Hiện tượng phụnữViệt Nam kết hôn với người nước ngoài đã từng tồn tại trong
lịch sử. Hiện tượng này tiếp tục trởthành những trào lưu thông qua quá trình giao
tiếp trong đời sống lao động họctậpcủa người Việt Nam với người nước ngoài.
Ngày nay, trong xu hướng mởcửa hội nhập,Việt Nam đã ký hiệp định tham gia
mởrộng thịtrường lao động với hơn 40 quốc gia trên thếgiới. Cùng với sựhội
nhập đó, hôn nhân có yếu tốnước ngoài ởnước ta ngày càng trởnên phổbiến,
nhất là việc các cô gái Việt Nam lấy chồng là người Trung Quốc, Đài Loan, Hàn
Quốc.
Việc kết hôn của phụnữViệt Nam với người nước ngoài một mặt góp phần
tăng cường mối quan hệngoại giao của nước ta với các nước bạn trên thếgiới.
Nhưng bên cạnh đó, xu hướng hôn nhân này cũng đặt ra nhiều vấn đềkhiến xã hội
phải quan tâm. Bởi lẽ, không phải cô gái Việt nào lấy chồng ngoại quốc cũng được
hưởng một cuộc sống như các cô từng nghĩ là sẽđược “đổi đời”. Mà đằng sau
những cuộc hôn nhân ấy, có không ít các cô gáiphải chịu một cuộc sống đầy rẫy
những khó khăn nơi đất khách quê người. Vì nhiều người đàn ông ởcác nước khác
họnghèo hoặc có hoàn cảnh éo le vềsức khỏe, tuổi tác nên họkhông đủtiền đểlấy
vợ ởquốc gia họ. Do vậy, họđã hướng tới các vùng quê nghèo của Việt Nam để
tìm cô dâu thông qua các công ty môi giới vềhôn nhân.
Trong những năm gần đây, tình trạng hôn nhân có yếu tốnước ngoài ởnước ta
ngày một gia tăng. Xu hướng chủyếu là việc các cô dâu Việt Nam kết hôn với nam
giới là người Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc. Các cuộc hôn nhân này chiếm
tới 98% sốcuộc hôn nhân có yếu tốnước ngoài . [ ]. Từnăm 2003 trởlại đây, xu
hướng nam giới Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc sang Việt Nam phát triển mạnh
3
mẽvà có diễn biến phức tạp. Những cuộc hôn nhân này mang tính chất khá đặc
biệt. Đó là không phải các cuộc hôn nhân ấy đều mang màu sắc tình yêu, vì tình
yêu của đôi nam nữ. Mà thực chất những cuộc hôn nhân ấy mang những mục đích
vềkinh tế. Như ước mơ “thoát nghèo” , vì muốn được ra nước ngoài của một sốcô
gái Việt Nam. Cũng có trường hợp là các cô gái bịlừa gạt dẫn tới hôn nhân ép
buộc.
Vậy tình hình hôn nhân có yếu tốnước ngoài của ởnước ta hiện nay ra sao?
Những yếu tốnào là nguyên nhân gây nên tình trạng hôn nhân có yếu tốnước
ngoài ởnước ta hiện nay? Đềtài “Các yếu tốtác động đến xu hướng hôn nhân của
phụnữViệt Nam với người nước ngoài sẽgóp phần giải đáp câu hỏi trên. Đềtài
xin giới hạn ởviệc nghiên cứu với trường hợp các cô gái Việt Nam lấy chồng là
người Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc.
