Lạc Dương là huyện có vịtrí nằm ởphía Đông Bắc của tỉnh Lâm Đồng, với diện
tích tựnhiên là 151.380 ha chiếm 19% diện tích toàn tỉnh. Tiềm năng kinh tếtrên địa
bàn huyện Lạc Dương khá phong phú, trong đó diện tích đất nông nghiệp khoảng trên
9.000 ha, đất lâm nghiệp trên 130.000 ha.
Huyện Lạc Dương nằm trên vùng thượng nguồn của 2 con sông lớn là sông
Đồng Nai (thuộc lưu vực sông Đồng Nai) ởphía Đông Bắc và Đông Nam và sông
K'Rông Nô (thuộc lưu vực Mê Kông) ởphía Tây bắc và Tây Nam.
Nhìn chung, tiềm năng nguồn nước trên địa bàn huyện Lạc Dương khá dồi dào
với lượng nước hàng năm từmưa khoảng 2,88 tỷm3, lượng dòng chảy mặt là 1,61 tỷ
m3và khảnăng khai thác sửdụng tổng hợp nguồn nước các lưu vực sông của Lạc
Dương chủyếu là các công trình loại vừa và nhỏ. Việc khai thác tài nguyên nước trên
lưu vực còn gặp nhiều khó khăn do lượng nước phân bốrất không đều theo không gian
và thờigian, có sựmâu thuẫn giữa các hộsửdụng nước, giữa các vùng trong huyện,
Nhằm góp phần vào cân bằng sửdụng nước trên huyện Lạc Dương, việc xây
dựng một mô hình toán thủy văn, thủy lực là rất cần thiết. Đây là những công cụhữu
hiệu định lượng các phương án thay đổi cơcấu dùng nước, phương án bổsung nguồn
nước, khai thác tổng hợp tài nguyên nước, lựa chọn đưa ra các giải pháp sửdụng hợp
lý tài nguyên nước.
WEAP là công cụquản lý tài nguyên nước hay nói đúng hơn đây là công cụtính
toán cân bằng giữa nhu cầu vềnước trong một khu vực, một vùng nào đó với lượng
nước có sẵn theo cách tối ưu nhất, nó hỗtrợcác nhà quản lý trong việc lựa chọn các
kịch bản phát triển, khai thác và bảo vệtài nguyên nước.
44 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2837 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cân bằng sử dụng nước trên huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng với sự hỗ trợ của mô hình Weap, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tuyền
Ks Triệu Ánh Ngọc
SVTH: Bùi Thị Ninh Trang 1 Lớp: S6 – 45N
MỞ ĐẦU
Lạc Dương là huyện có vị trí nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Lâm Đồng, với diện
tích tự nhiên là 151.380 ha chiếm 19% diện tích toàn tỉnh. Tiềm năng kinh tế trên địa
bàn huyện Lạc Dương khá phong phú, trong đó diện tích đất nông nghiệp khoảng trên
9.000 ha, đất lâm nghiệp trên 130.000 ha.
Huyện Lạc Dương nằm trên vùng thượng nguồn của 2 con sông lớn là sông
Đồng Nai (thuộc lưu vực sông Đồng Nai) ở phía Đông Bắc và Đông Nam và sông
K'Rông Nô (thuộc lưu vực Mê Kông) ở phía Tây bắc và Tây Nam.
Nhìn chung, tiềm năng nguồn nước trên địa bàn huyện Lạc Dương khá dồi dào
với lượng nước hàng năm từ mưa khoảng 2,88 tỷ m3, lượng dòng chảy mặt là 1,61 tỷ
m3 và khả năng khai thác sử dụng tổng hợp nguồn nước các lưu vực sông của Lạc
Dương chủ yếu là các công trình loại vừa và nhỏ. Việc khai thác tài nguyên nước trên
lưu vực còn gặp nhiều khó khăn do lượng nước phân bố rất không đều theo không gian
và thờigian, có sự mâu thuẫn giữa các hộ sử dụng nước, giữa các vùng trong huyện,…
Nhằm góp phần vào cân bằng sử dụng nước trên huyện Lạc Dương, việc xây
dựng một mô hình toán thủy văn, thủy lực là rất cần thiết. Đây là những công cụ hữu
hiệu định lượng các phương án thay đổi cơ cấu dùng nước, phương án bổ sung nguồn
nước, khai thác tổng hợp tài nguyên nước, lựa chọn đưa ra các giải pháp sử dụng hợp
lý tài nguyên nước.
