Đề tài Chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)

Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ mức sống của người dân ngày càng được nâng cao. Chính vì thế mà nhu cầu thị trường về tiêu dùng tăng lên mạnh mẽ cả về lượng và yêu cầu về chất, đặc biệt là trong lĩnh vực có liên quan đến sức khoẻ con người. Sản xuất kinh doanh sửa là ngành tạo ra và cung ứng các sản phẩm dinh dưỡng cần thiết cho mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp dân cư. Đồng thời nó cũng là ngành có sự tăng trưởng mạnh về cầu tiêu dùng, và yêu cầu chất lượng Vinamilk là một doanh nghiệp "thủ lĩnh" dẫn đầu ngành với gần 75% thị phần cả nước, có bề dày lịch sử hơn 30 năm. Trước những cơ hội và thách thức đó để góp ý kiến cho việc tận dụng triệt để những cơ hội trên thị trường cũng như né tránh các thách thức để tiếp tục vững bước phát triển, em xin được nghiên cứu đề tài: "Chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam ( Vinamilk)". Đây là một chủ đề vừa rất cần thiết đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty Vinamilk vừa bức thiết đối với cuộc sống của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Đối với Vinamilk, nâng cao chất lượng sản phẩm là điều kiện tiên quyết để duy trì và củng cố vị thế ở trong nước, xâm nhập và phát triển thị trường ở nước ngoài khi mà thị trường trên thế giới cạnh tranh ngày càng gay gắt.

pdf34 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4996 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề án môn học 1 Luận văn Đề tài: "Chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam ( Vinamilk)". Đề án môn học 2 MỤC LỤC A. LỜI NÓI ĐẦU................................................................................................... 1 B. NỘI DUNG ........................................................................................................ 5 I. Cơ sở lý luận chung............................................................................... 5 1. Chất lượng và vai trò của chất lượng sản phẩm .................................. 5 1.1. Quan niệm về chất lượng và chất lượng sản phẩm ....................... 5 1.2. Các thuộc tính chất lượng sản phẩm ............................................ 7 1.3.Vai trò của chất lượng sản phẩm ................................................... 9 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm ............................... 10 2.1. Các yếu tố bên ngoài gồm: ......................................................... 10 2.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp ............................................ 11 3. Chất lượng sản phẩm một vũ khí cạnh tranh sắc bén ........................ 12 3.1. Cạnh tranh và vai trò cạnh tranh ................................................ 12 3.2. Vũ khí cạnh tranh ...................................................................... 14 3.3. Chất lượng sản phẩm lao động là một vũ khí cạnh tranh độc đáo ......................................................................................................... 15 II. Thực trạng chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh ............. 15 1. Tổng quan về Vinamilk ................................................................... 15 1.1. Giới thiệu chung về Công ty ...................................................... 15 1.2. Lịch sử hình thành ..................................................................... 16 1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của công ty ............................... 17 1.4. Sản phẩm .............................................................................. 