21 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3139 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các yếu tố tác động đến xu hướng phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài (Nghiên cứu trường hợp phụ nữ Việt Nam kết hôn nam công dân Trung Quốc), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0MỤC LỤC
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài 3
2.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4
2.1 Mục đích nghiên cứu 4
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
3. Phương pháp nghiên cứu 5
3.1 Phương pháp luận 5
3.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể 5
II.PHẦN NỘI DUNG 5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 5
1.Cơ sở lý luận của đề tài 5
2.Những khái niệm liên quan 7
Chương 2. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN XU HƯỚNG PHỤ NỮ VIỆT NAM
KẾT HÔN VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ( TRUNG QUỐC , ĐÀI LOAN , HÀNH
QUỐC) 8
1. Tình hình kết hôn của phụ nữ Việt Nam với nam công dân 8
Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc trong những năm gần đây
1.1 Tình hình kết hôn của phụ nữ Việt Nam với nam công dân Trung Quốc 8
1.2 Tình hình kết hôn của phụ nữ Việt Nam với nam công dân Đài Loan 9
1.3 Tình hình kết hôn của phụ nữ Việt Nam với nam công dân Hàn Quốc 11
2. Các yếu tố tác động đến việc phụ nữ Việt Nam kết hôn với người Trung
Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc
2.1 Các yếu tố thuộc về cá nhân các cô dâu Việt Nam lấy chồng nước ngoài 12
12.2 Sự gần gũi về không gian địa lý và văn hóa giữa các quốc gia 14
2.3 Ảnh hưởng của quá trình phát triển về kinh tế và thương mại 15
2.4 Sự môi giới hôn nhân 16
2.5 Một số nguyên nhân từ phía các quốc gia có nam giới kết hôn 18
với phụ nữ Việt Nam.
2.6 Một số nguyên nhân về văn hóa, tâm lý xã hội và pháp luật Việt Nam 18
III KẾT LUẬN 19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
2PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Hiện tượng phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài đã từng tồn tại trong
lịch sử. Hiện tượng này tiếp tục trở thành những trào lưu thông qua quá trình giao
tiếp trong đời sống lao động học tập của người Việt Nam với người nước ngoài.
Ngày nay, trong xu hướng mở cửa hội nhập, Việt Nam đã ký hiệp định tham gia
mở rộng thị trường lao động với hơn 40 quốc gia trên thế giới. Cùng với sự hội
nhập đó, hôn nhân có yếu tố nước ngoài ở nước ta ngày càng trở nên phổ biến,
nhất là việc các cô gái Việt Nam lấy chồng là người Trung Quốc, Đài Loan, Hàn
Quốc.
Việc kết hôn của phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài một mặt góp phần
tăng cường mối quan hệ ngoại giao của nước ta với các nước bạn trên thế giới.
Nhưng bên cạnh đó, xu hướng hôn nhân này cũng đặt ra nhiều vấn đề khiến xã hội
phải quan tâm. Bởi lẽ, không phải cô gái Việt nào lấy chồng ngoại quốc cũng được
hưởng một cuộc sống như các cô từng nghĩ là sẽ được “đổi đời”. Mà đằng sau
những cuộc hôn nhân ấy, có không ít các cô gái phải chịu một cuộc sống đầy rẫy
những khó khăn nơi đất khách quê người. Vì nhiều người đàn ông ở các nước khác
họ nghèo hoặc có hoàn cảnh éo le về sức khỏe, tuổi tác nên họ không đủ tiền để lấy
vợ ở quốc gia họ. Do vậy, họ đã hướng tới các vùng quê nghèo của Việt Nam để
tìm cô dâu thông qua các công ty môi giới về hôn nhân.
Trong những năm gần đây, tình trạng hôn nhân có yếu tố nước ngoài ở nước ta
ngày một gia tăng. Xu hướng chủ yếu là việc các cô dâu Việt Nam kết hôn với nam
giới là người Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc. Các cuộc hôn nhân này chiếm
tới 98% số cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài . [ ]. Từ năm 2003 trở lại đây, xu
hướng nam giới Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc sang Việt Nam phát triển mạnh
3mẽ và có diễn biến phức tạp. Những cuộc hôn nhân này mang tính chất khá đặc
biệt. Đó là không phải các cuộc hôn nhân ấy đều mang màu sắc tình yêu, vì tình
yêu của đôi nam nữ. Mà thực chất những cuộc hôn nhân ấy mang những mục đích
về kinh tế. Như ước mơ “thoát nghèo” , vì muốn được ra nước ngoài của một số cô
gái Việt Nam. Cũng có trường hợp là các cô gái bị lừa gạt dẫn tới hôn nhân ép
buộc.
Vậy tình hình hôn nhân có yếu tố nước ngoài của ở nước ta hiện nay ra sao?
Những yếu tố nào là nguyên nhân gây nên tình trạng hôn nhân có yếu tố nước
ngoài ở nước ta hiện nay? Đề tài “Các yếu tố tác động đến xu hướng hôn nhân của
phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài sẽ góp phần giải đáp câu hỏi trên. Đề tài
xin giới hạn ở việc nghiên cứu với trường hợp các cô gái Việt Nam lấy chồng là
người Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1 Mục đích nghiên cứu:
Mô tả thực trạng phụ nữ Việt Nam lấy chồng là người Trung Quốc, Đài
Loan, Hàn Quốc trong những năm gần đây.
