Đề tài Cảnh chủ chốt trong phóng sự truyền hình

Phóng sự truyền hình là một thể loại báo truyền hình thuộc nhóm chính luận nghệ thuật, phản ánh các sự kiện, con người, tình huống, hoàn cảnh điển hình trong quá trình phát sinh, phát triển, đồng thời thẩm định hiện thực đó qua cái tôi trần thuật vừa tỉnh táo lý trí, vừa cảm xúc với bút pháp giàu chất văn học bằng phương tiện kỹ thuật truyền hình. Với ưu thế phản ánh hiện thực sâu sắc và có sức “công phá” lớn, phóng sự hiện nay chiếm một lượng khá lớn thời gian phát sóng của truyền hình, từ những phóng sự dài như một cuốn phim vài ba chục phút đến những phóng sự cực ngắn chỉ độ 2,3 phút thiên về mô tả, thông tin nhanh sự kiện. Phóng sự là kết quả của những logic hội tụ dựa trên hình ảnh và âm thanh. Sản phẩm này được tổ chức xung quanh một số cảnh chủ chốt. Những cảnh này được coi là tinh hoa, nền tảng và làm nổi bật ý nghĩa của phóng sự từ khi xây dựng cho đến khi phát đi và được mọi người tiếp nhận. Khác với báo in có thể đọc đi đọc lại, nghiền ngẫm, các chương trình truyền hình không thể tua lại để xem. Khán giả không có cơ hội xem lại phóng sự nhiều lần, vì vậy, cảnh chủ chốt đắt sẽ gây được ấn tượng cho khán giả, giúp họ nhớ được nội dung chính và thông tin thiết yếu từ phóng sự một cách tự nhiên. Như vậy, hiệu quả thông tin từ truyền hình sẽ được tiến thêm một bước. Hơn nữa, xu hướng của phóng sự truyền hình cũng như các chương trình truyền hình là ngắn gọn, súc tích. Giá thành của mỗi phút lên sóng không cho phép những người thực hiện được lãng phí thời lượng chương trình bởi những cảnh chẳng ăn nhập vào đâu. Xác định đúng cảnh chủ chốt sẽ khắc phục được yếu tố lãng phí thời lượng chương trình. Khái niệm cảnh chủ chốt tuy đã khá quen thuộc với những người trong ngành truyền hình, tuy nhiên hiểu rõ về thế nào là một cảnh chủ chốt tốt, làm thế nào để xác định đúng đâu là cảnh chủ chốt thì không phải ai cũng nắm rõ, đa phần là xác định theo cảm tính, theo phản xạ lâu năm trong nghề. Hiện nay, công trình nghiên cứu về quy trình thực hiện các tác phẩm truyền hình nói riêng còn rất hạn chế. Các công trình có giá trị ứng dụng thực tiễn để phát triển các chương trình truyền hình càng khan hiếm. Mọi kỹ năng tư duy tác nghiệp đều do truyền miệng hoặc tự đúc rút, tích lũy kinh nghiệm. Với những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài NCKH là “cảnh chủ chốt trong phóng sự truyền hình” bao gồm lý luận và thực tiễn để làm sáng tỏ vấn đề này.

doc38 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2858 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cảnh chủ chốt trong phóng sự truyền hình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Cảm Ơn Đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên, cấp khoa mang tên “Cảnh chủ chốt trong phóng sự truyền hình”. Phóng sự truyền hình cũng như các thể ký truyền hình khác, đều thông tin về người thật, việc thật trong một quá trình phát sinh và phát triển. Hiện nay, thể loại phóng sự chiếm khá nhiều thời lượng phát sóng trên các đài truyền hình. Để có được một phóng sự hay, cô đọng và gây ấn tượng với khán giả, thì trước hết khi xây dựng kịch bản, cảnh chủ chốt phải được xem xét kĩ lưỡng, đặt ra nhiều giả thuyết để tìm ra hướng đi chính xác tạo thành bố cục tốt nhất. Để có được sản phẩm nghiên cứu này, trước hết, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Dương Xuân Sơn đã nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo để em có những kiến thức lý thuyết nền tảng về truyền hình. Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Vũ Tùng – người đã hướng dẫn cho em thực hành các thao tác kỹ thuật truyền hình và có một số sản phẩm được phát sóng. Và em xin chân thành cảm ơn tất cả các Thầy Cô giáo - những người đã truyền đạt cho em kiến thức lý luận báo chí, cùng toàn thể bạn bè đã động viên, giúp đỡ để bài nghiên cứu này được hoàn thành. Do điều kiện thực hành chưa nhiều nên trong quá trình nghiên cứu, đưa ra những nhận định về cảnh chủ chốt, em còn có những khiếm khuyết nhất định, vì vậy, rất mong sự góp ý của Thầy Cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn. Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Ngân MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4 4. Phương pháp nghiên cứu 4 5. Ý nghĩa đề tài 5 6. Kết cấu 5 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ “CẢNH” 1. Cảnh trong phóng sự truyền hình 6 2. Giá trị các “cảnh” 6 CHƯƠNG II: XÂY DỰNG PHÓNG SỰ TỪ CẢNH CHỦ CHỐT 1. Thế nào là cảnh chủ chốt 12 2. Phân loại cảnh chủ chốt 12 3. Chức năng của cảnh chủ chốt trong phóng sự 15 CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH PHÓNG SỰ “ƯỚC MƠ XANH” - LÀM RÕ CẢNH CHỦ CHỐT 1. Kịch bản phân cảnh 20 2. Phân tích 25 PHẦN III: KẾT LUẬN 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO 34 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phóng sự truyền hình là một thể loại báo truyền hình thuộc nhóm chính luận nghệ thuật, phản ánh các sự kiện, con người, tình huống, hoàn cảnh điển hình trong quá trình phát sinh, phát triển, đồng thời thẩm định hiện thực đó qua cái tôi trần thuật vừa tỉnh táo lý trí, vừa cảm xúc với bút pháp giàu chất văn học bằng phương tiện kỹ thuật truyền hình. Với ưu thế phản ánh hiện thực sâu sắc và có sức “công phá” lớn, phóng sự hiện nay chiếm một lượng khá lớn thời gian phát sóng của truyền hình, từ những phóng sự dài như một cuốn phim vài ba chục phút đến những phóng sự cực ngắn chỉ độ 2,3 phút thiên về mô tả, thông tin nhanh sự kiện. Phóng sự là kết quả của những logic hội tụ dựa trên hình ảnh và âm thanh. Sản phẩm này được tổ chức xung quanh một số cảnh chủ chốt. Những cảnh này được coi là tinh hoa, nền tảng và làm nổi bật ý nghĩa của phóng sự từ khi xây dựng cho đến khi phát đi và được mọi người tiếp nhận. Khác với báo in có thể đọc đi đọc lại, nghiền ngẫm, các chương trình truyền hình không thể tua lại để xem. Khán giả không có cơ hội xem lại phóng sự nhiều lần, vì vậy, cảnh chủ chốt đắt sẽ gây được ấn tượng cho khán giả, giúp họ nhớ được nội dung chính và thông tin thiết yếu từ phóng sự một cách tự nhiên. Như vậy, hiệu quả thông tin từ truyền hình sẽ được tiến thêm một bước. Hơn nữa, xu hướng của phóng sự truyền hình cũng như các chương trình truyền hình là ngắn gọn, súc tích. Giá thành của mỗi phút lên sóng không cho phép những người thực hiện được lãng phí thời lượng chương trình bởi những cảnh chẳng ăn nhập vào đâu. Xác định đúng cảnh chủ chốt sẽ khắc phục được yếu tố lãng phí thời lượng chương trình. Khái niệm cảnh chủ chốt tuy đã khá quen thuộc với những người trong ngành truyền hình, tuy nhiên hiểu rõ về thế nào là một cảnh chủ chốt tốt, làm thế nào để xác định đúng đâu là cảnh chủ chốt thì không phải ai cũng nắm rõ, đa phần là xác định theo cảm tính, theo phản xạ lâu năm trong nghề. Hiện nay, công trình nghiên cứu về quy trình thực hiện các tác phẩm truyền hình nói riêng còn rất hạn chế. Các công trình có giá trị ứng dụng thực tiễn để phát triển các chương trình truyền hình càng khan hiếm. Mọi kỹ năng tư duy tác nghiệp đều do truyền miệng hoặc tự đúc rút, tích lũy kinh nghiệm. Với những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài NCKH là “cảnh chủ chốt trong phóng sự truyền hình” bao gồm lý luận và thực tiễn để làm sáng tỏ vấn đề này. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài “cảnh chủ chốt trong phóng sự truyền hình” là đề tài có trọng tâm nghiên cứu rõ ràng. Tuy nhiên, do nguồn tài liệu và tư liệu khan hiếm, vì vậy người viết xin phép được giải quyết đề tài bằng lý luận về cảnh chủ chốt trong phóng sự truyền hình dựa trên những hiểu biết về giá trị cảnh và ý nghĩa của phóng sự truyền hình. Phân tích phóng sự “Ước mơ xanh” đã phát sóng trên chương trình Thế hệ tôi – VTV6 Đài truyền hình Việt Nam (một tác phẩm do chính sinh viên khoa báo chí thực hiện) để làm rõ hơn về cảnh chủ chốt. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Đưa ra những thông tin cơ bản về cảnh chủ chốt - Nhận thức đúng đắn về cảnh chủ chốt và gắn liền với thực tế tác nghiệp - Thuyết phục, định hướng tư duy xác định cảnh chủ chốt khi thực hiện phóng sự truyền hình đối với những người làm truyền hình. 4. Phương pháp nghiên cứu - Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, mô tả, thống kê xã hội học. 5. Ý nghĩa đề tài - Ý nghĩa lý luận: Thể loại phóng sự truyền hình ngày một phát triển và chiếm tỉ lệ khá cao trong các tác phẩm tham gia dự thi các giải báo chí truyền hình trong và ngoài nước hàng năm. Hàng ngày, trên sóng của các đài truyền hình, thể loại phóng sự chiếm thời lượng khá lớn. Điều này cho thấy công chúng ngày càng được tiếp cận nhiều với thể loại phóng sự, nhờ vào ưu thế thông tin thời sự chuyên sâu của nó. Ở mức độ bài NCKH sinh viên, đề tài “Cảnh chủ chốt trong phóng sự truyền hình” tạm thời đưa ra một số khái niệm, định nghĩa, cách phân loại và chức năng của cảnh chủ chốt trong phóng sự truyền hình. - Ý nghĩa thực tiến: Đề tài NCKH sinh viên này là một tài liệu tham khảo có thể ứng dụng vào thực tiễn, dễ hiểu, đặc biệt là thông qua quá trình phân tích một phóng sự phát sóng trên ĐTH Việt Nam. Dựa trên cơ sở thực tế này, người viết cũng hy vọng đây là một tài liệu chia sẻ những hiểu biết trên đường vào nghề truyền hình. 6. Kết cấu Đề tài gồm 3 chương: - Chương I: Lý luận chung về “cảnh” - Chương II: Xây dựng phóng sự từ cảnh chủ chốt - Chương III: Phân tích một phóng sự để làm rõ cảnh chủ chốt. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ “CẢNH” 1. Cảnh trong phóng sự truyền hình Cảnh là đơn vị chỉ hình ảnh do máy quay thu được theo ý chủ quan của con người. Cảnh trong phóng sự truyền hình xét theo định nghĩa về lĩnh vực quay phim thì không có gì khác so với cảnh trong phim tài liệu hay trong tin. Nhưng xét về tính chất, nội dung của cảnh thì cảnh trong phóng sự mang những nét đặc trưng rõ rệt của phóng sự như về độ dài của cảnh, hình ảnh, mức độ nghệ thuật… Thông thường, một cảnh đơn lẻ không mang ý nghĩa gì. Mỗi cảnh chỉ có ý nghĩa khi nó được ghép vào một lớp cảnh, một dãy liên tiếp những cảnh, ít nhất cũng là 3 cảnh. Cảnh cắt là ngoại lệ, đó là hình ảnh chỉ làm cớ để gài vào giữa hai cảnh, tránh một mối nối giả tạo (có thể gây giật hình) hoặc để sửa chữa (bổ khuyết) một cuộc phỏng vấn đã được dàn dựng. Theo tác giả Brigiue Besse, Didier Desormeaux, điều quan trọng nhất trong phóng sự ngắn chính là phải có một hoặc hai cảnh then chốt. Cảnh then chốt là cảnh đóng đinh sự kiện, qua cảnh then chốt có thể phát triển sự kiện hoặc phát triển vấn đề. Nhà báo Neil Eveton (kênh truyền hình Reuter) quan niệm không nên lạm dụng kỹ xảo dựng hình (đặc biệt là kỹ xảo chồng mờ) trong phóng sự thời sự bởi như vậy là bóp méo sự kiện. Theo Neil Eveton thì những cảnh có khả năng tạo ám ảnh trong phóng sự thời sự là cảnh cận, cảnh hành động… 2. Giá trị các “cảnh” 2.1. Cỡ cảnh - tổng thể - Viễn cảnh (Long Shot): Cảnh xa, không chi tiết. Thường dùng ở đầu các trường đoạn. Toàn cảnh tạo lập địa điểm và tâm trạng. Nhưng nó thường tải nhiều thông tin khác và có thể làm người xem nhầm lẫn. Ví dụ: - Toàn cảnh (Wide shot): Cảnh rộng ghi nhận những hành động thích hợp. - Cảnh cận (close shot): Tập trung vào chi tiết. Cận cảnh được xác định bởi hiệu quả của nó, chứ không phải cách thực hiện nó như thế nào. Nên ta có cảnh cận khi đưa máy vào gần chủ thể với ống kính góc rộng hay dùng ống kính tele từ đằng xa. Cảnh càng cận càng tạo điểm nhấn và giúp người xem dễ nhận biết phản ứng của chủ thể. Nhưng nhiều cảnh cận quá sẽ cướp đi sự nhận biết của người xem về không gian và thời gian. Một loạt các cảnh cận có thể là cách thể hiện hữu hiệu sự tò mò của người xem ở đầu các trường đoạn. Nhưng đừng chờ quá lâu trước khi trả lời câu hỏi quen thuộc - chuyện đó xảy ra đâu? - Cảnh cận: đặc trưng của truyền hình : Thậm chí một máy thu hình được coi là lớn thì cũng chỉ có màn hình tương đối nhỏ khi so với màn hình của một rạp chiếu bóng. Muốn thấy rõ các vật và hiểu ý nghĩa của chúng một cách nhanh chóng, thì các vật đó phải tỷ lệ tương đối lớn trên màn hình vô tuyến. Như vậy bạn cần có nhiều cảnh cận và trung hơn những cảnh toàn. 2.2. Cỡ cảnh - người - Toàn cảnh(LS): Cảnh quay cả người. - Trung cảnh(MS) : Cắt trên hoặc dưới thắt lưng. - Trung cảnh hẹp (MCU): Cắt giữa ngực/túi áo ngực. - Cận cảnh(CU): Cắt quanh vai. - Cận đặc tả (BCU): Mép hình phía trên cắt ngang trán, mép phía dưới thường cắt như cảnh cận, nhưng có thể cắt ngang cằm. Quay cảnh người còn được xác định bởi số người: cảnh đơn, cảnh quay đôi, ba, hay nhóm. (Những hình ảnh trên chỉ có tính chất minh họa) 2.3. Độ nét sâu Bao nhiêu phần của cảnh nằm trong tầm nét. Độ mở ống kính nhỏ (ví dụ: ph11) cho hình ảnh sắc nét trong phạm vi rộng từ gần đến xa (độ nét sâu), máy dễ dàng theo chủ thể mà không lo hình ảnh bị ra khỏi tầm nét (mất nét). Đồng thời, nó tạo cảm giác về không gian và chiều sâu, nhưng có thể làm cho ảnh bẹt và không hấp dẫn. Sử dụng độ mở ống kính rộng hơn sẽ giảm phạm vi nét từ tiền cảnh đến hậu cảnh (độ nét nông). Đây là một kỹ thuật tốt để cô lập chủ thể, làm nó nổi bật khỏi