20 1.4. Sản phẩm ................................................................................... 21 2. Thực trạng chất lượng sản phẩm ....................................................... 21 2.1. Thực trạng chất lượng ................................................................ 21 2.2. Đánh giá chất lượng sản phẩm ................................................... 23 3. Đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty phụ thuộc rất lớn vào chất lượng sản phẩm .................................................................................... 25 Đề án môn học 3 3.1. Các nhân tố bên ngoài công ty ................................................... 25 3.2. Các nhân tố nội bộ công ty......................................................... 26 III. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ................. 28 1. Một số hạn chế của sản phẩm ........................................................... 29 1.1. Về sản phẩm .............................................................................. 29 1.2. Về quy trình quản lý .................................................................. 29 2. Các kiến nghị cụ thể ......................................................................... 29 2.1. Các yếu tố đầu vào trực tiếp ....................................................... 29 2.2. Nghiên cứu và triển khai: ........................................................... 31 2.3. Tổ chức bộ máy quản lý ............................................................. 31 C. KẾT LUẬN ..................................................................................................... 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 33 Đề án môn học 4 A. LỜI NÓI ĐẦU Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ mức sống của người dân ngày càng được nâng cao. Chính vì thế mà nhu cầu thị trường về tiêu dùng tăng lên mạnh mẽ cả về lượng và yêu cầu về chất, đặc biệt là trong lĩnh vực có liên quan đến sức khoẻ con người. Sản xuất kinh doanh sửa là ngành tạo ra và cung ứng các sản phẩm dinh dưỡng cần thiết cho mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp dân cư. Đồng thời nó cũng là ngành có sự tăng trưởng mạnh về cầu tiêu dùng, và yêu cầu chất lượng Vinamilk là một doanh nghiệp "thủ lĩnh" dẫn đầu ngành với gần 75% thị phần cả nước, có bề dày lịch sử hơn 30 năm. Trước những cơ hội và thách thức đó để góp ý kiến cho việc tận dụng triệt để những cơ hội trên thị trường cũng như né tránh các thách thức để tiếp tục vững bước phát triển, em xin được nghiên cứu đề tài: "Chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam ( Vinamilk)". Đây là một chủ đề vừa rất cần thiết đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty Vinamilk vừa bức thiết đối với cuộc sống của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Đối với Vinamilk, nâng cao chất lượng sản phẩm là điều kiện tiên quyết để duy trì và củng cố vị thế ở trong nước, xâm nhập và phát triển thị trường ở nước ngoài khi mà thị trường trên thế giới cạnh tranh ngày càng gay gắt. Đề án môn học 5 B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 1. Chất lượng và vai trò của chất lượng sản phẩm 1.1. Quan niệm về chất lượng và chất lượng sản phẩm Chất lượng là một khái niệm rất rộng và phức tạp nó thể hiện mức độ ưu việt của những sự vật, hiện tượng mà chúng ta xem xét nghiên cứu. Là khái niệm rất rộng nên nó được sử dụng rất thông dụng trong cuộc sống hàng ngày từ những vấn đề vi mô như: chất lượng sản phẩm, sản xuất kinh doanh, chất lượng quá trình sản