Đề tài Cảm hứng nhân văn trong ba vở hài kịch giấc mộng đêm hè, đêm thứ mười hai, người lái buôn thành vơnidơ của sêcxpia

Sêchxpia là ngôi sao sáng trong nền kịch Anh và cũng là người đại diện vĩ đại của nền văn nghệ Phục hưng. Ông được nhìn nhận là “Linh hồn của thời đại, kì tài của sân khấu” (Bêlinxki). Từ lâu sáng tác của ông đã vượt ra ngoài phạm vi nước Anh trở thành tài sản chung của thế giới. Chính vì thế mà chúng ta biết đến Sêcxpia qua cái nhìn của nhiều nhà nghiên cứu văn học, những chuyên gia về Sêcxpia; qua những bài viết hàng nghìn trang với những lời nhận xét, đánh giá quý báu. Tuy nhiên để hiểu biết sự nghiệp to lớn của Sêchxpia và những gì ông để lại cho đời bấy nhiêu thôi theo người viết vẫn chưa đủ. Cần phải có nhiều công trình nghiên cứu về ông hơn nữa, đặc biệt là ở thể loại hài kịch. Vì thế, người viết xin tìm hiểu một vấn đề nhỏ trong hệ thống sáng tác của ông đó là “Cảm hứng nhân văn trong ba vở hài kịch Giấc mộng đêm hè, Đêm thứ mười hai, Người lái buôn thành Vơnidơ của Sêcxpia” Ngay từ lúc học phổ thông người viết đã có dịp tiếp xúc với những vở hài kịch, bi kịch kinh điển của Sêchxpia như: Romeo & Juliet, Hamlet, Người lái buôn thành Vơnidơ. Những vở kịch của ông không chỉ cuốn hút người viết bởi những tình tiết hấp dẫn mà nó còn mang lại cho người viết những bài học vô giá về tình yêu, về ý thức, trách nhiệm của con người trong xã hội. Và cho đến khi lên đến đại học, người viết lại được học và nghiên cứu sâu về Sêchxpia, về tác phẩm của ông. Người viết rất ngưỡng mộ ý chí, nghị lực của ông trong quá trình lao động và học tập, bằng con đường tự học mà ông đã vươn lên trở thành một thiên tài về văn chương được mọi người khắp thế giới kính trọng và nể phục. Đồng thời khi tìm hiểu tác phẩm của ông người viết cảm thấy rất thú vị, nó giúp cho người viết có một cách nhìn và cách suy nghĩ sâu sắc hơn về những vấn đề trong cuộc sống. Chính vì thế mà đến năm thứ tư của đại học người viết đã chọn mảng văn học nước ngoài để làm đề tài luận văn.

doc65 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4936 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cảm hứng nhân văn trong ba vở hài kịch giấc mộng đêm hè, đêm thứ mười hai, người lái buôn thành vơnidơ của sêcxpia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài “Cảm hứng nhân văn trong ba vở hài kịch Giấc mộng đêm hè, Đêm thứ mười hai, Người lái buôn thành Vơnidơ của Sêcxpia” ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài. Lịch Sử vấn đề. Mục đích yêu cầu. Đối tượng nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT 1.1. Thời đại Bối cảnh lịch sử Chủ nghĩa nhân văn và cảm hứng nhân văn 1.2. Tác giả Tiểu sử Sự nghiệp 1.3. Tác phẩm Đôi nét về ba vở hài kịch, “Giấc Mộng Đêm Hè”, “Đêm Thứ 12”, “Người lái buôn thành Vơnidơ”. Tóm tắt tác phẩm CHƯƠNG 2: CẢM HỨNG NHÂN VĂN QUA BA VỞ HÀI KỊCH, GIẤC MỘNG ĐÊM HÈ, ĐÊM THỨ MƯỜI HAI, NGƯỜI LÁI BUÔN THÀNH VƠNIDƠ 2.1. Cảm hứng ca ngợi Ca ngợi vẻ đẹp con người Ca ngợi những khát vọng cao đẹp của con người Ca ngợi và khẳng định cuộc sống nơi trần thế 2.2. Cảm hứng phê phán Phê phán chế độ phong kiến lạc hậu Phê phán những mặt trái của xã hội thời tích lũy nguyên thủy tư bản chủ nghĩa CHƯƠNG 3: ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT QUA BA VỞ HÀI KỊCH, GIẤC MỘNG ĐÊM HÈ, ĐÊM THỨ MƯỜI HAI, NGƯỜI LÁI BUÔN THÀNH VƠNIDƠ 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình Nghệ thuật miêu tả tính cách nhân vật 3.2. Nghệ thuật kết hợp tính hiện thực và tính lãng mạn trong ba vở hài kịch thể hiện qua: Giọng điệu trữ tình Nghệ thuật dựng truyện Nghệ thuật dựng cảnh 3.