WEAP là công cụ quản lý tài nguyên nước hay nói đúng hơn đây là công cụ tính
toán cân bằng giữa nhu cầu về nước trong một khu vực, một vùng nào đó với lượng
nước có sẵn theo cách tối ưu nhất, nó hỗ trợ các nhà quản lý trong việc lựa chọn các
kịch bản phát triển, khai thác và bảo vệ tài nguyên nước.
Việc tính toán cân bằng nước trên huyện Lạc Dương, các kịch bản bổ sung
nguồn nước trên các lưu vực sông trong huyện, công cụ mô hình WEAP được sử dụng
kết hợp với mô hình xác định nhu cầu nước của cây trồng CROPWAT rất hữu hiệu.
Đề tài nghiên cứu khoa học lần này với tiêu đề:”Cân bằng sử dụng nước trên
huyện Lạc Dương- tỉnh Lâm Đồng với sự hỗ trợ của mô hình Weap” được xây dựng
dựa trên các mục tiêu chung đó. Nội dung nghiên cứu lần này là xây dựng chiến lược
phát triển thủy lợi dài hạn: Khai thác sử dụng tổng hợp và bảo vệ nguồn nước hợp lý.
Đảm bảo cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản, công nghiệp, du
lịch,… phục vụ phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 tầm nhìn đến năm 2020 với sự
hỗ trợ của mô hình Weap, góp phần từng bước cải thiện và nâng cao cuộc sống của
người dân trong vùng dự án.
Đề tài này trình bày một cách cơ bản kết quả nghiên cứu về nguồn nước và yêu
cầu nước của huyện Lạc Dương từ đó so sánh cân bằng nước của vùng và đưa ra các
đánh giá đề xuất, kiến nghị để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất, tài nguyên
nước cũng như việc quản lý tổng hợp tài nguyên nước của vùng để phát triển kinh tế -
xã hội.
www.tainguyennuoc.vn
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tuyền
Ks Triệu Ánh Ngọc
SVTH: Bùi Thị Ninh Trang 2 Lớp: S6 – 45N
Mặt khác đề tài khoa học này được đưa ra với sự hỗ trợ của mô hình tính toán
WEAP. Qua đó ta có thể tìm hiểu thêm về các cách tính toán kỹ thuật chuyên ngành
trong lĩnh vực thủy nông phục vụ cho công trình thủy lợi.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, dù em đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của các
giáo viên hướng dẫn nhưng do thời gian hạn hẹp, kiến thức bản thân còn chưa hoàn
thiện nên kết quả nghiên cứu còn khiếm khuyết. Em rất mong được sự góp ý và chỉ bảo
chân thành của các thầy cô trong hội đồng và các bạn sinh viên quan tâm.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Thanh Tuyền, thầy Triệu Ánh
Ngọc đã tận tình hướng dẫn, và các giáo viên chuyên môn khác đã chỉ bảo và góp ý
kiến cho em hoàn thành đề tài này.
www.tainguyennuoc.vn
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tuyền
Ks Triệu Ánh Ngọc
SVTH: Bùi Thị Ninh Trang 3 Lớp: S6 – 45N
GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI
1.Tên đề tài: “ Cân bằng sử dụng nước trên huyện Lạc Dương –tỉnh Lâm Đồng với sự
hỗ trợ của mô hình WEAP”.
2.Mục tiêu, yêu cầu nghiên cứu khoa học
+ Mục tiêu:
Nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo, tăng khả năng ứng dụng các phần mềm hiện đại
phục vụ quá trình học tập trong trường cũng như sau khi tốt nghiệp ra trường.
Với mục tiêu nâng cao kiến thức chuyên sâu, kinh nghiệm thực tế cho bản thân
thì ứng dụng mô hình WEAP vào tính toán cân bằng nước trên huyện Lạc Dương –
Lâm Đồng sẽ giúp cho em nắm chắc cách sử dụng và hiểu rõ tính ứng dụng của mô
hình WEAP.