xuất… đến những vấn đề vĩ mô: chất lượng cuộc sống của xã hội, chất lượng của sự phát triển kinh tế xã hội. Từ những vấn đề cụ thể đến những vấn đề trừu tượng. Thuật ngữ chất lượng được nhắc đến xuất hiện với tần suất khá cao. Do phạm trù của nó quá rộng nên trong mỗi lĩnh vực, phạm vi, góc độ nghiên cứu… khác nhau người ta đưa ra những khái niệm , quan niệm, cách tiếp cận khác nhau. ở đây, chúng ta tập trung nghiên cứu khái niệm chất lượng sản phẩm. Sản phẩm bao gồm hàng hóa và dịch vụ được hiểu là kết quả của một hoạt động hoặc một quá trình. Chất lượng sản phẩm , là một phạm trù rộng, phản ánh tổng hợp các nội dung kỹ thuật kinh tế và xã hội. Do vậy, hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm. Mỗi khái niệm đề có những cơ sở khoa học khác nhau đáp ứng các nhiệm vụ, mục tiêu thực tế. Cũng như chất lượng nói chung, chất lượng sản phẩm cũng tùy vào mục tiêu nhiệm vụ về chất lượng xuất phát từ nhà sản xuất, người tiêu dùng, từ sản phẩm hay thị trường. Theo quan niệm siêu việt. Chất lượng là sự tuyệt vời và hoàn hảo nhất của sản phẩm. Quan niệm này mang tính trừu tượng, định tính không thể đo lường chính xác nên nó chỉ có ý nghĩa trong nghiên cứu. Quan niệm xuất phát từ sản phẩm cho rằng chất lượng sản phẩm được phản ánh bởi các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm đó. Quan niệm này đã nghiên cứu chất lượng sản phẩm với số lượng các thuộc tính hữu ích của sản Đề án môn học 6 phẩm. Tuy nhiên, sản phẩm có thể có nhiều thuộc tính hữu ích nhưng không được người tiêu dùng đánh giá cao. Quan niệm xuất phát từ nhà sản xuất thì chất lượng là sự phù hợp của một sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu hoặc tiêu điểm, quy cách được xác định trước. Quan niệm này cụ thể, tạo cơ sở thực tiễn cho việc đo lường, đánh giá mức chất lượng từ đó điều chỉnh cách hiểu và việc thực hiện chúng cho phù hợp. Tuy nhiên, quan niệm chỉ phản ánh sự chủ quan của nhà sản xuất. Để đánh giá chất lượng người ta so sánh các tiêu chí thực tế với thiết kế, trong thực tế có thể các tiêu chuẩn thiết kế không cần phù hợp, hoặc không thực sự theo yêu cầu khách hàng. Điều này dẫn tới có những sản phẩm được doanh nghiệp đánh giá là chất lượng cao nhưng khách hàng vẫn không hài lòng để quan niệm này phù hợp hơn. Khi thiết kế sản phẩm, các nhà thiết kế cần tìm hiểu nhu cầu khách hàng thông qua sự cung cấp tư liệu của marketing vá sắp xếp nhu cầu theo thứ tự ưu tiên sau đó thiết kế dựa trên những nhu cầu đó. Trong nền kinh tế thị trường, người ta đưa ra nhiều quan niệm về chất lượng sản phẩm khác nhau. Những quan niệm xuất phát từ các yếu tố cơ bản của thị trường như: nhu cầu cạnh tranh... và chúng ta có thể xem những quan niệm này dưới một tên chung là "chất lượng hướng theo thị trường" mà đại diện là những chuyên gia nghiên cứu quản lý chất lượng hàng đầu thế giới W.Edwards Deming, Joseph Juran, Philip Crosby… Xuất phát từ người tiêu dùng chất lượng sản phẩm được định nghĩa là sự phù hợp với mục đích sử dụng, nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Trong cuốn "chất lượng là thứ cho không" Crosby định nghĩa: "chất lượng là sự phù hợp với các yêu cầu". Yêu cầu ở đây vừa là yêu cầu của người tiêu dùng vừa là yêu cầu của nhà sản xuất. Theo Deming thì: "chất lượng là sự phù hợp với mục đích sử dụng"… Đề án môn học 7 Xuất phát từ giá trị, chất lượng được hiểu là đại lượng được đo bằng tỉ số giữa lợi ích thu được từ tiêu dùng sản phẩm với chi phí bỏ ra đó có lợi ích đó: Chất lượng = Lợi ích/chi phí Nếu tỉ số này nhỏ hơn 1 được xem là không đạt chất lượng và nếu lớn hơn 1 là đạt chất lượng