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ Đối thoại Độc thoại PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Sêchxpia là ngôi sao sáng trong nền kịch Anh và cũng là người đại diện vĩ đại của nền văn nghệ Phục hưng. Ông được nhìn nhận là “Linh hồn của thời đại, kì tài của sân khấu” (Bêlinxki). Từ lâu sáng tác của ông đã vượt ra ngoài phạm vi nước Anh trở thành tài sản chung của thế giới. Chính vì thế mà chúng ta biết đến Sêcxpia qua cái nhìn của nhiều nhà nghiên cứu văn học, những chuyên gia về Sêcxpia; qua những bài viết hàng nghìn trang với những lời nhận xét, đánh giá quý báu. Tuy nhiên để hiểu biết sự nghiệp to lớn của Sêchxpia và những gì ông để lại cho đời bấy nhiêu thôi theo người viết vẫn chưa đủ. Cần phải có nhiều công trình nghiên cứu về ông hơn nữa, đặc biệt là ở thể loại hài kịch. Vì thế, người viết xin tìm hiểu một vấn đề nhỏ trong hệ thống sáng tác của ông đó là “Cảm hứng nhân văn trong ba vở hài kịch Giấc mộng đêm hè, Đêm thứ mười hai, Người lái buôn thành Vơnidơ của Sêcxpia” Ngay từ lúc học phổ thông người viết đã có dịp tiếp xúc với những vở hài kịch, bi kịch kinh điển của Sêchxpia như: Romeo & Juliet, Hamlet, Người lái buôn thành Vơnidơ... Những vở kịch của ông không chỉ cuốn hút người viết bởi những tình tiết hấp dẫn mà nó còn mang lại cho người viết những bài học vô giá về tình yêu, về ý thức, trách nhiệm của con người trong xã hội. Và cho đến khi lên đến đại học, người viết lại được học và nghiên cứu sâu về Sêchxpia, về tác phẩm của ông. Người viết rất ngưỡng mộ ý chí, nghị lực của ông trong quá trình lao động và học tập, bằng con đường tự học mà ông đã vươn lên trở thành một thiên tài về văn chương được mọi người khắp thế giới kính trọng và nể phục. Đồng thời khi tìm hiểu tác phẩm của ông người viết cảm thấy rất thú vị, nó giúp cho người viết có một cách nhìn và cách suy nghĩ sâu sắc hơn về những vấn đề trong cuộc sống. Chính vì thế mà đến năm thứ tư của đại học người viết đã chọn mảng văn học nước ngoài để làm đề tài luận văn. Sêchxpia viết thành công ở cả ba thể loại: bi kịch, hài kịch, kịch lịch sử. Nhưng người viết đặc biệt tâm đắc với những vở hài kịch của ông. Bởi vì nó không những mang đến tiếng cười mà nó còn giúp cho con người có cái nhìn lạc quan trong cuộc sống. Nếu có được cái nhìn lạc quan con người sẽ vững tin trên con đường tìm kiếm hạnh phúc. Bởi vì trong cuộc sống có rất nhiều những khó khăn, thử thách mà con người cần phải vượt qua. Hơn thế nữa, những vở hài kịch của ông còn giúp cho chúng ta nhận ra và biết trân trọng những tình cảm cao đẹp trong cuộc sống như: tình cha con, tình anh em, tình yêu, tình bạn...