• Tầm nhìn chiến lược :
Trở thành ngân hàng cổ phần hàng đầu ở Việt Nam trong các mảng thị trường lựa chọn tại các khu vực đô thị lớn, tập trung vào:
• Các khách hàng doanh nghiệp truyền thống, các tập đoàn kinh tế và các doanh nghiệp lớn.
• Tập trung có chọn lọc doanh nghiệp vừa và nhỏ.
• Phát triển các dịch vụ khách hàng cá nhân.
• Mở rộng các hoạt động kinh doanh trên thị trường vốn.
• Phát triển hoạt động ngân hàng đầu tư.
• Liên kết chặt chẽ giữa Ngân hàng và các thành viên để hướng tới trở thành một tập đoàn tài chính mạnh.
• Sứ mạng kinh doanh :
MB dành mọi nỗ lực gây dựng một đội ngũ nhân lực tinh thông về nghiệp vụ, tận tâm trong phục vụ nhằm mang lại cho các doanh nghiệp, các cá nhân những giải pháp tài chính - ngân hàng khôn ngoan với chi phí tối ưu và sự hài lòng mỹ mãn.
32 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3241 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Giới thiệu chung về NHTNCP Quân đội
Tên đầy đủ DN : Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội Việt Nam
Tên giao dịch: Military Bank
Tên viết tắt DN : MB
Trụ sở : Tòa nhà quân đội, số 3, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
Ngày tháng năm thành lập :4/11/1994
Loại hình doanh nghiệp : Ngân hàng cổ phần thương mại
Tel : (04) 6266 1080 – (04) 6266 1088
Fax: (04) 6273 0485
Website: www.militarybank.com.vn
1.1. Ngành nghề kinh doanh của DN
Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội thành lập theo giấy phép số 0054/NH – GP, do ngân hàng Nhà nước cấp ngày 14/9/1994 và giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 060297, do sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 30/09/1994 (sửa đồi ngày 27/12/2002), dưới hình thức là ngân hàng cổ phần, chuyên kinh doanh về tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng với mục đích phục vụ các doanh nghiệp quân đội sản xuất quốc phòng và làm kinh tế.
Đến nay, MB đã phát triển trở thành một tập đoàn tài chính đa năng hoạt động trong nhiều lĩnh vực như:
1- chứng khoán
2- quản lý tài sản
3- bảo hiểm
4- bất động sản
5- ngân hàng thương mại
6- ngân hàng đầu tư
1.2. Xác định các hoạt động kinh doanh chiến lược (SBU) :
- huy động vốn;
- hoạt động tín dụng;
- dịch vụ thanh toán;
- hoạt động khác.
1.3. Tầm nhìn, Sứ mạng kinh doanh của DN :
Tầm nhìn chiến lược :
Trở thành ngân hàng cổ phần hàng đầu ở Việt Nam trong các mảng thị trường lựa chọn tại các khu vực đô thị lớn, tập trung vào:
Các khách hàng doanh nghiệp truyền thống, các tập đoàn kinh tế và các doanh nghiệp lớn.
Tập trung có chọn lọc doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Phát triển các dịch vụ khách hàng cá nhân.
Mở rộng các hoạt động kinh doanh trên thị trường vốn.
Phát triển hoạt động ngân hàng đầu tư.
Liên kết chặt chẽ giữa Ngân hàng và các thành viên để hướng tới trở thành một tập đoàn tài chính mạnh..
Sứ mạng kinh doanh :
MB dành mọi nỗ lực gây dựng một đội ngũ nhân lực tinh thông về nghiệp vụ, tận tâm trong phục vụ nhằm mang lại cho các doanh nghiệp, các cá nhân những giải pháp tài chính - ngân hàng khôn ngoan với chi phí tối ưu và sự hài lòng mỹ mãn.
1.4. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản : (theo báo cáo tài chính năm 2010)
Lợi nhuận trước thuế :2.288 tỉ đồng
Lợi nhuận sau thuế :1.745 tỉ đồng
Tổng tài sản : 109.623 tỉ đồng
Tổng nguồn vốn : 7.300 tỉ đồng
Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH ROE : 29%
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA : 2.54%
2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
2.1 Ngành kinh doanh của doanh nghiệp: lĩnh vực tài chính – ngân hàng
Tốc độ tăng trưởng ngành Ngân hàng năm 2008 là 46.05%.