tuy nhiên tỷ số này càng lớn thì chất lượng càng cao. Xuất phát từ tính cạnh tranh của sản phẩm, chất lượng là một vũ khí mang lại sự khác biệt độc đáo của sản phẩm doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh từ đó nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Những quan niệm hướng theo thị trường này được đa số các chuyên gia, doanh nhân tán thành vì nó phản ánh đúng nhu cầu đích thực của người tiêu dùng, giúp doanh nghiệp thỏa mãn khách hàng tốt hơn, từ đó củng cố vị thế và phát triển lâu dài trên thương trường. Để giúp cho hoạt động quản lý chất lượng "trong các doanh nghiệp được thống nhất, dễ dàng. Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO: International Organiration for Standaration) đã định nghĩa: "chất lượng là mức độ thỏa mãn của các thuộc tính đối với các yêu cầu". Yêu cầu gồm yêu cầu nêu ra và yêu cầu tiềm ẩn của khách hàng. Định nghĩa này thể hiện sự thống nhất giữa các thuộc tính hiện tại khách quan của sản phẩm với việc đáp ứng nhu cầu chủ quan của khách hàng. Do vậy nó có tính thực tế cao, tính tổng hợp, bao quát cao và có thể áp dụng khả thi nếu nó được chấp nhận rộng rãi trong hoạt động kinh doanh. 1.2. Các thuộc tính chất lượng sản phẩm Mỗi sản phẩm đều cấu thành với rất nhiều thuộc tính, có giá trị sử dụng khác nhau đối với nhu cầu của khách hàng. Chất lượng các thuộc tính phản ánh mức độ đạt được của chất lượng sản phẩm: các thuộc tính được thể hiện thông qua các thông số kinh tế - kỹ thuật… Tuy nhiên chủng loại sản phẩm có Đề án môn học 8 những yêu cầu khác nhau về thuộc tính chất lượng nhưng chúng ta có thể quay về các thuộc tính chung phản ánh chất lượng sản phẩm bao gồm: - Các thuộc tính kỹ thuật: phản ánh công dụng chức năng của sản phẩm chúng được quy định bởi các chỉ tiêu kết cấu vật chất, thành phần cấu tạo và đặc tính lý, hóa… của sản phẩm. Các yếu tố này được thiết kế theo những tổ hợp khác nhau tạo ra chức năng đặc trưng cho hoạt động sản xuất và hiệu quả của quá trình sử dụng sản phẩm. Ví dụ: Nếu sản phẩm là máy móc thiết bị người ta quan tâm thành phần cấu tạo hợp kim làm ra nó, các đặc tính vật lý, cơ học là chủ yếu, tuy nhiên đối với sản phẩm sữa thì yếu tố kỹ thuật là đặc tính hóa sinh: thành phần dinh dưỡng…. - Các yếu tố thẩm mỹ thể hiện hình dáng, mầu sắc, kích thước, tính cân đối… được phối hợp hài hòa không? chúng đặc trưng cho sự truyền cảm, tính nghệ thuật. - Tuổi thọ sản phẩm: thể hiện tính giữ được khả năng làm việc bình thường trong khoảng thời gian nhất định trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu thiết kế. - Độ tin cậy của sản phẩm: Đây được coi là sự đặt niềm tin của khách vào nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp. Khi sản phẩm có độ tin cậy cao, khách ngầm định các yếu tố chất lượng khác cũng đảm bảo cao nên nó không chỉ phản ánh sản phẩm chất lượng mà còn đảm bảo cho doanh nghiệp duy trì và phát triển trên thị trường. - Độ an toàn của sản phẩm: gồm các chỉ tiêu: an toàn trong sử dụng, vận hành sản phẩm; an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng và môi trường. - Mức độ gây ô nhiễm của sản phẩm - Tính tiện dụng: phản ánh những đòi hỏi về tính sẵn có, tính dễ vận chuyển - bảo quản,dễ sử dụng của sản phẩm và tính hấp dẫn. - Tính kinh tế của sản phẩm. Đây là yếu tố quan trọng đối với những sản phẩm tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng. Đề án môn học 9 - Các thuộc tính vô hình: hình ảnh,nhãn mác sản phẩm , vị thế của doanh nghiệp trên thị trường… 1.3.Vai trò của chất lượng sản phẩm Đối với nhà sản xuất, chất lượng sản phẩm và việc nâng cao chất lượng