để từ đó con người cảm nhận cuộc sống này rất vui, rất đáng sống. Từ những điều tâm đắc cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ hướng dẫn người viết đã chọn đề tài: “Cảm hứng nhân văn trong ba vở hài kịch Giấc mộng đêm hè, Đêm thứ mười hai, Người lái buôn thành Vơnidơ của Sêcxpia” qua đề tài này người viết hi vọng sẽ tích lũy được nhiều kiến thức quý báu khi có dịp tìm hiểu cuộc đời và tác phẩm của Sêcxpia một cách công phu và hệ thống. Bên cạnh đó, khi tiến hành nghiên cứu đề tài trên người viết còn học hỏi được những giá trị nhân văn được tác giả gửi gắm trong ba tác phẩm và có được kinh nghiệm trong qua trình nghiên một đề tài khoa học. Do năng lực và thời gian có hạn, sự tìm tòi và nghiên cứu của người viết trong khi thực hiện đề tài chắc chắn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Mong thầy cô và các bạn giúp đỡ điều chỉnh cho những sai sót mắc phải của người viết, để luận văn được hoàn chỉnh. Lịch sử vấn đề Sêchxpia được thế giới tôn vinh là nhà soạn kịch thiên tài, một trong những con người khổng lồ của thời đại Phục hưng. Bởi vì trong khoảng 20 năm cầm bút ông đã để lại cho đời những kiệt tác bất hữu có cả bi kịch, hài kịch và kịch lịch sử. Thế nhưng theo quá trình tìm hiểu và nghiên cứu của người viết thì đa số các nhà nghiên cứu đều tập trung vào thể loại bi kịch. Vì thế các bài nghiên cứu về thể loại hài kịch còn tương đối ít. Chính vì thế người viết đã chọn đề tài: “cảm hứng nhân văn trong ba vở hài kịch Giấc mộng đêm hè, Đêm thứ mười hai, Người lái buôn thành Vơnidơ” để góp phần khẳng định giá trị tư tưởng trong tác phẩm hài kịch của Sêchxpia; đồng thời góp phần làm phong phú thêm các đề tài nghiên cứu về hài kịch của ông. Trong điều kiện nghiên cứu của mình người viết đã thu thập được một số tài liệu nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu như sau: Công trình đầu tiên phải kể đến quyển “Lịch sử văn học Phương Tây”,tập 1 của nhóm tác giả Trần Duy Châu - Nguyễn Văn Khỏa - Lương Duy Trung – Nguyễn Trung Hiếu – Phùng Văn Tửu, Nxb Giáo dục, 1979. Trong quyển này các tác giả cho chúng ta nhiều thông tin quý báu về Sêchxpia và về những vở kịch của ông. Nhóm tác giả trên còn cho thấy được cái nhìn bao quát về điều kiện lịch sử Anh, tiểu sử tác giả cùng với các giai đoạn sáng tác của ông và đặc điểm của từng thể loại kịch mà ông sáng tác như:bi kịch, hài kịch, kịch lịch sử. Nhóm các tác giả nêu lên những nhận định về hài kịch của Sêchxpia như sau: “Tiếng cười ở đây chính là thoát lên từ cái không khí lạc quan, yêu đời của thời đại Phục hưng. Đề tài của những vở hài kịch này thường xoay quanh câu chuyện tình yêu giữa những đôi nam nữ. Thông qua đề tài đó, Sêchxpia lên án những gì phản lại tự nhiên, cổ hữu, áp chế con người, nghĩa là những luân lý đạo đức, những thành kiến cũ của chế độ phong kiến. Đồng thời, cũng qua những vở hài kịch này, Sêchxpia lên tiếng tố cáo xã hội tư bản, cái xã hội trong đó đồng tiền đã chế ngự tất cả mọi giá trị vật chất và tinh thần, đè nặng lên số phận của con người như một định mệnh.” [3; tr.117]. Bên cạnh đó nhóm tác giả còn chứng minh cho những nhận định trên qua ba vở hài kịch: Đêm thứ mười hai và Giấc mộng đêm hè nhóm tác giả nhận định Sêchxpia viết hai tác phẩm trên để thể hiện “Sự chiến thắng của tình yêu và lòng chung thủy”.