Đề tài Chất lượng thông tin Khảo sát trên 3 tờ báo: Hà Nội mới, Tuổi trẻ, Lao động cuối tuần

Mỗi ngày, công chúng báo chí được tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó báo in được coi là một loại hình thông tin hiệu quả nhất. Cầm một tờ báo trên tay, dù quen hay lạ, độc giả bao giờ cũng lướt qua xem có thông tin gì mới, sau đó mới tìm những chuyên mục yêu thích. Việc nhanh chóng tìm ra thông tin mới lạ nhiều khi không phải qua việc đọc hết nội dung một tin, bài mà là nhờ những đầu đề bài báo. Chính những đầu đề ấy – tên gọi của bài báo sẽ trả lời cho độc giả thông tin họ cần biết. Bản chất của báo chí là thông tin và thông tin đó có tính chats hai chiều ( báo chí thông tin cho công chúng và được thông tin lại qua phản hồi). Để thông tin báo chí có hiệu quả thì với bất cứ tác phẩm báo chí nào cũng phải hay về nội dung và hấp dẫn về hình thức. Hiệu quả đó bao giờ cũng phụ thuộc nhiều yếu tố: thông tin sự kiện, thể loại, cách diễn đạt, cách đặt đầu đề trong đó đầu đề là yếu tố đặc biệt quan trọng. Đầu đề là cái tác động thị giác đầu tiên đối với độc giả. Nó vừa là nội dung, vừa là hình thức của tờ báo, do đó bài báo có được người đọc quan tâm, chú ý hay không phụ thuộc rất nhiều vào đầu đề. Đọc báo là để tìm kiếm thông tin, cho nên càng tìm được thông tin trong thời gian ngắn nhất, độc giả càng có cơ hội thu nhận được nhiều thông tin từ nhiều bài, nhiều tờ báo khác nhau. Đối với báo chí, đầu đề phải là cách thể hiện thông tin và có sức hấp dẫn tốt nhất để kích thích, thôi thúc độc giả đến với bài báo. Đầu đề tưởng như nằm ngoài bài báo nhưng thực chất lại có mối quan hệ mật thiết với bài báo. Bài báo chứa thông tin gì thì đầu đề phải khái quát được thông tin đó một cách đầy đủ nhất, cho nên, đầu đề cũng có ý nghĩa quan trọng như thông tin trong bài. Vì vậy, nghiên cứu đầu đề là công việc gắn liền với thực tế hoạt động báo chí và mang tính thực tiễn cao. Đó cũng là công việc để hoạt động thông tin của báo chí hiệu quả hơn.

doc68 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2480 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chất lượng thông tin Khảo sát trên 3 tờ báo: Hà Nội mới, Tuổi trẻ, Lao động cuối tuần, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH THIẾT THỰC CỦA ĐỀ TÀI Mỗi ngày, công chúng báo chí được tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó báo in được coi là một loại hình thông tin hiệu quả nhất. Cầm một tờ báo trên tay, dù quen hay lạ, độc giả bao giờ cũng lướt qua xem có thông tin gì mới, sau đó mới tìm những chuyên mục yêu thích. Việc nhanh chóng tìm ra thông tin mới lạ nhiều khi không phải qua việc đọc hết nội dung một tin, bài mà là nhờ những đầu đề bài báo. Chính những đầu đề ấy – tên gọi của bài báo sẽ trả lời cho độc giả thông tin họ cần biết. Bản chất của báo chí là thông tin và thông tin đó có tính chats hai chiều ( báo chí thông tin cho công chúng và được thông tin lại qua phản hồi). Để thông tin báo chí có hiệu quả thì với bất cứ tác phẩm báo chí nào cũng phải hay về nội dung và hấp dẫn về hình thức. Hiệu quả đó bao giờ cũng phụ thuộc nhiều yếu tố: thông tin sự kiện, thể loại, cách diễn đạt, cách đặt đầu đề… trong đó đầu đề là yếu tố đặc biệt quan trọng. Đầu đề là cái tác