“ Năm Ất Dậu tháng ba còn nhớ mãi
Giống Lạc Hồng cực trải lắm đau thương
Những thây ma thất thểu đầy đường
Rồi ngã gục không đứng lên vì đói !”
( Đói - Bàng Bá Lân)
Mỗi lần đọc lại bài thơ này là trong lòng tôi dâng lên những cảm xúc thật khó tả, hình ảnh “những thây ma thất thểu đầy đường” cứ ám ảnh lấy tôi. Năm Ất Dậu ấy (1945) có khoảng 2 triệu người Việt Nam, tức là khoảng mười phần trăm dân số lúc bấy giờ đã qua đời vì nạn đói. Cái đói và cái chết thường trực, trải dài trên địa bàn rộng lớn gồm Trung Du và Đồng Bằng Bắc Bộ, lan vào một nửa miền Trung.
Theo Giáo Sư Văn Tạo, nguyên viện trưởng viện sử học Việt Nam thì ngoài các chính sách tô cao thuế nặng, Nhật còn đưa ra chương trình “kinh tế chỉ huy” nhằm thực hiện một cách triệt để chủ trương phát xít của mình. Để phục vụ chiến tranh, phát xít Nhật còn cần rất nhiều nhiên liệu từ những cây trồng có sợi, có dầu như: đay, gai, bông, thầu dầu, nên chúng đã bắt rất nhiều vùng quê nhổ lúa trồng đay và các loại cây trên. Chiến tranh làm cho nhu cầu nhiên liệu như: than, dầu, điện của Nhật tăng cao, chúng đã lấy ngô, vừng, lạc và cả lúa gạo để thay thế những nhiên liệu này phục vụ mưu đồ phát xít, đẩy người dân vào thảm hoạ chết đói năm 1945.
Trong tất cả những thảm họa gây ra cái chết cho con người, có lẽ chết đói là một trong những cái chết thê thảm và đau đớn nhất. Cũng chính vì vậy mà biết bao người trong hoàn cảnh ấy đã cố níu lấy sự sống bằng tất cả những gì có thể ăn được kể cả gốc củ ráy, cây choóc (những loại cây ngứa vô cùng), cám và khô dầu (không phải thức ăn cho người), khô dầu ăn nhiều tức bụng, ăn ngày này qua ngày khác có thể sưng bủng ra mà chết, không phải chết đói mà là chết no. Đói khát và giặc giã, đó là hai thứ nạn khủng khiếp, hai nỗi lo sợ bao giờ cũng có sẵn trong tiềm thức người Việt Nam trước cách mạng.
Thiên nhiên khắc nghiệt, hoàn cảnh khó khăn, chiến tranh triền miên trở thành nguồn cảm hứng sáng tác đặc biệt, mang đậm chất nhân văn. Vì thế mà nhiều nhà thơ, nhà văn ngày xưa thường viết về nạn hạn hán, lụt lội, mất mùa đói kém, đặc biệt là các nhà văn hiện thực phê phán trước Cách mạng tháng Tám lại có nguồn cảm hứng đặc biệt về miếng ăn của con người, họ băn khoăn trước trước nỗi vinh nhục của miếng ăn và công việc làm ra miếng ăn của các nhân vật. Trong các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố và Nam Cao, đề tài miếng ăn, đúng hơn là cái khổ và cái nhục của miếng ăn được lặp đi lặp lại rất nhiều. Theo Giáo Sư Nguyễn Đăng Mạnh, Nam Cao là “cây bút viết về cái đói và miếng ăn nhiều hơn cả và viết một cách sâu sắc, cay đắng, day dứt hơn cả” (Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn. NXB giáo dục, Hà Nội, 1996 trang 180).