hậu cảnh mờ nhạt. 2.4. Động tác máy - Lia máy: Máy chuyển động ngang quanh một trục cố định tạo lập quan hệ giữa chủ thể và vật. Chúng ta cho người xem biết về địa điểm. Nhưng hãy cẩn thận với những cú lia mà hình ảnh ở đầu và cuối thì hấp dẫn, nhưng ở giữa lại buồn tẻ hay có không gian chết. - Lia theo chuyển động: Giống như tất cả các động tác máy, động tác lia chỉ có hiệu quả khi nó có nguyên do. Lia máy theo chuyển động như cái tên của nó thực sự cần thiết khi phải theo một vật chuyển động. - Lia khảo sát (tìm tòi): Máy quay tìm kiếm một ai đó hay người nào đó trong một cảnh. Bạn phải xác định được động cơ của chuyển động này. - Lia nhanh: Máy quay chuyển động nhanh đến nỗi hình ảnh bị mờ nhoè. Lạm dụng sẽ làm mất giá trị của động tác máy này. Người ta thường dùng lia nhanh khi muốn: Thay đổi trọng tâm của sự chú ý. Con thuyền rời đi, lia nhanh tới nơi thuyền đến. Mô tả nguyên nhân và hiệu quả. Khẩu súng nhằm bắn, lia nhanh đến mục tiêu. So sánh và tương phản. Mới và cũ, giàu và nghèo. - Lia dọc: Chuyển động máy quay dọc theo trục cố định. Lia dọc lên phía trên tạo sự mong đợi và cảm giác phấn chấn. Lia dọc xuống phía dưới gợi ra sự thất vọng và sự buồn rầu, và tình cảm u uất. - Chuyển động lên thẳng (cần cẩu): Chuyển động của máy quay thẳng đứng trên một mặt phẳng. Chuyển động này làm nổi bật hành động chính hay giảm sự chú ý vào tiền cảnh. - Chuyển động xuống thẳng (cần cẩu): Ngược lại với chuyển động lên thẳng. Máy chạy dọc xuống trên một mặt phẳng. - Zoom: Thay đổi cỡ cảnh bằng cách thay đổi tiêu cự ống kính. Động tác zoom máy thay đổi quan hệ giữa chủ thể và hậu cảnh. - Đẩy máy : Thay đổi cỡ cảnh bằng cách đẩy máy tiến vào gần hoặc ra xa khỏi chủ thể. Giữ nguyên quan hệ giữa chủ thể và hậu cảnh. - Travelling: Khảo sát một vật hay theo một vật chuyển động bằng cách chuyển máy song song với vật. 2.5. Góc quay - Quay từ dưới lên: chủ thể trông đường bệ hơn, mạnh mẽ hơn, có dáng vẻ đe doạ. - Quay từ trên xuống: chủ thể trông kém đường bệ, thấp bé và có vẻ bất lực 2.6. Bố cục Bố cục là sự sắp xếp thông tin trong một khuôn hình. Bạn tìm cách thu hút sự tập trung của người xem vào một vùng nào đó của hình ảnh, và giảm thiểu hay loại bỏ những chi tiết làm mất tập trung. 2.7. Nguyên lý một phần ba Là một nguyên lý đơn giản, nhưng hiệu quả nhất, nguyên tắc bố cục. Nguyên lý này nêu một màn hình được chia đôi hay chia bốn sẽ cho những hình ảnh tĩnh và tẻ; một màn hình được chia ba theo chiều ngang và chiều dọc sẽ cho bố cục năng động và hấp dẫn hơn. Đường chân trời không nên đặt ngang giữa khuôn hình. Nó phải ở 1/3 khuôn hình phía trên hoặc phía dưới, tuỳ theo ý định nhấn mạnh bầu trời hay mặt đất (biển). Các chi tiết quan trọng nằm dọc được đặt ở vị trí 1/3 màn hình theo chiều dọc. Và nếu khu vực 1/3 theo chiều ngang và chiều dọc quan trọng thì các tâm điểm nơi chúng giao nhau còn quan trọng hơn. Những giao điểm này dành cho những chi tiết quan trọng trong khuôn hình. Ví dụ: đôi mắt trên khuôn mặt. 2.8. Khuôn hình Ơ đây có hai quyết định. Đưa cái gì vào. Loại cái gì ra. Bạn có thể loại bỏ những chi tiết làm mất tập trung hay giấu người xem một số thông tin để rồi sẽ tiết lộ trong những cảnh tiếp theo. Trung tâm màn hình là khu vực ổn định và hiệu quả khi muốn nhấn mạnh