Đề tài Chế độ TNHH của công ty đối vốn

- Đặc trưng quan trọng của công ty đối vốn là: + Có sự tách bạch tài sản của công ty và tài sản cá nhân. + Công ty đối vốn có tư cách pháp nhân; + Các thành viên công ty chịu trách nhiệm về khoản nợ của công ty trong phạm vi mức vốn góp vào công ty (trách nhiệm hữu hạn). + Công ty phải đóng thuế cho nhà nước, các thành viên phải đóng thuế thu nhập cá nhân. - Công ty đối vốn thường chia làm 2 loại: + Công ty cổ phần. + Công ty trách nhiệm hữu hạn (có từ hai thành viên trở lên).

pdf23 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3111 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chế độ TNHH của công ty đối vốn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI: CHẾ ĐỘ TNHH CỦA CÔNG TY ĐỐI VỐN CHẾ ĐỘ TNHH CỦA CÔNG TY ĐỐI VỐN - Công ty đối vốn: Các công ty thành lập chủ yếu dựa trên cơ sở liên kết về vốn, không quan tâm đến yếu tố nhân thân của người góp vốn. CHẾ ĐỘ TNHH CỦA CÔNG TY ĐỐI VỐN - Đặc trưng quan trọng của công ty đối vốn là: + Có sự tách bạch tài sản của công ty và tài sản cá nhân. + Công ty đối vốn có tư cách pháp nhân; + Các thành viên công ty chịu trách nhiệm về khoản nợ của công ty trong phạm vi mức vốn góp vào công ty (trách nhiệm hữu hạn). + Công ty phải đóng thuế cho nhà nước, các thành viên phải đóng thuế thu nhập cá nhân. - Công ty đối vốn thường chia làm 2 loại: + Công ty cổ phần. + Công ty trách nhiệm hữu hạn (có từ hai thành viên trở lên). CHẾ ĐỘ TNHH CỦA CÔNG TY ĐỐI VỐN - Công ty TNHH có hai thành viên trở lên là loại hình công ty đối vốn không được phát hành cổ phiếu ra thị trường để công khai huy động vốn trong công chúng CHẾ ĐỘ TNHH CỦA CÔNG TY ĐỐI VỐN - Công ty cổ phần là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn, vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông. CHẾ ĐỘ TNHH CỦA CÔNG TY ĐỐI VỐN - Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định tại Khoản b, Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2005 thì thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp. CHẾ ĐỘ TNHH CỦA CÔNG TY ĐỐI VỐN - Công ty cổ phần theo quy định tại Khoản c, Điều 77 Luật Doanh nghiệp 2005 thì cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. CHẾ ĐỘ TNHH CỦA CÔNG TY ĐỐI VỐN Phân biệt công ty đối vốn và đối nhân Công ty đối nhân Công ty đối vốn Loại công ty trong đó sự liên kết giữa các thành viên chủ yếu dựa trên sự tin cậy về tư cách của mỗi người Loại công ty, trong đó, sự liên kết của các thành viên hoàn toàn dựa trên sự góp vốn mà không cần góp sức lao động của cá nhân, đối lập với công ty đối nhân Công ty đối nhân không phải là pháp nhân Công ty đối vốn là pháp nhân Đặc trưng cơ bản của công ty đối nhân là khi tham gia công ty, mỗi thành viên vẫn quản lý phần vốn của mình và chịu trách nhiệm cá nhân về các khoản nợ Các thành viên của công ty được chia lợi nhuận và phải chịu lỗi tương ứng với phần vốn của mình góp vào công ty và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty giới hạn trong phần vốn của mình góp vào công ty Việc chuyển nhượng, thừa kế tư cách thành viên của công ty đối nhân phải được sự đồng ý của tất cả các thành viên khác. Đặc trưng cơ bản của công ty đối vốn là phần góp vốn, về cơ bản, có thể được tự do chuyển nhượng hoặc thừa kế. Với quy định về công ty hợp danh, Luật Doanh nghiệp đã ghi nhận sự tồn tại của các loại hình công ty đối nhân ở Việt Nam hiện nay. Các thành viên của công ty không nhất thiết phải làm việc trong công ty. Công ty đối vốn là loại công ty được quy định trong Luật Doanh Nghiệp với hai hình thức là công ty TNHH và công ty cổ phần. CHẾ ĐỘ TNHH CỦA CÔNG TY ĐỐI VỐN - Tuy nhiên theo quan điểm của nhóm thì cần phân định rõ trách nhiệm của công ty TNHH và trách nhiệm của chủ sở hữu công ty TNHH. - Trách nhiệm của công ty chính là trách nhiệm của chủ sở hữu khi có sự cố xảy ra. Nhưng trách nhiệm của công ty chỉ tối đa bằng mức vốn chủ sở hữu, còn trách nhiệm của chủ sở hữu có thể giới hạn trong mức vốn góp của mình trong vốn điều lệ hoặc có thể cao hơn. CHẾ ĐỘ TNHH CỦA CÔNG TY ĐỐI VỐN - Nếu chủ sở hữu thành lập công ty TNHH và thực hiện kinh doanh theo đúng các qui định của pháp luật thì nếu có lỗ hoặc có hành vi nào gây thiệt hại cho các đối tác. Trách nhiệm gánh chịu các khoản nợ đó của chủ sở hữu chỉ giới hạn ở vốn góp vào doanh nghiệp. Trong trường hợp này công ty TNHH được xem như là một cái khiên chống đỡ cho chủ sở hữu đối với trách nhiệm thiệt hại gây ra. Nó đặt ra mức tối đa mà chủ sở hữu sẽ phải gánh chịu. CHẾ ĐỘ TNHH CỦA CÔNG TY ĐỐI VỐN - Trong một số trường hợp, nếu chủ sở hữu thành lập công ty dưới mục đích là sử