Nam Cao là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc nhất của dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. Những tác phẩm của ông rất có giá trị về tình yêu thương, đầy tinh thần trách nhiệm đối với cuộc đời cũng như đối với con người. Nam Cao xứng đáng với lòng ngưỡng mộ, yêu quý của nhiều thế hệ độc giả. Đó là tất cả những gì thôi thúc người viết chọn đề tài: “Cái Đói – chủ đề ám ảnh trong tác phẩm của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám năm 1945”.
72 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 22332 | Lượt tải: 8
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cái đói - Chủ đề ám ảnh trong nhiều tác phẩm của Nam Cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁI ĐÓI – CHỦ ĐỀ ÁM ẢNH TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA NAM CAO
ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT.
MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài.
2. Lịch sử vấn đề.
3. Mục đích, yêu cầu.
4. Phạm vi đề tài.
5. Phương pháp nghiên cứu.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÁC THUẬT NGỮ:
CHỦ ĐỀ VÀ CHỦ ĐỀ ÁM ẢNH.
1.1. Khái niệm về tính biểu hiện của chủ đề.
1.1.1. Khái niệm về chủ đề.
1.1.2. Biểu hiện của chủ đề.
1.2. Khái niệm về chủ đề ám ảnh.
CHƯƠNG 2
TÁC GIẢ NAM CAO
2.1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác.
2.1.1. Cuộc đời.
2.1.2. Sự nghiệp sáng tác.
2.2. Quan điểm sáng tác.
2.2.1. Quan điểm sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám – 1945.
2.2.2. Quan điểm sáng tác của Nam Cao sau Cách mạng tháng Tám – 1945.
2.3. Nam Cao với làng Đại Hoàng.
2.4. Hai loại đề tài trong sáng tác của Nam Cao.
2.4.1. Đề tài về người nông dân nghèo.
2.4.2. Đề tài về người trí thức tiểu tư sản nghèo.
CHƯƠNG 3
CÁI ĐÓI – VẤN ĐỀ BAO TRÙM TRONG NHIỀU TÁC PHẨM CỦA NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM – 1945.
3.1 Cái đói và chết đói – hiện tượng xuyên suốt trong nhiều tác phẩm của Nam Cao.
3.1.1. Cái đói – vấn đề cái ăn và sự tồn tại.
3.1.2. Cái đói và nỗi ám ảnh “chết đói”.
3.1.3. Cái đói và nhân cách, nhân tính con người.
3.2. Tư tưởng “chúng ta phải chống lại nạn đói” trong tác phẩm của Nam Cao.
3.5.1. Vì sao người ta đói?
3.5.2. Con người “rất có thể đáng yêu nếu không đói cơm”.
3.5.3. “Hoàn cảnh đổi, rất có thể là người đổi, tâm tính đổi.”
KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục.
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn.
Nhận xét của giáo viên phản biện.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“ Năm Ất Dậu tháng ba còn nhớ mãi
Giống Lạc Hồng cực trải lắm đau thương
Những thây ma thất thểu đầy đường
Rồi ngã gục không đứng lên vì…đói !”
( Đói - Bàng Bá Lân)
Mỗi lần đọc lại bài thơ này là trong lòng tôi dâng lên những cảm xúc thật khó tả, hình ảnh “những thây ma thất thểu đầy đường” cứ ám ảnh lấy tôi. Năm Ất Dậu ấy (1945) có khoảng 2 triệu người Việt Nam, tức là khoảng mười phần trăm dân số lúc bấy giờ đã qua đời vì nạn đói. Cái đói và cái chết thường trực, trải dài trên địa bàn rộng lớn gồm Trung Du và Đồng Bằng Bắc Bộ, lan vào một nửa miền Trung.
Theo Giáo Sư Văn Tạo, nguyên viện trưởng viện sử học Việt Nam thì ngoài các chính sách tô cao thuế nặng, Nhật còn đưa ra chương trình “kinh tế chỉ huy” nhằm thực hiện một cách triệt để chủ trương phát xít của mình. Để phục vụ chiến tranh, phát xít Nhật còn cần rất nhiều nhiên liệu từ những cây trồng có sợi, có dầu như: đay, gai, bông, thầu dầu,… nên chúng đã bắt rất nhiều vùng quê nhổ lúa trồng đay và các loại cây trên. Chiến tranh làm cho nhu cầu nhiên liệu như: than, dầu, điện của Nhật tăng cao, chúng đã lấy ngô, vừng, lạc và cả lúa gạo để thay thế những nhiên liệu này phục vụ mưu đồ phát xít, đẩy người dân vào thảm hoạ chết đói năm 1945.
Trong tất cả những thảm họa gây ra cái chết cho con người, có lẽ chết đói là một trong những cái chết thê thảm và đau đớn nhất. Cũng chính vì vậy mà biết bao người trong hoàn cảnh ấy đã cố níu lấy sự sống bằng tất cả những gì có thể ăn được kể cả gốc củ ráy, cây choóc (những loại cây ngứa vô cùng), cám và khô dầu (không phải thức ăn cho người), khô dầu ăn nhiều tức bụng, ăn ngày này qua ngày khác có thể sưng bủng ra mà chết, không phải chết đói mà là chết…no. Đói khát và giặc giã, đó là hai thứ nạn khủng khiếp, hai nỗi lo sợ bao giờ cũng có sẵn trong tiềm thức người Việt Nam trước cách mạng.
Thiên nhiên khắc nghiệt, hoàn cảnh khó khăn, chiến tranh triền miên trở thành nguồn cảm hứng sáng tác đặc biệt, mang đậm chất nhân văn. Vì thế mà nhiều nhà thơ, nhà văn ngày xưa thường viết về nạn hạn hán, lụt lội, mất mùa đói kém, đặc biệt là các nhà văn hiện thực phê phán trước Cách mạng tháng Tám lại có nguồn cảm hứng đặc biệt về miếng ăn của con người, họ băn khoăn trước trước nỗi vinh nhục của miếng ăn và công việc làm ra miếng ăn của các nhân vật. Trong các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố và Nam Cao, đề tài miếng ăn, đúng hơn là cái khổ và cái nhục của miếng ăn được lặp đi lặp lại rất nhiều. Theo Giáo Sư Nguyễn Đăng Mạnh, Nam Cao là “cây bút viết về cái đói và miếng ăn nhiều hơn cả và viết một cách sâu sắc, cay đắng, day dứt hơn cả” (Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn. NXB giáo dục, Hà Nội, 1996 trang 180).
Nam Cao là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc nhất của dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. Những tác phẩm của ông rất có giá trị về tình yêu thương, đầy tinh thần trách nhiệm đối với cuộc đời cũng như đối với con người. Nam Cao xứng đáng với lòng ngưỡng mộ, yêu quý của nhiều thế hệ độc giả. Đó là tất cả những gì thôi thúc người viết chọn đề tài: “Cái Đói – chủ đề ám ảnh trong tác phẩm của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám năm 1945”.
2. Lịch sử vấn đề.
Nhà văn Nam Cao không chỉ là đại biểu xuất sắc của dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930-1945, mà còn là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất của văn học Việt Nam thế kỉ XX. Độ dài thời gian càng xa, sự nghiệp văn học Nam Cao càng được khẳng định. Tác phẩm của ông qua sự tiếp nhận của nhiều thế hệ đọc giả được phát hiện thêm nhiều tiềm tàng năng lượng, ẩn chứa lực hấp dẫn mạnh mẽ, tạo nên niềm say mê đồng cảm của hàng triệu trái tim. Viết về những chuyện đời thường, vặt vãnh của những lớp người lao khổ trong xã hội thực dân – phong kiến Việt Nam. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, nhưng những vấn đề mà tác giả đặt ra không bị bó hẹp bởi khuôn khổ không gian, thời gian ấy. Văn nghiệp Nam Cao đã làm phong phú thêm những giá trị tinh thần trong đời sống con người, đánh dấu và khẳng định bước tiến của văn học dân tộc trên hành trình hiện đại hóa.
