Nhà nước là tổ chức quyền lực công cộng đặc biệt, phân chia và quản lí dân cư theo lãnh thổ, nắm giữ và thực hiện chủ quyền quốc gia, ban hành pháp luật và thực hiện quản lí xã hội bằng pháp luật, phục vụ lợi ích các giai tầng, lợi ích xã hội và phát triển đất nước”.
Từ khi xuất hiện, nhà nước đã là tổ chức đặc biệt hơn các tổ chức xã hội khác. Điều đó dẫn tới chức năng của nhà nước cũng đặc biệt. Bởi các yếu tố ảnh hưởng tói chức năng của nhà nước liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều phương diện và ảnh hưởng ở mức độ khác nhau.
7 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 13480 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Các yếu tố ảnh hưởng tới chức năng của nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Nhà nước là tổ chức quyền lực công cộng đặc biệt, phân chia và quản lí dân cư theo lãnh thổ, nắm giữ và thực hiện chủ quyền quốc gia, ban hành pháp luật và thực hiện quản lí xã hội bằng pháp luật, phục vụ lợi ích các giai tầng, lợi ích xã hội và phát triển đất nước”.
Từ khi xuất hiện, nhà nước đã là tổ chức đặc biệt hơn các tổ chức xã hội khác. Điều đó dẫn tới chức năng của nhà nước cũng đặc biệt. Bởi các yếu tố ảnh hưởng tói chức năng của nhà nước liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều phương diện và ảnh hưởng ở mức độ khác nhau.
Nhóm 4036A1 xin trình bày những điều đã tìm hiểu về những yếu tố ảnh hưởng tới chức năng của nhà nước. Bài làm vẫn còn nhiều thiếu sót, mong thầy cô cho chúng em ý kiến để hoàn thiện bài làm.
Xin chân thành cảm ơn!
B. NỘI DUNG
I.Khái niệm chức năng của nhà nước
“ Chức năng nhà nước là những phương diện hoạt động cơ bản, quan trọng nhất của nhà nước, phù hợp với bản chất, mục đích, nhiệm vụ quản lý nhà nước trên các lĩnh vực đời sống xã hội.”
Chức năng của nhà nước được xác định từ bản chất, vai trò của nhà nước trong đời sống xã hội. Và ngược lại, các chức năng nhà nước lại là sự biểu hiện cụ thể của bản chất và vai trò của nhà nước.Chức năng của nhà nước chịu ảnh hưởng lớn từ thực tế khách quan của tình hình chính trị, văn hoá, xã hội trong nước và quốc tế trong từng thời kì lịch sử cụ thể.
Các yếu tố ảnh hưởng tới chức năng của nhà nước
Các yếu tố bên trong:
Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, kinh tế trong xã hội.
-Lực lượng sản xuất: Lực lượng sản xuất là toàn bộ những năng lực sản xuất của xã hội ở các thời kỳ nhất định. Về mặt cấu trúc, lực lượng sản xuất xã hội bao gồm hệ thống những tư liệu sản xuất mà người ta dùng cho sản xuất, trong đó quan trọng nhất là công cụ lao động. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế là những nhân tố ảnh không nhỏ đến chức năng nhà nước. Mỗi bước phát triển của đời sống kinh tế lại đặt ra yêu cầu mới có tính xác định cụ thể với bộ máy nhà nước. Từ đó, chức năng nhà nước cũng có sự biến đổi, đòi hỏi cần phải có nhận thức mới đầy đủ hơn về nó.
