Luận án Bồi dưỡng công chức ngành nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính

Bồi dưỡng công chức là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm trong tiến trình đổi mới và cải cách hành chính (CCHC) với mục tiêu xây dựng đội ngũ công chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước; xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân1. Để thực hiện mục tiêu này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021. Bên cạnh đó, trong chỉ đạo điều hành hành chính, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2025 và nhiều văn bản liên quan khác. Quá trình thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng công chức trong bối cảnh CCHC giai đoạn 2011-2020 đạt được những kết quả thiết thực, “góp phần đáng kể vào việc nâng cao trình độ, năng lực và phẩm chất của đội ngũ công chức, đáp ứng yêu cầu cơ bản của sự nghiệp đổi mới đất nước”2 và xây dựng đội ngũ công chức “đạt chuẩn về chuyên môn, lý luận chính trị và tiêu chuẩn ngạch công chức”3, là tiền đề để tiếp tục thực hiện CCHC giai đoạn 2021-2030.

pdf165 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 244 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Bồi dưỡng công chức ngành nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN VĂN SƠN BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC NGÀNH NỘI VỤ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN VĂN SƠN ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC NGÀNH NỘI VỤ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 9340403 LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUẢN LÝ CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS. Triệu Văn Cường 2. TS. Vũ Thanh Xuân HÀ NỘI, 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi. Nguồn dữ liệu phục vụ phân tích, đánh giá thực trạng đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ được xác định rõ ràng. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực, khách quan của kết quả nghiên cứu Luận án./. NGHIÊN CỨU SINH Nguyễn Văn Sơn MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, MÔ HÌNH MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 4. Phương pháp nghiên cứu 5 5. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu 9 6. Dự kiến những đóng góp mới của đề tài 10 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 10 8. Cấu trúc của đề tài 11 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Cách tiếp cận và nội dung tổng quan nghiên cứu 12 1.2. Hướng nghiên cứu thực tiễn về bồi dưỡng công chức 13 1.3. Hướng nghiên cứu lý luận về bồi dưỡng công chức 17 1.4. Hướng nghiên cứu về quản lý công chức 21 1.5. Hướng nghiên cứu trọng tâm của đề tài Luận án 25 Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC NGÀNH NỘI VỤ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH 2.1. Công chức ngành Nội vụ 29 2.1.1. Khái niệm 29 2.1.2. Đặc điểm của công chức ngành Nội vụ 32 2.1.3. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của công chức ngành Nội vụ 34 2.2. Cải cách hành chính và hoạt động bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính 37 2.2.1. Cải cách hành chính và yêu cầu của cải cách hành chính đối với công chức ngành Nội vụ 37 2.2.2. Hoạt động bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính 48 2.2.3. Thang đo nghiên cứu, mô hình nghiên cứu về bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính 56 2.3. Hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính 59 2.3.1. Tiêu chí đánh giá hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính 59 2.3.2. Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính 61 2.3.3. Thang đo nghiên cứu, mô hình nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính 68 Chương 3. THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC NGÀNH NỘI VỤ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH 3.1. Thực trạng công chức ngành Nội vụ 73 3.2. Thực trạng bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính giai đoạn 2017-2021 79 3.2.1. Thống kê của cơ quan quản lý về thực trạng bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ 79 3.2.2. Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh về thực trạng bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ 91 3.2.3. Đánh giá thực trạng bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ 102 3.3. Hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính giai đoạn 2017-2021 105 3.3.1. Đánh giá của cơ quan quản lý về hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ 105 3.3.2. Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh về hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ 115 Chương 4. NÂNG CAO HIỆU QUẢ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC NGÀNH NỘI VỤ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030 4.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính 119 4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính 121 4.2.1. Cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính giai đoạn đến năm 2030 121 4.2.2. Nội dung giải pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính giai đoạn đến năm 2030 127 4.3. Khuyến nghị 135 KẾT LUẬN 138 TÀI LIỆU THAM KHẢO 142 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT 1. CCHC : Cải cách hành chính 2. CĐ : Cao đẳng 3. CV : Chuyên viên 4. CVC : Chuyên viên chính 5. CVCC : Chuyên viên cao cấp 6. ĐH : Đại học 7. HCNN : Hành chính nhà nước 8. LLCT : Lý luận chính trị 9. NCS : Nghiên cứu sinh 10. QLNN : Quản lý nhà nước 11. SĐH : Sau đại học 12. VTLT : Văn thư, lưu trữ : DANH MỤC BẢNG BIỂU, MÔ HÌNH, BIỂU ĐỒ Trang BẢNG BIỂU Bảng 1 Thang đo nghiên cứu về bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính 56 Bảng 2 Thang đo nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính 67 Bảng 3 Thống kê công chức của ngành Nội vụ của 20 tỉnh, thành phố năm 2021 75 Bảng 4 Thống kê mẫu khảo sát 76 Bảng 5 Đánh giá của 20 Sở Nội vụ về thực trạng bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ địa phương giai đoạn 2017-2021 79 Bảng 6 Thống kê trình độ ngoại ngữ, tin học, kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch của công chức của ngành Nội vụ của 20 tỉnh, thành phố năm 2021 85 Bảng 7 Thống kê trình độ lý luận chính trị công chức ngành Nội vụ của 20 tỉnh, thành phố năm 2021 89 Bảng 8 Kết quả kiểm định thang đo nghiên cứu về bồi dưỡng công chức đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính 90 Bảng 9 Tương quan giữa các biến của mô hình nghiên cứu về bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính 91 Bảng 10 Thống kê các biến của thang đo nghiên cứu về bồi dưỡng công chức đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính 92 Bảng 11 Đánh giá của 20 Sở Nội vụ về phẩm chất, trình độ, năng lực của công chức ngành Nội vụ địa phương 106 Bảng 12 Kết quả thống kê và kiểm định thang đo nghiên cứu về hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính 114 Bảng 13 Kết quả kiểm định thang đo nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính 122 Bảng 14 Tương quan giữa các biến của mô hình nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính 123 MÔ HÌNH Hình 1 Mô hình nghiên cứu về bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính 58 Hình 2 Mô hình nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính 69 BIỂU ĐỒ Biểu đô 1 Thống kê ý kiến đánh giá về bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành cho công chức ngành Nội vụ 93 Biểu đồ 2 Thống kê ý kiến đánh giá về bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, vị trí việc làm cho công chức ngành Nội vụ 95 Biểu đồ 3 Thống kê ý kiến đánh giá về bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cải cách hành chính cho công chức ngành Nội vụ 98 Biểu đồ 4 Thống kê ý kiến đánh giá về bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức cho công chức ngành Nội vụ 99 Biểu đồ 5 Thống kê ý kiến đánh giá về hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính 115 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Bồi dưỡng công chức là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm trong tiến trình đổi mới và cải cách hành chính (CCHC) với mục tiêu xây dựng đội ngũ công chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước; xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân1. Để thực hiện mục tiêu này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021. Bên cạnh đó, trong chỉ đạo điều hành hành chính, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2025 và nhiều văn bản liên