sản phẩm có những vai trò, tác dụng sau: Thứ nhất, chất lượng sản phẩm tạo nên sự khác biệt hóa, độc đáo và thỏa mãn tốt khách hàng từ đó làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm để tạo sự khác biệt hóa được Michael E.Porter (giáo sư Trường Kinh doanh Harvard, Đại học Harvard) xem là một trong 3 chất lượng cạnh tranh của doanh nghiệp. Và chất lượng này ngày càng hết sức quan trọng và có ý nghĩa trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh khi mà môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Khách ngày càng "khó tính" với chất lượng sản phẩm. Thứ hai, chất lượng sản phẩm tạo ra sức hấp dẫn thu hút người mua từ đó tăng khối lượng tiêu thụ, tăng doanh thu và lợi nhuận Thứ ba, chất lượng sản phẩm tạo ra biểu tượng tốt, tạo niềm tin của khách vào doanh nghiệp. Vì vậy, vị thế doanh nghiệp được nâng cao. Thứ tư, trong nhiều trường hợp nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ tăng năng suất lao động, chất lượng được nâng cao, số sản phẩm sai hỏng sẽ giảm, tỉ lệ thành phẩm tăng trong khi các yếu tố đầu vào được sử dụng hợp lý và tiết kiệm hơn do vậy năng suất và hiệu quả cao hơn. Đối với người tiêu dùng chất lượng sản phẩm có những vai trò và tác dụng sau: Thứ nhất, tăng mức độ thỏa mãn nhu cầu, mong muốn hay tăng tính hữu ích của sản phẩm đối với quá trình sử dụng của khách. Thứ hai, giúp người tiêu dùng sử dụng tiết kiệm thời gian và sức lực khi sản xuất sản phẩm do các doanh nghiệp cung cấp. Thứ ba, hiệu quả tiêu dùng tăng hơn khi sản phẩm có chất lượng cao lợi ích tiêu dùng sẽ tăng (U); chi phí cho mua sản phẩm có thể tăng (C) Đề án môn học 10 nhưng chậm hơn từ đó lợi ích trên một đồng chi phí sẽ cao hơn, so với các sản phẩm khác. Đối với xã hội, chất lượng sản phẩm có các vai trò sau: Trước tiên nếu hầu hết sản phẩm đều có chất lượng sẽ thỏa mãn tiêu dùng xã hội cao hơn, từ đó làm tăng phúc lợi xã hội. Thứ hai, các doanh nghiệp sẽ kinh doanh tốt hơn, từ đó tạo ra nguồn của cải cho xã hội nhiều hơn. Thứ ba, khi sản xuất sản phẩm với chất lượng cao sẽ giảm ô nhiễm môi trường, tạo ra một môi trường sạch đẹp và một nền văn hóa cao. 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm 2.1. Các yếu tố bên ngoài gồm: - Tình hình phát triển kinh tế thế giới Những thay đổi về kinh tế thế giới tạo nên những thách thức buộc doanh nghiệp phải nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng. Và vì thế các doanh nghiệp phải quan tâm đến các vấn đề sau: xu thế toàn cầu hóa; sự phát triển vượt trội của khoa học - công nghệ, đặc biệt là CNTT; sự thay đổi nhanh chóng của tiến bộ xã hội với vai trò vị thế khoa học ngày càng cao, cạnh tranh trên thế giới ngày càng gay gắt… - Tình hình thị trường Đây là nhân tố quan trọng nhất, là xuất phát điểm tạo lực hút định hướng cho sự phát triển của chất lượng sản phẩm. Sản phẩm chỉ có thể tiêu thụ được khi nó đáp ứng nhu cầu khách. Vì vậy xu thế phát triển và hoàn thiện chất lượng sản phẩm phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm và xu hướng vận động trên thế giới. - Trình độ tiến bộ khoa học và công nghệ mức chất lượng sản phẩm không thể vượt quá giới hạn khả năng tiến bộ khoa học và công nghệ. Chất lượng sản phẩm trước tiên thể hiện những đặc trưng về trình độ kỹ thuật tạo ra sản phẩm đó. Tiến bộ công nghệ tạo ra khả năng không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Tác động của khoa học công nghệ là không có giới hạn nhờ Đề án môn học 11 đó mà sản phẩm sản xuất ra luôn có các đặc tính chất lượng với chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật ngày càng hoàn thiện, mức thỏa