1.1. Cơ sở hình thành đề tài
Công ty CP XNK Sa Giang là Công ty chuyên sản xuất bánh phồng tôm và thương hiệu này từ lâu đã rất quen thuộc đối với khách hàng trong và ngoài nước vì chất lượng sản phẩm tuyệt hảo và giá cả hợp lý.
Tuy nhiên, thị trường luôn biến động không ngừng, yêu cầu của khách hàng ngày một khó tính hơn vì thế Sa Giang cần lập cho mình một chiến lược kinh doanh thích hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo vị thế thương hiệu trong lòng khách hàng. Hơn thế nữa, chiến lược kinh doanh phù hợp còn giúp Sa Giang định hướng phát triển của doanh nghiệp mình trong tương lai.
1.2. Mục tiêu
- Phân tích những cơ hội và đe dọa chủ yếu đối với ngành sản xuất chính của Công ty.
- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của Sa Giang.
- Xây dựng chiến lược phù hợp cho Công ty.
1.3. Phạm vi nghiên cứu:
Công ty Sa Giang có nhiều ngành nghề sản xuất, kinh doanh như: bánh phồng tôm, đu đủ sấy, chả giò nhưng đề tài chỉ tập trung nghiên cứu, xây dựng chiến lược cho ngành sản xuất sản phẩm bánh phồng tôm. Vì đây là ngành nghề chủ yếu và mang lại doanh thu cao nhất cho công ty. Và đề tài chỉ xây dựng chiến lược cho công ty Sa Giang trong giai đoạn 2010-2015.
1.4. Ý nghĩa nghiên cứu:
Qua kết quả nghiên cứu sẽ cho thấy những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đồng thời giúp Sa Giang biết rõ những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp mình và thấy được những cơ hội và đe dọa trong môi trường vĩ mô. Từ đó, công ty khắc phục những điểm yếu, tránh những đe dọa và phát huy những điểm mạnh và cơ hội giúp công ty xác định được phương hướng và nâng cao vị thế của mình trong tương lai.
31 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4877 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Cơ sở hình thành đề tài
Công ty CP XNK Sa Giang là Công ty chuyên sản xuất bánh phồng tôm và thương hiệu này từ lâu đã rất quen thuộc đối với khách hàng trong và ngoài nước vì chất lượng sản phẩm tuyệt hảo và giá cả hợp lý.
Tuy nhiên, thị trường luôn biến động không ngừng, yêu cầu của khách hàng ngày một khó tính hơn vì thế Sa Giang cần lập cho mình một chiến lược kinh doanh thích hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo vị thế thương hiệu trong lòng khách hàng. Hơn thế nữa, chiến lược kinh doanh phù hợp còn giúp Sa Giang định hướng phát triển của doanh nghiệp mình trong tương lai.
1.2. Mục tiêu
- Phân tích những cơ hội và đe dọa chủ yếu đối với ngành sản xuất chính của Công ty.
- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của Sa Giang.
- Xây dựng chiến lược phù hợp cho Công ty.
1.3. Phạm vi nghiên cứu:
Công ty Sa Giang có nhiều ngành nghề sản xuất, kinh doanh như: bánh phồng tôm, đu đủ sấy, chả giò… nhưng đề tài chỉ tập trung nghiên cứu, xây dựng chiến lược cho ngành sản xuất sản phẩm bánh phồng tôm. Vì đây là ngành nghề chủ yếu và mang lại doanh thu cao nhất cho công ty. Và đề tài chỉ xây dựng chiến lược cho công ty Sa Giang trong giai đoạn 2010-2015.
1.4. Ý nghĩa nghiên cứu:
Qua kết quả nghiên cứu sẽ cho thấy những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đồng thời giúp Sa Giang biết rõ những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp mình và thấy được những cơ hội và đe dọa trong môi trường vĩ mô. Từ đó, công ty khắc phục những điểm yếu, tránh những đe dọa và phát huy những điểm mạnh và cơ hội giúp công ty xác định được phương hướng và nâng cao vị thế của mình trong tương lai.