Ví dụ, ở Việt Nam, lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, trình độ lao động ngày càng tăng, dẫn đến số lượng sản phẩm càng nhiều, nền kinh tế đi lên để phù hợp với lực lượng sản xuất, đòi hỏi Nhà nước phải có các chính sách, chủ trương, cơ chế mới để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển đúng với giai đoạn hiện tại.
b. Cơ cấu- phân tầng xã hội, mối quan hệ giữa các nhóm lợi ích trong xã hội
Yếu tố này xuất phát từ sự ảnh hưởng của bản chất Nhà nước (tính xã hội) đến chức năng nhà nước và ảnh hưởng lớn đến chức năng Nhà nước. Cơ cấu phân tầng của xã hội càng phức tạp, tức xã hội càng nhiều giai cấp, thì nhà nước càng cần phát triển các chức năng để đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Mối quan hệ giữa các nhóm lợi ích trong xã hội về kinh tế chính trị, xã hộilà cơ sở để nhà nước phát triển các chức năng của mình nhằm đảm bảo tính giai cấp và tính xã hội của Nhà nước. Ví dụ, Nhà nước chủ nô tồn tại hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ với mâu thuẫn giai cấp hết sức gay gắt nên một trong các chức năng nhà nước là duy trì sự thống của giai cấp chủ nô đối với giai cấp nô lệ. Đến Nhà nước xã hội chủ nghĩa không còn sự bóc lột giữa các giai cấp. Chức năng nhà nước là thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống, thực hiện công bằng xã hội, giải quyết hài hòa các lợi ích giữa nhà nước, cá nhân và cộng đồng.
c. Trình độ và trách nhiệm của các nhà chính trị, bộ máy nhà nước
Trình độ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phán đoán và phương pháp giải quyết công việc.Trách nhiệm ảnh hưởng đến tính thần, ý thức làm việc,của chủ thể. Trình độ và trách nhiệm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Có trình độ giúp các nhà chính trị nhận thức và hiểu rõ hơn trách nhiệm của mình. Ngược lại trách nhiệm giúp nâng cao tinh thần tự giác học tập, rèn luyện để phát triển trình độ, qua đó thực hiện công việc đặt ra nhanh chóng và đạt hiệu quả cao hơn. Hiện nay trong bộ máy nước Việt Nam còn tồn tại một bộ phận cán bộ nhà nước có trình độ hiểu biết kém, vô trách nhiệmđã ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín, khả năng thực hiện chức năng của nhà nước.
d, Lịch sử phát triển toàn dân tộc, truyền thống- văn hóa- tư tưởng.
Mỗi Nhà nước có một lịch sử ra đời và phát triển riêng dẫn đến việc có những chức năng khác nhau, phù hợp với nó. Ví dụ, ở kiểu Nhà nước chủ nô, để bảo vệ quyền lợi về tư liệu sản xuất cũng như địa vị của chủ nô, ngăn cản sự nổi dậy của nô lệ Nhà nước phải có chức năng trấn áp sự phản kháng của nô lệ và các tầng lớp nhân dân lao động bằng quân sự. Đến khi kiểu Nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa ra đời, do thực hiện mục tiêu tất cả quyền lực thuộc về tay nhân dân, chức năng bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và con người ra đời và được thể hiện trong Hiến pháp.
Các yếu tố truyền thống - văn hóa - tư tưởng là nguồn gốc của một số chức năng nhà nước nhất định. Ví dụ, ở Trung Quốc vua là thiên tử, có trách nhiệm “thế thiên hành đạo”, dân chúng luôn hết lòng phục vụ vua, coi vua là trung tâm. Điều này rất phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, dẫn đến việc duy trì sự thống trị về tư tưởng đối với quần chúng trở thành một chức năng của kiểu Nhà nước phong kiến, giúp Nhà nước quản lý và điều khiển quần chúng rất hiệu quả.
2. Yếu tố bên ngoài:. Quyền con người, dân chủ hóa và toàn cầu hóa ảnh hưởng đến nhiều chức năng nhà nước.
Dựa trên việc thừa nhận quyền con người và xem xét nó trên mọi phương diện, các quốc gia xây dựng hệ thống pháp luật trong nước phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế để đảm bảo cho người dân được thụ hưởng quyền con người một cách tốt nhất.
