Cạnh tranh là yếu tố tất yếu trong quy luật của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh là động lực để nền kinh tế hàng hóa phát triển đồng thời cũng giúp các doanh nghiệp năng động hơn, nỗ lực hết mình để nắm giữ thị trường. Tuy nhiên, cạnh tranh cũng mang đến nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp nếu như họ không nhanh chóng nắm bắt thị trường và đưa ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả. Trong thực tế, bên cạnh những hành vi cạnh tranh lành mạnh, phần lớn vẫn tồn tại rất nhiều những hành vi cạnh tranh không lành mạnh và những hành vi hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp. Trong phạm vi bài tập, chúng ta sẽ tìm hiểu căn cứ xác định hành vi hạn chế cạnh tranh theo Luật cạnh tranh 2004 và thực tiễn áp dụng để hiểu rõ hơn vấn đề này.
12 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3447 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Căn cứ xác định hành vi hạn chế cạnh tranh theo Luật cạnh tranh 2004, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ:
Cạnh tranh là yếu tố tất yếu trong quy luật của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh là động lực để nền kinh tế hàng hóa phát triển đồng thời cũng giúp các doanh nghiệp năng động hơn, nỗ lực hết mình để nắm giữ thị trường. Tuy nhiên, cạnh tranh cũng mang đến nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp nếu như họ không nhanh chóng nắm bắt thị trường và đưa ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả. Trong thực tế, bên cạnh những hành vi cạnh tranh lành mạnh, phần lớn vẫn tồn tại rất nhiều những hành vi cạnh tranh không lành mạnh và những hành vi hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp. Trong phạm vi bài tập, chúng ta sẽ tìm hiểu căn cứ xác định hành vi hạn chế cạnh tranh theo Luật cạnh tranh 2004 và thực tiễn áp dụng để hiểu rõ hơn vấn đề này.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Khái quát về pháp luật cạnh tranh và hành vi hạn chế cạnh tranh:
Khái quát về pháp luật cạnh tranh:
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là yếu tố tất yếu để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Cạnh tranh gắn với sự sống còn của các doanh nghiệp. Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trong thị trường hàng hóa. Cạnh tranh cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp sẽ áp dụng nhiều cách thức để giành thị trường bằng việc tác động trực tiếp tới khách hàng thông qua các yếu tố như giá cả hàng hóa, số lượng, chất lượng, dịch vụ hoặc kết hợp các yếu tố này hoặc yếu tố khác để tác động tới khách hàng. Trong thị trường mà các doanh nghiệp cùng ganh đua để đạt được mục đích của mình, ắt hẳn sẽ không tránh khỏi những hành vi trái pháp luật có thể gây ra hậu quả trực tiếp tới khách hàng. Chính vì vậy, phải có một hàng rào pháp lý trong lĩnh vực này được đặt ra để hạn chế những hành vi cạnh tranh sai trái của những doanh nghiệp. Pháp luật cạnh tranh đã ra đời nhằm thực hiện nhiệm vụ đó. Pháp luật cạnh tranh không phải là pháp luật có mục tiêu trực tiếp nâng cao năng lực cạnh tranh của một quốc gia mà nó mang tính ngăn cản và can thiệp trực tiếp vào hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp nhằm ngăn ngừa, xử lí những hành vi cạnh tranh trái pháp luật.
Ở quốc gia có những sự ổn định tương đối về pháp luật cạnh tranh, mặc dù có cơ cấu của hệ thống pháp luật cạnh tranh khác nhau, song sau khi xem xét cấu thành cụ thể, họ đều chia pháp luật cạnh tranh thành hai lĩnh vực riêng biệt : pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh và pháp luật chống cạnh tranh ( còn gọi là chống độc quyền hay kiểm soát độc quyền ). Sở dĩ có sự phân biệt như vậy là do tính chất của hành vi và mức độ của hành vi và mức độ nguy hại của chúng đối với thị trường là khác nhau. Theo đó phương thức và sự nghiêm khắc của pháp luật đối với hai nhóm hành vi này là khác nhau. Bên cạnh pháp luật về nội dung, pháp luật về cạnh tranh còn có bộ phận pháp luật về thủ tục hay còn được gọi là pháp luật về tố tụng cạnh tranh.