động thị giác đầu tiên đối với độc giả. Nó vừa là nội dung, vừa là hình thức của tờ báo, do đó bài báo có được người đọc quan tâm, chú ý hay không phụ thuộc rất nhiều vào đầu đề. Đọc báo là để tìm kiếm thông tin, cho nên càng tìm được thông tin trong thời gian ngắn nhất, độc giả càng có cơ hội thu nhận được nhiều thông tin từ nhiều bài, nhiều tờ báo khác nhau. Đối với báo chí, đầu đề phải là cách thể hiện thông tin và có sức hấp dẫn tốt nhất để kích thích, thôi thúc độc giả đến với bài báo. Đầu đề tưởng như nằm ngoài bài báo nhưng thực chất lại có mối quan hệ mật thiết với bài báo. Bài báo chứa thông tin gì thì đầu đề phải khái quát được thông tin đó một cách đầy đủ nhất, cho nên, đầu đề cũng có ý nghĩa quan trọng như thông tin trong bài. Vì vậy, nghiên cứu đầu đề là công việc gắn liền với thực tế hoạt động báo chí và mang tính thực tiễn cao. Đó cũng là công việc để hoạt động thông tin của báo chí hiệu quả hơn. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trước khoá luận này đã từng có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về đầu đề bài báo từ nhiều góc độ khác nhau. Về công trình nghiên cứu, có thể kể đến đầu tiên là cuốn “Ngôn ngữ báo chí” của PGS.TS Vũ Quang Hào (NXB ĐHQG, 2001) trong đó có một phần nghiên cứu tương đối đầy đủ về đầu đề bài báo. Bên cạnh đó cũng có nhiều khoá luận tốt nghiệp, nghiên cứu khoa học về vấn đề này: Nguyễn Thu Hà, “Về những khiếm khuyết của một số tít báo tiếng Việt theo cách nhìn của ngôn ngữ học”, Luận văn cử nhân (ngắn hạn), Khoa Báo chí, ĐH Tổng Hợp, H.1994; Nguyễn Đức Thắng, “Tính hấp dẫn của tít báo Việt ngữ”, Luận văn tốt nghiệp, Khoa Báo chí, ĐH Tổng Hợp, H.1995; Trần Đỗ Thuỳ Ngân, Khảo sá tít báo tiếng Anh ở Việt Nam, Khoá luận tốt nghiệp (Hệ chính quy VB2), Khoa Báo chí, ĐHKHXH&NV, H., 2003… Về những bài viết, có thể kể đến nhiều bài viết về đầu đề bài báo hoặc vấn đề có liên quan đến đầu đề bài báo trên tạp chí Ngôn ngữ: Hồ Lê, Nhờ đâu những tiêu đề bài viết có sức hấp dẫn, số phụ, 1982; Nguyễn Thị Thanh Hương, Một số nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ của các đầu đề trong báo chí tiếng Anh hiện đại, số 9/2001… Có thể nói đó là những công trình nghiên cứu khá đầy đủ và đã cung cấp được cái nhìn toàn cảnh về đầu đề báo chí ở Việt Nam. Tuy nhiên những công trình này mới chỉ dừng lại ở mức khảo sát để tìm ra những thủ pháp đặt đầu đề thông thường hay những khiếm khuyết của một số loại đầu đề mà chưa đi sâu vào mới quan hệ giữa tên và bài. Nhưng dù sao đây cũng là những tài liệu bổ ích có giá trị tham khảo để chúng tôi hoàn thành tốt khoá luận này. 3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Mục đích lớn nhất của chúng tôi là tìm hiểu về thực tế sử dụng đầu đề bài báo hiện nay thông qua khảo sát một số đầu đề, phân tích nội dung để tìm ra mối quan hệ giữa bài và đầu đề, từ đó đánh giá chất lượng, hiệu quả và rút ra những kết luận, nêu những đề xuất nhằm nâng cao chất lượng của đầu đề bài báo trên báo chí. Từ sau ĐH VI của Đảng, báo chí nước ta đã phát triển nhanh chóng cả về chất lượng và số lượng. Báo chí ngày càng phong phú hơn về nội dung thông tin, hấp dẫn về hình thức thể hiện đã đem đến cho công chúng lượng thông tin dồi dào, hấp dẫn và bổ ích. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, báo chí cũng có không ít những hạn chế cần xem xét, chỉnh đốn lại. Trong những hạn chế đó phải kể đến việc sử dụng ngôn từ trên báo chí. Sự tuỳ tiện trong ngôn ngữ dẫn đến sự thiếu chính xác về câu từ và khó hiểu về cách diễn đạt đang ngày càng phổ biến. Bằng chứng là đã có nhiều độc giả phản hồi, nhiều nhà nghiên cứu lên tiếng về tình trạng này. Về chủ thể, nhiều tờ báo cũng đã mở hẳn chuyên mục hoặc ra nội san nêu những trường hợp sử dụng chưa chính xác về câu từ trong bài viết cũng như trong cách đặt đầu đề. Rõ ràng, cùng với sự chính xác về thông tin thì sự chuẩn mực trong ngôn ngữ thể hiện là điều rất quan trọng. Một đầu đề tốt thì trước tiên phải chuẩn xác về ngôn từ. Do đó, làm trong sáng ngôn ngữ báo chí nói chung và đầu đề bài báo nói riêng cũng là làm trong sáng ngôn ngữ Tiếng Việt là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết. Vì vậy, trong khuôn khổ là một khoá luận tốt nghiệp, chúng tôi không có tham vọng thống kê toàn bộ đầu đề bài báo được sử dụng hiện nay mà cố gắng tập trung vào những đầu đề có tần số xuất hiện lớn, qua đó làm rõ phần nào về thực tế sử dụng đầu đề bài báo trên báo chí hiện nay. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Cơ sở lý luận của khoá luận tốt nghiệp này là chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cùng những đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng, nhà nước ta về báo chí. Cơ sở thực tiễn của chúng tôi là tổng hợp những đầu đề bài báo, so sánh tần số xuất hiện của từng loại trên mỗi tờ báo và phân tích về nội dung và đầu đề. Các thao tác chúng tôi sử dụng: Thao tác tổng hợp, so sánh. Thao tác thống kê Thao tác phân tích. 5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Hàng ngày có rất nhiều loại báo, tạp chí xuất hiện, mỗi tờ báo lại có tới hàng chục, hàng trăm đầu đề bài báo. Trước một khối lượng lớn đầu đề như vậy, việc nghiên cứu quả là không dễ dàng. Do vậy, đối tượng khoá luận của chúng tôi là những đầu đề có tần số xuất hiện lớn trên 3 tờ báo: Hànộimới hàng ngày, Tuổi trẻ hàng ngày và Lao động cuối tuần. - Báo Hà nội mới - cơ quan ngôn luận của Đảng bộ và nhân dân thủ đô, là tờ báo địa phương lớn nhất, hàng ngày đem đến cho người dân Hà Nội và cả nước những thông tin về mọi mặt hoạt động của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. - Báo Tuổi trẻ, cơ quan của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Là tờ báo có số lượng phát hành lớn, nội dung phong phú, đặc sắc cùng với phong cách thể hiện tốt đã làm cho tờ báo này trở nên hấp dẫn, được nhiều tầng lớp công chúng quan tâm. - Báo Lao động cuối tuần. Đây là một ấn bản của báo Lao động – cơ quan TW của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam. Với phương hướng đứng trên quan điểm lập trường của Đảng cộng sản Việt Nam để nói lên tiếng nói của người lao động, Lao động cuối tuần là một tờ báo có sức hấp dẫn bạn đọc bằng sự đa dạng hóa thông tin, bổ ích cho người đọc. Đây cũng là một trong số ít các tờ báo có lượng phát hành cao. KẾT CẤU CỦA KHOÁ LUẬN GỒM: Ngoài Phần mở đầu & Phần kết luận. Chương I – Lý luận chung về đầu đề bài báo trên báo chí Chương II – Thực tế sử dụng đầu đề bài báo hiện nay Chương III – Một