Với đề tài nghiên cứu: “Cân bằng sử dụng nước trên huyện Lạc Dương –tỉnh
Lâm Đồng với sự hỗ trợ của mô hình WEAP” em muốn nắm chắc hơn các tính năng
của mô hình và thể hiện các tính năng đó qua một ví dụ tính toán cụ thể.
+ Yêu cầu:
Tập trung nghiên cứu lý thuyết, hình thành phương pháp nghiên cứu tổng hợp
vận dụng công nghệ phần mềm trong phạm vi nghiên cứu để giải quyết vấn đề đặt ra.
Sinh viên thể hiện thành quả bằng một bản thuyết minh báo cáo và 45’ đến 60’ báo cáo
thuyết trình bảo vệ trước hội đồng.
1. Giáo viên hướng dẫn:
- Ths. Nguyễn Thanh Tuyền
- Ks. Triệu Ánh ngọc
2. Sinh viên thực hiện:
- Bùi Thị Ninh
Lớp S6_45N - Trường Đại Học Thuỷ Lợi – Cơ Sở II
3. Thời gian thực hiện: 1,5 tháng từ 25/03/08 đến 10/05/08
www.tainguyennuoc.vn
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tuyền
Ks Triệu Ánh Ngọc
SVTH: Bùi Thị Ninh Trang 4 Lớp: S6 – 45N
NỘI DUNG ĐỀ TÀI
CHƯƠNG I : ĐẶT VẤN ĐỀ
I Sự cần thiết của đề tài
Huyện Lạc Dương là một vùng sản xuất nông nghiệp đầy tiềm năng của tỉnh
Lâm Đồng với tiềm năng kinh tế trên địa bàn huyện khá phong phú đặc biệt là ngành
nông nghiệp trong huyện. Với đất đai trên huyện Lạc Dương khá tốt và phong phú,
thích hợp nhiều loại cây trồng hàng năm cũng như lâu năm, đặc biệt là cây xứ lạnh có
giá trị kinh tế cao như rau, hoa, cây ăn quả và cà phê. Nhưng thực tế trong những năm
vừa qua ở chỗ này hay chỗ khác trong huyện Lạc Dương đều xảy ra hạn hán, điều này
đòi hỏi phải có các giải pháp khai thác sử dụng hợp lý lâu dài nguồn tài nguyên nước
trong vùng đảm bảo phát triển nguồn nước lâu dài
Mặt khác, nền kinh tế huyện Lạc Dương chỉ có thể phát huy hiệu quả khi được
các tài nguyên bổ trợ, kết hợp chặt chẽ mà tài nguyên nước có tầm quan trọng hàng
đầu. Do vậy cần thiết phải nghiên cứu tính toán cân bằng và sử dụng nước trong huyện.
Việc tính toán cân bằng nước trong một huyện hay một vùng nào đó thực tế diễn
ra khá phức tạp, khối lượng tính toán nhiều, độ chính xác không cao, đôi khi còn gặp
nhiều khó khăn. Chính vì thế, tôi đã ứng dụng mô hình WEAP trong việc tính toán cân
bằng sử dụng nước của huyện để có thể tính một cách nhanh chóng chính xác, đạt hiệu
quả công việc cao hơn so với phương pháp tính toán thông thường khác.
WEAP là một công cụ mô hình tính toán hữu hiệu định lượng các phương án
khai thác tài nguyên nước, mô hình hỗ trợ các nhà quản lý và hoạch định chiến lược
khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước, góp một phần vào cân bằng nước trong
một khu vực, vào tiến trình quản lý tổng hợp tài nguyên nước trên lưu vực sông. Mô
hình WEAP là một phần mềm lập kế hoạch dùng nước tổng quát và có khả năng giải
quyết các vấn đề cung cấp nước ở mọi nơi bằng những công cụ thích hợp.
Với đề tài nghiên cứu khoa học lần:”Cân bằng sử dụng nước trên huyện Lạc
Dương- tỉnh Lâm Đồng với sự hỗ trợ của mô hình Weap” đưa ra giải quyết tất cả các
vấn đề trên huyện Lạc Dương.
II Mục tiêu của đề tài
- Nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học trong sinh viên tạo điều kiện
cho sinh viên có cơ hội tiếp cận các vấn đề khoa học, biết vận dụng, bổ sung, nâng cao
các kiến thức đã được học trong nhà trường..