2.2 Giai đoạn trong chu kỳ phát triển của ngành
Ngành Ngân hàng Việt Nam đang ở giai đoạn tăng trưởng, nó được thể hiện thông qua một vài số liệu:
Về số lượng ngân hàng: tăng nhanh, tập trung vào hai khối ngân hàng TMCP và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phản ảnh tính hấp dẫn của lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam.
Bảng : Số lượng ngân hàng giai đoạn 1991 – 2009
Năm
1991
(1)
1993 (2)
1995 (3)
1997 (4)
1999 (5)
2001 (6)
2005 (7)
2006 (8)
2007 (9)
2009 (10)
NH TMQD
4
4
4
5
5
5
5
5
5
5
NH TMCP
4
41
48
51
48
39
37
37
37
39
Chi nhánh NHNN
0
8
18
24
26
26
29
31
33
40
NH
liên doanh
1
3
4
4
4
4
4
5
5
5
Tổng số ngân hàng
9
56
74
84
83
74
75
78
80
89
(Nguồn: SBV)
(Nguồn: Nhóm thực hiện vẽ dựa vào số liệu thu thập được)
Theo nguồn SBV, số lượng ngân hàng tăng nhanh trong khoảng thời gian gần đây: trong năm 2007 số lượng ngân hàng TMCP là 37 nhưng sang năm 2009 đã tăng lên 39 ngân hàng. Năm 2007, số lượng chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 33, sang đến năm 2009 con số này đã vượt lên mức 40. Những con số đáng nói trên cho thấy lĩnh vực ngân hàng trong thời gian hiện nay đã thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà kinh doanh.
Về quy mô hoạt động: với 2 mảng hoạt động chính là tín dụng và huy động vốn cũng tăng trưởng mạnh mẽ, thể hiện qua tốc độ tăng trưởng tín dụng và tiền gửi cao hơn nhiều so với tốc độ tăng GDP thực tế.
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
Tăng trưởng tín dụng
22
28
42
32
25
54
22
38
Tăng trưởng tiền gửi
19
26
32
32
37
50
26
29
Tăng trưởng GDP
7.08
7.34
7.79
8.44
8.23
8.46
6.23
5.2
(Nguồn: IMF, NHNN)
(Nguồn: Nhóm thực hiện vẽ dựa vào số liệu thu thập được)
Ngoài 2 mảng hoạt động truyền thống là tín dụng và huy động vốn, mảng hoạt động dịch vụ cũng có sự phát triển mạnh mẽ.
Cùng với việc đầu tư mạnh vào công nghệ, cơ sở vật chất và đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, những năm vừa qua thu nhập từ các mảng hoạt động này cũng tăng mạnh.
Đối với những ngân hàng đã thực hiện chiến lược phát triển hoạt động dịch vụ thì thu nhập từ hoạt động này cũng chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu nhập. Những ngân hàng có vị thế hàng đầu về hoạt động dịch vụ bao gồm: VCB, BIDV, ACB, STB, EAB, TCB.
Dự báo tốc độ tăng trưởng hoạt động ngân hàng truyền thống như tín dụng và huy động vốn sẽ chậm lại, tuy nhiên vẫn ở mức cao gấp hơn 2 lần tốc độ tăng GDP thực tế.
Với các thông tin như vậy, chúng ta có cơ sở để nhận định rằng: các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ có tiềm năng tăng trưởng mạnh cùng với sự phát triển của nền kinh tế.
2.3. Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô
2.3.1. Nhân tố chính trị-pháp luật
* Chính trị: Nền chính trị ở Việt Nam được đánh giá thuộc vào dạng ổn định trên thế giới. Đây là một yếu tố rất thuận lợi cho sự phát triển của ngành ngân hàng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.
- Khi các doanh nghiệp phát triển và các doanh nghiệp nước ngoài yên tâm đầu tư vốn vào các ngành kinh doanh trong nước sẽ thúc đẩy ngành Ngân hàng phát triển.
- Các tập đoàn tài chính nước ngoài đầu tư vốn vào ngành Ngân hàng tại Việt Nam dẫn đến cường độ cạnh tranh trong ngành Ngân hàng tăng lên, tạo điều kiện thúc đẩy ngành Ngân hàng phát triển.