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển, tầm nhìn và sứ mệnh của công ty, tình hình phát triển của công ty đang hoạt động.
2.1. Giới thiệu công ty:
Ngày 28/12/1992, UBND tỉnh Đồng Tháp quyết định thành lập Công ty xuất nhập khẩu Sa Giang là doanh nghiệp Nhà nước.
Sau 2 năm hoạt động có hiệu quả theo mô hình Công ty cổ phần, với năng lực tài chính lành mạnh, ngày 05/9/2006 Công ty CP XNK Sa Giang chính thức niêm yết, giao dịch cổ phiếu tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM theo Quyết định phê duyệt số 528/QĐ.TTg ngày 14/6/2005 và Giấy phép niêm yết cổ phiếu Ủy ban chứng khoán Nhà nước theo Quyết định số 59/UBCK-GPNY ngày 28/7/2006, với mã chứng khoán là SGC, số lượng cổ phiếu đăng ký giao dịch là 4.088.700 cổ phiếu, tương đương giá trị theo mệnh giá là 40.887.000.000 đồng.
Tên Doanh nghiệp: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang
Tên Tiếng Anh: Sa Giang Import Epxort Corporation.
Logo công ty:
Ngành nghề kinh doanh: - Sản xuất và mua bán thực phẩm: bánh phồng tôm, hủ tiếu, bánh phở, đu đủ sấy- Mua bán, chế biến, bảo quản thủy hải sản và các sản phẩm từ thủy hải sản- Mua bán, chế biến thịt, mỡ đóng gói và đóng hộp- Sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến thực phẩm- Cho thuê mặt bằng. Mặc dù đã có các sản phẩm khác như: các sản phẩm từ thịt lợn, bánh canh, hủ tiếu; song sản phẩm chủ yếu của công ty vẫn là các loại bánh phồng tôm chiếm 96.93% doanh thu (2005).
Trụ sở chính của Công Ty đặt tại:
- Địa chỉ : Lô CII- 3, Khu công nghiệp C, TX Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp
- Số điện thoại : 84.67.3763155 - 84.67.3763154 – 84.67.3763153 – 84.67.3763454
- Số Fax : 84.67.3763152
- E-mail : sagiang@hcm.vnn.vn
- Website : www.sagiang.com.vn
Chi Nhánh TP. HCM
- Địa chỉ : Số 483, đường Tên Lửa, phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.
- Điện thoại : 84.8.37625805 va 84.8.37625806
- Số Fax : 84.8.37625804
- E-mail : cnsagiang@hcm.vnn.vn
Xí nghiệp bánh phồng tôm Sa Giang 1
- Địa chỉ : Lô CII- 3, Khu công nghiệp C, TX Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.
- Số điện thoại : 84.67.3762862
Xí nghiệp bánh phồng tôm Sa Giang 2
- Địa chỉ : Lô III-2 và Lô III-3, Khu công nghiệp A1, TX Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp
- Số điện thoại : 84.67.3762754
Xí nghiệp Thực phẩm
- Địa chỉ : 281 Nguyễn Huệ, Phường 1, thị xã Sa Đéc, Đồng Tháp.