Khái niệm hành vi hạn chế cạnh tranh:
Pháp luật cạnh tranh luôn có hai lĩnh vực cơ bản là pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh và pháp luật hạn chế cạnh tranh. So với pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh, pháp luật hạn chế cạnh tranh ra đời muộn hơn nhưng nó ngày càng được các nhà lập pháp quan tâm với mục đích xây dựng một cơ chế để “cương tỏa quyền lực kinh tế”, buộc quyền lực đó phải khuất phục trước sức ép của cạnh tranh nhằm duy trì sự cạnh tranh có lợi cho người tiêu dùng, cho hiệu quả của nền kinh tế và sự phát triển của quốc gia nói chung. Trong lĩnh vực này, pháp luật luôn quan tâm đến ba nhóm đối tượng điều chỉnh là các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, hành vi lạm dụng thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh và tập trung kinh tế. Trong pháp luật Việt Nam, các nhà làm luật cũng tiếp cận theo cách hiểu ấy. Tại khoản 3 Điều 3 Luật cạnh tranh 2004 đã đưa ra khái niệm về hành vi hạn chế cạnh tranh, đó là “ hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế”. Pháp luật đã cụ thể hóa nội dung của từng hành vi này trong ba nhóm hành vi hạn chế cạnh tranh nói trên trong các điều 8,13, 14,16 Luật cạnh tranh 2004.
Căn cứ xác định hành vi hạn chế cạnh tranh và ý nghĩa:
Thị trường theo pháp luật cạnh tranh không chỉ được hiểu theo nghĩa thông thường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa của kẻ bán người mua mà khái niệm này cần được định nghĩa một cách cụ thể và có những tiêu chí rõ ràng. Bởi lẽ khi cần tìm hiểu mối quan hệ giữa các đối thủ cạnh tranh không thể thống kê mọi doanh nghiệp mà cần có sự phân loại các doanh nghiệp vào nhóm các mặt hàng, lĩnh vực khác nhau. Doanh nghiệp sản xuất may mặc không thể là đối thủ của doanh nghiệp sản xuất ô tô. Mặt khác, để xác định được hành vi độc quyền, xác định được sức mạnh của một doanh nghiệp trên thị trường hàng hóa, dịch vụ cụ thể cần phải có những tiêu chí định lượng, biện pháp giám sát nhất định. Tất cả những vấn đề liên quan đến nhận dạng hay phân khúc thị trường như vậy được pháp luật cạnh tranh xem xét trong khái niệm “thị trường liên quan”. Xác định thị trường liên quan được coi là tiền đề, là căn cứ để xác định pháp luật chống hạn chế cạnh tranh nói chung và xác định hành vi hạn chế cạnh tranh nói riêng.
Bên cạnh việc xác định thị trường liên quan, ta cũng cần phải xác định thị phần của các doanh nghiệp. Việc xác định này có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh. Các doanh nghiệp trong thị trường đều có một thị phần nhất định. Thị phần được xem như là chỉ số cho thấy tầm quan trọng hay sức mạnh của doanh nghiệp trên thị trường. Thị phần là một tiêu chí rất quan trọng cho việc đánh giá chính xác, rõ ràng mức độ hành vi hạn chế cạnh tranh trên thị trường của các hành vi hạn chế cạnh tranh trên thị trường được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Theo đó, tổng thị phần của các doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh luôn tỉ lệ thuận với mức độ hạn chế cạnh tranh của các hành vi đó.
Việc xác định thị trường liên quan cũng như thị phần của doanh nghiệp trên thị trường có ý nghĩa quan trọng vì:
_ Thứ nhất, xác định thị trường liên quan là công việc đầu tiên để xác định thị phần của từng doanh nghiệp trong vụ việc hạn chế cạnh tranh. Theo quy định của Luật cạnh tranh 2004, thị phần là cơ sở để xác định liệu các doanh nghiệp tham gia vào thỏa thuận cạnh tranh có bị cấm thực hiện thỏa thuận đó hay không, xác định vị trí thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp, xác định trường hợp tập trung kinh tế bị cấm và trường hợp các doanh nghiệp tập trung kinh tế cần phải thông báo cho cục quản lí cạnh tranh trước khi tiến hành
_ Thứ hai, xác định thị trường liên quan là cơ sở quan trọng để xem xét xem hai doanh nghiệp có phải là đối thủ cạnh tranh của nhau hay không vì các doanh nghiệp chỉ có thể là đối thủ của nhau khi cùng hoạt động trong cùng một thị trường liên quan.