số kết luận rút ra từ thực tế sử dụng đầu đề bài báo hiện nay CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU ĐỀ BÀI BÁO TRÊN BÁO CHÍ 1. Khái niệm Đầu đề là tên gọi của bài báo, nó còn có nhiều cách gọi khác như nhan đề, tiêu đề, tựa đề, tên bài. Về mặt thuật ngữ, đầu đề bài báo là nghĩa tiếng Việt của thuật ngữ tít (từ mượn tiếng Pháp Titre và tiếng Anh Title). Ở đây chúng tôi dùng thuật ngữ “đầu đề” vì nó là phiên âm của tiếng Việt, do đó phù hợp với cách viết, cách đọc của người Việt hơn. Mặt khác, nếu dùng thuật ngữ tít thì từ góc độ ma-két báo, tít có nhiều cách gọi: tít đầu trang, tít bài, tít phụ trên, tít phụ dưới, tít dẫn… vì thế khi dùng thuật ngữ tít để chỉ tên bài thì thường dễ nhầm với những loại khác. Còn khi sử dụng thuật ngữ đầu đề là chỉ tít lớn của bài, nghĩa là chỉ có một cách hiểu là tên bài báo mà thôi. 2. Mối quan hệ giữa đầu đề và bài báo - Xét về vị trí, đầu đề thường được đặt ở nhiều nơi khác nhau sao cho độc giả dễ dàng nhận ra bài báo. Tùy theo cách trình bày của hoạ sĩ mà đầu đề có thể được đặt ở đầu bài, giữa bài hoặc được đặt “lọng” vào ảnh. Để phân biệt giữa tên và bài báo, đầu đề thường được in với co chữ lớn hơn theo nhiều kiểu phông. Do vậy, đầu đề thường chiếm diện tích lớn trên mặt báo. - Về nội dung, đầu đề là sự khái quát toàn bộ thông tin của bài trong một giới hạn ngôn từ nhất định, cho nên đó là một bộ phận rất quan trọng của bài báo. Nội dung bài báo nói tới sự kiện, hiện tượng gì thì đầu đề sẽ tóm tắt những thông tin đó thành một câu đơn giản, ngắn và đủ ý. Do vậy, đầu đề phụ thuộc rất nhiều vào nội dung của bài. Còn đầu đề lại như một lời mời chào, giới thiệu nhanh nhất, tốt nhất tới độc giả để họ chú ý và đọc bài báo. Thông tin đặc sắc sẽ tạo được đầu đề hấp dân, còn đầu đề tốt sẽ lôi kéo người đọc đến với tác phẩm đó. Sự phụ thuộc và tác động qua lại lẫn nhau đã khiến đầu đề và bài báo không thể tách rời và có mối quan hệ hữu cơ đặc biệt. 3.Vai trò của đầu đề Trong thời đại báo chí phát triển như hiện nay, hàng ngày chúng ta được tiếp nhận một lượng thông tin khổng lồ từ nhiều nguồn khác nhau. Đứng trước một khối thông tin đồ sộ như vậy, không phải ai cũng có điều kiện tìm hiểu hết được, mà với nhiều người, họ chỉ chú ý tới những đầu đề hấp dẫn hoặc thông tin họ quan tâm. Do đó, khi đọc bất kỳ tờ báo nào, việc đầu tiên của độc giả là thường “lướt qua các đầu đề ở trên mỗi bài báo hoặc ở trên trang nhất của các tờ báo hay phần mục lục của các tạp chí bởi lẽ ngay trong những đầu đề của các bài báo ấy đã tiềm chứa những giá trị thông tin căn bản được dồn nén trong một số lượng đơn vị từ ngữ ngắn gọn và hàm súc” [1, 31]. Đầu đề “giống như biển hiệu của một cửa hàng, hay sự chỉ dẫn trên đường” [2, 22]. Nó giúp độc giả biết bài báo thông tin điều gì, cũng như biển hiệu cho biết cửa hàng bán cái gì, hay sự chỉ dẫn trên đường cho biết người ta đang và sẽ đi trên con đường nào. Với nhiệm vụ tóm tắt thông tin một cách đầy đủ nhất, đầu đề bài báo phải được thể hiện sao cho hấp dẫn và gây ấn tượng với độc giả ngay từ đầu. Một tờ báo được coi như một cửa hàng mà trong đó mỗi bài báo là một món hàng. Để thu hút khách hàng, cửa hàng đó cần phải bắt mắt từ vẻ ngoài và phải phong phú về sản phẩm. Cũng như