- Số điện thoại : 84.67.3864987
2.2. Cơ cấu tổ chức
2.2.1. Cơ cấu tổ chức theo hệ thống:
2.2.2. Cơ cấu bô máy quản lý công ty
2.3. Những thành tích đã đạt được:
Huân chương lao động hạng ba của chủ tịch nước năm 2004
Đạt giải “Mai vàng hội nhập” tại Hội Chợ Quốc Tế Mekong Expo 2005
Cúp vàng sản phẩm uy tín chất lượng về thương hiệu và nhãn hiệu
Cúp vàng sản phẩm uy tín chất lượng cho bánh phồng tôm Sa Giang
Giấy chứng nhận: Sản phẩm chất lượng vì sức khoẻ cộng đồng
Giấy chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao
Giấy chứng nhận : Thương hiệu nổi tiếng
Giải thưởng: Bông lúa vàng - Cần Thơ 2002
Cúp vàng sản phẩm Uy tín - Chất lượng
Chứng nhận: Đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh trong chế biến thủy sản
2.4. Tình hình hoạt động của công ty qua các năm:
Bảng 2.1 Tình hình hoạt động tài chính qua các năm
Tiêu chí
2009
2008
2007
2006
Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh
110,837
109,433
118,943
88,898
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
19,503
15,699
18,546
17,718
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
19,508
15,954
18,794
17,981
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
18,352
15,152
18,794
17,981
Qua bảng thống kê trên ta thấy lợi nhuận thuần của công ty tăng dần qua các năm từ năm 2006-2009
2.5. Tầm nhìn và sứ mệnh:
2.5.1. Tầm nhìn:
Luôn cải tiến và đổi mới sản phẩm để vươn đến đầu ngành và trở thành công ty đa quốc gia. Đó là điểm đến của Sa Giang.
2.5.2. Bản tuyên bố sứ mệnh:
Sa Giang ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm của người tiêu dùng như: bánh phồng tôm, hủ tiếu, bánh phở, đu đủ sấy. Mua bán, chế biến, bảo quản thuỷ hải sản và các sản phẩm từ thuỷ hải sản. Bằng công nghệ tự động hóa từ đầu vào đến thành phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không gây ô nhiễm môi trường. Góp phần giải quyết nguồn nông sản đầu ra của người nông dân. Bên cạnh đó, chúng tôi đào tạo nguồn nhân lực đủ trình độ, đủ năng lực phục vụ lâu dài cho hoạt động sàn xuất kinh doanh, tạo điều kiện giải quyết vấn đề việc làm, an sinh xã hội.
Với Sa Giang, mọi điều tốt nhất đều dành cho nhân viên và khách hàng
2.6. Sự cần thiết của hoạch định chiến lược
Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế diễn ra rất phức tạp, môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng. Từ đó dẫn đến sự thay đổi to lớn trong chiến lược kinh doanh của các công ty, nhầm tạo ra thị trường rộng lớn và nhiều cơ hội phát triển hơn.
Bên cạnh đó, các áp lực cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn, vì ngày có càng nhiều công ty cạnh trong ngành tranh với nhiều hình thức hơn. Mặt khác sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ cũng làm sản phẩm nhanh chóng bị lỗi thời, chu kỳ sống của sản phẩm bị rút ngắn, điều đó khiến cho công ty phải ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất, để tạo ra sản phẩm có chất lượng, làm tăng lượng tiêu thụ sản phẩm sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn. Ngoài ra, còn có sự biến động của giá cả thị trường và điều kiện môi trường bên ngoài cũng có tác động nhiều đến công ty, những thay đổi đó làm cho công ty gặp nhiều khó khăn trong việc giữ vững vị thế cạnh tranh và duy trì lợi nhuận. Vì vậy, để tồn tại, phát triển và nâng cao năng lực cũng như vị thế cạnh tranh thì các công ty phải có khả năng thích ứng với sự thay đổi của môi trường, bên cạnh việc xây dựng chiến lược phát triển cho công ty. Từ những vấn đề trên cho thấy sự cần thiết của việc hoạch định chiến lược cho công ty.