_ Thứ ba, xác định thị trường liên quan và thị phần giúp cho việc xác định mức độ hạn chế cạnh tranh do hành vi vi phạm các quy định của Luật cạnh tranh gây ra.
Những hành vi hạn chế cạnh tranh bị kiểm soát:
Hầu hết tất cả các hành vi hạn chế cạnh tranh đều nhằm và hướng tới mục đích độc quyền hóa để nhằm thống lĩnh thị trường. Độc quyền sẽ tạo ra sự xơ cứng cho sự phát triển kinh tế và vì thế, pháp luật cạnh tranh phải ngăn cản và xóa bỏ mọi tính toán độc quyền hóa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, vì lí do phải đảm bảo lợi ích công cộng, vì tính chất và điều kiện đặc thù của một ngành hay lĩnh vực kinh tế ( như sản xuất vũ khí hoặc các phương tiện bí mật nhà nước ), nhà nước cho phép giữ độc quyền trong một lĩnh vực và mức độ nhất định. Chính vì thế, pháp luật chống hạn chế cạnh tranh thực hiện sự kiểm soát những nhóm hành vi như sau:
_ Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ( Các-ten ): là hành vi cấu kết giữa hai hay nhiều doanh nghiệp để thủ tiêu sự cạnh tranh giữa chúng và ngăn cản sự tham gia thị trường của các đối thủ cạnh tranh khác cũng như sự gia nhập thị trường của các doanh nghiệp tiềm năng. Về hình thức, các thỏa thuận này có thể được hình thành thông qua các hợp đồng, nghị quyết, thỏa thuận ngầm của doanh nghiệp. Theo quy định tại Điều 8 Luật cạnh tranh 2004 thì các thỏa thuận này bao gồm:
Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;
Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ;
Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ;
Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư;
Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;
Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận;
Thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
_ Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền:
Hạn chế cạnh tranh không chỉ được tạo ra bởi sự phối hợp hành động của các doanh nghiệp mà còn được tạo ra bởi các hành vi lạm dụng thị trường đơn phương bởi các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. Vị trí thống lĩnh thị trường theo từ điển Chính sách thương mại quốc tế là “khả năng của một công ty có thể gây ảnh hưởng đến xử sự của một công ty khác, bất kỳ là ngược hay xuôi”. Theo đó quyền lực thị trường là khả năng ảnh hưởng của một doanh nghiệp đến hành vi của một doanh nghiệp khác trên thương trường. Theo điều 13 LCT 2004 thì các doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm thực hiện các hành vi sau đây:
Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh;
Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng;
Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng;
Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh;
Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;
Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới.
_ Tập trung kinh tế:
Trong nền kinh tế thị trường, việc hợp nhất hay sát nhập giữa các doanh nghiệp là con đường nhanh nhất để tạo ra khả năng độc quyền của một doanh nghiệp mới. Hành vi này có thể sẽ làm cho nền kinh tế trở nên trì trệ chậm phát triển, các doanh nghiệp khác không còn cơ hội để cạnh tranh, người tiêu dùng phải cắn răng việc các doanh nghiệp độc quyền áp giá,… Bởi vậy, kiểm soát việc hợp nhất hay sát nhập doanh nghiệp ( tập trung kinh tế ) ngày càng trở thành nội dung trọng tâm của pháp luật về chống hạn chế cạnh tranh.
Theo quy định của Điều 18 LCT 2004, tập trung kinh tế bị cấm nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% thị trường liên quan,, trừ trường hợp được miễn trừ theo điều 19 của luật này, hoặc doanh nghiệp sau khi tập trung kinh tế vẫn thuộc doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật.
Các quy định của pháp luật về căn cứ xác định hành vi hạn chế cạnh tranh và thực tiễn áp dụng
Các quy định về xác định thị trường sản phẩm liên quan:
Xác định thị trường sản phẩm liên quan:
Theo khoản 1 Điều 3 LCT 2004 quy định: “thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả”. Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 116/ NĐ-CP ngày 15/9/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của LCT 2004 thì xác định thị trường liên quan bao gồm xác định các hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả.
_ Đặc tính của hàng hóa, dịch vụ được xác định theo một trong số những yếu tố sau: tính chất vật lí, tính chất hóa học, tính năng kỹ thuật, tác dụng phụ đối với người sử dụng, khả năng hấp thụ.
