch, có kỷ cương nghiêm ngặt; cơ quan hành chính và cán bộ, công chức,
viên chức Nhà nước chịu sự giám sát chặt chẽ của nhân dân. Cần áp dụng các cơ chế, biện
pháp hữu hiệu để ngăn ngừa những hành vi mất dân chủ, tự do, tuỳ tiện, quan liêu, tham
nhũng, sách nhiễu, gây phiền hà cho dân.
(4) Cải cách hành chính phải được tiến hành từng bước vững chắc, có trọng tâm, trọng
điểm, lựa chọn khâu đột phá của từng giai đoạn cụ thể. Đây là quan điểm xuất phát từ thực
tiễn tổ chức và hoạt động của quá trình quản lý Nhà nước ở Việt Nam. Trong cải cách có
C¸c vÊn ®Ò vÒ c¶i c¸ch hµnh chÝnh ë ViÖt Nam
11
nhiều nội dung, hình thức phải làm; có vấn đề chủ yếu, trọng tâm, có những vấn đề là cơ
sở, là tiền đề, khâu đột phá của cả quá trình cải cách. Căn cứ vào giải pháp, nhiệm vụ này
cần đặt ra các chương trình cụ thể để thực hiện cho từng năm, từng giai đoạn. Đồng thời
cần phân công rõ trách nhiệm của từng bộ, nghành cụ thể trong việc thực hiện các nhiệm
vụ và giải pháp, tránh tình trạng đã có nội dung, giải pháp mà không có chủ thể thực hiện.
IV. Nội dung cải cách hành chính ở Việt Nam:
Cải cách thể chế:
Thể chế ở đây được hiểu là toàn bộ các quy định của pháp luật về việc xây dựng các
thiết chế và tổ chức thực hiện chúng trong quá trình thực thi. Cụ thể là:
- Xây dựng thể chế về tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính trước hết là tổ chức
và hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ và
Uỷ ban nhân dân các cấp về thẩm quyền quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung
và doanh nghiệp Nhà nước nói riêng nhằm phân biệt rõ quyền của chủ sở hữu, quyền quản
lý Nhà nước với quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp; về thể chế kinh tế thị trường
định hướng XHCN trong đó chú trọng về thị trường vốn và tiền tệ, thị trường chứng
khoán, thị trường bất động sản, thị trường khoa học và công nghệ, thị trường lao động và
dịch vụ. Đồng thời xây dựng mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân như: thu thập ý
kiến của nhân dân trước khi quyết định các chủ trương, chính sách quan trọng; chưng cầu
dân ý; xử lý các hành vi trái pháp luật của các cơ quan và cán bộ, công chức trong khi làm
nhiệm vụ; thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan hành chính và Toà án trong việc giải
quyết khiếu nại của nhân dân. Đây cũng là nhiệm vụ to lớn nhằm xác định lại mối quan hệ
quyền lực giữa bộ máy hành chính với xã hội, doanh nghiệp và công dân.
- Đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Quy trình này ở
nước ta từ trước đến nay còn nhiều bất cập, ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực thi pháp luật
và hiệu quả của hệ thống pháp luật. Do đó, việc cải cách thể chế cũng nhằm “bảo đảm c