Đề tài Các yếu tố tác động đến việc định hướng nghề nghiệp cho sinh viên hiện nay (nghiên cứu 5 trường ĐH )

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN HIỆN NAY 1.Mục đích : Làm rõ thực trạng định hướng giá trị nghề nghiệp và những yếu tố tác động đến định hướng giá trị nghề nghiệp Đưa ra những khuyến nghị , giải pháp nhằm khuyến khích những định hướng giá trị nghề nghiệp hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội

doc21 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 10564 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các yếu tố tác động đến việc định hướng nghề nghiệp cho sinh viên hiện nay (nghiên cứu 5 trường ĐH ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN HIỆN NAY 1.Mục đích : Làm rõ thực trạng định hướng giá trị nghề nghiệp và những yếu tố tác động đến định hướng giá trị nghề nghiệp Đưa ra những khuyến nghị , giải pháp nhằm khuyến khích những định hướng giá trị nghề nghiệp hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội 2. Nhiệm vụ : Tìm hiểu thực trạng định hướng nghề nghiệp của sinh viên hiện nay Tìm hiểu các yếu tố tác động đến quá trình định hướng nghề nghiệp của sinh viên Phân tích những biến đổi trong định hướng nghề nghiệp của sinh viên trong thời kỳ đổi mới Góp phần đánh giá hậu quả của những biến đổi đó với đời sống xã hội Đưa ra dự báo và mộ số kiến nghị nhằm giải quyết các vấn đề xã hội được đặt ra 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu : 4.1 Đối tượng và khách thể nghiên cứu Đối tương : Định hướng giá trị nghề nghiệp và những yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp : Khách thể : Sinh viên 4.2 Địa bàn nghiên cứu : ĐH Bách Khoa ĐH KTQD ĐH Khoa học xã hội và nhân văn ĐH Ngoại ngữ- ĐH Quốc gia HN ĐH DL Đông Đô 5. Giả thuyết : Khi chọn nghành học và chọn nghề sau khi ra trường, sinh viên thường căn cứ vào những yếu tố đặc biệt sau : Năng lực cá nhân Ý kiến cha mẹ người thân Ý kiến nhóm bạn và sở thích Trào lưu xã hội Hiện nay khi chọn nghành học và nghề sinh viên còn căn cứ và các yếu tố khác như : Điểm chuẩn vào trường thấp Có học bổng khi học Dễ kiếm việc làm khi ra trường, nhất là những ngành nhu cầu việc làm đang lớn Việc làm có thu nhập cao Cha mẹ , người thân Gia đình Hành vi chọn nghề Kinh tế thị trường Thái độ Bạn bè Nhóm người cùng sở thích Nhà trường Giá trị chuẩn mực văn hóa truyền thống Hệ thống giá trị chuẩn mực nghề nghiệp Sinh viên Nhận thức Văn hóa bên ngoài xâm nhập Xu hướng phát triển KY_XH Định hướng giá trị nghề nghiệp chung Xã hội Định hướng nghề của sinh viên 6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu : 6.1 Cơ sở lý luận : Trình bày trên cơ sở việc vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện trong các văn kiện nghị quyết của Đảng và nhà nước Lý thuyết xã hội học về giá trị và chuẩn mực xã hội 6.2 Phương pháp nghiên cứu : Định tính : PVS: 30 sinh viên Phân tích tài liệu : Các sách báo và các công trình liên quan Định lượng : 100 mẫu tại 5 trường ĐH Kết cấu nghiên cứu của Luận văn: Phần 1 :Tổng quan về vấn đề nghiên cứu : Phần 2 :Nội dung Chương 1 :Lý luận về giá trị và định hướng giá trị nghề nghiệp Chương 2 :Tình hình định hướng nghề nghiệp của sinh viên Phần 3 : Kết luận và khuyến nghị: PHẦN 2 : NỘI DUNG LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ NGHỀ NGHIỆP : 1. CÁC QUAN NIỆM VỀ GIÁ TRỊ : ( Tìm ) Khái niệm giá trị (Tìm) Quá trình hình thành và định hướng giá trị ( Tìm ) Chức năng của chuẩn mực giá trị xã hội Phân loại Vai trò 