_ Mục đích sử dụng của hàng hóa, dịch vụ được xác định căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu nhất của hàng hóa, dịch vụ đó
_ Giá cả của hàng hóa, dịch vụ là giá cả ghi trong hóa đơn bán lẻ theo quy định của pháp luật
Theo đó, thuộc tính có thể thay thế cho nhau của hàng hóa, dịch vụ được xác định như sau:
_Hàng hóa, dịch vụ có thể được thay thế cho nhau về đặc tính nếu hàng hóa, dịch vụ đó có nhiều tính chất về vật lý, hóa học, tính năng kĩ thuật, tác dụng phụ đối với người sử dụng và khả năng hấp thụ giống nhau
_ Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về mục đích sử dụng nếu như hàng hóa, dịch vụ đó có mục đích sử dụng giống nhau
_ Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về giá cả nếu trên 50% một lượng ngẫu nhiên 1000 người tiêu dùng sinh sống tại khu vực địa lý liên quan chuyển sang mua, hoặc có ý định chuyển sang mua hoặc có ý định mua hàng hóa, dịch vụ khác có đặc tính, mục đích sử dụng giống với hàng hóa, dịch vụ mà họ đang sử dụng hoặc có ý định sử dụng trong trường hợp giá của hàng hóa, dịch vụ đó tăng lên quá 10% và được duy trì trong 6 tháng liên tiếp
Trường hợp số người tiêu dùng trong khu vực địa lý này không đủ 1000 người thì lượng mẫu ngẫu nhiên được quy định tối thiểu bằng 50% tổng số người tiêu dùng đó.
Trường hợp phương pháp xác định thuộc tính có thể thay thế cho nhau của hàng hóa, dịch vụ theo thuộc tính, mục đích sử dụng, hàng hóa nói trên cho kết quả chưa đủ để đư ra kết luận thuộc tính có thể thay thế cho nhau của hàng hóa, dịch vụ thì Cục quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có thể xem xét một hoặc một số yếu tố sau đây để xác định thuộc tính có thể thay thế cho nhau của hàng hóa, dịch vụ:
_ Tỷ lệ thay đổi về cầu của hàng hóa, dịch vụ khi có sự thay đổi về giá của một hàng hóa dịch vụ khác
_ Thời gian cung ứng hàng hóa, dịch vụ có sự gia tăng đột biến về cầu
_ Thời gian sử dụng của hàng hóa, dịch vụ
_Khả năng thay thế về cung
Trong trường hợp cần thiết, Cục quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có thể xác định thêm nhóm người tiêu dùng sinh sống tại khu vực địa lý liên quan không thể chuyển sang mua hàng hóa, dịch vụ giống như hàng hóa, dịch vụ mà họ đang sử dụng hoặc có ý định sử dụng trong trường hợp giá của hàng hóa, dịch vụ đó tăng lên 10 % trong 6 tháng liên tiếp.
Ngoài cách xác định nói trên, trong một số trường hợp đặc biệt theo quy định tại Nghị định 116 thì ta còn có thể căn cứ vào cấu trúc thị trường và tập quán của người tiêu dùng. Trong trường hợp này, việc xác định thị trường sản phẩm liên quan có thể xem xét thêm thị trường của những sản phẩm bô trợ cho sản phẩm liên quan. Khi đó, sản phẩm được coi là bổ trợ cho sản phẩm liên quan nếu giá của sản phẩm này tăng hoặc giảm thì cầu đối với sản phẩm kia sẽ tăng hoặc giảm tương ứng
Xác định thị trường địa lý liên quan:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 LCT 2004 thì “thị trường địa lý liên quan là một khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng hoá, dịch vụ có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực lân cận”
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 NĐ 116/ NĐ-CP thì ranh giới của khu vực địa lý được xác định theo căn cứ sau đây:
a) Khu vực địa lý có cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp tham gia phân phối sản phẩm liên quan;
b) Cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp khác đóng trên khu vực địa lý lân cận đủ gần với khu vực địa lý quy định tại điểm a khoản này để có thể tham gia phân phối sản phẩm liên quan trên khu vực địa lý đó;
c) Chi phí vận chuyển trong khu vực địa lý quy định tại khoản 1 Điều này;
d) Thời gian vận chuyển hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong khu vực địa lý quy định tại khoản 1 Điều này;
đ) Rào cản gia nhập thị trường.