- Nền chính trị ổn định sẽ làm giảm các nguy cơ về khủng bố, đình công, bãi công…Từ đó giúp cho quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tránh được những rủi ro. Và thông qua đó, sẽ thu hút đầu tư vào các ngành nghề, trong đó có ngành Ngân Hàng.
* Pháp luật: Bất kỳ một doanh nghiêp nào cũng chịu sự tác động mạnh mẽ của luật pháp, đặc biệt là đối với doanh nghiệp kinh doanh trong ngành Ngân hàng, một ngành có tác động tới toàn bộ nền kinh tế. Các hoạt động của ngành Ngân hàng được điều chỉnh một cách chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, hơn nữa các Ngân hàng thương mại còn chịu sự chi phối chặt chẽ của Ngân hàng Nhà Nước.
Một số cơ chế chính sách về lãi suất mà NHNN đã đưa ra như:
Cơ chế thức thi chính sách lãi suất cố định (1989-5.1992)
Cơ chế điều hành khung lãi suất (6.1992-1995)
Cơ chế điều hành lãi suất trần (1996 -7.2000)
Cơ chế điều hành lãi suất cơ bản kèm biên độ (8.2000-5.2002)
Cơ chế lãi suất thỏa thuận (6.2002 – 2006)
Việt nam đang dần hoàn thiện Bộ luật doanh nghiệp, luật đầu tư và các chính sách kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong ngành Ngân hàng được hướng dẫn cụ thể và có điều kiện kinh doanh minh bạch.
2.3.2. Nhân tố văn hóa-xã hội
Cùng với việc phát triển kinh tế ổn định, dân trí phát triển cao, đời sống người dân ngày càng được cải thiện,… nhu cầu người dân liên quan đến việc thanh toán qua ngân hàng, và các sản phẩm dịch vụ tiện ích khác do Ngân hàng cung cấp ngày càng tăng.
Tâm lý của người dân Việt Nam luôn biến động không ngừng theo những quy luật do sự biến động trên thị trường mang lại. Ví dụ như khi tình hình kinh tế lạm phát thì người dân chuyển gửi tiền mặt sang tiết kiệm vàng…
Tốc độ đô thị hoá cao (sự gia tăng các khu công nghiệp, khu đô thị mới) cùng với cơ cấu dân số trẻ khiến cho nhu cầu sử dụng các dịch vụ tiện ích do Ngân hàng mang lại gia tăng.
Số lượng doanh nghiệp gia tăng mạnh mẽ dẫn đến nhu cầu vốn, tài chính tăng.
2.3.3. Nhân tố công nghệ
Việt Nam ngày càng phát triển dần bắt kịp với các nước phát triển trên thế giới do đó hệ thống kỹ thuật – công nghệ của ngành Ngân hàng ngày càng được nâng cấp và trang bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Ngân hàng nào có công nghệ tốt hơn Ngân hàng đó sẽ dành được lợi thế cạnh tranh so với các Ngân hàng khác.
Với xu thế hội nhập thế giới, ngày càng có nhiều nhà đầu tư nhảy vào Việt Nam. Các Ngân hàng nước ngoài có vẫn chiếm nhiều ưu thế hơn các Ngân hàng trong nước về mặt công nghệ do đó để có thể cạnh tranh các Ngân hàng trong nước phải không ngừng cải tiến công nghệ của mình.
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển và hiện đại, đặt ra những cơ hội cũngnhư thách thức cho các Ngân hàng về chiến lược phát triển và ứng dụng các công nghệ một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Sự chuyển giao công nghệ và tự động hoá giữa các Ngân hàng tăng dẫn đến sự liên doanh, liên kết giữa các Ngân hàng để bổ sung cho nhau những công nghệ mới.
Sự thay đổi công nghệ đã, đang và sẽ tiếp tục tác động mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Khi công nghệ càng cao thì càng cho phép Ngân hàng đổi mới và hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ, các cách thức phân phối, và đặc biệt là phát triển các sản phẩm dịch vụ mới. Điển hình khi Internet và Thương mại điện tử phát triển, nhu cầu sử dụng các dịch vụ trực tuyến ngày càng tăng, vì vậy việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin như chữ ký số, thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống thanh toán bù trừ điện tử ...để đưa ra các dịch vụ mới như: Hệ thống ATM, Home Banking, Mobile Banking, Internet Banking…sẽ giúp cho các ngân hàng giảm được chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng thêm sự trung thành ở khách hàng của mình.