[3; tr.118]Còn trong vở Người lái buôn thànhVơnidơ các tác giả nhận định: “Là vở hài kịch có ý nghĩa nhất trong giai đoạn sáng tác này. Ở đây vang lên gay gắt lời tố cáo đồng tiền, thói tàn nhẫn và nền pháp lý bên vực cho quyền tư hữu của xã hội tư bản. Ở đây là sự chiến thắng vẻ vang của tình yêu, tình bạn, của chính nghĩa và của lòng nhân đạo.” [3; tr.118-119]. Tất cả những lời nhận định trên của nhóm tác giả đã cho thấy tác phẩm của Sêchxpia đầy tính nhân văn và những điều nói trên người viết sẽ tập trung làm sáng rõ ở phần nội dung chính của đề tài. Kế đến là quyển “Văn học Phương Tây” của nhóm tác giả Đặng Anh Đào - Hoàng Nhân - Lương Duy Trung - Nguyễn Đức Nam - Nguyễn Thị Hoàng - Nguyễn Văn Chính - Phùng Văn Tửu, “Văn học Phương Tây”, Nxb Giáo dục, 1997 cũng là nguồn tài liệu quý báu giúp cho chúng ta có một cái nhìn khái quát về Sêchxpia và tác phẩm của ông. Các tác giả của quyển này đã cho chúng ta cái nhìn tổng quát về thời đại của ông đang sống, về cuộc đời và các giai đoạn sáng tác của ông. Một điều quan trọng nữa là trong quyển sách này các tác giả còn thêm các nhận định, đánh giá, khẳng định giá trị sáng tác của Sêchxpia cũng như những cống hiến to lớn của ông đối với nền sân khâu thế giới. Đặc biệt là ở thể loại hài kịch các tác giả có nhận xét về hài kịch của Sêchxpia nói chung và ba vở hài kịch trên nói riêng như sau: “Sêchxpia viết hài kịch nhằm trước hết là mua vui cho công chúng nước Anh thời bấy giờ. Xuyên suốt các vở hài kịch của ông là chủ đề tình yêu đôi lứa. Hài kịch của ông khẳng định rằng tình yêu là chất men cuộc sống, là hạnh phúc tuyệt vời trên trần thế này. Tình yêu giúp con người thêm thông minh, sáng suốt, dũng cảm. Nó là nguồn sức mạnh có khả năng chiến thắng tất cả những gì và tất cả những ai chống lại nó, chống lại con người” [5; tr.203]. Lời nhận xét trên cho chúng ta thấy Sêchxpia viết hài kịch không chỉ đơn thuần là để mua vui cho khán giả mà nó còn ca ngợi tình cảm riêng tư của con người đó là tình yêu. Đồng thời tác giả còn khẳng định tình yêu sẽ là nguồn sức mạnh to lớn giúp con người chiến thắng tất cả những thế lực phản tiến bộ. Đây là một trong những tư tưởng mang đậm giá trị nhân văn của tác giả sẽ được người viết làm rõ ở phần nội dung chính của đề tài. Bên cạnh đó, nhóm tác giả trên còn chỉ ra điểm nổi bật về nghệ thuật trong các vở hài kịch của Sêchxpia đó là “Tính hiện thực kết hợp với tính lãng mạn bay bổng. Giới nghiên cứu coi Sêchxpia là người sáng tạo ra hài kịch “lãng mạn” và thường lấy các vở Giấc mộng đêm hè, Đêm thứ mười hai làm dẫn chứng...nhưng chất lãng mạn, chất thơ ấy không chỉ có ở hai vở kịch này. Nó có ở hầu hết ở các vở hài kịch của Sêchxpia, chỉ khác ở độ đậm nhạt” [5; tr.204]. Điều này người viết sẽ tập trung làm sáng rõ ở phần phân tích những đặc sắc nghệ thuật của ba tác phẩm: Giấc mộng đêm hè, Đêm thứ mười hai, Người lái buôn thành Vơnidơ. Cùng với hai quyển sách trên thì quyển “Tuyển tập tác phẩm William Shakespeare”, Nxb Sân khấu trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây cũng cho người viết có hiểu biết sáng rõ hơn về thời đại tác giả sống, con người, quá trình sáng tác các vở kịch, tư tưởng, nghệ thuật và phong cách của Sêcxpia. Trong quyển sách này các tác giả có lời nhận định về hài kịch của ông như sau: “Nhưng thử hỏi ở đâu mà cuộc sống