Phân tích các yếu tố tác động tới xu hướng hôn nhân của phụ nữ Việt Nam
với người nước ngoài (cụ thể là người Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc). Từ
đó đề xuất những giải pháp nhằm giảm thiểu xu hướng phụ nữ Việt Nam lấy
chồng nước ngoài
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Thao tác hóa các khái niệm và lý thuyết có liên quan trong quá trình nghiên
cứu.
4Tìm hiểu thực trạng phụ nữ Việt Nam kết hôn với nam giới là người Trung
Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc.
Tìm hiểu các yếu tố tác động tới xu hướng kết hôn của một của một số phụ
nữ Việt Nam với nam giới là người Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc.
Đưa ra các kết luận, khuyến nghị nhằm giảm thiểu tình trạng phụ nữ Việt
Nam kết hôn với nam giới là người Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc.
3. Phương pháp nghiên cứu:
3.1Phương pháp luận: Đề tài vận dụng phương pháp duy vật biện chứng làm
nền tảng và cơ sở cho nghiên cứu này.
3.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
Phương pháp phân tích tài liệu: Đề tài tiến hành tìm hiểu và sử dụng một số các
nguồn tài liệu của những nghiên cứu trước đây, các nguồn cơ bản khác như báo
mạng, các tạp chí về hôn nhân, gia đình… liên quan tới vấn đề nghiên cứu nhằm
tìm hiểu rõ thêm nội dung cũng như những luân điểm nghiên cứu của đề tài này.
II NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận của đề tài:
Đề tài vận dụng một số lý thuyết xã hội học làm cơ sở nghiên cứu như: Lý
thuyết chức năng, lý thuyết hành vi lựa chọn, lý thuyết xã hội hóa.
1.1 Theo hướng tiếp cận của lý thuyết chức năng:
“Xã hội là một hệ thống tương đối chặt chẽ được cấu thành từ các tiểu hệ
thống. Mỗi tiểu hệ thống giữ một vai trò nhất định, thực hiện những chức năng nhất
5định để duy trì sự tồn tại và phát triển của toàn bộ hệ thống”. (Các lý thuyết XHH –
Vũ Quang Hà, tr.146). Vận dụng lý thuyết chức năng, đề tài nhằm tìm hiểu vai trò
của gia đình, xem gia đình có vai trò gì với người con gái có ý định lấy chồng là
nước ngoài.
1.2 Lý thuyết hành vi lựa chọn của George Homans
George Homans (1910 – 1989), là nhà xã hội học người Mỹ, một trong
những tác giả của lý thuyết trao đổi xã hội. Ông có ý thức rõ về vai trò của mỗi
tương tác trực tiếp giữa các cá nhân và quan tâm tìm hiểu các đặc điểm của mối
tương tác xã hội ở cấp độ vi mô hơn là đặc điểm của hệ thống xã hội cấp vĩ mô.
Theo thuyết lựa chọn duy lý đòi hỏi phải phân tích hành động lựa chọn của
cá nhân trong mối liên hệ với cả hệ thống xã hội của nó bao gồm các cá nhân khác
với những nhu cầu và sự mong đợi của họ, các khả năng lựa chọn và các sản phẩm
đầu ra của từng lựa chọn cùng các đặc điểm khác. Do đó, sự tác động của nhiều yếu
tố như vậy mà các hành vi lựa chọn duy lý của các cá nhân có thể tạo ra những sản
phẩm phi lý không mong đợi của cả nhóm, tập thể. Theo đó, ông nhấn mạnh đến sự
trao đổi của các cá nhân trong các nhóm nhỏ mà thông qua đó các cá nhân học tập
và hình thành nhân cách của mình. Hành vi sơ đẳng được Homans định nghĩa là
hành vi mà con người lặp đi lặp lại không phụ thuộc vào việc nó có được hoạch
định hay không. Hành vi xã hội sơ đẳng dưới nhiều hình thức từ phản xạ có điều
kiện đến kỹ năng, kỹ xảo đến thói quen. Cá nhân sẽ quyết định lựa chọn một hành
động nào đấy ngay cả khi giá trị của nó thấp nhưng bù lại, họ chọn hành động vì
tính khả thi rất cao. Ở đây, những giá trị của kết quả, giá trị của phần thưởng và cả
sự mong đợi của mỗi cá nhân bắt nguồn từ hệ chuẩn mực xã hội như phong tục tập
quán, truyền thống.