2.3.4. Nhân tố kinh tế
Các nhân tố trong nhóm nhân tố kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của MB:
Tín dụng và vấn đề thanh khoản của hệ thống ngân hàng
Năm 2010 là năm đầy biến động với việc bùng nổ cơn sốt lãi suất huy động với việc chạy đua tăng lãi suất của các ngân hàng, mặc dù đã được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh, xử lý nhưng cũng cho thấy vấn đề quản lý vẫn còn chậm, chưa chủ động trong việc dự đoán tình hình để chỉ đạo. Năm 2010 cũng là năm thị trường vàng có những cơn sốt kinh ngạc. Mặc dù tỷ suất lợi nhuận đầu tư vào vàng năm qua đạt khoảng 38%. Tuy nhiên, điều này về tổng thể không có lợi cho nền kinh tế, bởi nó không những không tạo ra việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, nó còn góp phần làm méo mó dây chuyền sang các thị trường khác như USD, nhà đất và chứng khoán.
Tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền chủ chốt trên thế giới như USD, EURO, JPY, RMB,... liên tục chao đảo dưới tác động của các yếu tố bất định như sự phục hồi của kinh tế toàn cầu hay khả năng “khủng hoảng kép”, khủng hoảng nợ của khu vực EURO,...
Niềm tin vào các đồng tiền trên toàn thế giới bị lung lay, tạo cơ hội cho vàng quay trở lại thống trị.
Năm 2010, NHNN đã điều hành lượng tiền cung ứng thông qua điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ, điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở và tái cấp vốn để đảm bảo an toàn thanh toán của hệ thống ngân hàng và hỗ trợ thanh khoản cho nền kinh tế. Cụ thể: giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ từ 7% xuống 4% đối với kỳ hạn dưới 12 tháng, từ 3% xuống 2% đối với kỳ hạn trên 12 tháng, làm tăng nguồn vốn để cho vay khoảng 500 triệu USD (9.000 tỷ đồng), giảm chi phí huy động vốn khoảng 0,1% và tác động ổn định tỷ giá. Thực hiện nghiệp vụ thị trường mở 2 phiên/ngày, kéo dài thời hạn chào mua giấy tờ có giá từ 14 ngày lên 28 ngày, lãi suất 8%/năm.
Đầu cơ và biến động giá cả
Bối cảnh kinh tế thế giới nhiều biến động như diễn biến phức tạp của giá dầu mỏ, giá vàng lên xuống thất thường, “cơn sốt” giá lương thực… đã tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động đầu cơ quốc tế. Một số nhà đầu cơ và tập đoàn tài chính đa quốc gia với tài sản hàng nghìn tỉ USD đang thao túng thị trường giao dịch hàng hóa thiết yếu và đầu vào sản xuất quan trọng lần lượt là dầu thô, lương thực và vàng, tiếp đến là tiền tệ và tài sản tài chính của các quốc gia đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các Ngân hàng nói chung và MB nói riêng.
Lạm phát và tăng trưởng:
Tăng trưởng kinh tế năm 2010 đạt 6,8% - cao hơn mục tiêu tăng GDP 6,5% - đồng thời CPI cả năm tăng 11,75% so với cuối năm 2009 thì tốc độ tăng trưởng tín dụng ngân hàng năm 2010 đã vượt mục tiêu 25% và tăng tới 29,81% so với cuối năm 2009, trong đó tín dụng bằng VND tăng 25,3%, tín dụng ngoại tệ tăng 49,3%, tuy nhiên, nếu trừ hư số do tỷ giá và giá vàng tăng thì tổng dư nợ tăng 27,6%, trong đó tín dụng VND tăng 25,3%, tín dụng ngoại tệ tăng 37,7%. Bên cạnh đó, tổng phương tiện thanh toán cũng tăng 25,3% so với cuối năm 2009 (mục tiêu là tăng 20%) và huy động vốn tăng 27,2%. Nếu trừ hư số do tỷ giá và giá vàng tăng, thì tổng phương tiện thanh toán tăng 23,0% còn huy động vốn tăng 24,5%. Tiền mặt trong lưu thông tăng khoảng 15%, tỷ trọng tiền mặt lưu thông so với tổng phương tiện thanh toán khoảng 14%. Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam tính đến cuối năm 2010 vào khoảng 2,5% tổng dư nợ cho vay, nếu tính cả số nợ xấu của Vinashin thì tỷ lệ nợ xấu khoảng 3,2%.