Quá trình dân chủ hóa quốc gia diễn ra đòi hỏi các quốc gia phải có những chính sách, quy định đảm bảo sự công bằng, bình đẳng giữa những người dân,phát huy quyền làm chủ của người dân
Trong thời đại ngày nay, khi toàn cầu hóa đã trở thành xu thế, sự hợp tác giữa các nước được thúc đẩy, các quá trình trao đổi, hợp tác kinh tế,tài chính,thương mại giữa các quốc gia trở nên tích cực hơn,các nước chủ động và tích cực tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Quyền con người, dân chủ hóa và toàn cầu hóa góp phần đẩy mạnh sự thực hiện và phát triển toàn diện của các chức năng Nhà nước như: chính trị, kinh tế, đối ngoại
III. Các yếu tố ảnh hưởng tới chức năng của nhà nước Việt Nam hiện đại
Chức năng tổ chức và quản lí kinh tế.
Chức năng này chịu ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chi phối nội dung, phương thức thực hiện chức năng tổ chức và quản lí kinh tế. Nhà nước chủ trương đưa ra chính sách thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Chức năng quản lí văn hóa, giáo dục, khoa học- công nghệ và xã hội.
Về văn hóa, giáo dục: Ảnh hưởng bởi truyền thống, tâm lí dân tộc, trình độ văn hóa, chính sách nhà nước và sự giao lưu văn hóa với thế giới.
Về khoa học- công nghệ: Ảnh hưởng bởi trình độ của lực lượng sản xuất tình hình phát triển khoa học công nghệ trong nước và trên thế giới.
Về xã hội: ảnh hưởng từ nhu cầu giải quyết các vấn đề xã hội trong nước và quốc tế. Ví dụ, Nhà nước có các chính sách đặc thù để hỗ trợ các hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số các chính sách về định canh định cư, đất ở, đào tạo nghề phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của từng vùng, từng dân tộc.
3 Chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích công dân
Ảnh hưởng bởi hoạt động xây dựng, tổ chức thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước và ý thức thực hiện pháp luật của nhân dân. Ví dụ trong hoạt động giao thông, ý thức một bộ phận người tham gia giao thông không tốt, còn lấn đường, vượt đèn đỏ... gây khó khăn cho đảm bảo thực hiện luật an toàn giao thông. Khi xảy ra tại nạn, người vi phạm luật sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật.
Chức năng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Ảnh hưởng từ tình hình chính trị trong khu vực và trên thế giới hiện nay, nhất là vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển đảo trên Biển Đông. Tình hình quốc tế đã buộc Nhà nước ta có những chính sách đối nội đối ngoại phù hợp để chống thù trong, giặc ngoài, bảo vệ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Ngoài ra còn ảnh hưởng bởi truyền thống –tư tưởng –văn hóa dân tộc. Với lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, ta đã phải đối mặt với biết bao kẻ thù xâm lược. Chính vì thế mà chức năng bảo vệ tổ quốc, chống sự xâm lược từ bên ngoài là một trong những chức năng cố định của Nhà nước ta.
Chức năng mở rộng hợp tác nhiều mặt và quan hệ hữu nghị với các nước.
Ảnh hưởng bởi sức mạnh và tiềm lực kinh tế, khả năng ổn định chính trị, mong muốn hòa bình hợp tác cùng phát triển của nước ta và các nước bạn.Ví dụ, Năm 1995, Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN với mong muốn hợp tác cùng phát triển về vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội
Kết luận
Chức năng của nhà nước ảnh hưởng bởi nhiều yếu tối về kinh tế, chính trị, xã hội do vậy ở mỗi thời kì của đất nước, nội dung, tính chất,mục đích của chức năng nhà nước có sự thay đổi nhất định. Việc xác định và thực hiện chức năng của nhà nước phải dựa trên tình hình kinh tế-chính trị- xã hội của đất nước và tình hình quốc tế trong từng thời kì lịch sử.
Việc xác định các yếu tố ảnh hưởng tới chức năng nhà nước tạo điều kiện để nghiên cứu sâu hơn về vấn đề lí luận này. Ngoài ra, đây còn tạo tiền đề để điều chỉnh chức năng nhà nước cho phù hợp với thời đại, đảm bảo sự đi lên bền vững của đất nước.