6Xét trong trường hợp những phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài:
Người phụ nữ và những gia đình của họ phải lựa chọn những hành động mà mình
mong đợi.
1.3 Lý thuyết xã hội hóa:
Nhằm chỉ quá trình con người trở thành con người xã hội khi được nuôi
dưỡng trong những thiết chế xã hội, khởi đầu từ gia đình, một thiết chế xã hội đặc
thù, và tiếp đó là các thiết chế xã hội khác.
Vận dụng lý thuyết xã hội hóa để giải thích cách các cá nhân tiếp nhận
những thông tin, kiến thức từ môi trường bên ngoài ( môi trường nhà trường, gia
đình, bạn bè, truyền thông đại chúng) về vệc kết hôn với người nước ngoài như thế
nào. Hay là những tác động của các yếu tố văn hóa, xã hội của các nước Trung
Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc có ảnh hưởng tới xu hướng kết hôn của phụ nữ Việt
Nam.
2.Các khái niệm liên quan:
Kết hôn: Theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, kết hôn là việc nam nữ
xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng
ký kết hôn. Hôn nhân là quan hệ vợ chồng sau khi đã kết hôn.
Quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân giữa công dân
Việt Nam với người nước ngoài; giữa người nước ngoài với người thường trú tại
Việt Nam; giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm
dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở
nước ngoài.
7CHƯƠNG 2
1. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN XU HƯỚNG PHỤ NỮ VIỆT NAM KẾT
HÔN VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ( TRUNG QUỐC. ĐÀI LOAN , HÀN QUỐC )
1.1Tình hình kết hôn của phụ nữ Việt Nam với nam công dân Trung Quốc
trong những năm gần đây:
Hiện tượng phụ nữ Việt Nam kết hôn với nam công dân Trung Quốc là một hiện
tượng xã hội đặc biệt. Bởi lẽ, Trung Quốc là nước láng giềng phía Bắc của nước ta,
là quốc gia có sự chênh lệch về giới tính giữa nam và nữ khá lớn. Theo số liệu điều
tra mới nhất ở Trung Quốc thì số nam giới dưới 20 tuổi ở nước này nhiều hơn số nữ
giới ở cùng độ tuổi là 32 triệu người (tin mới express Trung Quốc). Do sự chênh
lệch về giới tính như vậy nên phụ nữ Việt Nam có nguy cơ cao của nạn buôn bán
người qua Trung Quốc. Mặt khác, những phụ nữ ở các tỉnh gần biên giới Trung
Quốc có xu hướng bỏ nhà đi làm ăn xa, sinh sống nên kết hôn với người Trung
Quốc cũng khá phổ biến.
Theo thống kê của của cơ quan công an tại 3 tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng
Ninh: Tính đến tháng 8 năm 2004, tại Lào Cai có 1064 trường hợp phụ nữ bỏ sang
Trung Quốc làm ăn sinh sống, tại Lạng Sơn là 4976 chị em, tại Quảng Ninh là 3449
chị em. Nhưng do cả phía Việt Nam và Trung Quốc gặp nhiều khó khăn trong việc
quản lý sự di cư này nên thực tế, cả cơ quan của Việt Nam và Trung Quốc chưa thể
thống kê số lượng các cuộc hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam và nam công dân
Trung Quốc
Có thể nói trong những năm gần đây, số phụ nữ của Việt Nam sang Trung Quốc
làm ăn, sinh sống là khá lớn. Đặc biệt là phụ nữ ở những tỉnh giáp với biên giới
Trung Quốc. Tình hình kết hôn của phụ nữ Việt Nam với nam công dân Trung
Quốc vẫn diễn ra khá phức tạp.
81.2Tình hình kết hôn của phụ nữ Việt Nam với nam công dân Đài Loan:
Theo thống kê của Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Đài Bắc tại Thành phố Hồ Chí
Minh, từ năm 1995 đến cuối tháng 10 năm 2004 có 84.479 phụ nữ Việt Nam kết
hôn với nam công dân Đài Loan.
