Đề tài Chế định cạnh tranh không lành mạnh trong pháp luật cạnh tranh

Vị trí của chế định về cạnh tranh không lành mạnh trong pháp luật cạnh tranh nói chung và trong Luật Cạnh tranh 2004 của Việt Nam nói riêng là một vấn đề còn nhiều tranh luận. Một mặt, còn có những điểm chưa thống nhất trong việc xác định và đánh giá về bản chất hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Mặt khác, tác động qua lại giữa pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh với người anh em có nhiều khác biệt của nó là pháp luật về hạn chế cạnh tranh, cũng như với các lĩnh vực pháp luật khác như pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng, pháp luật về sở hữu trí tuệ khiến cho sự khoanh vùng điều chỉnh và lựa chọn cơ chế điều chỉnh đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đưa đến nhiều cân nhắc. Bài viết này nhằm mục đích làm rõ một số vấn đề mang tính nhận diện về cạnh tranh không lành mạnh và vị trí của bộ phận pháp luật này trong khuôn khổ pháp luật cạnh tranh. Do khuôn khổ hạn chế, bài viết sẽ không đi sâu phân tích các hành vi cạnh tranh không lành mạnh cụ thể mà chỉ đề cập một số vấn đề mang lý luận về bản chất của hành vi và các cách thức tiếp cận và điều chỉnh pháp lý đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói chung.

doc42 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2871 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chế định cạnh tranh không lành mạnh trong pháp luật cạnh tranh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHẾ ĐỊNH CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Vị trí của chế định về cạnh tranh không lành mạnh trong pháp luật cạnh tranh nói chung và trong Luật Cạnh tranh 2004 của Việt Nam nói riêng là một vấn đề còn nhiều tranh luận. Một mặt, còn có những điểm chưa thống nhất trong việc xác định và đánh giá về bản chất hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Mặt khác, tác động qua lại giữa pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh với người anh em có nhiều khác biệt của nó là pháp luật về hạn chế cạnh tranh, cũng như với các lĩnh vực pháp luật khác như pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng, pháp luật về sở hữu trí tuệ… khiến cho sự khoanh vùng điều chỉnh và lựa chọn cơ chế điều chỉnh đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đưa đến nhiều cân nhắc. Bài viết này nhằm mục đích làm rõ một số vấn đề mang tính nhận diện về cạnh tranh không lành mạnh và vị trí của bộ phận pháp luật này trong khuôn khổ pháp luật cạnh tranh. Do khuôn khổ hạn chế, bài viết sẽ không đi sâu phân tích các hành vi cạnh tranh không lành mạnh cụ thể mà chỉ đề cập một số vấn đề mang lý luận về bản chất của hành vi và các cách thức tiếp cận và điều chỉnh pháp lý đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói chung. Khái niệm cạnh tranh không lành mạnh Cho đến nay, vai trò của cạnh tranh trong việc cân bằng cung cầu trên thị trường, tạo động lực đổi mới và phát triển cũng như bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, để đem lại những lợi ích như vậy, hoạt động cạnh tranh cần được duy trì trong một khuôn khổ lành mạnh và tuân theo những nguyên tắc nhất định. Có thể hiểu đơn giản cạnh tranh không lành mạnh là một thứ cạnh tranh quá mức và vì thế gây tác dụng ngược. Nhà nghiên cứu người Pháp Dominique Brault đã trích dẫn một so sánh mang tính hình tượng: “Cạnh tranh là một thứ rượu, dùng đúng liều nó là chất kích thích, dùng quá liều nó trở thành thuốc độc” Dominique Brault (2006), Chính sách và thực tiễn pháp luật cạnh tranh của Cộng hoà Pháp, NXB Chính trị quốc gia, tập 1. . Nhà nước không chỉ có trách nhiệm không tạo ra lợi thế hay bất lợi cho một đối thủ cạnh