Đề tài Chất thải rắn trên địa bàn huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - Thực trạng và giải pháp

Chất thải rắn hay rác thải nói chung luôn là vấn đề đáng quan tâm với tất cả các đô thị trên thế giới. Trên thực tế, việc quản lý, xử lý chất thải rắn không tốt đã dẫn đến những cuộc khủng hoảng về rác (ví dụ như cuộc khủng hoảng rác ở thành phố Napoli và Campania vào ngày 7/1/2008 mới đây). Trong thời kỳ 2007-2009, huyện Điện Bàn đã tăng trưởng kinh tế với tốc độ khá cao, nhất là ngành công nghiệp và dịch vụ đã làm cho cơ cấu kinh tế huyện chuyển đổi nhanh theo hướng Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp (74-18-8 %). Tuy nhiên, với mật độ dân số khá cao, cùng với sự phát triển của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nên lượng chất thải rắn trong huyện tăng theo dẫn đến quá tải so với năng lực của Đội Môi trường Đô thị Điện Bàn ( thuộc Công ty Môi trường Đô thị Quảng Nam). Chính vấn đề này đã đặt ra các yêu cầu cũng như thách thức đối với đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, xử lý chất thải rắn của huyện. Do đó, em đã chọn đề tài: “ Chất thải rắn trên địa bàn huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - Thực trạng và giải pháp ” nhằm có những cái nhìn về thực trạng, từ đó đề xuất ra các giải pháp có tính khả thi để góp phần nhỏ bé giải quyết được phần nào vấn đề này.

doc68 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1811 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chất thải rắn trên địa bàn huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT UBND : Ủy ban nhân dân UBMTTQVN : Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam TTCN : Tiểu thủ công nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Bảng 2.1: Hiện trạng một số chỉ tiêu về kinh tế xã hội huyện Điện Bàn năm 2007-2009 22 Bảng 2.2: Khối lượng rác tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện năm 25 2007 – 2009 25 Bảng 2.3: Cơ cấu các loại chất thải rắn theo nguồn phát sinh trên huyện Điện Bàn năm 2007-2009 27 Bảng 2.4: Khối lượng rác chợ trên địa bàn huyện Điện bàn năm2007 - 2009 28 Bảng 3.1 : Mục tiêu cơ cấu lao động huyện Điện Bàn năm 2015 40 Bảng 3.2: Bảng thống kê rác thải từ năm 2000 đến năm 2009 53 Bảng 3.3: Bảng tính 2;;. 54 Bảng 3.4 : Khối lượng rác thải trong những năm đến. 54 Hình 1.1: Sơ đồ tóm tắt ảnh hưởng của chất thải rắn tới con người và môi trường 11 Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về chất thải rắn tại huyện Điện Bàn 31 PHẦN MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Chất thải rắn hay rác thải nói chung luôn là vấn đề đáng quan tâm với tất cả các đô thị trên thế giới. Trên thực tế, việc quản lý, xử lý chất thải rắn không tốt đã dẫn đến những cuộc khủng hoảng về rác (ví dụ như cuộc khủng hoảng rác ở thành phố Napoli và Campania vào ngày 7/1/2008 mới đây). Trong thời kỳ 2007-2009, huyện Điện Bàn đã tăng trưởng kinh tế với tốc độ khá cao, nhất là ngành công nghiệp và dịch vụ đã làm cho cơ cấu kinh tế huyện chuyển đổi nhanh theo hướng Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp (74-18-8 %). Tuy nhiên, với mật độ dân số khá cao, cùng với sự phát triển của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nên lượng chất thải rắn trong huyện tăng theo dẫn đến quá tải so với năng lực của Đội Môi trường Đô thị Điện Bàn ( thuộc Công ty Môi trường Đô thị Quảng Nam). Chính vấn đề này đã đặt ra các yêu cầu cũng như thách thức đối với đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, xử lý chất thải rắn của huyện. Do đó, em đã chọn đề tài: “ Chất thải rắn trên địa bàn huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - Thực trạng và giải pháp ” nhằm có những cái nhìn về thực trạng, từ đó đề xuất ra các giải pháp có tính khả thi để góp phần nhỏ bé giải quyết được phần nào vấn đề này. Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Điện Bàn. Bước đầu đưa ra các giải pháp để cải thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về chất thải rắn trên địa bàn huyện Điện Bàn. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống các lý luận và thực tiễn về chất thải rắn tại Điện Bàn. Phạm vi nghiên cứu là huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Về thời gian, các giải pháp đề xuất trong đề tài được thực hiện trong giai đoạn hiện nay đến 2015. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu các tài liệu sẵn có (sách tham khảo, báo, tạp chí, các Văn bản quy phạm pháp luật). Thu thập thực tế tại địa bàn huyện. Phương pháp phân tích, tổng hợp các số liệu thống kê. Phương pháp chuyên gia. Kết cấu đề tài: gồm 3 chương Chương 1: Chất thải rắn và quản lý Nhà nước về chất thải rắn Chương 2: Thực trạng quản lý chất thải rắn ở huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về chất thải rắn ở Điện Bàn. Chương 1: CHẤT THẢI RẮN VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT THẢI RẮN CHẤT THẢI RẮN Khái niệm: Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Phân loại: Phân loại chất thải rắn là công đoạn phân chia chất thải rắn thành những loại riêng biệt như trên để tiến hành xử lý. Việc phân loại có thể tiến hành tại nguồn phát sinh chất thải rắn hoặc sau khi thu gom về bãi rác. Mỗi loại chất thải rắn có một cách xử lý khác nhau vì vậy việc phân loại là nhất thiết và rất quan trọng trong công đoạn quản lý chất thải rắn. Tất cả các việc trên nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người. Theo vị trí hình thành: Người ta phân biệt rác hay chất thải rắn trong nhà, ngoài nhà, trên đường phố, chợ, Phân loại theo vị trí hình thành nhằm mục đích để chọn loại phương tiện, thiết bị vận chuyển và xử lý chất thải rắn phù hợp để có thề giảm chi phí xử lý chất thải rắn. Theo thành phần hóa học và vật lí: Người ta phân biệt theo các thành phần hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại, da, giẻ vụn, cao su, chất dẻo, Phân loại chất thải rắn theo thành phần hóa học, vật lí nhằm mục đích để quyết định xem loại chất thải nào có thể tái chế, tái sử dụng được; các loại chất thải còn lại thì tùy vào tính chất vật lí và hóa học của nó mà có phương pháp xử lý riêng Theo bản chất nguồn tạo thành: Được chia thành 2 nguồn lớn: Chất thải rắn thiên nhiên: gồm các chất thải rắn phát sinh từ trong tự nhiên như lá cây rụng, do các sinh vật sống khác chủ yếu là phân động vật Nguồn rác thải nhân tạo gồm: Chất thải rắn sinh hoạt: là chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà vịt, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả,Theo phương diện khoa học vó thể phân biệt các loại chất thải rắn sau: + Chất thải thực phẩm bao gồm các thức ăn thừa, rau, quảloại chất thải này mang bản chất dễ bị phân hủy sinh học, quá trình phân hủy tạo ra các chất có mùi khó chịu, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Ngoài ra các loại thức ăn dư thừa từ gia đình còn có thức ăn dư thừa từ các bếp ăn tập thể, các nhà hang, khách sạn, ký túc xá, chợ + Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rảnh, là các chất thải ra từ các khu vực sinh hoạt của dân cư. + Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: các loại vật liệu sau đốt cháy, các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than, củi và các chất thải dễ cháy