2. Định hướng giá trị nghề nghiệp Cơ cấu hoạt động nghề nghiệp : Cơ cấu lao động nghề nghiệp : Định hướng giá trị nghề nghiệp và sự phát triển nhân tố con người ( Tìm ) CHƯƠNG 2 : TÌNH HÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY 2.1 Công tác đào tạo bậc đại học ở nước ta Năm 1975, 95% mù chữ vài trường đại học cao đẳng đào tạo cho bộ máy cai trị 1979-1989 Tăng 2.5 lân. Năm 1995 , 827.659 người có trình độ cao đẳng đại học đang làm việc 1997-1998 . Nước ta có 126 trường ĐH .Năm 1999 số trường dân lập là 16 trường. Số sinh viên 1988 :260.577 người .Tăng 2.9 lần so với năm 1994 Cơ cấu nghề đào tạo 2.2 Những yếu tố tác động đến sự lựa chọn của sinh viên trước khi vào trường Là sự tìm kiếm , khẳng định giá trị xã hội có liên quan đến nghề nghiệp trong tương lai. Đó là những vấn đề như uy tín nghề nghiệp , vị trí của ngành nghề đó trong xã hội và lợi ích vật chất xã hội và tinh thần mà họ có được khi hành nghề , sở thích và năng lực cá nhân , nhu cầu của xã hội về nhành nghề đó trong cả hiện thực lẫn tương lai Trong sự lựa chọn nghề nghiệp của mình người sinh viên chịu sự chi phối bởi rất nhiều yếu tố : lợi ích cá nhân ,ảnh hưởng gia đình , của môi trường xã hội… Mức độ tác động của các yếu tố này đối với mỗi sinh viên khác nhau.Điều này không chỉ phụ thuộc vào sở thích , năng lực cá nhân bản thân sinh viên mà còn phụ thuộc vào thành phần xuất thân , vào môi trường xã hội mà họ sống trước khi vào trường và vào điều kiện xã hội của đất nước Với câu hỏi “ Bạn vào trường và ngành đang học vì lý do gì “ Tổng hợp các câu trả lời cho thấy sinh viên lựa chọn nghề nghiệp tương lai của mình vì những lý do có liên quan đến lợi ích cá nhân ( Hợp với khả năng và sở thích , dề tìm việc làm , điểm chuẩn vừa sức ) rồi những lý do liên quan đến truyền thống gia đình, ý kiến cha mẹ và của bạn bè Trong những lý do đưa ra “ hợp với khả năng và sở thích “ được nhiều sinh viên lựa chọn nhất : 76% sinh viên dược hỏi lựa chọn ngành học vì lý do này . Thậm chí có 85 % trong đó coi đây là lý do quan trọng nhất ( chiếm 65% tổng số sinh viên được hỏi ) Trường Tỷ lệ lựa chọn Số lượng Tỷ lệ (% ) Bách Khoa 16 76.2 KT Quốc dân 14 73.7 KHXH và nhân văn QG 12 60 Ngoại ngữ - ĐH QG 12 60 Đông Đô 11 55 Theo bảng số liệu thì số lượng sinh viên vào trường hợp do hợp khả năng và sở thích chiếm tỷ lệ cao nhất, đại học bách khoa là trường khoa học tự nhiên và đào tạo những kỹ sư cho các nhành kỹ thuật cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa đòi hỏi những đóng góp của trường này rất nhiều . DO vậy tuy điểm chuẩn vào những đóng góp ý của trường này rất nhiều . Do vậy tuy điểm chuẩn vào trường cao và nội dung đào tạo nặng nhưng vẫn có rất đông sinh viên đăng kí dự thi Trường kinh tế quốc dân là trường có nhiều sinh viên dự thi bởi trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường rất cần nhiều cử nhân trong lĩnh vực này, Do vậy sinh viên thích học trường này cũng là điều dễ hiểu. Tỷ lệ sinh viên thì vào trường ĐH Đông Đô vì thấy hợp khả năng và sở thích là thấp nhất trong cả 5 trường , Theo tâm lý chung , những học sinh thi vào những trường dân lập phần lớn là để dự trù cho khả năng họ bị trượt tại các trường quốc lập. Họ không muốn vào học các trường dân lập vì nhiều nguyên nhân như học phí cao , cơ sỏ vật chất không đầy đủ , sợ chất lượng không đảm bảo cũng như khó tìm việc làm sau khi ra trường . Lý do đầu tiên mà sinh viên dự thi vào các trường đại học dân lập là vì các trường này điểm chuẩn thấp . Điều này thể hiện qua con số 44,4 % ý kiến cho là “ điểm chuẩn vừa sức “ , ngược lại sinh viên trường ĐH Đông Đô vào trường này vì thấy hợp với sở thích và khả năng thì lại rất thấp Lý do “ dễ tìm kiếm việc làm “ chiếm vị trí thứ hai về số lượng trong các lý do chọn trường và ngành học được đưa ra với 35 % số sinh viên được hỏi trong đó 15 % coi đây là lý do quan trọng nhất. Có thể thấy hiện nay sinh viên rất coi trọng yếu tố tìm kiêm việc làm , bởi sau khi tốt nghiệp đại học , sinh viên phải tự lo công việc cho mình . Chính vì vậy , trước khi vào trường học họ đã nghĩ đến việc ra trường họ sẽ làm việc ở đâu ? Có dễ tìm việc hay không? Bảng 2 : Tỷ lệ sinh viên chọ trường vì thấy dễ xin việc: Trường Tỷ lệ lựa chọn Số lượng Tỷ lệ (% ) Bách Khoa 4 19 KT Quốc dân 2 10.5 KHXH và nhân văn QG 5 25 Ngoại ngữ - ĐH QG 5 25 Đông Đô 2 10 Cách đây 10 đến 15 năm , tiêu chí này không được nêu ra hoặc được nêu ra dưới hình thức “ dễ phân công công tác “ thì ngày nay lý do này được bản thân sinh viên và gia đình đặc biệt quan tâm . Trước đây , chúng ta đào tạo sinh viên theo kế hoạch nhà nước . Sinh viên ra trường có việc làm . Họ không lo thất nghiệp và nếu có lo thì chỉ lo sao cho có chỗ làm việc thuận lợi nhất cho mình . Thế nhưng hiện nay , điều này đã hoàn toàn thay đổi. Sinh viên ra trường phải đi tìm việc và nếu muốn làm việc thườn phải qua những cuộc thi tuyển gắp gao . Trong khi đó tỉ lệ thất nghiệp nói chung và tỷ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp nói riêng ngày càng gia tăng . Riêng Hà Nội hiện nay có tỷ lệ sinh viên mới ra trường và không tìm được việc làm cao nhất cả nước . Chính vì vậy , động cơ vào học những ngành dễ tìm việc làm hình thành và ngày càng có xu hướng phát triển dưới tác động của điều kiện kinh tế xã hội hiện nay . Do sự chuyển đổi cơ chế quản lý và tác động của cơ chế thị trường đã dẫn đến sự thay đổi trong định hướng nghề nghiệp của sinh viên . Trong thời bao cấp , do những chuẩn mực giá trị nghề nghiệp được xác định là làm việc trong nhà nước , tập thể ? Làm việc ở thành phố và những nơi có điều kiện ? Làm việc trong những ngành nghiên cứu hay trong ngành sản xuất ? Làm việc trong ngành sản xuấy thì làm chân tay hay trí óc ? .. Sẽ quyết định thế nào . Đã có thời người ta xác định “ Nhất Y , nhì Dược , tạm được Bách Khoa, Sư Phạm bỏ qua….” Nhưng ngày nay , tiêu chí này đã thay đổi . Vấn đề không chỉ là làm nhẹ hay nặng , ở nơi “ sang “ hay “ kém sang “ , nghề được “ trọng vong “ hay “ kém trọng vọng “ mà còn là thu nhập cao hay thu nhập thấp ? … ra trường có kiếm được việc làm hay không ? …Chính vì vậy ngày nay nhiều người xác định “ nhất kinh tế , nhì tin học , ba du lịch , bốn luật học … “ Điều này dẫn đến sự bùng nổ các quy mô đào tạo những trường thuộc nhóm kinh tế và tin học , du lịch , luật . Tuy đây thật sự là những ngành quan trọng trong sự phát triển đất nước nhưng những năm qua , trong đào tạo , cung vượt quá mức cầu. Hơn nữa chất lượng đào tạo lại không đáp ứng được đòi hỏi của công việc nên dân đến tình trạng “ thừa thầy thiếu thợ “ ở một số ngành nghề . CHính vì vậy khi vào học sinh viên nghĩ đây là những ngành dễ xin việc nhưng thực tế khi họ ra trường lại rất dễ rơi vào tình trạng thất nghiệp . Đây đang là vấn đề đáng báo động đối với cơ cấu đào tạo của nước ta Trong số những sinh viên coi yếu tố “ dễ tìm việc làm “ là quan trọng nhất khi lựa chọn vào trường và ngành học thỉ tỷ lệ cao nhất thuộc về sinh viên trường ĐH – Ngoại ngữ . Sở