Khu vực địa lý được coi là có điều kiện cạnh tranh tương tự và khác biệt đáng kể với khu vực địa lý lân cận nếu thỏa mãn một trong các tiêu chí sau đây:
a) Chi phí vận chuyển và thời gian vận chuyển làm giá bán lẻ hàng hóa tăng không quá 10%;
b) Có sự hiện diện của một trong các rào cản gia nhập thị trường quy định tại Điều 8 của Nghị định này.
Rào cản gia nhập thị trường bao gồm:
Sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý theo quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp.
Các rào cản về tài chính bao gồm chi phí đầu tư vào sản xuất, phân phối, xúc tiến thương mại hoặc khả năng tiếp cận với các nguồn cung cấp tài chính.
Quyết định hành chính của cơ quan quản lý nhà nước.
Các quy định về điều kiện kinh doanh, sử dụng hàng hóa, dịch vụ; các chuẩn mực nghề nghiệp.
Thuế nhập khẩu và hạn ngạch nhập khẩu.
Tập quán của người tiêu dùng.
Các rào cản gia nhập thị trường khác.
Các quy định về xác định thị phần:
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2004 thì thị phần của doanh nghiệp đối với một loại hàng hoá, dịch vụ nhất định là tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanh thu của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hoá, dịch vụ đó trên thị trường liên quan hoặc tỷ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp này với tổng doanh số mua vào của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hoá, dịch vụ đó trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm.
Thị phần kết hợp là tổng thị phần trên thị trường liên quan của các doanh nghiệp tham gia vào thoả thuận hạn chế cạnh tranh hoặc tập trung kinh tế ( K6Đ3 LCT 2004 )
Theo định nghĩa về thị phần thì cơ sở xác định thị phần của doanh nghiệp đối với một hàng hóa, dịch vụ nhất định trên thị trường liên quan chính là doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào của hàng hóa, dịch vụ đó của doanh nghiệp trên thị trường liên quan. Doanh thu, doanh số mua vào đối với một loại hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp được xác định theo quy định của pháp luật về thuế, chuẩn mực kế toán Việt Nam và một số quy định đặc thù tại Điều 10,11, 12 của Nghị định 116/2005
Nhận xét về các quy định của pháp luật và ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật:
Nhận xét các quy định của pháp luật:
Xuyên suốt các quy định của pháp luật, ta có thể nhận thấy rằng nước ta vẫn còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong việc xác định thị trường liên quan mà chỉ mới làm quen với việc khoanh vùng ngành nghề hoặc địa bàn kinh tế để xây dựng và triển khai các chính sách kinh tế. Nhìn chung, pháp luật cạnh tranh Việt Nam đã có những quy định khá chi tiết về xác định hành vi hạn chế cạnh tranh. Những quy định trong Nghị định 116/ NĐ-CP đã cho thấy các nhà làm luật cố gắng đặt quy định của pháp luật trong trạng thái động của thị trường bằng các dự liệu về biến động thị trường có khả năng ảnh hưởng đến tính chính xác của kết luận điều tra. Các quy định này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của quá trình áp dụng luật vào thực tiễn. Tuy nhiên, bên cạnh đó, pháp luật vẫn tồn tại nhiều chế tài ảnh hưởng đến tính khách quan và chính xác của quá trình điều tra.
Trước hết pháp luật cần có quy định về thời điểm xác định thị trường liên quan và tính toán thị phần. Sự nguy hại của hành vi hạn chế cạnh tranh chỉ có thể được đánh giá chính xác nếu như hành vi đó được đặt vào đúng hoàn cảnh thị trường lúc nó được thực hiện. Phạm vi của thị trường liên quan và thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan luôn thay đổi theo thời gian và theo những biến động trên thị trường. Do đó, tại thời điểm hành vi hạn chế cạnh tranh được thực hiện thì phạm vi thị trường liên quan có thể rộng hoặc hẹp hơn so với thời điểm tiến hành điều tra.
Thứ hai, việc điều tra phản ứng của khách hàng khi có sự tăng giá giả định của các sản phẩm cũng có nhiều vấn đề cần phải lưu ý. Pháp luật Việt Nam xác định mức tăng giá giả định là quá 10%, đây là một mức chưa hợp lý vì mức này không thể phù hợp với mọi mặt hàng. Đối với các mặt hàng có giá trị thấp thì mức này sẽ tác động không lớn tới người tiêu dùn