khác trong gia đình, trong kho của các công sở, cơ quan, xí nghiệp, các loại xỉ than. + Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là các lá cây, que, củi, nilon, vỏ bao gói Chất thải rắn công nghiệp: là chất thải rắn phát thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác. Chất thải xây dựng: là các phế thải như bùn hữu cơ, đất đá, các vật liệu xây dựng thải ra trong quá trình tháo dỡ công trình, Chất thải nông nghiệp: là những chất thải và mẫu thừa thải ra từ các hoạt động nông nghiệp như trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, các sản phẩm thải ra từ chế biến sữa, của các lò giết mổ,Hiện tại, việc quản lý các loại chất thải nông nghiệp không thuộc trách nhiệm của công ty môi trường đô thị tại các địa phương Chất thải rắn y tế: các loại chất thải rắn y tế được phát sinh từ các hoạt động chuyên môn trong các bệnh viện, trạm xá và trạm y tế. Các nguồn phát sinh ra chất thải bệnh viện bao gồm: các loại bông băng, gạc, nẹp dùng trong khám bệnh, điều trị, phẫu thuật; các loại kim tiêm, ống tiêm; các chi thể cắt bỏ, tổ chức mô cắt bỏ; chất thải sinh hoạt từ các bệnh nhân; các chất thải có chứa các chất có nồng độ cao sau đây: chì, thủy ngân, cadimi, Arsen, Xianua; và các chất thải phóng xạ trong bệnh viện. Chất thải rắn từ các cơ quan, công sở như trường học, văn phòng, công sở nhà nước. Các dạng chất thải rắn là giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thủy tinh, kim loại, Chất thải rắn từ các dịch vụ như nhà hàng, khách sạn. Các dạng chất thải rắn này cũng như các dạng chất thải rắn sinh hoạt . Đó là kim loại, sành sứ, thủy tinh, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa, xương động vật, tre, gỗ, lông gà vịt, vải, giấy, vỏ rau, Mục đích của việc phân loại chất thải rắn tại nguồn là tùy từng loại chất thải rắn mà có phương pháp xử lý hợp lý, loại nào nên chôn lấp và loại nào là tái sử dụng. Điều này rất quan trọng, nó tiết kiệm được khoản chi phí rất lớn trong việc vận chuyển và xử lý chất thải rắn. Theo mức độ nguy hại Chất thải rắn nguy hại là chất thải rắn chứa các chất hoặc hợp chất có một trong những đặc tính: phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc các đặc tính nguy hại khác. Nguồn phát sinh chất thải rắn nguy hại chủ yếu từ các hoạt động y tế, công nghiệp và nông nghiệp. Chất thải không nguy hại là những chất thải không chứa các chất và các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần. Phân loại theo mức độ nguy hại nhằm kiệm được chi phí xử lý và có biện pháp xử lý riêng đối với chất thải rắn nguy hại và không nguy hại để tránh trường hợp phát tán ra môi trường xung quanh nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe của người dân. Tác động thực tế của chất thải rắn * Tác động tích cực: Làm phân bón cho cây trồng: những loại chất thải rắn như: lá cây, bụi cây, cành cây, cỏ tươi, vỏ hoa quả, rau quả, thực phẩm thừa và mô động thực vậtcó hàm lượng chất hữu cơ cao rất tốt cho việc ủ làm phân bón cho cây trồng. Từ giấy vụn, nylon, mút xốp, xơ dừa, lá cây, cỏ khô, nhiều người đã làm ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo được bày bán ở các cửa hàng đồ lưu niệm, Một số chất thải rắn làm nguyên liệu đầu vào cho nhà máy tái chế như: giấy, plastic, kim loại và thuỷ tinh thì khả năng tái sử dụng cao. Các nhà máy tái chế sẽ mua những loại phế liệu này về và tái chế lại thành sản phẩm để bán ra thị trường. Hiện nay, người ta đã nghiên cứu được cách thu hồi kim loại quí từ chất thải công nghiệp mạ, biến rác thải thành điện năng, sản xuất bêtông từ bùn thải công nghiệp với chi phí rẻ gấp 8 lần so với việc