Cho đến nay, đã có rất nhiều người nghiên cứu tác phẩm của Nam Cao, trong số ấy phần lớn là những người nghiên cứu chuyên nghiệp. Từ năm 1998, đã có 191 bài báo cáo, công trình viết về Nam Cao (Bích Thu tuyển chọn và giới thiệu. NXB Giáo dục, Hà Nội; 1998). Tác phẩm của Nam Cao đã được khai thác ở nhiều phương diện như đặc điểm thể loại, quan niệm nghệ thuật, không gian – thời gian nghệ thuật, nghệ thuật miêu tả tâm lí, bút pháp tự sự, khả năng thể hiện hiện thực vi mô, nghệ thuật ngôn từ… Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra nhiều nét đặc sắc, độc đáo của Nam Cao ở các phương diện nghệ thuật nói chung. Với việc nghiên cứu đề tài “Cái đói – chủ đề ám ảnh trong tác phẩm của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám năm 1945”, người viết muốn góp phần lí giải giá trị của tác phẩm Nam Cao qua phương diện chủ đề.
Trước cách mạng tháng Tám, vị trí của Nam Cao chưa được khẳng định. Giá trị tư tưởng nghệ thuật nói chung, chủ đề tác phẩm Nam Cao nói riêng hầu như chưa có sự đánh giá đúng mức.
Cho đến khi “Sóng mòn” được ra mắt bạn đọc (NXB Văn học 1956) và một số bài viết về Nam Cao của một số nhà văn, nhà thơ như Nguyễn Đình Thi với “Nam Cao” (Nam Cao – về tác gia và tác phẩm, 1956), Nguyên Hồng (Đọc những truyện ngắn của Nam Cao, 1960) được công bố thì sự nghiệp văn học của Nam Cao bắt đầu được những người nghiên cứu văn học quan tâm.
Tập chuyên luận đầu tiên về sự nghiệp văn học của Nam Cao là “Nam Cao – nhà văn hiện thực xuất sắc” của Hà Minh Đức (NXB văn hóa, Hà Nội, 1961). Với công trình này Hà Minh Đức đã trở thành một nhà nghiên cứu có đóng góp quan trọng trong việc khẳng định những thành tựu nghệ thuật của Nam Cao. Trong thời gian này, còn phải kể đến nhiều bài nghiên cứu về Nam Cao như Huệ Chi – Phong Lê với “Con người và cuộc sống trong tác phẩm của Nam Cao (Tạp chí nghiên cứu văn học, số 1 – 1961), Lê Đình Kỵ với “Nam Cao – con người và xã hội cũ (Nam Cao – về tác gia và tác phẩm). Hà Minh Đức cho rằng: “Qua nội dung những sáng tác của Nam Cao trước cách mạng, ta có thể rút ra hai loại chủ đề chính: chủ đề về nông dân và và chủ đề về tiểu tư sản thành thị, đặc biệt là tầng lớp tiểu tư sản trí thức nghèo.
Về loại chủ đề thứ nhất, chủ yếu Nam Cao dựa vào thực tế đời sống ở quê hương mình.
Về loại chủ đề thứ hai, chủ yếu Nam Cao dựa vào sự khai thác bản thân” (Nam Cao – nhà văn hiện thực xuất sắc trang 52).
Nói về cuộc sống của những người tiểu tư sản trí thức, Phong Lê trong bài viết “Sống mòn và tâm sự của Nam Cao” (Tạp chí văn học, số 9_1986 trang 38-47) cho rằng: “Họ là những người “xo ro” trong cuộc sống cá nhân, trong quan hệ xã hội và “xo ro” trong mục đích cuộc sống”.