thế, một tờ báo muốn có nhiều độc giả cần được chú trọng về hình thức và hấp dẫn về nội dung thông tin. Sự chăm chút đó phải được bắt đầu từ mỗi bài báo. Bởi vậy, muốn thu hút độc giả và khuyến khích họ đọc báo, người làm báo cần phải sử dụng một tổng thể các kỹ thuật nhằm kích thích sự chú ý của độc giả. Trong đó, đầu đề bài báo là yếu tố được đặc biệt chú trọng. Theo nhiều công trình điều tra xã hội học, hơn 70% người đọc báo bị thu hút bởi sức hấp dẫn của đầu đề [3, 16]. Một đầu đề tốt hay dở thì “chỉ cần liếc mắt qua cũng đủ để có một ý niệm tổng quát. Vì vậy, cần phải dành cho đầu đề sự chăm sóc đặc biệt. Một đầu đề dở được đặt cho một bài báo hay sẽ mang tội huỷ hoại, là một sự láng phí. Ngược lại, một bài báo tồi cũng có thể được cứu nhờ một đầu đề hay” [4, 126]. Hiểu được vai trò và ý nghĩa quan trọng của đầu đề bài, nhà báo phải biết cách thể hiện đầu đề sao cho cái thần của nội dung thông tin phải được diễn đạt bằng ngôn từ đẹp và ngắn gọn 3. Đặc trưng, đặc điểm của đầu đề bài báo Theo “Ngôn ngữ báo chí” [5, 170-171] của PGS.TS Vũ Quang Hào, đầu đề bài báo có những đặc điểm: - Đầu đề bài báo có số lượng rất lớn bởi mỗi trang báo có đến hàng chục thậm chí hàng trăm đầu đề. - Do số lượng lớn như vậy nên ngoại trừ những đầu đề có tên đặc biệt, hấp dẫn thì độc giả thường khó có thể nắm bắt và lưu nhớ được. Khi đã không nhớ tên bài , họ cũng khó có thể nhớ được nội dung bài. - Đầu đề bài báo tồn tại cùng với sự tồn tại của bài báo, trong khí đó thời gian tồn tại của bài báo khá ngắn ngủi, bởi vậy đầu đề báo cũng chỉ “sống” trong khoảng thời gian giữa hai kỳ ra báo, thậm chí bị quên ngay sau khi độc giả vừa đọc xong bài báo. - Do đặc điểm của báo là thông tin nhanh, gọn, chính xác và đòi hỏi sự hấp dẫn cao nên yêu cầu của đầu đề bài báo cũng phải chính xác, hấp dẫn và có khả năng níu mắt người đọc ngay khi họ vừa cầm tờ báo. - Bài báo muốn thu hút sự chú ý của người đọc, trước hết phải thông qua đầu đề bài báo. Chính vì vậy, đầu đề bài báo có nhiệm vụ và vai trò rất lớn quyết định đến sự thành công của bài báo. 4. Tính chất của đầu đề bài báo Theo Loic Hervouet, “một đầu đề hay và hiệu quả đòi hỏi nhiều tính chất và không thể thoả mãn mọi tính chất đó trong một đầu đề. Đầu đề hấp dẫn làm cho ngay cả độc giả lười nhất cũng không cưỡng lại nổi”. Những tính chất đó là: + Đầu đề phải rõ ràng và dễ hiểu, tức là phải làm sao để độc giả có thể hiểu ngay lập tức. Để làm được điều này thì khi đặt đầu đề, tác giả phải tránh các từ trừu tượng, các từ viết tắt, các từ chuyên môn, các từ dễ gây hiểu lầm. + Thứ hai, đầu đề phải ngắn và năng động, nghĩa là phải viết thật ngắn, trực tiếp, loại bỏ các yếu tố thừa như: tính từ, trạng từ hay các yếu tố lặp, và dùng câu khẳng định hơn là câu nghi vấn. + Đầu đề phải chính xác và chứa thông tin. Không đặt đầu đề chung chung, theo kiểu “Thể thao cũng là một cách giải trí”, hay nửa vời theo kiểu “Một dân tộc không bị mắc ung thư” (dân tộc nào, phải nói rõ ra luôn). Khi đặt đầu đề phải dựa vào nội dung thông tin và không được nhầm đầu đề với chuyên mục. + Cuối cùng, tác giả cho rằng đầu đề phải thích đáng. Nghĩa là nó phải chỉ ra được thông tin độc đáo ở chỗ nào và nhất thiết phải phù hợp với nội dung bài báo. Để biết