Bảng 1: Số liệu phụ nữ kết hôn với đàn ông Đài Loan qua các năm
Năm Người Năm Người
1995 1.476 2000 13.863
1996 3351 2001 12.417
1997 4.827 2002 13.743
1998 5.035 2003 11.358
1999 8.482 Tính đến tháng 10/2004 8.529
Nguồn: Tổng hợp số liệu trong cuốn Phan An – Phan Quang Thịnh. Hiện tượng
phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan, Nxb Trẻ, 2004, tr.8-9.
Qua bảng số liệu trên ta thấy, số phụ nữ Việt Nam kết hôn với nam công dân
Đài Loan qua các năm là khá lớn. Từ 1.476 người năm 1995 lên 13.863 người năm
2000 (chỉ trong vòng có 5 năm nhưng số phụ nữ Việt Nam kết hôn với người Đài
Loan đã tăng hơn 12.000 người).
Hơn thế, so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, tỷ lệ cô dâu là người
Việt Nam ở Đài Loan cũng tăng khá nhanh qua các năm: Năm 1994, cô dâu Việt
Nam chiếm 10,8%, năm 1997 là 36,7%, năm 1998 là 52,3%, năm 1999 là 554,8%
và năm 2000 là 61,6% (Phan An và các cộng sự, 2004, tr.9).
9Theo thống kê của Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc, tính
đến tháng 1 năm 2003 có khoảng 30.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Đài
Loan. Từ năm 1994 – 2000, đã có 39.433 phụ nữ Việt Nam đến Đài Loan thông
qua hôn nhân.
Như vậy số phụ nữ Việt Nam kết hôn với người Đài Loan đã tăng khá lớn,
lớn hơn cả số người lao động Việt Nam làm thuê ở đây. Theo thống kê mới nhất
của Bộ Tư pháp Việt Nam, chỉ trong khoảng hơn 10 năm (1995 – 2007), số lượng
các cô dâu Việt Nam lấy chồng nước ngoài đã lên tới trên 100.000 người, riêng số
lượng các cô dâu Việt lấy chồng Đài Loan đã có tới khoảng trên 80.000 người,
chiếm hơn 80% tổng số vụ kết hôn có yếu tố nước ngoài ở nước ta.
Đặc biệt, số lượng các cô gái Việt Nam lấy chồng Đài Loan đột ngột gia tăng
ở một số địa phương thuộc đồng bằng Nam Bộ như: Tây Ninh, Cần Thơ, Vĩnh
Long… Ở Tây Linh theo thống kê của Hội phụ nữ tỉnh và sở Tư pháp, năm 1995
chỉ có 78 cuộc kết hôn giữa cô dâu Việt Nam và chú rể Đài Loan. Nhưng đến năm
2004 con số này đã lên tới 2.200 vụ (tăng gần 30 lần). Đặc biệt ở Cần Thơ, số phụ
nữ lấy chồng nước ngoài là khá cao và ngày càng gia tăng. Theo sở Tư pháp Cần
Thơ, trong tổng số hôn nhân có yếu tố nước ngoài của tỉnh này vào năm 2000 đến
năm 2004 là 12.076 cuộc kết hôn với người nước ngoài. Trong đó có 11.229 cuộc
kết hôn giữa người Việt Nam với người Đài Loan, chiếm 92,98%. Một số xã,
phường của tỉnh Cần Thơ có số người “lấy chồng ngoại” nhiều hơn chồng nội.
Chẳng hạn như xã Tân Lập của huyện Thốt Nốt còn được gọi là “đảo Đài Loan”
(Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em, 2005).
Như vậy, thực trạng phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài là người Đài
Loan đang ngày một gia tăng. Đáng chú ý là xu hướng phụ nữ ở các tỉnh thuộc
đồng bằng Nam Bộ thường lấy chồng là người Đài Loan. Đây là một hiện tượng
10
đáng để xã hội quan tâm. Bởi lẽ, những cuộc hôn nhân này không hẳn đều dựa trên
cơ sở tình yêu và sự hiểu biết lẫn nhau.