CHƯƠNG 3: MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
3.1. Môi trường kinh tế:
Nền kinh tế Việt Nam 2010 đang trên đà tăng trưởng, các nguồn vốn FDI và ODA tiếp tục đổ vào Việt Nam, bên cạnh những nguồn vốn trong nước. Lợi thế này sẽ góp phần tạo ra một sức mạnh tổng thể về vốn nội lực và ngoại lực, thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển. Đặc biệt là Việt Nam đã vượt qua được lạm phát cao vào năm 2008 và suy giảm kinh tế 2009. Trong 6 tháng đầu năm 2010, tốc độ tăng trưởng huy động vốn và dư nợ tín dụng tăng dần, phù hợp với mục tiêu tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát. Đây là tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp trong ngành nói riêng.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đang có những diễn biến tích cực vào tháng đầu tiên của quí III/2010. Chỉ số giá mặt hàng lương thực tháng 7 giảm mạnh (0,97%) do nguồn cung gạo dồi dào, CPI thực phẩm tăng 0,5%. Điều này cho ta thấy người dân chi tiêu cho nhóm hàng thực phẩm có dấu hiệu tăng lên, kèm theo đó là tình hình khả quan trong ngành chế biến thực phẩm nói chung và ngành sản xuất chế biến bánh phồng tôm nói riêng.
Năm 2010, Nhà nước sẽ tiếp tục hỗ trợ lãi suất 2%/năm cho các khoản vay trung và dài hạn để thực hiện đầu tư mới phát triển sản xuất kinh doanh. Đây chính là cơ hội cho các Công ty đầu tư thêm máy móc, thiết bị hỗ trợ sản xuất, kinh doanh.
Bảng 3.1 Bảng dự báo về Kinh tế Việt Nam của Standard Chartered
Theo dự báo của Standard Chartered cho nền kinh tế Việt Nam, GDP thực năm 2010 là 6,7% và năm 2011 có xu hướng tăng lên 7,2%. Thu nhập bình quân trên đầu người có xu hướng tăng, kéo theo việc khách hàng có thể chi tiêu nhiều hơn trước, đối với các mặt hàng thực phẩm cũng vậy, tạo điều kiện cho ngành tăng sản xuất phục vụ nhu cầu khách hàng. Đây cũng là cơ hội cho Sa Giang mở rộng qui mô, gia tăng sản xuất để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Khoảng 80% doanh thu của công ty là xuất khẩu, nên tình hình tỷ giá có ảnh hưởng đến hoạt động của công ty. Theo dự báo, tỷ giá USD năm 2010 là 20.000 và năm 2011 là 19.800; lạm phát năm 2010: 9,5 và năm 2011: 8,5. Theo dự báo thì tình hình kinh tế khả quan, lạm phát giảm, đồng Việt Nam có giá hơn trong năm 2011. Tỷ giá hối đoái sẽ giảm trong năm 2011, điều này có ảnh hưởng đến các công ty xuất nhập khẩu trong ngành, hợp đồng xuất khẩu sẽ có giá trị hơn, đem lại nhiều ngoại tệ hơn trong năm nay. Sa Giang cũng là một công ty xuất nhập khẩu nên nếu tận dụng tốt cơ hội này, ký nhiều hợp đồng xuất khẩu sẽ làm cho nguồn tài chính ổn định. Mặt khác, khi ký kết các hợp đồng xuất khẩu sẽ góp phần thâm nhập, phát triển thị trường nước ngoài.
Lãi suất cơ bản năm 2010: 8% và năm 2011: 10%. Lãi suất có xu hướng tăng trong tương lai. Tuy nhiên do trong năm 2010 Chính phủ đang có chính sách giảm thuế, bao gồm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và giá trị gia tăng, từ đó giúp công ty trong ngành giảm được chi phí sản xuất kinh doanh, giảm giá thành sản phẩm, góp phần giảm gánh nặng cho người tiêu dùng. Nắm bắt xu thế này, Sa Giang sẽ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, mở rộng quy mô.
Việt Nam đã gia nhập WTO sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nước ngoài cùng ngành thâm nhập và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình tại Việt Nam. Và đó sẽ là mối đe dọa cho vị thế chiếm lĩnh của Sa Giang hiện nay.