tưng bừng, mà con người thoải mái, mà cái cười hồn nhiên, đắc thắng như trong các vở hài kịch của Sêcxpia? ở đâu có con người tự hào khoan khoái, tin vào tương lai, tin vào mình như trong trong Những bà vợ vui vẻ ở Uynxo, Giấc mộng đêm hè. Ở đâu cái không khí trong sáng tươi mát như trong Đêm thứ mười hai. Điều mới mẻ mà Sêcxpia đem đến cho chúng ta là cuộc đời này rất vui và đáng sống, dù cho tạm thời cái vui phải nhường bước trước thực tế xấu xa, nhưng cái vui, cái đẹp không bao giờ chết được. Chính quan niệm này đã sản sinh ra một phương pháp nghệ thuật mới của ông là phối hợp cái vui với cái buồn trong những vở kịch buồn thảm nhất. Đây không phải là “gượng cười”, “đổi sầu làm vui”, hay “tìm cái vui để lẩn tránh cái thực tế xấu xa trong cuộc sống”. Cái vui này xuất phát từ chính nghĩa, từ lẽ sống, không phải từ một cách “ngụy biện”để lừa dối mình.” [7; tr.24]. Với lời nhận xét trên các tác giả cho chúng ta thấy trong các vở hài kịch của Sêcxpia chứa đựng nội dung lớn của chủ nghĩa nhân văn đó là ca ngợi và khẳng định cuộc sống nơi trần thế. Điều đó chứng tỏ Sêcxpia có sự tiếp thu tư tưởng cao đẹp của chủ nghĩa nhân văn và những tư tưởng đó đã tạo nên nguồn cảm hứng mãnh liệt để ông viết thành công các vở hài kịch. Bên cạnh đó, nhóm tác giả còn nhận xét thêm về nghệ thuật của các vở hài kich “Khung cảnh quen thuộc của hài kịch là “nước Anh xanh tươi”với những đồng cỏ, những cánh rừng, với những con người sống để mà yêu bất chấp uy quyền cha mẹ, như trong Giấc mộng đêm hè, Tùy theo ý muốn. Tình yêu của họ tuy bị trắc trở nhưng cuối cùng họ đều được toại nguyện. Chính vì vậy, hài kịch của ông rất phong phú tính trữ tình và rất lôi cuốn, nên thơ.” [7; tr.18]. Trong quyển sách này các tác giả còn cho chúng ta biết thêm về những chủ đề chính trong các vở hài kịch của ông: “Chủ đề của hài kịch là ca ngợi sự thắng thế của tư tưởng nhân đạo đối với những thành kiến Trung cổ. Đó là lời ca ngợi sự xuất hiện của con người mới, tự do, sung sướng. Bên cạnh việc ca ngợi sự đắc thắng của tư tưởng nhân đạo, việc chế nhạo cảnh tan rã của chế độ phong kiến phân quyền cũng là một chủ đề của hài kịch.” [7; tr.18] Tóm lại, trên đây là những ý kiến, nhận định mà người viết thu thập được trong quá trình nghiên cứu tài liệu. Tuy đây chỉ là những nhận định mang tính tổng quát, chưa đi sâu vào phân tích, trình bày, hoặc chứng minh cụ thể vấn đề nhưng nó sẽ là những định hướng quan trọng trong quá trình triển khai đề tài của người viết. Mục đích yêu cầu Đề tài: “Cảm hứng nhân văn qua ba vở hài kịch Giấc mộng đêm hè, Đêm thứ mười hai, Người lái buôn thành Vơnidơ của Sêchxpia”đã đặt ra cho người viết những yêu cầu sau: Một là: tìm hiểu về thời đại phục hưng và tư tưởng trung tâm của thời đại là chủ nghĩa nhân văn. Để biết được cơ sở tư tưởng tạo nên cảm hứng cho Sêcxpia viết ba vở hài kịch Giấc mộng đêm hè, Đêm thứ mười hai, Người lái buôn thành Vơnidơ. Hai là: tìm hiểu về ba vở hài kịch trên để nắm được nội dung cốt lõi của ba vở hài kịch. Ba là: tìm hiểu những biểu hiện cụ thể của “Cảm hứng nhân văn” qua ba vở hài kịch Giấc mộng đêm hè, Đêm thứ mười hai, Người lái buôn thành Vơnidơ là cảm hứng ca ngợi và phê phán. Cảm hứng ca ngợi được biểu hiện qua ba yếu tố: ca ngợi vẻ đẹp của con người, ca ngợi những khát vọng cao đẹp của con người, ca ngợi cuộc sống nơi trần thế. Cảm hứng phê phán được biểu hiện qua việc phê phán xã hội phong kiến đang trên đà suy tàn và phê phán những mặt trái của xã hội thời tích lũy nguyên thủy tư bản. Bốn là: tìm hiểu những nghệ thuật đặc sắc được tác giả sử dụng trong ba vở hài kịch để từ đó thấy được giá trị cả về nội dung và hình thức của tác phẩm. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Sêcxpia đã để lại cho nền văn học thế giới nhiều kiệt tác văn chương tuyệt vời nhưng ở bài viết này người viết chỉ tập trung nghiên cứu ba vở hài kịch tiêu biểu của ông là: Giấc mộng đêm hè, Đêm thứ mười hai, Người lái buôn thành Vơnidơ. Bên cạnh đó, người viết còn tìm hiểu các tài liệu có liên quan đến đề tài và các tài liệu nói về thời đại Phục Hưng ở Châu Âu và ở Anh. Phạm vi đề tài là: người viết sẽ tập trung vào tìm hiểu các biểu hiện của “Cảm hứng nhân văn” và những nghệ thuật đặc sắc trong ba vở hài kịch trên. Sau đó, người viết sẽ tiến hành phân tích, đánh giá, tổng hợp các biểu hiện đó và sử dụng cơ sở dữ liệu trong ba vở hài kịch để chứng minh cho những điều trên. 5. phương pháp nghiên cứu Trong quá tình thực hiện đề tài “Cảm hứng nhân văn trong ba vở hài kịch Giấc mộng đêm hè, Đêm thứ mười hai, Người lái buôn thành Vơnidơ của Sêchxpia” người viết sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu như sau: Trước hết, người viết tập hợp tài liệu: văn bản của ba vở hài kịch và những tài liệu có liên quan đến đề tài. Kế đến là tập hợp những ý kiến của các nhà nghiên cứu đã đề cập đến các vấn đề có liên quan tới đề tài làm cơ sở và định hướng cho người viết trong việc nghiên cứu. Sau đó bổ sung những phát hiện mới trong quá trình nghiên cứu của người viết để luận văn được tốt hơn. Sau khi tổng hợp tài liệu và tổng hợp các ý kiến cũng như đã tham khảo qua đề tài người viết tiến hành các bước như sau: Lập dàn ý đại cương Lập dàn ý chi tiết Viết bản thảo Đọc sửa chữa, hoàn chỉnh bài viết Một thao tác xuyên suốt trong quá trình thực hiện đề tài này là phần phân tích những biểu hiện của: “Cảm hứng nhân văn” trong ba vở hài kịch Giấc mộng đêm hè, Đêm thứ mười hai, Người lái buôn thành Vơnidơ và những nghệ thuật đặc sắc của ba vở hài kịch. Như vậy, để hoàn thành đề tài này người viết đã sử dụng các thao tác như: tổng hợp, phân tích, chứng minh, diễn dịch, quy nạp...đó là con đường giúp người viết tìm hiểu, nghiên cứu về đề tài. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 THỜI ĐẠI 1.1.1 Bối cảnh lịch sử: Trong hai thế kỉ XV, XVI, ở Châu Âu đã dấy lên một cuộc vận động tư tưởng và văn hóa mới rất mực hào hứng và quyết liệt. Mở ra một thời đại mới đó là thời đại Phục Hưng. Đầu tiên, ngọn gió mới thổi lên từ đất Italia. Tiếp đó nó lan rộng ra các nước ở Tây Âu và Trung Âu. Trong đó, nước Anh bước vào thời kì Phục Hưng muộn hơn so với Italia và một số nước Tây Âu, trong hai thế kỉ XV và XVI lại bị hai cuộc chiến tranh tàn phá nặng nề về kinh tế và chịu sự chia rẻ sâu sắc. Cuộc khủng hoảng chính trị của xã hội phong kiến đạt đến đỉnh cao trong cuộc nội chiến của các hầu tước phong kiến. Người ta gọi nội chiến đó là cuộc chiến tranh “Hai hoa