1.3. Tình hình kết hôn của phụ nữ Việt Nam với nam công dân Hàn Quốc:
Những năm gần đây, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập nền kinh tế quốc tế đã
khiến nước ta giao lưu văn hóa nhiều hơn với nước ngoài. Trong đó văn hóa Hàn
Quốc đã và đang xâm nhập khá nhiều vào một bộ phận giới trẻ Việt Nam. Có lẽ, sự
giao lưu văn hóa thông qua những bộ phim, ảnh về Hàn Quốc đã khiến nhiều phụ
nữ Việt Nam muốn sang xứ sở “kim chi” với ước mơ “đổi đời”. Có lẽ đó là một
trong số những lý do mà hiện tượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc cũng
chiếm một số khá đông.
Trong thời gian từ năm 1990 đến năm 2005, có 10.000 phụ nữ Việt Nam lấy
chồng Hàn Quốc (Hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài trong bối
cảnh hội nhập – Trần Mạnh Cát, Đỗ Thị Bình). Năm 2004, trong số 13.427 vụ hôn
nhân có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam thì hôn nhân Việt – Hàn chiếm 20,5%
(2.022 trường hợp) (Bộ Tư pháp, Viện khoa học pháp lý, 2005).
Tính đến 23/11/2007, ở Hàn Quốc có 16.217 cô dâu Việt đang sinh sống
(Diễn đàn về vấn đề kết hôn quốc tế Hàn – Việt).
Mặc dù trong thời gian gần đây, báo chí có đưa tin về việc không ít phụ nữ
Việt Nam kết hôn với người Hàn Quốc không được như mong muốn. Nhưng cho
tới nay, Hàn Quốc vẫn là miền đất để không ít phụ nữ nông thôn Việt Nam hướng
tới với nguyện vọng kết hôn.
11
2. Các yếu tố tác động đến việc phụ nữ Việt Nam kết hôn với người Trung
Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc
2.1 Các yếu tố thuộc về cá nhân các cô dâu Việt Nam lấy chồng nước ngoài
Những yếu tố thuộc về cá nhân các cô dâu Việt Nam có vai trò quan trọng tới
việc quyết định các cô có ý định lấy chồng nước ngoài hay không. Đó có thể coi là
biến độc lập tác động tới xu hướng kết hôn có yếu tố nước ngoài của phụ nữ Việt
Nam.
Qua các cuộc điều tra về hôn nhân có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam, ta thấy, đa
số các cô dâu Việt Nam hoàn toàn không biết ngôn ngữ của chồng cũng như phong
tục tập quán của gia đình chồng. Điều đó ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của các
cô dâu Việt Nam. Đa số các cô dâu Việt Nam lấy chồng nước ngoài đều có trình độ
học vấn thấp. Theo thống kê của bộ tư pháp, gần 30% cô dâu có trình độ tiểu học,
khoảng 50% có trình độ trung học cơ sở, 20% có trình độ trung học phổ thông, 1%
có trình độ trung học chuyên nghiệp.
Ngoài ra, đặc điểm nổi bật của các cô dâu Việt Nam lấy chồng là người Đài
Loan, Hàn Quốc là rất trẻ, chủ yếu trong độ tuổi 18- 25. Trong khi đó, chú rể là
người Đài Loan, Hàn Quốc lại khá cao (từ 31- 50), thậm chí có trường hợp chú rể
lên tới 60-70 tuổi.
12
Bảng 2. Mức độ chênh lệch tuổi tác giữa chồng và vợ trong quan hệ hôn nhân Việt
– Đài, Việt – Hàn tại 3 tỉnh, thành được khảo sát (%) (mẫu TP.HCM: 279; Hải
Phòng :194 và Hải Dương: 148).
Tỉnh, thành
phố
Chênh
lệch
dưới 5
tuổi
Chênh
lệch
16- 10
tuổi
Chênh
lệch 11-
15 tuổi
Chênh
lệch
16-20
tuổi
Chênh
lệch 21-
25 tuổi
Chênh
lệch
26- 30
tuổi
Chênh
lệch
trên 30
tuổi
TP. Hồ Chí
Minh
23,5 21 24,4 31,1
Hải Phòng 9,5 21,5 29,8 25,6 9,5 2,9 1,3
Hải Dương 21,6 28,2 14,9 10,6 13,3 5,9 1,6
(Nguồn: Bộ Tư pháp, Viện khoa học pháp lý, Hà Nội, 2005.))