Tóm lại, trước xu thế tình hình kinh tế có nhiều biến đổi theo chiều hướng tốt hơn, trong tương lai các doanh nghiệp trong ngành nói chung và Sa Giang nói riêng cũng nên tận dụng cơ hội này để đầu tư, mở rộng cho doanh nghiệp mình.
3.2. Môi trường văn hóa- xã hội:
Việt Nam là nước nông nghiệp. Vì vậy, những sản phẩm lợi thế thường là đặc sản của riêng từng vùng miền....rất được người tiêu dùng ưa chuộng và ủng hộ.
Bên cạnh đó, xã hội ngày càng phát triển, vai trò của người phụ nữ đã khác, họ dành nhiều thời gian cho việc cơ quan, sự thăng tiến nhưng vẫn muốn đảm bảo vai trò nội trợ thông qua các buổi liên hoan, tiệc nhỏ của gia đình hay tiếp khách. Thông thường, trên bàn tiệc có món khai vị. Trong đó, có bánh phồng tôm. Đây là một nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực miền nam.
Hơn thế nữa, Bộ Chính Trị đang có cuộc vận động “Người Việt dùng hàng Việt” nên càng là cơ hội cho các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh sản xuất bánh phồng tôm, tăng thị phần và càng giữ vững danh hiệu trong lòng người tiêu dùng, tạo vị thế cạnh tranh.
Hiện nay, sản phẩm của doanh nghiệp trong thị trường nội địa được bày bán ở các siêu thị, cửa hàng lớn nhỏ và theo dự báo những năm tới thì người tiêu dùng Việt Nam càng ý thức hơn về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm nên xu hướng mua hàng tại các loại hình siêu thị, cửa hàng tăng cao, với tốc độ dự kiến trên 150%/năm. Đây là một cơ hội cho các doanh nghiệp trong ngành có kênh phân phối rộng, mạnh tại các cửa hàng, siêu thị lớn.
Từ những cơ hội trên cho ta thấy đây là một điều kiện tốt cho các ngành chế biến thức ăn nhanh, nhẹ nói chung và chế biến bánh phồng tôm nói riêng ngày càng phát triển mạnh.
3.3. Môi trường chính trị, pháp luật:
“Xu thế phát triển xanh, phát triển bền vững đang diễn ra mạnh mẽ tại nhiều nước trên toàn thế giới”.
Do đó nếu các doanh nghiệp muốn giữ vững vị thế trên thị trường thì vấn đề bảo vệ môi trường luôn được người tiêu dùng quan tâm, nhất là qua sự kiện “Vedan”. Nếu doanh nghiệp không xử lý tốt vấn đề rác thải, nguồn nước trong sản xuất thì doanh nghiệp không chỉ bị xử lý theo Luật Bảo vệ môi trường mà đáng quan tâm hơn là sản phẩm của họ sẽ bị đào thải trên thị trường.
3.4. Môi trường công nghệ:
Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm hiện nay đang tăng cường ứng dụng công nghệ cao để sản phẩm tuyệt đối được bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất và tạo được sức cạnh tranh của thực phẩm Việt Nam về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.
Hiện nay, trên thị trường hầu hết các sản phẩm đều đa dạng về chủng loại và mẫu mã. Cho nên về lâu dài, doanh nghiệp nên đổi mới công nghệ để tạo ra nhiều hình dáng khác nhau tạo sự thuận tiện, ngon miệng hơn nhằm đảm bảo những yêu cầu cao hơn của khách hàng. Ví dụ: hình dáng truyền thống của bánh phồng tôm là hình tròn, nhưng hiện nay trên thị trường có nhiều mẫu mã hơn hình răng cưa, trái tim, vuông, nhỏ, gọn trong khi đi du lịch, picnic…
Trong công nghệ chế biến thực phẩm, ứng dụng kỹ thuật PEF là một phương pháp tiên tiến được ứng dụng hiệu quả. Đây là kỹ thuật làm bất hoạt các vi sinh vật nhưng vẫn giữ nguyên chất dinh dưỡng, ít tốn nhiên liệu và thời gian xử lý ngắn.