dụng công ty như là một công cụ để lừa đảo, thực hiện hành vi sai trái (ví dụ huy động vốn trái pháp luật nhằm mục đích lừa đảo) thì trách nhiệm của chủ sở hữu sẽ không giới hạn ở số vốn góp vào công ty. Trong trường hợp này thì cái khiên công ty TNHH không có tác dụng vì nó đã được sử dụng để thực hiện một điều phi pháp. CHẾ ĐỘ TNHH CỦA CÔNG TY ĐỐI VỐN - Hiểu rõ nội dung này để khi làm đơn khởi kiện trong trường hợp có tranh chấp thì phải chọn đúng đối tượng để khởi kiện. Nếu khởi kiện công ty TNHH thì chỉ có thể được đền bù trong phạm vi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp còn nếu khởi kiện chủ sở hữu doanh nghiệp thì mức đền bù có thể không bị giới hạn ở mức này. CHẾ ĐỘ TNHH CỦA CÔNG TY ĐỐI VỐN - Chính vì vậy, nên trên thực tế, vẫn có nhiều quan điểm cho rằng, nếu chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn mà có những hành vi trái pháp luật thì họ sẽ không được hưởng chế độ trách nhiệm hữu hạn. Vì vậy, trường hợp nào mà chủ sở hữu có hành vi trái với quy định của luật doanh nghiệp thì được coi là ngoại lệ của chế độ trách nhiệm hữu hạn. CHẾ ĐỘ TNHH CỦA CÔNG TY ĐỐI VỐN Ví dụ - Ngày 20/9, TAND Hà Nội tuyên Lê Mãn Thân (33 tuổi, cựu tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư địa ốc dầu khí Petroconex) phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. - Theo cáo trạng, năm 2006, Thân thành lập Công ty cổ phần đầu tư địa ốc dầu khí Petroconex, mở trụ sở tại quận Cầu Giấy, Hà Nội. Trong giấy phép kinh doanh, anh ta tự bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh dịch vụ tư vấn và quản lý bất động sản. . CHẾ ĐỘ TNHH CỦA CÔNG TY ĐỐI VỐN - Ngày 30/5/2010, Thân nhận 5 tỷ đồng đặt cọc của ông Đức (quận Đống Đa, Hà Nội) để đăng ký mua 5 lô đất tại dự án khu đô thị An Hưng, quận Hà Đông. Thân cam kết sau 15 ngày bên mua sẽ được ký hợp đồng chính thức với chủ đầu tư. - Nhận thêm tiền của 4 người khác để mua giùm “đất dự án" song đều không thực hiện được như cam kết, Thân bỏ trốn. Viện kiểm sát cáo buộc, anh ta đã chiếm đoạt của 5 bị hại gần 14 tỷ đồng. CHẾ ĐỘ TNHH CỦA CÔNG TY ĐỐI VỐN - Thân bị TAND Hà Nội tuyên án tù chung thân, buộc bồi thường số tiền đã chiếm đoạt. - Trong trường hợp này Thân không thể chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. * Tên nạn nhân đã được thay đổi. CHẾ ĐỘ TNHH CỦA CÔNG TY ĐỐI VỐN - Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 30 Luật Doanh nghiệp 2005: + Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí; nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá. CHẾ ĐỘ TNHH CỦA CÔNG TY ĐỐI VỐN + Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận định giá hoặc do một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận; nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn hoặc tổ chức định giá và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá. CHẾ ĐỘ TNHH CỦA CÔNG TY ĐỐI VỐN - Trong trường hợp này, theo quan điểm của nhóm, đây cũng là trường hợp ngoại lệ của chế độ trách nhiệm hữu hạn. Vd: Vốn điều lệ là 1 tỷ đồng, và tài sản làm vốn điều lệ là bất động sản tại thời điểm thành lập doanh nghiệp được định giá là 1 tỷ đồng (cao hơn giá trị thực tế), sau khoảng thời gian hoạt động thì doanh nghiệp bị phá sản và tại thời điểm này giá cả thị trường của miếng đất cũng chỉ còn 900 triệu, vậy khi có vấn đề thanh lý tài sản để trả nợ, thì các thành viên phải chịu trách nhiệm bù lỗ 100 triệu này. CHẾ ĐỘ TNHH CỦA CÔNG TY ĐỐI VỐN - Thêm một trường hợp trách nhiệm thực tế của thành viên có thể vượt qua phạm vi phần vốn góp của mình. Trường hợp đó xảy ra chẳng hạn đối với thành viên công ty TNHH, nếu thành viên đó không góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết hay đã đăng ký phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết. (Khoản 2 Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2005). CHẾ ĐỘ TNHH CỦA CÔNG TY ĐỐI VỐN - Mặt khác, theo quy định tại Khoản 3 Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2005 thậm chí các thành viên khác còn phải gánh chịu trách nhiệm góp vốn thay cho thành viên không góp đủ số vốn đã cam kết sau thời hạn cam kết lần cuối. CHẾ ĐỘ TNHH CỦA CÔNG TY ĐỐI VỐN -Một vài câu hỏi cùng thảo luận: 1. Nói “pháp nhân chịu trách nhiệm hữu hạn” là chính xác không? 2. Khái niệm “trách nhiệm hữu hạn” là để chỉ phạm vi trách nhiệm của thành viên hay phạm vi trách nhiệm của pháp nhân? 3. Cho biết quan điểm của các đồng chí khi nói rằng: “Đối với người bỏ tiền mua cổ phần do công ty cổ phần phát hành trên thị trường chứng khoán thậm chí người ta không cần nói đến trách nhiệm tài sản của họ”? Cảm ơn cô và các đồng chí đã lắng nghe