Đầu tư nước ngoài:
Tăng trưởng về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là các nhân tố chủ chốt thúc đẩy sự tăng trưởng vượt bậc của VN trong các năm qua. Các nguồn vốn từ nước ngoài vào Việt Nam đều qua hệ thống ngân hàng.
Thị trường chứng khoán
Sự vận động lên xuống của các chỉ số chứng khoán cũng như giá các loại cổ phiếu có tác động ngày càng lớn hơn tới đời sống xã hội.
Biến động của tỷ giá và lạm phát ảnh hưởng mạnh đến tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Họ có thể chuyển sang hình thức đầu tư khác an toàn hơn, ví dụ: gửi tiền vào Ngân hàng,…
Biểu đồ VN-Index năm 2010
Nguồn: Vietstock
→Kết luận: Môi trường vĩ mô ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự tăng trưởng và phát triển của ngân hàng MB ở mọi khía cạnh và mọi góc độ.
2.4. Đánh giá cường độ cạnh tranh
Tồn tại các rào cản gia nhập ngành
Rào cản cho sự xuất hiện của các ngân hàng có nguồn gốc nội địa đang được nâng cao lên sau khi Chính phủ tạm ngưng cấp phép thành lập ngân hàng mới từ tháng 8-2008. Ngoài các quy định về vốn điều lệ, quãng thời gian phải liên tục có lãi, các ngân hàng mới thành lập còn bị giám sát chặt bởi Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên điều đó sẽ không thể ngăn cản những doanh nghiệp, đủ điều kiện, tham gia vào ngành ngân hàng một khi Chính phủ cho phép thành lập ngân hàng trở lại.
Rào cản gia nhập còn được thể hiện qua các phân khúc thị trường, thị trường mục tiêu mà các ngân hàng hiện tại đang nhắm đến, giá trị thương hiệu cũng như cơ sở khách hàng, lòng trung thành của khách hàng mà các ngân hàng đã xây dựng được. Những điều này đặc biệt quan trọng bởi vì nó sẽ quyết định khả năng tồn tại của một ngân hàng đang muốn gia nhập vào thị trường Việt Nam.
Một khi các ngân hàng hiện tại đã xây dựng được cho mình một thương hiệu bền vững, với những sản phẩm, dịch vụ tài chính hiệu quả và khác biệt cộng với một cơ sở khách hàng đông đảo và trung thành, chi phí chuyển đổi (switching cost) để lôi kéo khách hàng của ngân hàng mới thành lập sẽ cực kỳ cao và do đó họ bắt buộc phải cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định gia nhập thị trường hay không. Thực tế trên thị trường ngành ngân hàng Việt Nam cho thấy chi phí chuyển đổi nhìn chung không cao do các ngân hàng chưa thật sự tạo được điểm khác biệt về chiến lược sản phẩm, dịch vụ.
Một yếu tố có thể làm tăng chi phí chuyển đổi lên một chút và tạo một lợi thế cạnh tranh cho các ngân hàng đang hoạt động là hệ thống phân phối. Các ngân hàng thành lập sau này sẽ gặp khá nhiều rắc rối trong việc tìm một địa điểm ưng ý để đặt văn phòng chính cũng như các chi nhánh văn phòng giao dịch bởi vì các vị trí đẹp và tiện lợi đều đã bị các ngân hàng đang hoạt động dành mất. Tuy vậy, các ngân hàng thành lập sau này vẫn có thể dựa vào lợi thế công nghệ để phát triển hệ thống kinh doanh của mình thông qua Internet banking hoặc hệ thống ATM.
Nhìn vào ngành ngân hàng Việt Nam hiện tại trong bối cảnh Việt Nam cũng như thế giới đang bị bao trùm bởi cuộc khủng hoảng kinh tế, rào cản gia nhập khá cao khiến cho nguy cơ xuất hiện ngân hàng mới trong tương lai gần là khá thấp. Nhưng một khi kinh tế thế giới hồi phục cộng với sự mở cửa của ngành ngân hàng theo các cam kết với WTO và các tổ chức khác, sự xuất hiện của các ngân hàng mới là một điều gần như chắc chắn.