Tất cả những yếu tố công nghệ cũng góp một phần lớn tạo nên sự thành công cho các doanh nghiệp trong ngành về cả về chất lượng và mẫu mã. Đây là một cơ hội cũng như là một thách thức cho các doanh nghiệp trong ngành nếu chịu bỏ chi phí đầu tư cho công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại nếu không muốn doanh nghiệp rơi vào tình trạng “khủng hoảng”.
3.5. Môi trường nhân khẩu học:
Dân số Việt Nam tăng lên 88 triệu người vào năm 2010.
Cơ cấu dân số của Việt Nam đang bước vào “thời kỳ cơ cấu dân số vàng” (số người trong độ tuổi lao động gấp đôi số người phụ thuộc). Cụ thể, độ tuổi lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo ngành nghề kinh tế thì ngành công nghiệp chế biến tăng qua các năm : năm 2007 là 6103 người thì năm 2008 là 6523 người và năm 2009 là 6851 người.
Đặc điểm nhân khẩu học này mang đến cho Việt Nam cơ hội vàng với lực lượng lao động trẻ dồi dào, năng động, sáng tạo, có tay nghề, chuyên môn.
Các doanh nghiệp trong ngành nếu kịp thời nắm bắt, thu hút nguồn nhân lực có trình độ, chuyên môn, kỹ thuật này. Đảm bảo ổn định và phát triển nguồn nhân lực. Mặc khác, đây cũng là một lượng lớn khách hàng tiềm năng trong tương lai sẽ đem lại lợi nhuận cho ngành.
3.6. Môi trường tự nhiên:
ĐBSCL là vùng thổ nhưỡng được ưu đãi với hệ sinh thái phong phú. Đồng Tháp vốn có nguồn gạo và tôm dồi dào thích hợp cho việc sản xuất bánh phồng tôm.
Với hệ thống giao thông sông ngòi thuận tiện sẽ giúp các doanh nghiệp trong ngành giảm được chi phí vận chuyển.
CHƯƠNG 4: MÔI TRƯỜNG TÁC NGHIỆP
4.1. Khách hàng
Sản phẩm bánh phồng tôm Sa Giang chiếm 80% thị phần trong nước với sản lượng tiêu thụ 69,45% sản lượng tiêu thụ của ngành. Ngoài ra sản lượng bánh phồng tôm Sa Giang chiếm 30,55% tổng số lượng hàng nội địa được cung cấp cho một số khách hàng ở thành phố HCM để xuất khẩu ra nước ngoài.
- Khách hàng gián tiếp: chính là hệ thống phân phối sản phẩm từ Bắc chí Nam như siêu thị Co.opmart, Big C, Vinatex, Maximart, BD Mart, hệ thống các cửa hàng của Vissan, hệ thống phân phối của tập đoàn Metro và một số chợ như: Chợ Bình Tây, Chợ Bà Chiểu, Chợ Cầu Muối. Có đặc điểm là mua số lượng hàng hóa lớn, đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng cao.
Khách hàng gián tiếp muốn tạo được niềm tin, uy tín của nhà phân phối đối với người tiêu dùng khi phân phối những sản phẩm có chất lượng, mẫu mã đẹp và đa dạng đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Triển vọng tăng trưởng của phân khúc này sẽ phát triển nhờ sản phẩm có chất lượng, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng nên hệ thống phân phối sẽ phát triển từ hệ thống siêu thị, chợ và mở rộng trên các trang web
(www.sieuthihangchatluong.com, www.tourbalo.com/.../KhamphaDiadanh.aspx?...6..., )
Với lượng khách hàng gián tiếp phát triển sẽ làm gia tăng khả năng nhận biết sản phẩm và niềm tin đối với công ty. Với tiêu chí chọn mua là mẫu mã đa dạng, chất lượng, chiết khấu, hoa hồng và sản phẩm nổi tiếng.