Bên cạnh đó, một bài viết trong thời kì này còn khai thác chủ đề quan hệ giữa con người và xã hội thực dân phong kiến trong tác phẩm của Nam Cao. Lê Đình Kỵ trong bài “Nam Cao – con ssngười và xã hội cũ” cho rằng: “Có những chủ đề Nam Cao và có những nhân vật Nam Cao, Nam Cao còn bị ám ảnh bởi cái cảnh tượng cuộc sống vô lí, những con người bị tha hóa, bị biến chất, bị hóa thành cái ngược lại với nó. Ngòi bút của Nam Cao đặc biệt sắc sảo khi vẽ lại con người quặt quẹo, méo mó, đần độn, cục súc, táng tận lương tâm”. (Báo văn nghệ số 54 – 1964)
Trong những năm 90, việc xác định về chủ đề Nam Cao có nhiều bước chuyển đổi. Hội thảo khoa học nhân 40 năm ngày mất Nam Cao (1951-1991) do viện văn học phối hợp với hội nhà văn Việt Nam, hội văn học Hà Nam Ninh và trường đại học sư phạm Hà Nội I tổ chức vào ngày 29/11/1991 đã trở thành một dịp thuận lợi để những người nghiên cứu về Nam Cao bày tỏ quan điểm mình tâm đắc. “Nghĩ tiếp về Nam Cao” (NXB Hội nhà văn Hà Nội, 1992) chính là tập sách tập hợp những bài viết tham gia hội thảo. Đáng chú ý ở phương diện chủ đề là một số bài: “Nam Cao và khát vọng về một cuộc sống lương thiện xứng đáng” của Nguyễn Văn Hạnh, “Thử sống trong văn Nam Cao” của Nguyễn Lương Ngọc, “Bi kịch tự ý thức – nét độc đáo trong cảm hứng nhân đạo của Nam Cao” của Đinh Trí Dũng… Những năm tiếp theo, vấn đề chủ đề trong tác phẩm Nam Cao tiếp tục được khám phá, nhận định như: “Gánh nặng mặc cảm trong đời sống và đời viết của Nam Cao” của Văn Giá (1993) ; “Những nhân vật, những cuộc đời và đoạn đường đi tìm nhân cách” (1995) của Vũ Dương Quỹ ; “Nhớ Nam Cao và những bài học của ông” của Nguyễn Đăng Mạnh được tập hợp trong quyển Nam Cao – về tác gia và tác phẩm.
Đặc biệt vào năm 1997 Hà Minh Đức tiếp tục cho ra đời một công trình nghiên cứu công phu thứ hai về Nam Cao: “Nam Cao – Đời văn và tác phẩm”. Ở cuốn sách này, việc nhận định về chủ đề tác phẩm Nam Cao của Hà Minh Đức có nhiều ý kiến thú vị, gợi mở: “Nhìn theo đề tài thì trong tác phẩm Nam Cao có sự phân chia giữa tác phẩm viết về người nông dân và tác phẩm viết về người trí thức tiểu tư sản nhưng trong chiều sâu thì vấn đề chỉ là một” (Đọc lại Nam Cao, Nxb Hà Nội,1997).
Phong Lê trong “Đọc lại và lại đọc Nam Cao” (Sống mòn tác phẩm và lời bình, Nxb văn học, Hà Nội, 2007, tr 196) khi đánh giá về bút pháp sắc sảo “trong khắc họa đời sống khách quan của hiện thực” và miêu tả “thế giới bên trong” con người của Nam Cao, cũng nêu ra một ý kiến về cái chết trong tác phẩm của Nam Cao. Về cái đói, Nguyễn Đăng Mạnh có bài: “Cái đói và miếng ăn trong truyện Nam Cao” ( Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, nxb Giáo dục, Hà Nội, 1996, trang 179 – 185).