dĩ như vậy vì nước ta đang trên con đường mở rộng giao lưu quốc tế , nhiều lĩnh vực có đối tác nước ngoài nên có nhu cầu ngoại ngữ rất cao Tỷ lệ thứ 2 thuộc về sinh viên trường ĐH Bách Khoa chiếm 27.6 % Điều này phù hợp với nhu cầu về nhân lực ngành công nghiệp nhằm phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Sinh viên khi lựa chọn nghề nghiệp tương lai của mình chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố song mức độ tác động của yếu tố này lại khác nhau . Nó tùy thuộc vào bản thân người sinh viên vào khả năng học tập cũng như hoàn cảnh gia đình và môi trường xã hội mà họ đang sống Trước hết sinh viên chịu tác động của yếu tố tâm lý giới tính . Khi xem xét các lý do lựa chọn trường và nhành học thì 75% sinh viên nam coi lý do “ hợp với khả năng và sở thích “ là quan trọng nhất còn tỷ lệ ở nữ chỉ là 55.8% . CÓ sự chênh lệch đó là do sinh viên nam thường tự tin hơn , hành động theo sở thích của mình nhiều hơn . Ngược lại , 13.5% nữ giới coi lý do vào trường quan trọng nhất của họ và theo ý kiến cha mẹ. Trong khi đó , tỷ kệ này ở sinh viên nam chỉ là 2.1 % Điều này cho thấy sinh viên nữ phụ thuộc vào gia đình và cha mẹ trong việc lựa chọn ngành học nhiều hơn sinh viên nam . Đối với lý do “ dễ tìm việc làm “ thì tỷ lệ lựa chọn của sinh viên nam và sinh viên nữ là tương đương nhau (14.6%) và 15.4 % . Như vậy vấn đề việc làm là một mối quan tâm chũng của tất cả các sinh viên khi vào học chứ không chịu tác động nhiều của yếu tố giới tính Trong tổng số những sinh viên trả lời rằng lý do quan trọng nhất của họ khi thi vào trường là lý do điểm chuẩn vừa sức thì tỷ lệ sinh viên nữ chiếm 13.5% cao hơn rất nhiều so với sinh viên nam chỉ có 4.2% . Có sự chênh lêch này là do nhiều sinh viên nam thi vào trường vì thấy hợp khả năng và sở thích hơn sinh viên nữ. Đồng thời sinh viên nữ khi chọn trường lo ngại về khả năng trúng tuyển của mình hơn sinh viên nam. Chính vì vậy , họ dễ dàng lựa chọn một trường hoặc một ngành học có điểm chuẩn thấp để nâng cao khả năng được vào học mà xem nhẹ hơn những yếu tố hợp với khả năng và sở thích hoặc dẽ xin việc làm điều đặc biệt đáng quan tâm ở đây là tất cả các sinh viên thi vào trường do tác động của bạn bè đều là các sinh viên nữ. Do cỡ mâu điều tra nhỏ không thể khẳng định rằng không có sinh viên nam dự thi do tác động của bạn bè nhưng điều này cho thấy sinh viên nữ chịu tác động của bạn bè trong lựa chọn ngành học nhiều hơn sinh viên nam Lý do GIOI TINH Nam Nữ Số lượng Tỷ lệ (% ) Số lương Tỷ lệ (%) Hợp với khả năng và sở thích 36 75 29 55.8 Dễ tìm việc làm 7 14.6 8 15.4 Ý kiến cha mẹ 1 2.1 7 13.5 Điểm chuẩn vừa sức 2 4.2 7 13.5 Bảng số liệu thống kê trên cho thấy tác động của yếu tố giới tình là khá rõ ràng. Sinh viên nam thường tự tin vào bản thân và quyết đoán trong việc lựa chọn ngành nghề hơn sinh viên nữ . Ngược lại sinh viên nữ lại chịu ảnh hưởng của những tác động bên ngoài như ý kiến của cha mẹ , của bạn bè hơn sinh viên nam . Nó thấy cha mẹ dễ hướng nghiệp cho con gái hơn vì con trai vì con giá dễ nghe lời cha mẹ hơn. Một yếu tố nữa tác động đến sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên thường là mức sống gia đình . Những sinh viên sống trong gia đình và có mức sống cao thì lý do quan trọng nhất của họ lựa chọn vào trường là hợp với khả năng và sở thích (40% ) rồi mới đến lý do là “ dễ tìm việc làm “ (30%) . Trong khi đó các sinh viên sống ở gia đình có mức sống thấp thì lý do mà họ cho là quan trọng nhất khi lựa chọn