Chính vì các cô dâu Việt Nam còn trẻ, thêm vào đó là sự chênh lệch về tuổi
tác với chú rể là người nước ngoài nên đã dẫn tới những ảnh hưởng không tốt tới
cuộc sống chung của hai vợ chồng sau này. Đó có thể là hòa hợp về tình dục, về
tâm lý… Do đó, các cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài với sự chênh lệch lớn về
tuổi tác như vậy phải chăng những cuộc hôn nhân ấy là vì mục đích kinh tế chứ
không phải vì tình yêu và sự quan tâm, chia sẻ của cả hai người.
Về nghề nghiệp của các cô dâu, nhìn chung đều làm nông nghiệp là chính:
làm ruộng :34%, nội trợ 26,1%, thợ may, uốn tóc 19,7%, công nhân viên 11,8%,
buôn bán lặt vặt 5,9%; các nghề khác 2,5% (Theo kết quả điều tra của Ủy ban dân
số, gia đình và Trẻ em, 2005).
Về hoàn cảnh gia đình của phụ nữ kết hôn có yếu tố nước ngoài (Trường hợp
phụ nữ Việt Nam kết hôn với người Trung Quốc, Đài Loan,Hàn Quốc) nhìn chung
còn gặp nhiều khó khăn. Trong các cô dâu Việt kết hôn có yếu tố nước ngoài, có
13
1,5% có mức sống khá giả, 63,1% có mức sống trung bình; 19,2% có mức sống
khó khăn, 7,9% có mức sống rất khó khăn. Một người đàn ông Trung Quốc đã nói
rằng: “Ở Việt Nam, phụ nữ có vị thế rất thấp trong gia đình. Các cô gái đẹp đều
phải làm việc cực nhọc ngoài đồng rồi già đi. Vì thế họ thực sự muốn lấy chồng
Trung Quốc”
Ngoài ra, các cô gái cũng hầu hết được sinh ra trong các gia đình đông con:
gia đình có 3 con chiếm 12,8%, 4 con chiếm 20,7%, 5 con chiếm 35%.
Đa số các cô lấy chồng nước ngoài đều trả lời rằng do cuộc sống gia đình
gặp khó khăc (78,9%), 65,5% cho rằng thất nghiệp và không có việc làm, 62,56%
cần tiền để giải quyết khó khăn đột xuất; chỉ có 47,1% là thích lấy chồng ngoại do
hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
Như vậy, các yếu tố thuộc về cá nhân các cô gái Việt Nam có tác động khá
mạnh tới việc quyết định kết hôn với người nước ngoài. Trong đó, đặc biệt chú ý
tới hoàn cảnh gia đình, trình độ học vấn và nghề nghiệp của các cô gái kết hôn có
yếu tố nước ngoài.
2.2 Sự gần gũi về không gian địa lý và văn hóa giữa các quốc gia
Đây là một nguyên nhân đáng để chúng ta lưu ý tới xu hướng kết hôn có yếu
tố nước ngoài của phụ nữ Việt Nam, đặc biệt là kết hôn với người Trung Quốc, Đài
Loan, Hàn Quốc. Bởi lẽ, đây là những quốc gia có thể coi là láng giềng với Việt
Nam. Ngay từ xa xưa, chúng ta đã có sự giao thoa văn hóa với các quốc gia này.
Sự tương đồng trong văn hóa của người phương Đông giữa Việt Nam, Trung
Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc đã tạo nên sự gần gũi trong sự giao lưu, hiểu biết lẫn
nhau giữa người Việt Nam và các nước bạn trên. Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra
rằng, các chú rể của Đài Loan, Hàn Quốc chọn cô dâu là người Việt với lý do phụ
14
nữ Việt Nam có điểm tương đồng với phụ nữ nước họ. Một nam thanh niên 22 tuổi
người Trung Quốc đã nói rằng: “Các cô gái phương Tây thường cao hơn chúng
tôi, vì thế chúng tôi có đôi chút thiếu tự tin”
2.3 Ảnh hưởng của quá trình phát triển về kinh tế và thương mại
Sự phát triển về kinh tế giữa Việt Nam- Đài Loan, Hàn Quốc và Trung Quốc
đã dẫn đến ngày càng có nhiều doanh nhân là người Đài Loan, Hàn Quốc,Trung
Quốc sang Việt Nam đầu tư kinh doanh và du lịch. Vì vậy mối quan hệ hiểu biết
giữa người người Việt Nam với các quốc gia trên