Trên đây là những công trình nghiên cứu, những nhận định, đánh giá chung về Nam Cao và sáng tác của ông. Trong đó thì chủ đề “cái đói” trong tác phẩm Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám 1945 đã được nhận ra và đả động tới trong khi bàn tới các vần đề khác, nhưng chỉ được nhắc đến một cách đơn lẻ trong một số bài viết. Do đó, với đề tài này, người viết hy vọng sẽ góp một phần nhỏ công sức của mình vào công trình nghiên cứu về “Cái đói – chủ đề ám ảnh trong tác phẩm của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám 1945”.
3. Mục đích yêu cầu.
Trong luận văn này người viết muốn phần nào giúp mọi người thấy được cái đói chính là một thảm họa mà con người trong thời điểm lịch sử xã hội đương thời mà Nam Cao đang sống phải gánh chịu. Thảm họa ấy được nhà văn khắc họa hết sức rõ nét và đáng sợ. Trong thảm họa ấy, Nam Cao chỉ rõ đâu là hung thủ, đâu là nạn nhân. Chính ở điểm này đã diễn ra sự gặp gỡ tuyệt vời giữa trí tuệ và trái tim nghệ sĩ.
Những tác phẩm là nỗi niềm trăn trở của Nam Cao về tương lai của dân tộc, về cuộc sống của con người, đồng thời đó cũng là ý thức về trách nhiệm, về lương tâm của người cầm bút. Thấy được “Cái đói – chủ đề ám ảnh trong tác phẩm của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám 1945” tức là thấy được cái nhìn sắc sảo của Nam Cao đối với những vấn đề nóng bỏng trong xã hội cũng như tấm lòng đồng cảm thương xót đối với người lao động nghèo phải chật vật trước sự cực khổ, vinh – nhục của miếng ăn.
Thông qua luận văn, người viết muốn phần nào giúp mọi người có một góc nhìn sâu sắc hơn về nạn đói và hiểu được nguyên nhân vì sao đồng bào ta lại lâm vào nạn đói 1945. Đồng thời giúp chúng ta hình dung một cách rõ néts cuộc sống cơ cực, đói khổ, lầm than của nhân dân và hiểu thêm về hiện thực xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945.
Ngoài ra, nghiên cứu đề tài này còn giúp người viết có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với những tác phẩm của Nam Cao, cũng như là hiểu sâu sắc hơn về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông.
4. Phạm vi đề tài.
Do số lượng tác phẩm của Nam Cao khá nhiều, cùng với tư tưởng của nhà văn cũng thay đổi trước và sau cách mạng, người viết chọn đề tài: “Cái đói – chủ đề ám ảnh trong tác phẩm Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám 1945”. Ở đề tài này, người viết xin được giới hạn phạm vi đề tài nghiên cứu tập trung vào “cái đói” được phản ảnh trong tác phẩm của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám 1945.
Do thời gian làm luận văn có hạn mà số lượng tác phẩm của Nam Cao trước cách mạng cũng khá nhiều nên người viết chỉ chọn lọc ra một số tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao để thuận tiện cho việc phân tích lí giải vấn đề. Cụ thể là những tác phẩm sau:
1. Nghèo
2. Trẻ con không được ăn thịt chó
3. Trẻ con không biết đói
4. Những truyện không muốn viết
5. Hai người ăn tết lạ
6. Quên điều độ
7. Làm tổ
8. Sống mòn
9. Đời thừa
10. Giăng sáng
11. Nước mắt
12. Con mèo
13. Đòn chồng
13. Lão Hạc
14. Một chuyện Xú vơ nia
15. Sao lại thế này
Bên cạnh đó, người viết còn chọn một số tác phẩm tiêu biểu của các nhà văn khác như: “Vợ nhặt” của Kim Lân; “Làm no”, “Bắc Ninh cứu đói” của Ngô Tất Tố để phân tích, so sánh làm sáng tỏ vấn đề được nêu.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, người viết không xem xét từng tác phẩm của Nam Cao ở dạng đơn lẻ, tách biệt mà xem chúng là những chỉnh thể trong một chỉnh thể lớn hơn là thế giới nghệ thuật Nam Cao. Người viết đã sử dụng những phương pháp sau để hoàn thành luận văn của mình:
Phương pháp đọc và ghi chép tài liệu.