trường và ngành học là lý do “ dễ tìm việc làm” (50%) Còn lý do “ hợp với khả năng và sở thích thì chỉ có 16.7% . Như vậy mức sống gia đình có tác động rõ rệt đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên Do điều kiện kinh tế, các sinh viên sống trong những gia đình khá giả có thể tự do lựa chọn nhành học hợp với khả năng và sở thích . Họ không phải quá chú trọng đến vấn đề có việc làm sau khi ra trường. Ngược lại, đối với những sinh viên sống trong gia đình có mức sống thấp thì vấn đề có việc làm sau khi ra trường là đặc biệt quan trọng . Vì nhu cầy kinh tế thúc bách nên những sinh viên này chấp nhận việc theo học mà họ không yêu thích nhưng có thể đảm bảo việc làm sau này. Ngoài ra những sinh viên có gia đình mức sống thu nhập thấp còn có thể không học được những trường và ngành học mà họ thấy hợp với khả năng và sở thích của mình những chi phí kinh tế quá cao : học phí quá cao. Chi phí sinh hoạt trong quá trình học tập không thể đáp ứng được… trong những ngành học đòi hỏi phải đầu tư nhiều về dụng cụ học tập : kiến trúc , mỹ thuật ,… có thể thấy rằng mức sống của gia đình không chỉ ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên học tập của sinh viên suốt trong quá trình học tập Không ú sinh viên vì không có tiền mà phải nghỉ hoặc hoặc sinh hoạt kham khổ dẫn đến sức khỏe yếu , tác động trực tiếp đến kết quả học tập . Môi trường sống khác nhau , giữa thành thị và nông thôn cũng là một yếu tố có tác động đến lựa chọn ngành nghề của sinh viên . Theo kết quả số liệu khảo sát thu được thì sinh viên sống ở thành thị chọn ngành học phù hợp với khả năng và sở thích cao hơn sinh viên sống ở nông thôn Lý do vào học Nơi ở sinh viên trước khi vào trường Thành thị Nông thôn Hợp với khả năng và sở thích 60 27.7 Dễ tìm việc làm 17.2 12.5 Điểm chuẩn vừa sức 9.4 20.9 Như vậy sinh viên sống ở thành thị được tự do lựa chọn ngành học hợp với sở thích hơn sinh viên sống ở nông thôn rất nhiều . Điều này có thể được lý giải bởi nguyên nhân : Sinh viên thành thị tự tin , quyết đoàn hơn sinh viên nông thôn trong việc lựa chọn ngành học vì họ tiếp xúc với nhiều thông tin hơn , ít chịu ảnh hưởng của yếu tố kinh tế và có nhiều tự do trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Ngoài ra có thể nói rằng chất lượng học tập của học sinh ở nông thôn không cao bằng chất lượng học tập học sinh thành thị . Học sinh ở nông thôn không có điều kiện học tập tốt do kinh tế kem , quỹ thời gian eo hẹp do họ phải tham gia công việc đồng áng việc gia đình , Cơ sở vật chất của trường cũng không được đảm bảo … Chính vì vậy khi đi thi họ phải tự lượng sức mình , Điều này cũng thể hiện trong số các tài liệu tham khảo thu được về tỷ lệ sinh viên ở nông thôn chọn ngành học có điểm chuẩn vừa sức cao hơn tỉ lệ sinh viên ở thành thị , Đó cũng là một trong những lý do khiên sính viên ở nông thôn khó theo học được các ngành nghề mà họ yêu thích Riêng lý do “ dễ tìm việc làm “ tỷ lệ lựa chọn khá tương đương giữa thành thị và nông thôn. Tuy cũng có những sự khác biệt giữa 2 môi trường sống nhưng độ chênh lệch ở lý do nào đó là không đáng kể khi so sánh 2 lý do đã nêu ở trên . Nghề nghiệp của cha mẹ cũng là yếu tố tác động đến lựa chọn nghề của sinh viên Khi so sánh giữa sinh viên nam có cha mẹ là công nhân viên nhà nước và sinh viên có cha mẹ làm buôn bán dịch vụ cho thấy . tỷ lệ sinh viên có cha mẹ làm công nhân viên chức lựa chọn trường và ngành học vì lý do “ dễ tìm việc làm cao hơn hẵn tỷ lệ sinh viên có cha