một đầu đề có thực sự thích đáng không thì tự mình đặt ra câu hỏi: Dùng đầu đề này cho một bài báo khác có được không? Trong sáu tháng nữa dùng đầu đề này có được không? Nếu cả hai câu trả lời là “có” thì rõ ràng là đầu đề đó không thích đáng. Không đặt những đầu đề hấp dẫn cho một bài báo chẳng có gì quan trọng. Đầu đề phải có tỉ lệ cân xứng với độ dài của bài báo. [6, 72-75] Đây cũng chính là những yêu cầu và kỹ năng mà bất cứ nhà báo nào khi đặt đầu đề cho tác phẩm báo chí cũng phải chú ý đặc biệt. Bởi nếu muốn độc giả quan tâm tới bài báo của mình thì điều đầu tiên là tác giả phải biết cách níu giữ mắt họ bằng chính những đầu đề hấp dẫn. 5. Các dạng đầu đề bài báo - Về các dạng, Loic Hervouet cho rằng có 3 dạng đầu đề mà nhà báo có thể lựa chọn cho phù hợp với dạng bài viết của mình. Đó là: + Đầu đề thông báo: “Tham vọng duy nhất của loại đầu đề này là cung cấp thông tin chính cho độc giả (…). Đầu đề này phải tóm tắt được toàn bộ bài báo trả lời một cách đơn giản một số trong các câu hỏi cơ bản (Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Như thế nào? Tại sao?) (…) Nhà báo phải lựa chọn cẩn thận thông tin nào sẽ đưa lên làm đầu đề bài báo, và làm đầu đề theo quy tắc đã nêu trên.” Cũng theo tác giả, với loại này thì đặt đầu đề là công việc nhàm chán nhưng cũng không hoàn toàn dễ. Trước hết, phải tìm cho được cốt lõi thông tin, sau đó chọn lựa từ ngữ. Không thể trả lời hết sáu câu hỏi cơ bản, nhưng phải ưu tiên cho Như thế nào? và Tại sao?. Cuối cùng là cô đọng thông tin trong một dòng sau khi đã loại bỏ hết những yếu tố thừa. + Đầu đề kích thích: Loại đầu đề này “chỉ chứa một vài yếu tố liên quan đến chủ đề của bài báo, mục đích chính là làm cho độc giả tò mò, muốn đọc ngay lập tức. Nói tóm lại, nó phản ánh cái thần của bài báo, hơn là nội dung bài báo”. Với loại này, “tất cả phụ thuộc trí tưởng tượng”, nhà báo phải chú ý đến cả nội dung và hình thức của đầu đề. Và “chú ý không để cho xu hướng rẻ tiền lấn át”. + Đầu đề hỗn hợp: Theo tác giả, đây là loại “thường được dùng nhất. Đó là sự hoà hợp của cả hai loại trên, tức là vừa cung cấp thông tin, lại vừa gợi trí tò mò”. [6, 76-77] - Quan niệm về vấn đề này, hai nhà báo M. Voirol và J. L. Lagardette cũng thừa nhận có 3 dạng đầu đề trên. Theo J. L. Lagardette, chất lượng chủ yếu của đầu đề mang thông tin là “chứa đựng phần chính của thông tin theo nghĩa chính xác và rõ ràng của nó. Các tít đó cần phải đặc trưng, tiêu biểu, phù hợp, cân đối với độ dài của phần nội dung”. Với những đầu đề gây chú ý thì “không nhất thiết phải là tóm tắt các thông tin chứa đựng trong phần nội dung. Chúng nêu bật tinh thần hơn là vấn đề cụ thể, và được nhằm để kích thích tính tò mò” [4, 127-130]. Còn nhà báo M. Voirol cũng cho rằng, đầu đề thông báo “mang đến cho độc giả, khán giả và thính giả phần quan trọng của thông tin. Phần lớn các tít của các tờ nhật báo (…) đều thuộc loại này”. Còn những đầu đề gây kích động “ít mang thông tin hơn là muốn thể hiện một kiểu gây ấn tượng. Nó làm cho độc giả ngạc nhiên, tò mò và đôi khi gây cười. (…). Tác giả cho rằng, loại đầu đề này có ưu điểm là “ngắn và gây ấn tượng (thường là từ ba đến năm từ). Nhược điểm của nó là ít thông tin. Chính vì vậy, trong các tờ nhật