hồng” (1445-1485). Hai tập đoàn phong kiến York và Lencaxtơ tranh giành quyền thống trị, cuối cùng cả hai cùng kiệt sức. Họ Tiudo lên nắm chính quyền. Từ cuối thế kỉ XV trở đi, Anh mới có thể chăm lo cho đến việc khôi phục và phát triển kinh tế, mở mang văn hóa. Có thể nói, dưới triều đại Tiuđo đầu tiên, nước Anh đã phát triển mạnh mẽ về chính trị và kinh tế xã hội. Những bước tiến này rất lớn mạnh đến cần thiết chuẩn bị đưa nước Anh đến một hình thái kinh tế mới (Tư bản chủ nghĩa). Cùng với xu thế lịch sử chung ở Tây Âu bấy giờ là tiến lên CNTB, nước Anh cũng tiến lên theo xu hướng đó.Từ thế kỉ XVI trở đi nó nhanh chống đuổi kịp rồi vượt lên những nước đi trước nó. Quan hệ sản xuất TBCN từng bước được hình thành và phát triển mạnh mẽ ở miền Nam nước Anh. Công thương nghiệp ở đây vốn dĩ đã có truyền thống. Mặt hàng chủ yếu để xuất khẩu của Anh lúc này là len dạ, vì vậy phải phát triển mạnh chăn nuôi cừu. Bọn địa chủ mới ở Anh được chính quyền nhà vua hỗ trợ bằng các đạo lực cho phép rào đất cướp ruộng của hàng vạn nông dân ra khỏi làng mạc, nhà của, ruộng đất của họ, biến những nơi đó thành những bãi cỏ nuôi cừu. Các đạo luật khoanh điền đẫm máu đã đẩy hàng vạn nông dân phải đi lanh thang kiếm ăn.Và để biến những người nông dân bị phá sản đó thành nhân công rẻ mạt cho các xí nghiệp công trường, chính quyền ban bố đạo luật “Cấm lang thang” với hình thức phạt rất tàn ác. Bị bắt lần đầu thì bị đóng dấu bằng sắc nung đỏ lên bả vai rồi đuổi về nguyên quán. Nếu tái phạm thì bị chặt đầu hoặc treo cổ. Kết quả là dưới triều đại của Hen-ri VIII, có đến 72000 nông dân bị xử tử sau khi đã bị đuổi ra khỏi nhà của ruộng đất của mình...Đây là giai đoạn Tô-mat Mô-rơ đã tố cáo “Cừu nuốt sống cả người...”. Chính vì thế, ở thời kì này có rất nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra. Đặc biệt quan trọng là cuộc khởi nghĩa 1607 lôi cuốn hầu như cả miền Trung nước Anh. Các cuộc khởi nghĩa này đều bị dìm trong máu lửa. Có thể nói rằng nước Anh thời Sêcxpia tua tủa những thớt chặt đầu và những giá treo cổ. Thợ thủ công cũng khốn khổ không kém. Họ bị bòn rút đến kiệt sức trong các hầm mỏ, công trình, xí nghiệp. Ngày làm việc không có giới hạn, thường từ 12 đến 14 giờ với tiền công rẻ mạt nữ giới tiền lương ít hơn nam giới. Chính vì thế mà các cuộc khởi nghĩa của nông dân thường được hỗ trợ và liên kết của thợ thủ công. Tư sản mới cùng với lớp quý tộc mới được chính quyền nhà vua giúp đỡ đã đền đáp công ơn bằng cách ủng hộ chính quyền này chống bọn lãnh chúa phong kiến nhằm thống nhất quốc gia, thực hiện việc thống nhất thị trường trong nước và bành trướng thế lực ra bên ngoài. Kết quả là nước Anh đã trở thành một quốc gia thống nhất về chính trị, kinh tế dưới triều đại Tuiđo. Đến thời nữ hoàng Êlizabet, đã trở thành một cường quốc cạnh tranh với Tây Ban Nha là nước mạnh nhất lúc bấy giờ. Sau chiến thắng hạm đội “Acmađa vô địch” của Tây Ban Nha (1558), Anh thành bá chủ mặt biển. Việc giao thông buôn bán với các nước, việc tìm kiếm thị trường mới và thuộc địa của Anh bấy giờ ngày càng được đẩy mạnh. Các sử gia tư sản Anh thường ca ngợi thời kì nữ hoàng Êlizabet I là “thời kì nước Anh vui vẻ”. Khách quan mà nói đó là thời nước Anh trở thành