tranh, mà còn cần ngăn chặn việc các đối thủ cạnh tranh tạo ra lợi thế cho mình bằng bất kỳ thủ đoạn nào họ muốn. Nếu không, trật tự kinh tế sẽ bị rối loạn và nhiều doanh nghiệp trung thực bị gạt ra khỏi cuộc chơi. Xét một cách khái quát, pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ngăn chặn các hành vi của doanh nghiệp nhằm tạo lợi thế cạnh tranh một cách không chính đáng trước các đối thủ cạnh tranh khác. Những vụ việc thực tế về cạnh tranh không lành mạnh đều thể hiện một bản chất chung theo đó doanh nghiệp toan tính đạt được thành công trên thị trường không dựa trên nỗ lực của bản thân cải thiện chất lượng, giá cả của sản phẩm, mà bằng cách chiếm đoạt những ưu thế của sản phẩm người khác hoặc tác động sai trái lên khách hàng. Tuy nhiên, xét cả về lý luận lẫn thực tiễn, khi cơ chế thị trường khuyến khích các doanh nghiệp cạnh tranh tự do và sáng tạo, việc đánh giá tính chính đáng trong hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp và đặt ra các giới hạn cho cạnh tranh lành mạnh là khó khăn mà các nhà lập pháp có vẻ đã không giải quyết được triệt để và trong nhiều trường hợp chỉ đề ra các tiêu chí khái quát chung và trao quyền cho cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh tự đánh giá và quyết định ở những vụ việc cụ thể. Sự không rõ ràng trong khái niệm về cạnh tranh không lành mạnh được thể hiện ngay tại một trong những định nghĩa pháp lý phổ biến nhất và lâu đời nhất của nó, nằm tại Điều 10 bis Công ước Paris về Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Điều khoản này được bổ sung được bổ sung vào Công ước năm 1900 và được sửa đổi lần cuối theo Văn bản Stockholm năm 1967, theo đó bất kỳ hành vi cạnh tranh nào đi ngược lại các thông lệ trung thực, thiện chí trong công nghiệp hoặc trong thương mại đều là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Tại định nghĩa này, có thể thấy tiêu chí đánh giá quan trọng nhất về tính lành mạnh/không lành mạnh của một hành vi cạnh tranh là “các thông lệ trung thực và thiện chí” không rõ ràng và ổn định, ở mỗi quốc gia có thể có những khác biệt phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội và lịch sử của quốc gia đó. Trên thực tế, Điều 10 bis đã có ý bỏ ngỏ khái niệm này cho pháp luật quốc gia của các nước thành viên Công ước tự định đoạt. Tuy nhiên đến cấp độ pháp luật quốc gia, tình hình cũng không có gì tiến triển hơn. Sự không rõ ràng trong việc xác định phạm vi cạnh tranh không lành mạnh tiếp tục được thể hiện trong pháp luật nhiều nước, tại Bỉ và Luxembourg các tiêu chí này được gọi là “thông lệ thương mại trung thực”, tại Tây Ban Nha và Thuỵ Sỹ là “nguyên tắc ngay tình”, tại Italia là “tính chuyên nghiệp đúng đắn”, tại Đức, Hy Lạp và Ba Lan là “đạo đức kinh doanh”. Còn tại Hoa Kỳ, do thiếu định nghĩa trong các văn bản pháp luật, các toà án đã xác định từ nguồn án lệ định nghĩa cạnh tranh lành mạnh là “các nguyên tắc giải quyết trung thực và công bằng” hoặc “đạo đức thị trường”. Pháp luật đã không đưa ra được chuẩn mực để nhận diện các hành vi cạnh tranh lành mạnh, được chấp nhận trong kinh doanh. Tiêu chí “công bằng” hay “trung thực” phản ánh các quan niệm đa chiều về kinh tế, xã hội, văn hoá, đạo đức, triết học … tồn tại trong một xã hội, do đó sẽ khác nhau giữa các quốc gia hoặc thậm chí trong cùng một quốc gia. Theo thời gian, các tiêu chí này cũng có thể thay đổi. Hơn nữa, luôn có những hoạt động cạnh tranh không lành mạnh mới, khi tính sáng tạo trong kinh doanh không có giới hạn. Mọi nỗ lực nhằm bao quát trong một định nghĩa tất cả các hoạt động cạnh tranh hiện tại và tương lai, có thể đồng thời xác định mọi hành vi bị ngăn cấm và linh hoạt đủ để thích nghi với những thông lệ thị trường mới, cho