chôn lấp hay đốt. Như vậy, chất thải cũng không phải là không có ích. * Tác động tiêu cực: Tác động rất lớn đến môi trường và sức khỏe con người: + Hiện tại ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra đã đến mức báo động, các chất độc hại như nylon, cao su, kim loại, thủy tinh... khó phân hủy trong chất thải rắn ngày càng nhiều. Chất thải luôn làm phát sinh những nguồn ô nhiễm mới và nếu không có biện pháp xử lý triệt để thì có thể làm chuyển dịch chất ô nhiễm dạng rắn thành các chất ô nhiễm dạng khí hay dạng lỏng sẽ bốc mùi hôi thối rất khó chịu. + Chất thải rắn gây mất mỹ quan đô thị. + Quá trình phân hủy chất thải rắn tạo ra lượng nước rỉ rác gây ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước ngầm ảnh hưởng đến đời sống người dân. + Chất thải rắn là nơi tập trung nhiều côn trùng, động vật đó là nguy cơ dẫn đến lan truyền dịch bệnh + Chất thải rắn nguy hại có thể chứa các chất độc, các mầm bệnh rất nguy hiểm đối với những người tiếp xúc Về khiến cạnh quản lý môi trường có thể nói chất thải rắn là nguồn gốc chủ yếu dẫn tới hủy hoại môi trường sống. Nếu con người không quan tâm thỏa đáng tới chất thải hôm nay thì ngày mai con người sẽ bị chính chất thải loại bỏ ra khỏi môi trường sống. Hình 1.1: Sơ đồ tóm tắt ảnh hưởng của chất thải rắn tới con người và môi trường Môi trường không khí Kim loại độc thăng hoa Hơi dung môi, hơi các chất hữu cơ, Cr, As, Pb, Dioxin bụi, CO2, SO2, CO, Chất thải rắn, chất thải nguy hại Thu gom Tái chế, xử lý, phân hủy Nước rác: Kim loại nặng, Thở Người Pb, Cu, Cr, Hg, Ô nhiễm nước mặt Ô nhiễm nước ngầm Ô nhiễm đất Mỹ quan Ăn uống Tác động đến nền kinh tế : Khi con người càng tiêu dùng nhiều thì càng có nhiều chất thải, môi trường sẽ bị ô nhiễm hơn và sức khỏe con người càng bị nguy hiểm hơn. Vì vậy mức tiêu dùng càng tăng thì mức thiệt hại xã hội gánh chịu càng lớn cho việc khắc phục ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra. Hàng năm nhà nước đã chi hàng chục tỷ đồng để đầu tư cho việc xử lý chất thải rắn, và khắc phục hậu quả do nó gây ra như khắc phục dịch tiêu chảy cấp, ung thưNhư vậy với sự có mặt của chất thải rắn, xã hội phải chịu một chi phí rất lớn. Ngoài ra các doanh nghiệp, cá nhân phải đóng lệ phí rác thải cho công ty vệ sinh môi trường làm tăng chi phí trong quá trình sản xuất và sinh hoạt. Các hộ kinh doanh xung quanh khu vực bị ô nhiễm sẽ bị ảnh hưởng các hoạt động sản xuất kinh doanh của chính họ bởi việc ô nhiễm sẽ làm giảm năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh. Các hộ kinh doanh này không những tổn thất việc kinh doanh bị ảnh hưởng mà còn mất thời gian và tiền bạc để khám chữa bệnh do ô nhiễm từ chất thải rắn gây ra. DỊCH VỤ VỀ CHẤT THẢI RẮN: Các dịch vụ cấu thành Loại hình dịch vụ này ngày càng có nhu cầu tại thành phố và ngay cả cùng nông thôn của các nước đang phát triển cũng đang trở thành vấn đề phải quan tâm.Theo báo cáo diễn biến môi trường năm 2008, tại Việt Nam lượng chất thải rắn khoảng 28 triệu tấn với tỷ lệ thu gom đạt 65-70% trên cả nước, các đô thị đạt 80-82%, phần lớn chưa được phân loại tại nguồn, tỷ lệ chất thải được xử lý hợp vệ sinh đạt 26%, tỷ lệ tái sử dụng tái chế 20%, số doanh nghiệp có thiết bị xử lý 10-20%. Trong khi năng lực quản lý còn nhiều hạn chế thì lượng chất thải rắn tiếp tục được dự báo sẽ gia tăng nhanh chóng trong thời gian tới. Dự báo đến 2020, lượng chất thải rắn có thể đạt 65-70 triệu tấn. Do vậy trong hiện tại và tương lai, loại hình dịch vụ về chất thải rắn có nhiều cơ hội phát triển. Hiện nay có rất nhiều loại hình dịch vụ liên quan đến chất thải rắn như: Dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý các loại chất thải rắn cho các khu dân cư lớn, khu đô thị, khu công nghiêp: Thu gom, vận chuyển và xử lý các loại rác phát sinh theo tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại rác yêu cầu  Thực hiện việc rút và xử lý bùn hầm tự hoại   Thu gom, vận chuyển và xử lý rác xây dựng. Dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác sinh hoạt các cơ quan, trường học, bệnh viện, khách sạn, nhà hàng, ... Dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác y tế cho các cơ sở y tế tư nhân Dịch vụ thu mua phế liệu Dịch vụ phân loại chất thải rắn Dịch vụ tái chế chất thải rắn Bản chất của dịch vụ về chất thải rắn Tác dụng của dịch vụ về chất thải rắn là làm giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải để ngăn chặn sự gia tăng ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường. Dịch vụ về chất thải rắn chính là một trong những dạng của dịch vụ công cộng được sản xuất ra nhằm đáp ứng nhu cầu của toàn xã hội: Dịch vụ này mang tích chất xã hội, phục vụ lợi ích chung cho cả cộng đồng, ai cũng có quyền bình đẳng được tiếp cận đến loại hình dịch vụ này, bất kể họ là ai, làm gì, thu nhập bao nhiêu. Dịch vụ này mang lại lợi ích không chỉ cho chính người sử dụng nó mà còn cho cả nghững người khác. Dịch vụ này không chỉ làm sạch sẽ nhà cửa một hộ dân mà góp phần làm cho môi trường hạn chế ô nhiễm hơn, chất lượng cuộc sống của người khác cũng nhờ đó được nâng cao hơn. Đây chính là ảnh hưởng ngoại lai tích cực trong tiêu dùng. Phần lớn dịch vụ này do các cơ quan công quyền hoặc chủ thể được chính quyền ủy nhiệm thực hiện. Như tại mỗi huyện sẽ có đội môi trường đô thị chịu trách nhiệm thực hiện dịch vụ thu gom, xử lý chất thải rắn. Nhìn chung dịch vụ về chất thải rắn là dịch vụ công cộng thuần túy bởi vì không thể cắt khúc loại dịch vụ này thành các đơn vị sản phẩm và có thể quy định mức độ sử dụng dịch vụ đó như các dịch vụ khác. Hay nói cách khác đó là dịch vụ không đếm được. Một khi đã cung cấp dịch vụ đó thì không thể ngăn cản những người muốn tiêu dùng nó và tiêu dùng của người này không ảnh hưởng đến tiêu dùng của người khác. Và chính vì không thể định giá được nên khu vực tư nhân không muốn cung cấp vì khó thu hồi vốn mà chỉ có Nhà nước là đứng ra đảm nhận cung cấp dịch vụ này cho toàn xã hội. Nhưng khi xét từng loại hình dịch vụ về chất thải rắn thì đó là dịch vụ công cộng không thuần túy vì nó cung cấp cho xã hội theo nhiều phương thức khác nhau. Có những hoạt động của các tổ chức Nhà nước, có những hoạt động dựa trên nguyên tắc hợp đồng giữa Nhà nước và các tổ chức kinh tế khác. Song hoạt động này dù theo hình thức hợp đồng hay các dạng khác vẫn là hoạt động đòi hỏi có sự trợ cấp của Nhà nước và nhân dân đóng một khoản tiền nhất định cho việc cung cấp dịch vụ này. Hành vi của các chủ thể liên quan đến dịch vụ chất thải rắn Chủ thể liên quan đến dịch vụ chất thải rắn bao gồm chủ thể sử dụng dịch vụ là người dân và chủ thể cung cấp cung cấp dịch vụ chất thải rắn là các doanh nghiệp. Về phía người dân : Vì đây là dịch vụ công cộng nên không thể định ra lượng tiêu thụ cụ thể cho mỗi cá nhân khi sử dụng dịch vụ công cộng này. Hay không thể định ra cái giá mà người này phải trả cho việc sử dụng dịch vụ bao nhiêu và khác với chi phí mà người khác phải trả cho cùng dịch vụ đó. Chính vì vậy, người dân khó có thể tham gia vào lĩnh vực này khi mà họ biết rằng không thể tạo ra cơ chế giá cho việc phục vụ, họ sẽ không sẵn sàng trả tiền, mà thay vào đó họ có thể giữ cho nhà họ sạch sẽ bằng các vứt rác ra đường phố. Về phía