* Điều kiện đối với việc thành lập ngân hàng cổ phần:
- Vốn điều lệ thực góp đến năm 2010 là 3.000 tỷ đồng.
- Tối thiểu phải có 100 cổ đông và không được chuyển nhượng cổ phần trong thời gian 03 năm, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau mua ít nhất 50% tổng số cổ phần được quyền chào bán và không được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập trong thời hạn 5 năm.
- Có tối thiểu 3 cổ đông sáng lập là tổ chức đã được thành lập và hoạt động tối thiểu là 5 năm, có tài chính lành mạnh, tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu tối thiểu 500 tỉ đồng và có kết quả kinh doanh lãi trong 3 năm liền kề năm xin thành lập ngân hàng.
- Đối với ngân hàng thương mại phải có tổng tài sản tối thiểu là 20.000 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu tối thiểu là 1.000 tỷ đồng.
- Trong cơ cấu của HĐQT có thành viên độc lập.
- Đảm bảo về khả năng công nghệ, kế hoạch hoạt động kinh doanh trong 3 năm đầu, về năng lực quản trị rủi ro, khả năng áp dụng các chuẩn mực quản lý quốc tế cùng những điều kiện, tiêu chuẩn đối với người quản lý, điều hành ngân hàng sau khi thành lập.
2.4.2. Quyền lực thương lượng của các nhà cung ứng
NH TMCP Quân đội huy động vốn từ các nhà cung ứng: dân chúng, cổ đông, các doanh nghiệp, các ngân hàng khác,các đối tác liên minh chiến lược…và chịu sự tác động trực tiếp từ các nhà cung ứng này.
- NHNN Việt Nam: Hệ thống NHTM và NH Quân đội phụ thuộc và bị tác động bởi các chính sách của NHNN thông qua tỷ lệ dụ trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu, chính sách tỉ giá, chính sách về lãi suất và quản lý dự trữ ngoại tệ,… Ngoài ra do mức độ tập trung ngành của ngân hàng, đặc điểm hàng hóa/dịch vụ và khả năng tích hợp của NH Quân đội mà quyền lực thương lượng lúc này nghiêng về NHTW.
- Các tổ chức, cá nhân gửi tiền tại NH.
Mặc dù vai trò của các tổ chức và khách hàng cá nhân gửi tiền tại NH là rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nhưng quyền lực thương lượng của họ lại không cao do mức độ tập trung không cao và đặc điểm hàng hóa/dịch vụ.
- Huy động vốn từ các NH khác.
NH Quân đội có sự liên doanh liên kết với nhiều NH khác để hỗ trợ nhau cùng phát triển.
2.4.3. Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng
Khách hàng của NH có hai loại đó là KH đi vay vốn và KH đóng vai trò là nhà cung cấp vốn- tức người đi gửi tiền.
Đối với KH đóng vai trò cung cấp vốn thì quyền thương lượng là khá mạnh bởi sự phát triển và tồn tại của NH luôn dựa trên nguồn vốn huy động được của KH. Nên nếu không còn huy động được dòng vốn của KH thì NH tất nhiên sẽ không thể phát triển. Trong khi đó nguy cơ thay thế của NH ở Việt Nam đối với KH tiêu dùng là khá cao. Với chi phí chuyển đổi thấp, KH gần như không mất mát gì nếu muốn chuyển nguồn vốn của mình ra khỏi NH và đầu tư vào một nơi khác.
Tuy nhiên với KH đi vay vốn lại khác, quyền lực thương lượng của họ yếu hơn so với các NH. Khi vay vốn, KH càn phải trình bày các lý do, giấy tờ chứng minh tài chính…Và việc có vay được vốn hay không còn phải phụ thuộc vào quyết định của NH.
2.4.4. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành
Trong năm 2008, McKinsey dự báo doanh số của lĩnh vực ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam có thể tăng trưởng đến 25% trong vòng 5-10 năm tới, đưa Việt Nam trở thành một trong những thị trường ngân hàng bán lẻ có tốc độ cao nhất châu Á. Tuy khủng hoảng kinh tế làm cho tốc độ tăng trưởng chậm lại, tác động xấu tới ngành ngân hàng nhưng thị trường Việt Nam chưa được khai phá hết, tiềm năng còn rất lớn. Ảnh hưởng tạm thời của cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ khiến cho các ngân hàng gặp kh