đến nay vẫn thất bại WIPO (2001), Cẩm nang sở hữu trí tuệ, tr.132-133 . Luật Cạnh tranh Việt Nam đưa ra định nghĩa về cạnh tranh không lành mạnh tại khoản 4 Điều 3 như sau: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng”. Nhìn chung, định nghĩa về cạnh tranh không lành mạnh của Luật Cạnh tranh 2004 tương tự với định nghĩa của Công ước Paris và pháp luật các nước có nền kinh tế thị trường phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, tại định nghĩa này, một lần nữa có thể thấy tiêu chí đánh giá về tính chất không lành mạnh của hành vi cạnh tranh chỉ được nêu chung chung là “các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh”. Công ước Paris ít nhất còn đưa ra hai tiêu chí cụ thể là tính trung thực và tính thiện chí, để dựa vào đó cơ quan công quyền đánh giá một hành vi cụ thể trên thực tế có tỏ ra trung thực và thiện chí hay không. Đồng thời Công ước cũng khuyến nghị các nước tham gia cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá trong nội luật của mình để thuận tiện cho việc áp dụng pháp luật. Pháp luật cạnh tranh Việt Nam chẳng những không đưa thêm được các tiêu chí đánh giá mà còn giản lược hơn khi chỉ đề cập đến khái niệm đạo đức kinh doanh, gây khó khăn cho việc xem xét hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thực tế: - Thứ nhất, do nền kinh tế thị trường tại nước ta mới hình thành, các quan hệ kinh doanh chưa đủ thời gian để trở thành tập quán và được chấp nhận rộng rãi. Tầng lớp thương nhân của Việt Nam cũng chưa đủ đông và mạnh để có thể thống nhất đặt ra những tiêu chuẩn chung, những hướng dẫn đóng vai trò quy tắc đạo đức cho một ngành kinh doanh. - Thứ hai, do pháp luật Việt Nam không thừa nhận án lệ, các cơ quan tài phán của nước ta thường có vai trò hạn chế trong việc vận dụng pháp luật, nhất là trong trường hợp chỉ có những quy định mang tính nguyên tắc như trường hợp về các chuẩn mực đạo đức kinh doanh này. Các cơ quan công quyền cũng không đủ hiểu biết thực tế để thay cho thương nhân đặt ra các quy tắc đạo đức trong một ngành kinh doanh cụ thể. Do đó, quy định thiếu cụ thể đối với một nội dung có vai trò định vị như vậy sẽ gây trở ngại lớn cho các hoạt động thực thi pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam. Các đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh Xuất phát khái niệm về hành vi cạnh tranh không lành mạnh nêu trên, có thể xác định một số đặc điểm cơ bản của hành vi cạnh tranh không lành mạnh như sau: 2.1 Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trước hết là một hành vi cạnh tranh do các chủ thể kinh doanh trên thị trường thực hiện. Có thể phân tích vấn đề này trên hai khía cạnh: - Thứ nhất, trên thị trường cạnh tranh, mỗi hành vi kinh doanh của một doanh nghiệp cũng chính là hành vi cạnh tranh trong tương quan với các doanh nghiệp khác, do đó mọi hoạt động của doanh nghiệp đều có thể bị xem xét về tính chính đáng, phù hợp với thông lệ hay đạo đức kinh doanh và pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh có thể can thiệp vào nhiều hoạt động khác nhau của đời sống kinh tế. Đặc điểm này khiến cho pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh tại một số quốc gia có thể có phạm vi áp dụng rất rộng và điều chỉnh những hành vi đa dạng. Một ví dụ gần đây được nhiều người biết đến là Điều 18 của Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh Nhật Bản quy định về việc hối lộ cũng bị coi là một dạng hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Quy định này được bổ sung năm 1998 và được coi là sự nội luật hoá Công ước của OECD về Chống hối lộ đối với quan chức nước ngoài trong giao dịch quốc tế. - Thứ hai, chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh là các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường. Ở đây, khái niệm doanh nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm mọi tổ chức hay cá nhân tham gia hoạt động tìm kiếm lợi nhuận một cách thường xuyên và chuyên nghiệp, hay sử dụng khái niệm của pháp luật thương mại là có tư cách thương nhân trên thị trường. Trên một phạm vi rộng hơn, các quy định về cạnh tranh không lành mạnh còn có thể áp dụng đối với hành vi của các nhóm doanh nghiệp hoạt động có tổ chức (hiệp hội) và các cá nhân hành nghề tự do (bác sỹ, luật sư, kiến trúc sư…). Và cuối cùng, liên quan đến trách nhiệm cá nhân, theo một truyền thống chung của pháp luật cạnh tranh, một số quốc gia còn mở rộng phạm vi đối tượng chịu trách nhiệm pháp lý về vi phạm đến các cá nhân là lãnh đạo doanh nghiệp và không loại trừ các chế tài mang tính hình sự. Lấy tiếp ví dụ tại Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh của Nhật Bản nêu trên, hình phạt tối đa đối với các cá nhân vi phạm có thể lên đến 10 năm tù và 10 triệu yên tiền phạt. 2.2 Đặc điểm thứ hai của hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã được nhắc tới tại phần trên, đó là tính chất đối lập, đi ngược lại các thông lệ tốt, các nguyên tắc đạo đức kinh doanh, có thể hiểu là những quy tắc xử sự chung đã được chấp nhận rộng rãi và lâu dài trong hoạt động kinh doanh trên thị trường. Đặc điểm này phần nào thể hiện nguồn gốc tập quán pháp của pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh, các quy định về cạnh tranh không lành mạnh được hình thành và hoàn thiện qua bề dày thực tiễn phát triển kinh tế xã hội, không thể một sớm một chiều mà có được. Mặt khác, đặc điểm này cũng đòi hỏi cơ quan xử lý về hành vi cạnh tranh không lành mạnh phải có những hiểu biết và đánh giá sâu sắc về thực tiễn thị trường để phán định một hành vi có đi ngược lại những quy tắc xử sự chung trong kinh doanh tại một thời điểm nhất định hay không. Như đã phân tích ở phần trên, với nền kinh tế thị trường mới hình thành, các thông lệ, tập quán thương mại tại Việt Nam chưa đủ thời gian để tạo thành các chuẩn mực đạo đức kinh doanh được các tổ chức, cá nhân cùng nhận thức giống nhau và tự nguyên thực hiện như những quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc. Tuy nhiên, người viết cho rằng vẫn có một số nguyên tắc được khẳng định cả trong pháp luật và thực tiễn có thể sử dụng để đánh giá tính lành mạnh của hành vi cạnh tranh, cũng là những nguyên tắc cơ bản của giao dịch dân sự, thương mại được quy định tại văn bản luật khác như Bộ luật Dân sự hay Luật Doanh nghiệp. Đó là các nguyên tắc như trung thực, thiện chí, tự nguyện, hợp tác, hợp tác, cẩn trọng và mẫn cán…. Và những nguyên tắc khác có thể được đề xuất trong tương lai phù hợp với yêu cầu thực tế của công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Do đặt tiêu chí đánh giá tính lành mạnh của hành vi cạnh tranh dựa trên các thông lệ kinh doanh trung thực, thiện chí, pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh luôn có trọng tâm bảo vệ các doanh nghiệp trung thực, các chuẩn mực hành vi của doanh nghiệp được xem là trọng tâm ban đầu để xây dựng các quy định trong lĩnh vực này. Một hoạt động kinh doanh nhất định bị đa số trong cộng đồng doanh nghiệp phản đối thì hiếm khi được coi là là cạnh tranh lành mạnh. Mặt khác, một số thông lệ kinh doanh được công nhận trong một số ngành, lĩnh vực nhất định, song lại bị coi là sai trái ở những ngành, lĩnh vực khác. Trong những trưonừg hợp như vậy, việc đánh giá hành vi phải dựa trên các chuẩn mực chung hơn về đạo đức kinh doanh, trong đó xem xét khả năng quyền lợi của người tiêu dùng bị phương hại. Cũng có những trường hợp hành vi thoạt đầu không gây hại cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp khác, nhưng về lâu dài vẫn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, do đó cần phải có biện pháp ngăn chặn thích hợp. Do đó, để đánh giá một hành vi cạnh tranh không lành mạnh không thể không xem xét tác động của hành vi đó đến người tiêu dùng và các doanh nghiệp khác. Một khía cạnh khác cần phân tích liên quan đến đặc điểm đi ngược lại thông lệ, chuẩn mực đạo đức kinh doanh của hành vi cạnh tranh không lành mạnh, đó là yếu tố chủ quan của bên thực hiện hành vi. Một hành vi cạnh tranh không lành mạnh điển hình luôn gắn với lỗi cố ý của bên vi phạm, mặc dù biết hoặc buộc phải biết đến các thông lệ, chuẩn mực đặt ra đối với hoạt động kinh doanh của mình nhưng vẫn cố tình vi phạm. Tuy nhiên, trong thực tiễn xử lý, việc xem xét đánh giá yếu tố lỗi được trao cho toà án hoặc cơ quan xử lý vụ việc, và nhiều trường hợp mang tính chất suy đoán hơn là đòi hỏi các bằng chứng cụ thể về ý định cạnh tranh không lành mạnh của bên thực hiện hành vi. Và khi vấn đề bảo vệ người tiêu dùng được nhấn mạnh định hướng thực thi pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh thì việc xem xét yếu tố lỗi càng không mang tính quyết định. Về nguyên tắc, một hành vi của doanh nghiệp cho dù chỉ là vô ý, bất cẩn nhưng gây thiệt hại cho người tiêu dùng cũng vẫn phải bị ngăn chặn. 2.3 Một hành vi cạnh tranh bị kết luận là không lành mạnh và cần phải ngăn chặn khi nó gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại cho các đối tượng khác. Đặc điểm này mang nhiều ý nghĩa về tố tụng và đặc biệt được chú ý khi việc xử lý cạnh tranh không lành mạnh được tiến hành trong khuôn khổ kiện dân sự và gắn liền với yêu cầu bồi thường thiệt hại. Câu hỏi đặt ra là liệu việc chứng minh thiệt hại thực tế được coi là bắt buộc để bắt đầu tiến trình xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không? Tuỳ thuộc vào quy định của từng quốc gia cũng như quan điểm của cơ quan xử lý, có các cách thức nhìn nhận khác nhau về hậu quả của hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Trong nhiều trường hợp, cơ quan xử lý có thể chấp nhận việc “đe doạ gây thiệt hại”, cũng như các thiệt hại không tính toán được cụ thể về cơ hội kinh doanh là đủ để coi một hành vi cạnh tranh là không lành mạnh và đáng bị ngăn cấm. Về đối tượng chịu thiệt hại, dễ thấy hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể tác động đến nhiều đối tượng khác nhau tham gia thị trường khác nhau, trong đó hai nhóm cơ bản là các đối thủ cạnh tranh và người tiêu dùng. Điều 3 của Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh Đức cấm “các hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể gây ảnh hưởng đáng kể về cạnh tranh làm tổn hại đến các đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng và các chủ thể tham gia thị trường khác”. Luật Cạnh tranh Việt Nam có đưa thêm một đối tượng có thể bị xâm hại là Nhà nước, tuy nhiên đối tượng này không mang tính tiêu biểu, không phổ biến trong quy định về cạnh tranh không lành mạnh của nhiều quốc gia, do chỉ có thể đặt vấn đề bảo vệ lợi ích của Nhà nước trước hành vi cạnh tranh không lành mạnh tại những nền kinh tế mà ở đó Nhà nước tham gia sâu vào hoạt động kinh doanh, và cạnh tranh trực tiếp với các thành phần kinh tế khác trên thị trường. Trong đa số trường hợp khác, lợi ích của Nhà nước đã được thể hiện thông qua lợi ích của các nhóm chủ thể tham gia thị trường là doanh nghiệp và người tiêu dùng. Trước đây, một số quốc gia có cách tiếp cận cứng khi xác định một hành vi là cạnh tranh không lành mạnh ngay khi nó gây thiệt hại cho các doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành mà không cần xem xét ảnh hưởng đến các