- Từ việc ứng dụng phần mềm WEAP vào việc tính toán cân bằng nước trong
huyện chúng ta có thể áp dụng phương pháp tính toán tương tự cho các vùng hoặc
huyện khác có đặc điểm về địa hình, địa mạo, địa chất thổ nhưỡng, địa chất thủy văn,
khí hậu, sông ngòi,…tương tự như huyện Lạc Dương, xa hơn nữa có thể áp dụng tính
toán cho một vùng có chung các đặc điểm trên hoặc một khu vực nào đó trên nước ta.
III Phương pháp nghiên cứu của đề tài
www.tainguyennuoc.vn
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tuyền
Ks Triệu Ánh Ngọc
SVTH: Bùi Thị Ninh Trang 5 Lớp: S6 – 45N
Thu thập số liệu hiện trạng của huyện Lạc Dương (vị trí địa lý, địa hình địa mạo,
đất đai, thổ nhưỡng, hệ thống sông ngòi, dân sinh kinh tế, hiện trạng công trình thủy
lợi,…), dự báo định hướng phát triển của huyện đến năm 2010 và năm 2020.
Tìm hiểu phần mềm WEAP, nắm rõ được phương pháp tính toán của mô hình để
giải quyết bài toán cân bằng sử dụng nước trong huyện.
Phân tích hiện trạng nước đến và dự báo nhu cầu sử dụng nước hiện tại và trong
tương lai của huyện, đánh giá cân bằng nước trong huyện từ đó kiến nghị, đề xuất các
phương án để nâng cao hiệu quả sử dụng nước trong vùng cùng với việc quản lý tổng
hợp tài nguyên nước trong tương lai.
IV Phạm vi nghiên cứu của đề tài
-Trong phạm vi của đề tài này, tôi chỉ tập trung nghiên cứu tìm hiểu mô hình
tính toán cân bằng nước cho các lưu vực sông của huyện Lạc Dương, các bước nhập
liệu mô hình WEAP.
- Ứng dụng mô hình để đánh giá phân tích hiện trạng các lưu vực sông trong
huyện, từ đó đề xuất các phương án phát triển bền vững cho tương lai của huyện Lạc
Dương.
- Đề ra kết luận kiến nghị cho lưu vực nghiên cứu.
www.tainguyennuoc.vn
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tuyền
Ks Triệu Ánh Ngọc
SVTH: Bùi Thị Ninh Trang 6 Lớp: S6 – 45N
CHƯƠNG II. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - DÂN SINH KINH
TẾ HUYỆN LẠC DƯƠNG – TỈNH LÂM ĐỒNG
II.1 Điều kiện tự nhiên
Hình 2-1: Vị trí huyện Lạc Dương – Lâm Đồng
Lạc Dương là huyện có vị trí nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Lâm Đồng, với diện
tích tự nhiên là 151.380 ha chiếm 19% diện tích toàn tỉnh. Tiềm năng kinh tế trên địa
bàn huyện Lạc Dương khá phong phú, trong đó diện tích đất nông nghiệp khoảng trên
9.000 ha, đất lâm nghiệp trên 130.000 ha. Dân số trên địa bàn huyện năm 2004 là
28.496 người, chủ yếu là đồng bào các dân tộc ít người như người K'Ho, Chil, Mạ,
Lạch... (khoảng 25.453 người, chiếm 90% dân số toàn huyện). Nhân dân trên địa bàn
huyện Lạc Dương có truyền thống cách mạng qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và
Mỹ, nhưng đến nay đời sống đại bộ phận đồng bào dân tộc còn nghèo và lạc hậu, điều
kiện canh tác chủ yếu hiện tại vẫn lệ thuộc phần lớn vào thiên nhiên.