Sức ép từ các hệ thống phân phối của các công ty trong ngành là yêu cầu về các dịch vụ chuyên chở, gối đầu, chiết khấu, % hoa hồng, chất lượng sản phẩm. Nhìn chung sức ép từ phía khách hàng gián tiếp đối với ngành là không đáng kể.
- Khách hàng trực tiếp:
Khách hàng trong nước: Người tiêu dùng sản phẩm đa dạng không phân biệt nghề nghiệp, tuổi tác, trình độ, địa lý nhưng đặc biệt chú trọng đến người nội trợ hơn. Từ đó, công ty đưa ra nhiều mẫu mã sản phẩm đa dạng (bánh phồng tôm, đặc biệt, thượng hạng, loại vuông, tròn, trái tim, tứ quý…) nhằm đáp ứng những nhu cầu của khách hàng.
Khách hàng nước ngoài : Là các nước Châu Âu, một số quốc gia Châu Á và Châu Mỹ, với đặc điểm là các rào cản về kỹ thuật như HACCP, Global GAP và thị trường khó tính là các nước Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Thụy Sĩ, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Với tiêu chí chọn mua là sản phẩm chất lượng, mẫu mã đẹp, đa dạng, tiện dụng và tao được sự khác biệt so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Triển vọng tăng trưởng của phân khúc với khách hàng trong nước phát triển nhờ mẫu mã đẹp, đa dạng chất lượng và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Khách hàng nước ngoài có khả năng triển vọng phát triển thêm thị trường nhờ sản phẩm đạt được tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu với rào cản kỹ thuật như sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, quản lý chất lượng theo HACCP.
Từ đó cho thấy sức ép từ phía khách hàng là cao đối với ngành hiện tại với các tiêu chuẩn (HACCP, ATVSTP, Global GAP) đòi hỏi cao, chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng. Nhưng so với ngành thì công ty cũng bị sức ép từ phía khách hàng nhưng tương đối nhờ công ty đạt được những tiêu chuẩn trên và có được đội ngũ riêng biệt để nghiên cứu sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và tiêu chuẩn cao của khách hàng trực tiếp trên
Khách hàng trực tiếp muốn tìm kiếm sự mới lạ từ việc sử dụng sản phẩm của công ty (dùng làm món nguội khai vị ở các bữa tiệc), tiềm kiếm sự thoải mái giải trí từ việc sử dụng sản phẩm của công ty.
Chất lượng sản phẩm của công ty luôn được khách hàng công nhận và giữ vị trí cao trong các lần hội chợ trong và ngoài nước.
Khách hàng trực tiếp chính là hướng phát triển của công ty cần tập trung dựa trên sự đầu tư vào nghiên cứu sản phẩm, cải tiến chất lượng, mẫu mã nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng nhóm khách hàng trực tiếp này.
4.2. Đối thủ cạnh tranh
Lĩnh vực sản xuất bánh phồng từ lâu đã được các làng nghề sản xuất bánh phồng khai thác, nhưng riêng bánh phồng tôm thì có một số các công ty chú ý phát triển, các nhân tố thành công mà các công ty quan tâm chủ yếu là hệ thống phân phối, đổi mới, cải tiến sản phẩm, quản lý chất lượng sản phẩm, phát triển công nghệ, dịch vụ khách hàng,…
Trên thị trường trong ngành sản xuất bánh phồng tôm hiện nay có khá nhiều công ty, cơ sở sản xuất bánh phồng tôm như: Linh Giang, Trương Giang, Trung Giang, Vĩnh Giang, Bích Chi, … Phần lớn các công ty này chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, chiếm thị phần không đáng kể, xét về qui mô và năng lực có khả năng cạn