đối tượng khác, đặc biệt là người tiêu dùng. Điển hình là Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh trước của Đức (ra đời năm 1909 và được thay thế bằng đạo luật mới năm 2004), trong đó cấm cả các chương trình khuyến mại giảm giá đặc biệt cho người tiêu dùng và kéo dài quá 12 ngày Jan Peter Heidenreich (2005), The New German Act Against Unfair Competition, Marcin Szala and © 2005 Gerhard Dannemann . Hiện nay, cách nhìn nhận về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trở nên cân bằng hơn, cơ quan xử lý thường phải đánh giá cả thiệt hại của người tiêu dùng và các đối tượng khác để kết luận về vi phạm. Cần thấy rằng trong một phạm vi thị trường hữu hạn, doanh nghiệp thực hiện một hành vi cạnh tranh bất kỳ cũng đều có khả năng gây thiệt hại cho các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp đó, do vậy, nếu chỉ căn cứ vào thiệt hại của các đối thủ cạnh tranh để xác định một hành vi là không lành mạnh thì sẽ không đầy đủ. Trên thực tế, các hành vi cạnh tranh gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh khác nhưng đem lại lợi ích thực tế cho người tiêu dùng sẽ không bị coi là cạnh tranh không lành mạnh. Ví dụ điển hình là trường hợp quảng cáo so sánh, trước đây bị coi là một trong những hành vi cạnh tranh không lành mạnh điển hình, tuy nhiên từ sự cân nhắc lợi ích nó đem lại cho người tiêu dùng (tiết kiệm thời gian tìm kiếm, lựa chọn sản phẩm), mà hành vi này đến nay đã được chấp nhận với những điều kiện ràng buộc về tính chính xác, đầy đủ của thông tin để tránh bị các doanh nghiệp lợi dụng công kích đối thủ cạnh tranh. Việt Nam hiện còn lại là một trong số rất ít các quốc gia trên thế giới cấm tuyệt đối các hình thức quảng cáo so sánh trực tiếp, mà không cần xét đến nội dung quảng cáo. Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh 3.1 Nguồn của pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh ra đời sớm hơn pháp luật về hạn chế cạnh tranh. Các quy định chống hành vi hạn chế cạnh tranh chỉ ra đời khi thị trường đã phát triển và đạt được mức độ tập trung hoá nhất định dẫn đến sự hình thành các doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp mang quyền lực thị trường cần phải bị kiểm soát. Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh gắn liền với sự ra đời của thương mại tự do tại Châu Âu thế kỷ 19, mà theo một số nhà nghiên cứu, khởi đầu từ Cách mạng Pháp 1791 Frauke Henning – Bodewig (2006), Unfair competition law: European Union and Member States, Kluwer Law International, tr.2 . Hệ thống các phường hội thương mại đã duy trì và phát triển luật chơi trong ngành một cách mạnh mẽ, trong khi người ta nhận thấy rõ rằng không thể trông đợi các thương nhân đơn lẻ thực hiện cạnh tranh lành mạnh một cách tự giác. Xuất phát từ Điều 1382 Bộ luật Dân sự Pháp về trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự nói chung, một loạt các án lệ về cạnh tranh không lành mạnh (concurrence deloyal) đã xuất hiện đem lại sự bảo vệ cho thương nhân trước các hành vi gây nhầm lẫn, gièm pha, xâm phạm bí mật kinh doanh, cạnh tranh “ăn bám” ... Trong khi đó, nước Đức từ chối mô hình của Pháp và sau gần một thế kỷ đã ban hành một đạo luật riêng về cạnh tranh không lành mạnh (1909) trong đó đưa ra các quy định giới hạn nghiêm ngặt hoạt động kinh doanh của thương nhân, trong đó có những hành vi ngày nay được coi là rất thông thường trong thực tiễn thương mại, như là khuyến mại, giảm giá. Còn ở trung tâm công nghiệp và pháp lý thứ ba của Châu Âu thời kỳ đó là nước Anh, người ta không theo mô hình luật chung kết hợp với án lệ của Pháp, cũng không theo mô hình luật riêng về cạnh tranh không lành mạnh của Đức. Cạnh tranh không lành mạnh tro
Luận văn liên quan