Huyện Lạc Dương nằm trên vùng thượng nguồn của 2 con sông lớn là sông
Đồng Nai (thuộc lưu vực sông Đồng Nai) ở phía Đông Bắc và Đông Nam và sông
K'Rông Nô (thuộc lưu vực Mê Kông) ở phía Tây bắc và Tây Nam. Đây là vùng nối
giữa núi cao và cao nguyên vùng Đông Nam Tây Nguyên thuộc cao nguyên Liang
Bian. Do đó, địa hình trên huyện Lạc Dương biến đổi khá phức tạp, gồm nhiều dãy đồi
núi cao ở phía Bắc và Đông Bắc huyện, các dạng địa hình đồi bát úp và một ít diện tích
có dạng lượn sóng và thung lũng, bị chia cắt bởi các mạng lưới sông suối ở phía Tây
Nam thuộc lưu vực K'Rông Nô. Địa hình biến đổi lớn, bị chia cắt mạnh nên trên địa
bàn của huyện không có những đồng bằng lớn mà chủ yếu là các dải bằng nhỏ hẹp
dạng trũng cục bộ, hoặc dạng các gò đồi xoải và lượn sóng.
www.tainguyennuoc.vn
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tuyền
Ks Triệu Ánh Ngọc
SVTH: Bùi Thị Ninh Trang 7 Lớp: S6 – 45N
Theo tài liệu nghiên cứu địa chất của nhiều tác giả cho thấy khu vực huyện Lạc
Dương nằm trọn trong đới Đà Lạt. Thành phần thạch học của đới Đà Lạt chủ yếu gồm
những trầm tích màu lục và đỏ rắn chắc từ Paleozoi thượng đến Jura hạ với những giai
đoạn trầm tích lớn, trên đới bị lớp bazan đệ tứ bao phủ. Độ dày của lớp trầm tích dày
mỏng khác nhau tuỳ theo địa hình và địa mạo của từng nơi. Nhìn chung khu vực phía
Bắc và Đông bắc có tầng phủ mỏng, có nơi đá gốc lộ ra ngay cả trên bề mặt, khu vực
phía Nam huyện trên lưu vực sông Đồng Nai có lớp phủ dày, đá gốc ít lộ ra trừ một số
chỗ trên hai nhánh sông Da Dâng và Da Nhim. Do đất dốc, địa hình chia cắt nên chỉ
trồng cây hàng năm ở các thung lũng địa hình tương đối bằng. Trên chân đất dốc chỉ
tập trung phát triển cây lâu năm có giá trị kinh tế cao.
Đất đai trên huyện Lạc Dương khá tốt và phong phú, thích hợp nhiều loại cây
trồng hàng năm cũng như lâu năm, đặc biệt là cây xứ lạnh có giá trị kinh tế cao như
rau, hoa, cây ăn quả và cà phê.
Lượng mưa trung bình nhiều năm trên địa bàn huyện đạt trên 1.900mm. Tuy
nhiên, mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian. Lượng mưa cao nhất tại
thượng nguồn Sông Đồng Nai (trên 2.000mm) và thấp nhất tại vùng Đạ Ròn thuộc lưu
vực K'Rông Nô chỉ vào khoảng gần 1.600mm. Sản xuất nông nghiệp của huyện Lạc
Dương có thế mạnh là phát triển cây lâu năm, đặc biệt cây cà phê và rau, hoa có giá trị
xuất khẩu cao.
Nhìn chung, tiềm năng nguồn nước trên địa bàn huyện Lạc Dương khá dồi dào
với lượng nước hàng năm từ mưa khoảng 2,88 tỷ m3, lượng dòng chảy mặt là 1,61 tỷ
m3 và khả năng khai thác sử dụng tổng hợp nguồn nước các lưu vực sông của Lạc
Dương chủ yếu là các công trình loại vừa và nhỏ.
Ngoài sông lớn là sông Đồng Nai (gồm 2 nhánh Da Nhim, Da Dâng) và sông
K'Rông Nô, mạng lưới các sông suối nhỏ khác trên địa bàn cũng khá dày đặc; các sông
suối này phần nhiều có lưu vực nhỏ, chiều dài ngắn, lòng dẫn hẹp, độ dốc lớn, lưu
lượng giữa mùa khô và mùa mưa chênh lệch nhau rất lớn. Hiện tại, mức độ khai thác
sử dụng nước còn rất ít, vì mức đầu tư kinh phí hàng năm cho phát triển kinh tế chưa
tương xứng.
Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trong vùng cũng như thực hiện tốt các chủ
trương chính sách của Đảng và Nhà nước về xoá đói giảm nghèo cho nhân dân vùng
sâu, vùng xa và vùng dân tộc ít người, cần thiết phải đầu tư nâng cấp các cơ sở hạ tầng,
trong đó công tác thuỷ lợi là một trong những nhiệm vụ hết sức cần thiết nhằm ổn định
sản xuất cho nhân dân, từng bước nâng cao đời sống vật chất trên cơ sở khai thác bảo
vệ tài nguyên và phát triển bền vững.