quan khác. Quá trình thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng công chức trong bối cảnh CCHC giai đoạn 2011-2020 đạt được những kết quả thiết thực, “góp phần đáng kể vào việc nâng cao trình độ, năng lực và phẩm chất của đội ngũ công chức, đáp ứng yêu cầu cơ bản của sự nghiệp đổi mới đất nước”2 và xây dựng đội ngũ công chức “đạt chuẩn về chuyên môn, lý luận chính trị và tiêu chuẩn ngạch công chức”3, là tiền đề để tiếp tục thực hiện CCHC giai đoạn 2021-2030. Thực tế quản lý nhà nước (QLNN) ở Việt Nam, việc tham mưu cho Đảng, Nhà nước xây dựng, triển khai thực hiện CCHC và bồi dưỡng công chức thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngành Nội vụ. Để thực hiện được mục 1 Chính phủ (2011), Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011. Chính phủ (2021), Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021. 2 Triệu Văn Cường, Nguyễn Minh Phương (2018), Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở Việt Nam trong hội nhập quốc tế, Nxb. Hồng Đức, tr.10. 3 Bộ Nội vụ (2020), Báo cáo số 7046/BC-BNV ngày 31/12/2020. 2 tiêu bồi dưỡng công chức trong bối cảnh CCHC nêu trên, chất lượng đội ngũ công chức ngành Nội vụ là một trong những nhân tố quyết định. Điều này là bởi vì, đội ngũ công chức ngành Nội vụ vừa là lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ CCHC, tham mưu hoạch định chính sách cải cách nền hành chính, cải cách chế độ công vụ, vừa là lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng cũng như tham mưu hoạch định chính sách bồi dưỡng công chức của đất nước. Và trong bối cảnh đẩy mạnh cải cách công vụ, công chức, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ công chức đi đôi với nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hiện nay, thì yêu cầu nâng cao chất lượng bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ càng trở nên cấp bách. Thực tiễn những năm qua cho thấy chất lượng bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ, bên cạnh những ưu điểm vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém và trước những đòi hỏi của CCHC trong xu hướng hội nhập; công chức ngành Nội vụ vẫn chưa thực sự đáp ứng được các yêu cầu cả về số lượng và chất lượng: Chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của Ngành, trong một số lĩnh vực còn thiếu cả về số lượng và hạn chế về chất lượng (lĩnh vực tôn giáo, văn thư - lưu trữ, thi đua - khen thưởng)4. Công chức ngành Nội vụ mặc dù được bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch hàng năm và đạt chuẩn về trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học, kiến thức QLNN theo tiêu chuẩn ngạch, kiến thức quản lý theo chức vụ bổ nhiệm với tỷ lệ cao, nhưng năng lực thực tiễn sử dụng còn yếu, nhất là năng lực khai thác, sử dụng trình độ ngoại ngữ, tin học: Chưa khai thác được các tính năng ưu việt của máy vi tính, mà chủ yếu chỉ là soạn thảo văn bản phục vụ công việc; khả năng giao tiếp, trực tiếp làm việc với đối tác nước ngoài rất hạn chế, khó đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh CCHC và hội nhập quốc tế5. 4 Bộ Nội vụ (2020), Báo cáo số 7046/BC-BNV ngày 31/12/2020. 5 Bộ Nội vụ (2022), “Điều tra thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực ngành Nội vụ”, Dự án điều tra, khảo sát cấp bộ, mã số DA.02/20, nghiệm thu ngày 20/9/2022, Quyết định công nhận kết quả thực hiện số 731/QĐ-BNV ngày 29/9/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. 3 Hạn chế trên đang đặt ra thách thức đối với các nhà lãnh đạo ngành Nội vụ, rằng “Làm thế nào để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng nhằm xây dựng đội ngũ công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu CCHC” trong khi chính đội ngũ công chức của Ngành lại là những người tham mưu hoạch định chính sách cải cách nền hành chính, cải cách chế độ công vụ, chính sách đối với công chức của các bộ, ngành, địa phương trên cả nước. Để giúp các nhà lãnh đạo giải quyết những vấn đề khó khăn, thách thức trên, việc đẩy mạnh nghiên cứu về hoạt động bồi dưỡng công chức nhằm cung cấp thêm những luận cứ, luận chứng, những thông tin khoa học phục vụ cho việc tham mưu hoạch định chính sách và chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo ngành Nội vụ là rất cần thiết. Chính vì thế, nghiên cứu sinh (NCS) đã lựa chọn chủ đề “Bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính” làm đề tài nghiên cứu Luận án chuyên ngành Quản lý công. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu a) Mục đích Luận án được thực hiện nhằm góp phần là làm sáng tỏ thực trạng bồi dưỡng, hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ trong bối cảnh CCHC giai đoạn 2017-2021 (thời điểm ban hành và triển khai thực hiện Nghị định số 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức). Từ đó, NCS đề xuất giải pháp phù hợp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu CCHC giai đoạn đến năm 2030. b) Nhiệm vụ - Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến bồi dưỡng công chức, hiệu quả bồi dưỡng công chức; liên quan đến CCHC để làm cơ sở xây dựng khung lý thuyết của đề tài Luận án. - Phân tích, đánh giá, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế của hoạt động bồi dưỡng công chức; hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ trong bối cảnh CCHC giai đoạn 2017-2021. - Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu CCHC giai đoạn đến năm 2030. 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm hai nội dung: Bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ; hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ. - Bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ: Bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành bắt buộc hàng năm; Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, vị trí việc làm; Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ CCHC; Bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức. - Hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ: Phẩm chất, trình độ, năng lực của công chức sau khi được bồi dưỡng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là giới hạn vấn đề cần nghiên cứu, tìm hiểu. Trong đề tài Luận án này, NCS xác định phạm vi nghiên cứu gồm: Phạm vi khách thể, nội dung và phạm vi không gian, thời gian. a) Phạm vi khách thể và nội dung nghiên cứu - Phạm vi khách thể của hoạt động bồi dưỡng là công chức ngành Nội vụ. Xét ở phạm vi hẹp, công chức ngành Nội vụ là những người làm việc trong cơ quan Bộ Nội vụ, Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ. Xét ở phạm vi rộng, công chức ngành Nội vụ là những người làm việc trong các cơ quan, đơn vị khác nhưng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của ngành Nội vụ, chẳng hạn như Vụ Tổ chức cán bộ, Ban Tổ chức cán bộ, Phòng Tổ chức cán bộ, Văn phòng, của các Bộ, Cơ quan ngang bộ, các Sở... Trong đề tài Luận án, NCS tiếp cận công chức ngành Nội vụ ở phạm vi hẹp (công chức cơ quan Bộ Nội vụ, Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ). Việc xác định khách thể tập trung nghiên cứu khách thể là công chức chuyên môn; không bao công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. - Phạm vi nội dung nghiên cứu của đề tài được giới hạn ở đối tượng nghiên cứu, gồm Bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ; hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ, cụ thể là: 5 + Nội dung bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ được xác định trên cơ sở Nghị định số 101/2017/NĐ-CP và một số văn bản liên quan, bao gồm: Bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành bắt buộc hàng năm; Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, vị trí việc làm (Bồi dưỡng kiến thức QLNN theo tiêu chuẩn ngạch công chức; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu của vị trí việc làm); Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ CCHC; Bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức. + Hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ được thể hiện qua nhiều khía cạnh, chẳng hạn như: Hiệu quả về chi phí (ngân sách), hiệu quả về thời gian thực hiện, hiệu quả về thực tiễn (phẩm chất, trình độ, năng lực của công chức sau khi được bồi dưỡng). Trong đề tài này, NCS chỉ tập trung nghiên cứu về hiệu quả bồi dưỡng công chức thể hiện qua khía cạnh: Phẩm chất, trình độ, năng lực của công chức sau khi được bồi dưỡng. b) Phạm vi không gian và thời gian - Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện trong phạm vi ngành Nội vụ. NCS thực hiện việc chọn mẫu bao gồm cơ quan Bộ Nội vụ và một số Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ (20 Sở Nội vụ, 60 Phòng Nội vụ) của địa phương đại diện cho ba miền của đất nước. - Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện thông qua việc điều tra, khảo sát hoạt động bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ giai đoạn 2017- 2021 và đề xuất giải pháp đến năm 2030. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Nguồn dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài bao gồm cả nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. Đối với mỗi loại dữ liệu trên, NCS lại có phương pháp thu thập riêng để có được nguồn dữ liệu trung thực, đáng tin cậy nhất phục vụ cho việc phân tích thực trạng bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ. 6 4.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Để có được dữ liệu thứ cấp, NCS thu thập các công trình nghiên cứu trước có liên quan đến bồi dưỡng công chức và bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đã được công bố như: Đề tài nghiên cứu khoa học, giáo trình, sách tham khảo, bài tạp chí khoa học chuyên ngành, bài viết mang tính nghiên cứu và trao đổi trên các diễn đàn internet, văn bản pháp luật, báo cáo của cơ quan nhà nước, v.v. Sau khi thu thập các tài liệu trên, tác giả thực hiện việc sắp xếp, phân loại theo thời gian, theo từng nội dung cụ thể có liên quan đến các phần, mục trong đề tài để thuận tiện cho việc mã hóa các dữ liệu này. 4.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp Để thu thập dữ liệu sơ cấp, tác giả sử dụng phương pháp định tính (phỏng vấn sâu đối với một số chuyên gia, nhà quản lý liên quan đến hoạt động bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ) và phương pháp định lượng (điều tra, khảo sát bằng Phiếu khảo sát đối với các đối tượng là công chức lãnh đạo, quản lý cơ quan, đơn vị ngành Nội vụ). a) Phương pháp nghiên cứu định tính Trong phương pháp này, tác giả phỏng vấn sâu/xin ý kiến một số chuyên gia, nhà quản lý liên quan đến hoạt động bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ. Nội dung phỏng vấn/xin ý kiến được thiết kế thành câu hỏi mở dựa trên cơ sở mục tiêu và nội dung nghiên cứu của để tài nhằm thu thập thông tin đánh giá, phản biện, góp ý của các chuyên gia, nhà quản lý về thực trạng bồi dưỡng, hiệu quả bồi dưỡng công chức của ngành Nội vụ thời gian qua. Việc phỏng vấn/xin ý kiến chuyên gia được thực hiện một cách linh hoạt trong quá trình thực hiện đề tài Luận án, theo thời gian thích hợp và không đưa dữ liệu vào Phụ lục Luận án. b) Phương pháp nghiên cứu định lượng 7 Trong phương pháp này, NCS thực hiện điều tra, khảo sát qua Phiếu khảo sát đối với các đối tượng là công chức lãnh đạo, quản lý cơ quan, đơn vị ngành Nội vụ nhằm thu thập ý kiến đánh giá của nhà quản lý về việc tham gia bồi dưỡng của công chức chuyên môn và hiệu quả bồi dưỡng của các cơ quan ngành Nội vụ. Việc điều tra, khảo sát được thực hiện qua nhiều kênh thông tin, gồm cả khảo sát trực tiếp và khảo sát qua các cơ quan đầu mối ở địa phương. Các câu hỏi trong Phiếu khảo sát được thiết kế có liên quan đến vấn đề bồi dưỡng công chức dựa trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. Quy mô mẫu và nội dung bảng hỏi được trình bày dưới đây: - Mẫu khảo sát Việc điều tra, khảo sát để thu thu thập thông tin dự kiến hướng vào 450 công chức, bao gồm: 50 công chức là Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương thuộc cơ quan Bộ Nội vụ; 280 Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng của 20 sở Nội vụ đại diện cho 3 miền của đất nước và 120 Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Nội vụ của 20 địa phương có Sở Nội vụ nêu trên. Trong đề tài nghiên cứu này, NCS sử dụng phương pháp phân tích tương quan trong nghiên cứu định lượng. Trên cơ sở xây dựng khung lý thuyết gồm 2 mô hình nghiên cứu: Mô hình 1 gồm 17 biến quan sát (Bảng 1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_boi_duong_cong_chuc_nganh_noi_vu_dap_ung_yeu_cau_cai.pdf
  • pdf2. TÓM TẮT LUẬN ÁN - TV.pdf
  • pdf3. TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾNG ANH.pdf
  • pdf4. TRANG THÔNG TIN MỚI.pdf
  • pdf6. TRÍCH YẾU LUẬN ÁN TIẾN SĨ.pdf
  • pdfQĐ HĐ cấp HV.pdf
Luận văn liên quan