Phương pháp thống kê và xử lí tài liệu.
Phương pháp phân tích, lí giải.
Phương pháp đối chiếu, so sánh.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÁC THUẬT NGỮ:
CHỦ ĐỀ VÀ CHỦ ĐỀ ÁM ẢNH
1.1. Khái niệm và tính biểu hiện của chủ đề.
1.1.1.Khái niệm về chủ đề.
Về khái niệm chủ đề, người viết tiếp thu những luận điểm về chủ đề đã được trình bày trong bộ “Lí luận văn học” của Phương Lựu (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1997), đặc biệt là các luận điểm:
- Chủ đề là vấn đề cơ bản, là phương diện chính yếu của đề tài.
- Chủ đề thể hiện bản sắc tư duy, chiều sâu tư tưởng, khả năng thâm nhập vào bản chất đời sống của nhà văn.
- Chủ đề có vai trò lớn trong việc làm cho tác phẩm có ảnh hưởng sâu rộng.
- Chủ đề của những tác phẩm lớn thường là những vấn đề khái quát vượt lên trên đề tài.
- Về bản chất, chủ đề văn học không bao giờ là vấn đề đơn nhất.
Bên cạnh đó, người viết xin nhấn mạnh ở khái niệm chủ đề luận điểm sau: Khái niệm chủ đề (Tema – tiếng Nga) hàm chứa hai phương diện khách quan và chủ quan. Chữ “Tema” tùy theo văn cảnh có thể được dịch là đề tài hoặc chủ đề. Ở phương diện khách quan, chủ đề là hiện thực đời sống được nhà văn tái hiện trong tác phẩm. Ở phương diện chủ quan, chủ đề là sự cảm nhận có tính độc đáo của nhà văn trước hiện thực. Phương diện chủ quan của chủ đề được cụ thể hóa, khát quát hóa một cách chính xác và đầy đủ qua luận điểm: “Trong nghiên cứu văn học hiện đại, chủ đề còn được xem là phạm vi quan tâm chủ quan của nhà văn đối với thế giới, là hằng số tâm lý của nhà văn, gắn liền với quan niệm thới giới của anh ta” (Nguyễn Khắc Phi (chủ biên), Lê Bá Hán – Trần Đình Sử. Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội, 1997, trang 53).
1.1.2.Biểu hiện của chủ đề.
Về hình thức biểu hiện của chủ đề, có thể nắm bắt chủ đề của tác phẩm văn học qua các phương diện sau:
- Hệ thống nhân vật.
- Các sự kiện, biến cố.
- Mô típ ngôn từ.
- Mô típ cốt truyện.
1.2. Khái niệm về chủ đề ám ảnh.
Về khái niệm “chủ đề ám ảnh”: đối với nghiên cứu văn học, “ám ảnh” là “hằng số tâm lí”, là những ấn tượng xâm chiếm tư duy nghệ thuật, chi phối nhà văn trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuật, lựa chọn ngôn từ, không gian nghệ thuật…tạo nên các chủ đề ám ảnh trong nhiều tác phẩm. Chủ đề ám ảnh thường là những chủ đề lớn có tính bao trùm, xuyên suốt nhiều tác phẩm của một nhà văn. Nghiên cứu chủ đề ám ảnh là cơ sở quan trọng trong việc khám phá, lí giải các giás trị nghệ thuật của tác phẩm văn học và đánh giá chính xác vị trí của nhà văn trong một xu hướng văn học nói riêng, một nền văn học nói chung.
CHƯƠNG 2
TÁC GIẢ NAM CAO
2.1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác.