một đối tượng đơn lẻ (như một phát thanh viên trong một cảnh đơn giản). Nhưng khi có những điểm nhấn khác trong khuôn hình thì trung tâm màn hình là khu vực yếu, ít duy trì được sự tập trung của người xem. Các mép màn hình thì giống như những nam châm. Chúng hút những vật đặt quá gần chúng. Các góc của màn hình co xu hướng hút chủ thể ra khỏi khuôn hình. Hãy tránh để mép khuôn hình cắt ngang các khớp tự nhiên của cơ thể người như cắt ngang khuỷu tay, ngang thắt lưng hay ngang đầu gối. 2.9. Không gian thở của hình (Headroom - khoảng cách phía trên đầu đến mép màn hình) Không nên để hình một người đầy chặt tới đỉnh của khuôn hình. Khoảng cách quá ít làm cho hình ảnh bị gò bó và chật hẹp. Nếu khoảng cách này lớn khuôn hình sẽ mất cân đối và nặng đáy. Không gian thở sẽ thay đổi theo cỡ cảnh. Toàn cảnh (LS) cần nhiều không gian hơn trung cảnh (MS), và tiếp đó, trung cảnh (MS) lại nhiều hơn trung cận hẹp (MCU). (Khoảng cách này khoảng 1/10đến 1/8 chiều dọc khuôn hình .(ghi chép tại lớp học kỹ thuật truyền hình -Reuters, Hà nội, 19-23/11/2001. Người dịch) Một ngoại lệ duy nhất trong luật "không gian thở của hình" là cận đặc tả BCU; với cỡ cảnh này mặt người đầy màn hình, mép hình cắt qua trán và có thể qua cằm. 1.10. Không gian "nhìn" (Looking room) Người ta thường nhìn sang phải hay trái của khuôn hình trừ phi nhìn thẳng vào máy quay. Họ muốn nhìn về phía nào thì cần có một khoảng không gian để nhìn vào đó. Đây gọi là "không gian nhìn". ở đây phần màn hình trước mặt họ phải lớn hơn phía đằng sau họ. Nếu mũi một người sát mép hình, hay gần quá sẽ làm cho cảnh quay gò bó. Hình người càng nghiêng (prophile) thì khoảng nhìn phải càng lớn để duy trì sự cân bằng. Cũng tương tự như vậy đối với một người đi bộ, cưỡi ngựa hay lái xe trong cảnh. 2.11. Cân bằng Sự cân bằng xoay quanh trung tâm hình ảnh. Những hình ảnh đẹp thường có sự cân bằng trong khuôn hình. (Nhưng không nhất thiết phải ngay hàng thẳng lối hay đối xứng vì hình đối xứng thì tĩnh và buồn tẻ). Một vật hay một tông màu (bức tường xám, bóng nặng nề) ở một bên của khuôn hình cần được cân bằng bởi một tông màu tương xứng ở phía đối diện của khuôn hình. Sự cân bằng này được tạo bởi một vật lớn hay nhiều vật nhỏ hợp lại. Hãy ghi nhớ tông màu tối trông nặng nề (phải nhỏ hơn) tông màu sáng. Vì vậy một vùng tối nhỏ có thể dùng để cân bằng một vùng sáng lớn hơn. Tông màu tối ở đáy khuôn hình tạo sự ổn định. ở đỉnh khuôn hình, chúng tạo hiệu quả của một không gian đóng kín và ngột ngạt. 2.12. Chuyển động trên màn hình Chuyển động vào gần hay ra xa máy quay thì mạnh hơn chuyển động ngang. Đối với chuyển động ngang phải lấy khuôn hình cẩn thận, chừa đủ không gian nhìn hay không gian thở cho hành động khác (đi, cưỡi ngựa hay lái xe). 2.13. Ánh sáng (một vài thuật ngữ chủ yếu) ánh sáng chủ: nguồn sáng chính chiếu vào chủ thể. ánh sáng chung: nguồn sáng tản để giảm bóng hay sự tương phản tạo ra bởi ánh sáng chủ. ánh sáng ngược: nguồn sáng chiếu phía sau hay một bên của chủ thể giúp tách đầu, tóc hay vai khỏi phông (tạo khối cho chủ thể). ánh sáng phông: nguồn sáng chiếu để nhận biết một vùng trên phông. ********* CHƯƠNG II: XÂY DỰNG PHÓNG SỰ TỪ CẢNH CHỦ CHỐT 1. Thế nào là cảnh chủ chốt Cảnh chủ chốt là những trường đoạn chính của