mẹ làm buôn bán dịch vụ ( 73.3 % ) Như vậy những sinh viên mà cha mẹ làm nghề buôn bán dịch vụ có nhu cầu việc làm sau khi ra trường thấp hơn những sinh viên mà cha mẹ họ là cán bộ công nhân viên nhà nước ,. Có sự chênh lệch này là do những sinh viên sau khi ra trường thấp hơn những sinh viên mà cha mẹ họ là cán bộ công nhân nhà nước . Có sự chênh lệch này là do những sinh viên mà cha mẹ làm nghề buôn bán dịch vụ có thể phụ giúp công việc của cha mẹ mình nếu sau khi sau trường mà họ không có việc làm . Đôi khi , ngay từ đầu họ đã xác định alf nơi làm việc sau khi ra trường là nơi sản xuất kinh doanh , dịch vụ là đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ của cha mẹ , Cũng có thể vì lý do này mà họ lại ít được chọn ngành học phù hợp với khả năng và sở thích hơn những sinh viên có cha mẹ là cán bộ , công nhân viên nhà nước ( tỷ lệ ở đây là 42.9 và 69.8 % ) . Trong những trường hợp mà cha mẹ sinh viên là nông dân thì hầu như là không có tác động đến định hướng nghề nghiệp cho con cái, Nguyên nhân ở đây là có sự hạn chế về trình độ học vấn của họ cũng như sự khó khăn trong việc tiếp xúc với tông tin có liên quan đến việc định hướng nghề nghiệp cho con cái . Những sinh viên có cha mẹ là nông dân do những đặc điểm về nơi cư trú cũng như điều kiện sống nên họ có sự lựa chọn những ngành học mà điểm chuẩn vừa sức cao hơn hẳn những sinh viên có cha mẹ là cán bộ công nhân viên nhà nước (25% so với 4.8 % ) . Theo ý kiến của một số sinh viên xuất thân từ nông thôn thì họ quyết định như vậy cũng do mong muốn của cha mẹ muốn con được vào đại học , Những điều này cho thấy ý kiến của cha mẹ là một yếu tố quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp cho con cái . Là những người có kinh nghiệm sống , cha mẹ thường có tác động tốt đến việc xác định nghề nghiệp trong tương lai của con cái . Tuy nhiên cũng còn một số trường hợp cha mẹ áp đặt con cái phải đi theo những nghành nghề không phù hợp nên dẫn đến những kết quả học tập và làm việc không có chất lượng 3. TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ VIỆC LÀM ĐẾN ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN Hiện nay ở nước ta do cơ chế quản lý kinh tế đang có nhiều thay đổi , ảnh hưởng cả tích cực lẫn tiêu cực tới thị trường lao động nên vấn đề việc làm rất được quan tâm , Giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động là một trong những vấn đề kinh tế xã hội cấp bách của Đảng và nhà nước , Tuy nhiên nền kinh tế thị trường phát triển dường như khó có thể giải quyết hoàn toàn vấn đề thất nghiệp . Thất nghiệp đã trở thành một đặc trưng của nền kinh tế thị trường. Trong thị trường, trừ những nghành mới xuất hiện , nhu cầu lao động cao còn thì giải quyết việc làm cho sinh viên ra trường là một vấn đề khó khăn . Thường thì sinh viên mới ra trường , kinh nghiêm chưa có, kỹ năng lao động chưa tốt , do vậy làm gì ? làm ở đâu ? làm thế nào? Là những câu hỏi lớn đặt ra cho họ … Số liệu thống kê ở phần trên cho thấy , vấn đề việc làm luôn được mọi đối tượng sinh viên quan tâm khi họ lựa chọn ngành và trường học cho dù sinh viên đó là nam hay nữ , sống ở thành thị hay nông thôn , cha mẹ làm nghề gì , hoàn cảnh gia đình như thế nào. Có thể nói rằng việc làm đã trở thành một vấn đề quan trọng số một của mọi sinh viên sau khi họ trải qua giai đoạn đào tạo nghề nghiệp Ở đây, khi xem xét tác động của yếu tố việc làm dẫn đến định hướng nghề nghiệp cho sinh viên , chúng tôi tìm hiểu những nhu cầu của họ đối với công v