2.1.1. Cuộc đời.
Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, sinh ngày 29/10/1917 tại làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân (Nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân), tỉnh Hà Nam. Làng Đại Hoàng của Nam Cao ở một vùng xa Phủ, Huyện nên bọn cường hào chức dịch trong làng càng được dịp hoành hành. Nam Cao sinh trưởng trong một gia đình nghèo, đời sống khá chật vật, trong các anh em, chỉ có mình Nam Cao được đi học. Đói nghèo, bệnh tật đeo đuổi và giày vò Nam Cao ngay từ những năm còn nhỏ. Năm 1934, Nam Cao thi trượt Thành Chung. Ngày 2/10/1935 Nam Cao lập gia đình với bà Trần Thị Sen, sinh năm 1917. Cuối năm 1935, Nam Cao theo một người cậu làm thợ may vào Sài Gòn kiếm sống. Rời bỏ cái làng quê nghèo đói và tù túng, Nam Cao mang theo nhiều mơ ước và dự định lớn lao. Những tưởng những miền xa quê hương sẽ mở ra một chân trời mới lạ; nhưng rốt cuộc, bệnh tật lại trả Nam Cao trở về nơi chôn rau cắt rốn. Ở Sài Gòn về, Nam Cao ôn lại vốn học cũ và thi đậu Thành Chung. Nam Cao định xin đi làm công chức, nhưng vì bệnh tật nên không được chấp nhận. Một người trong họ mở trường tư ở Hà Nội, cần một giáo viên có bằng trung học, Nam Cao được mời lên dạy học. Cuộc sống của một thầy giáo khổ trường tư đã giúp Nam Cao hiểu sâu sắc thân phận của người trí thức nghèo, trong một xã hội ngột ngạt, bế tắt. Khi phát xít Nhật xâm lược Đông Dương, trường bị đóng cửa, Nam Cao sống chật vậst bằng nghề viết văn, làm gia sư, có khi thất nghiệp phải về quê “ăn bám” vợ.
Năm 1943, Nam Cao gia nhập nhóm văn hóa cứu quốc bí mật cùng với một số nhà văn như: Tô Hoài, Nguyên Hồng, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi… Khi cơ sở văn hóa cứu quốc và phong trào cách mạng ở Hà Nội bị khủng bố mạnh, Nam Cao trở về quê tham gia phong trào Việt Minh ở địa phương.
Thời kì Cách mạng tháng Tám, Nam Cao tham gia cướp chính quyền ở phủ Lý Nhân, và được bầu làm chủ tịch xã. Sau đó ít lâu, Nam Cao được điều lên Hà Nội và công tác ở Hội Văn hóa cứu Quốc. Có thời kì, Nam Cao làm thư kí tòa soạn tạp chí Tiên Phong, cơ quan của Hội.
Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Nam Cao theo đoàn quân Nam tiến vào vùng Nam Trung Bộ. Năm 1947, ông lên Việt Bắc. Những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Nam Cao vừa làm biên tập cho các báo cứu quốc Việt Bắc, cứu quốc Trung Ương, vừa làm mọi công việc của một cán bộ thông tin tuyên truyền. Thời gian này, Nam Cao được vinh dự gia nhập Đảng Cộng Sản Đông Dương (1947).
Tháng 11/1951, trên đường vào công tác vùng địch hậu Liên Khu Ba, Nam Cao bị địch phục kích và bắn chết gần bốt Hoàng Đan (Ninh Bình). Năm 1996, Nam Cao được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh – đợt I năm 1996.
2.1.2. Sự nghiệp sáng tác.
Nam Cao hy sinh giữa lúc ngòi bút đang ở giai đoạn trưởng thành và chín muồi để chuyển hướng từ chủ nghĩa Hiện thực phê phán sang chủ nghĩa Hiện thực Xã hội Chủ nghĩa. Sự ra đi của Nam Cao không chỉ để lại khoảng trống cho nền văn học dân tộc mà còn mất đi một nhân tài của tổ quốc.
Chỉ với mười lăm năm cầm bút (1936 – 1951) nhà văn liệt sĩ Nam Cao đã để lại một sự nghiệp văn chương t