mãn tiêu dùng tốt ơn. - Cơ chế chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước, chính sách và pháp luật của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Nó được thể hiện thông qua hệ thống tiêu chuẩn quốc gia mà Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận; tạo môi tường thuận lợi cho việc nghiên cứu nhu cầu và thiết kế sản phẩm, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh từ đó buộc các doanh nghiệp phải nâng cao khả năng cạnh tranh. - Văn hóa và xã hội. Chúng ta đều biết chất lượng là mức độ thỏa mãn của tập hợp các thuộc tính đối với các yêu cầu. Yêu cầu là cách mà khách đưa nhu cầu và mong muốn của mình cho doanh nghiệp để doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của họ. Nhưng những nhu cầu của khách được biểu hiện thông qua mong muốn phụ thuộc rất lớn vào văn hóa và xã hội, phong tục tập quán… Do vậy việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm chịu ảnh hởng không nhỏ của yếu tố văn hóa xã hội. 2.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp - Lao động Chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm, tinh thần hợp tác và trạng thái tâm lý làm việc của công nhân viên. Do vậy lao động là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng đối với chất lượng sản phẩm. - Máy móc thiết bị và công nghệ hiện có Các yếu tố đầu vào chỉ có thể biến đổi thành những sản phẩm đầu ra khi có yếu tố máy móc thiết bị và sự điều khiển của con người. Trình độ hiện đại của máy móc thiết bị càng cao thì chất lượng sản phẩm càng cao và ngược lại máy móc thiết bị càng hiện đại, sản phẩm làm ra càng đa dạng về mẫu mã. - Nguyên vật liệu Đề án môn học 12 Nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào trực tiếp cấu thành nên sản phẩm. Do đó nó là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến những thuộc tính chất lượng sản phẩm. Nguyên vật liệu có chất lượng bảo đảm và ổn định, hệ thống cung ứng tốt là điều kiện quan trọng cho quá trình sản xuất ổn định và sản phẩm đạt tiêu chuẩn hóa. - Trình độ tổ chức quản lý Mỗi một doanh nghiệp được xem là một hệ thống, trong đó có sự phối hợp thống nhất giữa các bộ phận chức năng chất lượng đạt được với một mức chi phí phù hợp phụ thuộc rất lớn vào trình độ tổ chức quản lý của mỗi doanh nghiệp. Theo W.Edwards Deming thì có tới 85% những vấn đề về chất lượng do hoạt động quản lý gây ra. Vì vậy hoàn thiện quản lý là cơ hội tốt cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm, thỏa mãn nhu cầu khách hàng. 3. Chất lượng sản phẩm một vũ khí cạnh tranh sắc bén 3.1. Cạnh tranh và vai trò cạnh tranh Cạnh tranh là một phạm trù rất rộng, được sử dụng trong môi trường tự nhiên, kinh tế và xã hội. Trong cuộc sống tự nhiên, mọi sinh vật đều đấu tranh cho sự sinh tồn và phát triển. Quan sát một vườn cây ta thấy cây cối chen chúc nhau vươn lên để chiếm khoảng không và ánh sáng mặt trời đôi lúc chúng nghiêng mình để tạo "lợi thế" cạnh tranh. Xem thế giới động vật chúng ta cũng thấy các loài động vật đấu tranh lẫn nhau để phân chia ranh giới "thống trị" của chúng, trong cùng một loài lại có sự đấu tranh lợi ích để phân chia những miếng mồi… Tất cả những điều này đã được Darwin, nhà sinh vật học vĩ đại người Anh nghiên cứu trong học thuyết tiến hóa của ông. Ông nghiên cứu về quá trình chọn lọc tự nhiên và khẳng định đấu tranh sinh tồn là cơ sở cho quá trình chọn lọc và quá trình chọn lọc dẫn đến sự tiến hóa các loài sinh vật. Trong lịch sử xã hội loài người các bộ lạc, quốc gia cũng tranh chấp lãnh địa nhau, khống chế nhau và trong nhiều trường hợp thôn tính lẫn nh
Luận văn liên quan