II.2 Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội
II.2.1 Hiện trạng phát triển dân số
Thời kỳ 1995 – 2001 dân số của huyện tăng khá nhanh. Tốc độ tăng dân số
3%/năm (tăng cơ học 1,2%). Tỷ lệ tăng tự nhiên 2,4% năm 1995 giảm xuống còn 1,8%
năm 2001. Dân số trung bình năm 2001 toàn huyện là 25.936 người. Mật độ dân số 17
người/km2 thấp hơn 6 lần so với mật độ dân số toàn tỉnh (106 người/km2).
www.tainguyennuoc.vn
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tuyền
Ks Triệu Ánh Ngọc
SVTH: Bùi Thị Ninh Trang 8 Lớp: S6 – 45N
Dân số trong độ tuổi lao động là 14.127 người, trong đó lao động nông nghiệp
12.364 người chiếm 87% số lao động trong toàn huyện.
Bảng 2-1:Diện tích, dân số, mật độ, đơn vị hành chính huyện Lạc Dương năm 2003
S Đơn vị DT tự nhiên Dân số trung bình Mật độ
TT xã (km2) (người) (người/km2)
1 Lát 236,4 7576 32
2 Đạ Sar 248,2 3410 14
3 Đạ Chays 581,1 3758 6
4 Đạ Long 51,15 2306 45
5 Đạ Tông 145,6 5706 39
6 Đầm Ròn 58,2 3434 59
7 Đưng KNớ 193,15 2390 7
Cộng 1513,8 28580 19
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lạc Dương năm 1999-2003
Từ năm 1995 đến nay, bình quân mỗi năm dân số từ nơi khác chuyển đến 1.000
người. Từ huyện Lạc Dương chuyển đi nơi khác khoảng 300 – 400 người. Như vậy dân
số tăng cơ học bình quân khoảng 700 người/năm, chiếm 60-65% mức tăng dân số bình
quân toàn huyện.
II.2.2 Hiện trạng phát triển nông lâm nghiệp
II.2.2.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2001
a)Quỹ đất nông nghiệp
Theo số liệu thống kê đến năm 2003 đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lạc
Dương chiếm tỉ lệ rất thấp, với diện tích: 6.100 ha, chiếm 3,97% diện tích tự nhiên của
huyện. Đặc biệt, các vùng đất nông nghiệp trồng rau hoa và cây ăn trái tập trung phần
lớn vùng lưu vực Đồng Nai thuộc các xã Lát, Đạ Sar và Đạ Chais. Diện tích nông
nghiệp trồng cây lương thực tập trung phần lớn vùng lưu vực sông K'Rông Nô, thuộc
các xã Đam Rong, Đạ Tông, Đạ Long và Đưng K'Nớ.
b)Quỹ đất lâm nghiệp
Theo số liệu thống kê hiện tại đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Lạc Dương
khoảng 133.050,91 ha, chiếm 87,89% DTTN. Trong đó, rừng tự nhiên: 127.353,83 ha,
đất rừng trồng: 5.697,08 ha. Chất lượng rừng được bảo vệ khá tốt cả về kích thước, mật
độ, tốc độ sinh trưởng.
c)Quỹ đất chuyên dùng (đất xây dựng cơ bản)
Tổng hợp đất cho các nhu cầu xây dựng cơ bản đến năm 2004 của các địa
phương trên huyện là 771,48 ha, chiếm 0,051% DTTN. Đây là vùng có diện tích đất
XDCB thấp do là nơi đồi núi chiếm hầu hết diện tích, kinh tế chưa phát triển.
d)Quỹ đất ở
Diện tích đất ở của Lạc Dương tính đến năm 2004 mới có 255,45 ha, chiếm tỷ lệ
chưa được 0,017% so với DTTN. Đất ở tập trung nhiếu nhất ở xã Lát và trung tâm
www.tainguyennuoc.vn
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tuyền
Ks Triệu Ánh Ngọc
SVTH: Bùi Thị Ninh Trang 9 Lớp: S6 – 45N
huyện Lạc Dương, Đạ Kao thuộc xã Đạ Tông và Đam Rong thuộc lưu vực sông
K'Rông Nô. Ngoài ra còn đất ở cho các khu quản lý phát triển nông nghiệp công nghệ
cao.
e)Quỹ đất chưa sử dụng
Diện tích đất chưa sử dụng theo số liệu thống kê đến năm 2004 của huyện Lạc
dương là: 10.777,51 ha, chiếm 7,4% DTTN; Trong đó, đất có khả năng nông nghiệp là
584,2 ha, đất đồi núi chỉ sử dụng cho lâm nghiệp 9.017,12 ha, mặt nước chưa sử dụng
826,64 ha và đất chưa sử khác là 775,12 ha.