các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ: Chính vì người sử dụng không sẵn sàng trả tiền nên các doanh nghiệp không muốn kinh doanh loại hình dịch vụ này vì khi đó sẽ rất khó bán, khó thu lại các khoản chi phí đã bỏ ra. Nếu đứng trên quan điểm lợi ích của nhà cung cấp thu được thì lợi ích này không lớn so với lợi ích mà xã hội nhận được. Đây chính là lí do mà các doanh nghiệp không muốn tham dự vào hoạt động cung cấp dịch vụ chất thải rắn QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT THẢI RẮN Khái niệm quản lý nhà nước Quản lý nhà nước là sự chỉ huy, điều hành để thực thi quyền lực nhà nước, do tất cả các cơ quan nhà nước tiến hành, để tổ chức và điều chỉnh các quá trình kinh tế - xã hội và hành vi hoạt động của công dân. Quản lý Nhà nước về chất thải rắnQUAQQ Khái niệm QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ CHẤT Tquản lý Nhà nước về chất thải rắn Quản lý Nhà nước về chất thải rắn xác định rõ chủ thể là Nhà nước, bằng chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đưa ra các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn để góp phần bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế - xã hội quốc gia. Nội dung quản lý Nhà nước về chất thải rắn Ban hành các chính sách, văn bản pháp luật về hoạt động quản lý chất thải rắn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải rắn và hướng dẫn thực hiện các văn bản này. Ban hành các quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho hoạt động quản lý chất thải rắn. Quản lý việc lập, thẩm định, phê duyệt và công bố quy hoạch quản lý chất thải rắn. Quản lý quá trình đầu tư cho thu gom, vận chuyển, xây dựng công trình xử lý chất thải rắn Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong quá trình hoạt động quản lý chất thải rắn Vì sao Nhà nước lại quan tâm đến vấn đề này Ngoại tác là sự tác động ra bên ngoài của đối tượng này đến lợi ích và chi phí của đối tượng khác mà không thông qua giao dịch và không được phản ánh qua giá cả. Tức là, hành động của một người hoặc một hãng có gây ảnh hưởng đến người khác hoặc hãng khác, khi một hãng gây ra thiệt hại cho hãng khác nhưng lại không bồi thường thiệt hại cho hãng đó, hoặc ngược lại, một hãng đem lại lợi ích cho hãng khác nhưng lại không nhận được sự trọng thưởng vì đã đem lại lợi ích đó. Ngoại tác được phân làm ra làm hai loại: - Ngoại tác tích cực : Là hành động của một người đem lại lợi ích cho những người khác, tức là những tiện ích mà người khác không mất tiền mua. Điều đó đã tạo ra nguồn tiết kiệm lớn cho xã hội. - Ngoại tác tiêu cực: là hành động của một cá nhân hay tổ chức gây tác hại cho cá nhân hay tổ chức khác. Chất thải rắn không được xử lý mà thải ra môi trường chính là ngoại tác tiêu cực và ngoại tác được gây ra do việc lượng chất thải rắn ngày càng tăng lên trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh sống của con người. Nước ta là một nước có khí hậu ẩm gió mùa, đây là điều kiện để các virut, vi khuẩn từ các chất thải độc hại sinh sôi, gây tác động trực tiếp đến sức khỏe con người, đây cũng là điều kiện thuận lợi lây truyền các căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Chất thải rắn sau khi được phát sinh có thể xâm nhập vào môi trường không khí, đất, nước rồi theo đường hô hấp đi vào cơ thể người hay sinh vật và ai đảm bảo rằng trong hệ thống kênh rạch chằng chịt không chứa vô số các mầm bệnh sinh học, virut đường tiêu hóa, bại kiệt, ký sinh trùng; người dân lại sử dụng lượng nước từ những dòng sông này để sinh hoạt, để tưới tiêu cho các loại rau, cây trái và ai dám bảo đảm những virut, vi khuẩn và các c
Luận văn liên quan