báo nó luôn được kết hợp với các tít phụ ở trên hoặc những tít phụ mang tính thông tin ở dưới và trong các tờ tạp chí nó luôn được sử dụng thêm một chiếc mũ ngoặc vuông để giải thích.” Tác giả cũng nhấn mạnh, loại đầu đề này “phải thể hiện một cách trung thực nội dung của bài báo”, và nó “đặc biệt cần thiết khi tít của bài báo muốn viết theo kiểu nước đôi, mập mờ”. [2, 23-26] 6. Chức năng của đầu đề 6.1/Chức năng của báo chí Đầu đề có tầm quan trọng và mối quan hệ hữu cơ không thể tách rời với bài báo thì điều đầu tiên đối với đầu đề là phải thực hiện được đặc trưng và chức năng của báo chí nói chung. Áp dụng lý thuyết “Cơ sở lý luận báo chí truyền thông”, chức năng của báo chí được chia thành 3 nhóm chức năng cơ bản sau: [7, 68-93] 6.1.1/ Chức năng tư tưởng Là nhóm chức năng có vai trò đặc biệt quan trọng của báo chí. Bất cứ một giai cấp cầm quyền hay một nhà nước nào cũng đều cần tới báo chí như một công cụ chính để tuyên truyền hệ tư tưởng cho giai cấp, nhà nước đó tới quần chúng nhân dân. Mặt khác, báo chí cũng liên kết các thành viên của xã hội thành một khối thống nhất theo lập trường chính trị của giai cấp, nhà nước đó. Với khả năng tác động rộng lớn, nhanh chóng, mạnh mẽ trong việc giáo dục lý tưởng, chính trị, xây dựng lối sống văn hoá lành mạnh, báo chí có vai trò lớn trong việc hình thành tính tự giác, ý thức xã hội của nhân dân. Để làm được điều này, báo chí phải thông tin một cách toàn diện, sinh động các sự kiện, hiện tượng, quá trình xảy ra trong đời sống thực tế tới đông đảo công chúng. Từ đó, giúp họ có được cái nhìn toàn cảnh về hiện thực xã hội. Báo chí phải đạt được nhiệm vụ là định hướng một cách toàn diện. Muốn vậy, báo chí phải có khả năng nhìn nhận và thẩm định đời sống hiện thực một cách hệ thống, qua đó định hướng sự chú ý của công chúng vào việc nhận thức cái cần thiết. Nghĩa là báo chí phải hình thành một mô hình thông tin hợp lý về bức tranh thế giới khách quan. Và việc thẩm định giá trị của sự kiện, hiện tượng, quá trình xảy ra phải được đặt dưới ánh sáng của hệ tư tưởng và những lý tưởng xã hội của giai cấp, nhà nước mà nền báo chí đó chịu sự chi phối. Tính định hướng cũng bao gồm khả năng xác định mục đích hành động, kết quả cần phải đạt, phù hợp với lợi ích chung của giai cấp, xã hội. Là một phương tiện quan trọng của Đảng thực hiện chức năng giáo dục chính trị – tư tưởng, báo chí góp phần vào việc hình thành ý thức xã hội, thế giới quan, đồng thời tạo nên dư luận và định hướng dư luận xã hội đó. Việc hình thành ý thức xã hội cũng là hình thành ý thức lịch sử - văn hoá, văn học - nghệ thuật. Với khả năng thông tin phong phú và tác động rộng lớn của mình, báo chí góp phần to lớn trong việc giáo dục, truyền thụ những tri thức và giá trị văn hoá, lịch sử của dân tộc, nhân loại. Các loại hình văn học – nghệ thuật được thể hiện trên báo chí cũng chứa đựng những nội dung lịch sử, sự kiện, nhân vật có ảnh hưởng tới việc hình thành ý thức lịch sử, văn hoá. Không chỉ hình thành các yếu tố của ý thức xã hội, báo chí còn có nhiệm vụ tiến hành nhiều hoạt động tuyên truyền, cổ động và tổ chức. Các hoạt động này có mối liện hệ mật thiết với nhau, mang đến cho công chúng những tri thức sâu sắc có tính bản chất
Luận văn liên quan