phóng sự. Chúng là cốt lõi để làm nên phóng sự, vì vậy chúng phải thật có ý nghĩa. Và các trường đoạn chính này kết nối với nhau có thể đáp ứng những tò mò, thắc mắc, trả lời được tất cả các câu hỏi mà người xem đặt ra khi được tiếp cận với vấn đề. Ở tất cả các khâu để hoàn thành một sản phẩm, cảnh chủ chốt đều phải được chú trọng. - Khi lên kịch bản đề cương, tất cả những cảnh chủ chốt đều phải được xác định đầy đủ. - Ngay khi quay, phải xác định cảnh chủ chốt là những điểm hấp dẫn của phóng sự. - Khi dàn dựng bằng kĩ thuật số, các cảnh chủ chốt sẽ được xây dựng đầu tiên, giống như một bộ xương, và xung quanh đó sẽ được tổ chức phần còn lại của thông tin hay them chi tiết để mạch phóng sự được nối liền. 2. Phân loại cảnh chủ chốt Theo ý kiến cá nhân, tôi phân loại cảnh chủ chốt theo hai tiêu chí khác nhau. - Thứ nhất là theo tiêu chí chất lượng cảnh chủ chốt, chia làm 3 loại: + Cảnh chủ chốt tốt + Cảnh chủ chốt gây phiền nhiễu + Cảnh chủ chốt hoàn chỉnh - Thứ hai, theo tiêu chí phương pháp ghi hình: + Cảnh chủ chốt là loạt cảnh khác nhau + Cảnh chủ chốt là loạt cảnh chộp hình + Cảnh chủ chốt theo tường thuật. 2.1. Theo tiêu chí chất lượng cảnh chủ chốt a. Cảnh chủ chốt tốt Cảnh chủ chốt tốt là cảnh chủ chốt chặt chẽ, có sáng tạo và có cách thể hiện mới mẻ, mang lại hiệu quả tốt nhất cho phóng sự. Ví dụ (mang tính chất minh họa): Đường quốc lộ 1A sẽ chạy qua rừng quốc gia Cúc Phương. Người ủng hộ, kẻ phản đối. Xác định đối tượng: - Người ủng hộ: rất nhiều thành phần, lý do: quốc lộ 1A hiện nay quá nhỏ, độ dốc lớn và quanh co, rất nguy hiểm. - Người phản đối: Những nhà sinh học. Lý do: quốc lộ sẽ đe dọa sự cân bằng thiên nhiên, nhất là một số loại đang trong sách đỏ, nhất là sự tồn tại của loài sâu đang sống trong bờ giậu lâu năm bao quanh khu rừng. Cảnh chủ chốt tốt sẽ được thể hiện như sau: - Cảnh 1: Ghi hình khu vực rừng Cúc Phương trên diện rộng để nêu bật vị trí tuyến quốc lộ mới so với tuyến quốc lộ cũ (quay sa bàn hoặc bản đồ) - Cảnh 2: Vài cận cảnh các bờ giậu có những con sâu nhỏ bé có thể bị đe dọa bởi việc quy hoạch đất đai. b. Cảnh chủ chốt gây phiền nhiễu Là những cảnh không cần thiết, bị xác định lệch lạc, tuy vẫn có thông tin nhưng nó gây nhiễu cho những cảnh chủ chốt khác. Ví dụ: Vẫn với ví dụ ở trên, nếu thêm cảnh người dân tập hợp trước UBND tỉnh để phản đối việc quốc lộ 1A chạy qua rừng Cúc Phương thì chủ đề của phóng sự sẽ bị xoay chuyển sang hướng khác. Nó không chỉ đơn thuần là phản ánh sự việc nữa mà bắt đầu có sự định hướng về tranh luận đúng sai, nên hay không nên. Như vậy, đây là cảnh phiền nhiễu. c. Cảnh chủ chốt hoàn chỉnh Cảnh chủ chốt hoàn chỉnh là cảnh chủ chốt đã có sự sắp đặt trước. Dù vẫn nêu ra sự kiện nhưng không diễn ra tự nhiên mà có bàn tay sắp đặt, chuẩn bị trước. Trong nhiều trường hợp là để đảm bảo sự an toàn cho người thực hiện, tuy nhiên có những hạn chế là hình ảnh không được chân thực, tự nhiên. 2.2. Theo phương pháp ghi hình a. Cảnh chủ chốt là loạt cảnh khác nhau Loạt các cảnh quay khác nhau khi dựng cho ấn tượng về hành động. Những cảnh chủ chốt được xây dựng từ loạt cảnh khác nhau có đặc điểm: - Duy trì sự liên tục. - Rút ngắn thời gian. - Kể chuyện. - Trông có vẻ dàn dựng. - Dễ thêm lời bình. - Có thể
Luận văn liên quan