II.2.2.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp
a)Ngành trồng trọt
Đây là một trong những ngành sản xuất chính trong huyện, hàng năm cho nhiều
loại sản phẩm có giá trị kinh tế là nguồn thu nhập chính cho các nông hộ.
Hiện trạng sản xuất nông nghiệp của huyện Lạc Dương có một số nhận xét sau :
+ Quỹ đất lúa trong điều kiện hiện tại: diện tích canh tác đang có hướng ổn định
và diện tích gieo trồng tăng nhờ có đầu tư thêm thuỷ lợi. Năng suất lúa bình quân trong
huyện: 2,8 tấn/ha.
+ Diện tích gieo trồng một số cây trồng chính toàn vùng dự án năm 2003 là
7.894,1 ha. Trong đó diện tích trồng lúa là 2.078 ha, sản lượng đạt 6.342 tấn.
Tóm lại: Trồng trọt có tốc độ tăng trưởng nhanh (19,98%), chiếm 86,5% trong
cơ cấu ngành nông nghiệp. Phát triển chủ yếu theo hướng mở rộng diện tích chuyên
canh, thâm canh và từng bước đa dạng hóa cây trồng.
b) Ngành chăn nuôi
Chăn nuôi trên các vùng thuộc huyện Lạc Dương vẫn phổ biến theo gia đình với
quy mô sản xuất nhỏ là chủ yếu và vật nuôi gồm :
+ Heo: Tổng đàn thường xuyên theo số liệu thống kê đến năm 2004 là 6.473
con, bình quân một hộ nông nghiệp 1,175 con/hộ; Sản lượng thịt heo đạt 495 tấn/năm.
+ Đàn trâu và bò có xu hướng giảm nhanh là do nhu cầu thi trường tiêu thụ
không ổn định; tổng đàn trâu năm 2004 có 2.299 con và bò là 3.548 con.
+ Tổng đàn gia cầm tính đến năm 2004 có 22.042 con; Trong đó, chủ yếu là
gà. Đàn gà có xu thế không ổn định.
Tóm lại: Chăn nuôi trong vùng dự án phát triển chậm. Tốc độ tăng giá trị sản
phẩm bình quân hàng năm 4,72%. Tỷ trọng giá trị sản phẩm chăn nuôi chiếm 13,5%
giá trị sản phẩm nông nghiệp.
II.3 Định hướng phát triển kinh tế xã hội
II.3.1 Định hướng phát triển dân số
Tính đến tháng 4/1999 dân số toàn huyện Lạc Dương có khoảng 24.344 người
gồm 4.194 hộ. Dự kiến với mức độ tăng dân số 2,5% (trong đó tăng tự nhiên là 2,1%
và tăng cơ học là 0,4%) thì đến năm 2005 dân số của huyện Lạc Dương là 28.227
www.tainguyennuoc.vn
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tuyền
Ks Triệu Ánh Ngọc
SVTH: Bùi Thị Ninh Trang 10 Lớp: S6 – 45N
người với khoảng 4.974 hộ, đến năm 2010 là 31.936 người với 5.627 hộvà đến năm
2020 thì có 40.881 người tương đương với 7.191 hộ.
II.3.2 Ngành nông lâm nghiệp
II.3.2.1 Ngành nông nghiệp
1. Trồng trọt
+ Cây hàng năm bao gồm: Lúa, màu (ngô, đậu khô các loại) và rau hoa. Cây lúa
với diện tích dự kiến khoảng 1300 ha ở các cánh đồng trũng.
+ Cây lâu năm bao gồm: Cà phê, điều, cây ăn quả và một số cây khác. Cà phê là
cây trồng chính, hiện chiế