Trong suốt 138 năm thành lập và phát triển, Nokia từ một hãng sản xuất giấy đã trở thành một tổng công ty cung ứng nhiều sản phẩm công nghiệp và hàng tiêu dùng, và hiện nay là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới về truyền thông di động.
Năm 1960, tập đoàn Nokia được thành lập từ sự sát nhập của 3 công ty Phần Lan ; Nokia Company , nhà máy sản xuất bột gỗ làm giấy thành lập năm 1865. Finnish Rubber Works Ltd, nhà sane xuất ủng cao su, lốp xe và xá sản phẩm cao su công nghiệp và tiêu dùng khác thành lập năm 1898. Và nhà cung cấp dây cáp cho các mạng truyền tải điện, điện tín và điện thoại thành lập năm 1912.
Năm 1960, Nokia bước vào thị trường thiết bị viễn thông và đã thành lập tại Finnish Cable Works một bộ phận chuyên về điện tử tập chung sản suất các thiết bị truyền vô tuyến.
Vào đầu những năm 1990, chúng tôi đã thực hiện một quyết định chiến lược lấy viễn thông làm công việc kinh doanh then chốt với mục tiêu dẫn đầu thị trường tại mọi thị trường chính trên thế giới, do đó chúng tôi bắt đầu bán đi những hoạt động cồn nghiệp cơ bản và không phải là viễn thông.
19 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5297 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chiến lược maketing của tập đoàn Nokia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHIẾN LƯỢC MAKETING CỦA TẬP ĐOÀN NOKIA
I- Giới thiệu về chiến lược Marketing và cách tiếp cận:
1. Khái niệm chiến lược Marketing
Là một hệ thống luận điểm logic, hợp lý làm căn cứ chỉ đạo cho một doanh nghiệp tổ chức, tình toán giải quyết những nhiệm vụ marketing của mình.
Xác định mục tiêu:
Có lẽ việc đầu tiên là cần phải xác định rõ mục tiêu, yêu cầu của công việc cần phải đạt được trước khi bắt tay vào làm một việc gì.Mục tiêu marketing xuất phát từ mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Nắm rõ mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp giúp ta phát thảo định hướng và hoạch định hoạt động marketing nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Nắm rõ mục tiêu giúp người hoạch định biết được họ sẽ đánh trên những mặt trận nào ( thị trường mục tiêu), cần chiếm bao nhiêu đồn bót (doanh số và thị phần), từ đó có thể tính toán mình cần bao nhiêu quân, bao nhiêu lương thực và súng đạn ( nguồn lực và ngân sách).
Phân tích thị trường
Sau khi đã nắm rõ mục tiêu, ta cần phải nghiên cứu và phân tích thị trường để nắm được những yếu tố vĩ mô,vi mô có tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, biết được cơ cấu vận hành của thị trường và các bên tham gia vào chuổi giá trị( skill), biết được đâu là nhu cầu và mong muốn của khách hàng, đâu là những đối thủ cạnh tranh và điều gì giúp họ tạo được chỗ đứng trên thị trường. Ngoài người mua, người bán sản phẩm của ta, ta cũng cần biết đâu là những đối tượng tác động. Từ những thông tin trên ta cần phân tích để biết được đâu là những thuận lợi và cơ hội, đâu là những khó khăn, thách thức. Đâu là những ưu điểm và đâu là những điểm yếu của chúng ta so với các đối thủ cạnh tranh.
Phân khúc thị trường
Từ những kết quả phân tích tình hình và những am hiểu về thị trường, ta sẽ tính toán xem nên nhìn thị trường như thế nào, hay nói một cách khác là nên phân chia thị trường như thế nào cho hợp lý,phân khúc thị trường giúp ta nhận ra những cơ hội kinh doanh mà các đối thủ khác chưa nhận ra.
Việc chọn thị trường mục tiêu giúp chúng ta tập trung nguồn lực vốn rất có hạn của chúng ta để phục vụ những khách hàng phù hợp nhất, những khách hàng mà những điểm mạnh của chúng ta cũng chính là những gì họ cần nhất.
Hoạch định chiến lược
Từ những kết quả phân tích tình hình thị trường, những am hiểu về nhu cầu của khách hàng và điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cũng như là những xu thế của thị trường trong tương lai, đã đến lúc chúng ta hoạch định chiến lược marketing cho từng thị thị trường. Chiến lược marketing chỉ ra chúng ta sẽ cạnh tranh như thế nào để thành công, điều gì chúng ta sẽ làm và điều gì chúng ta sẽ không làm.
Xây dựng giải pháp
Dựa trên những hiểu biết của mình về khách hàng, đối thủ cạnh tranh, và lấy chiến lược marketing làm định hướng, ta xây dựng giải pháp giá trị cho khách hàng. Ta biết rằng để làm hài lòng khách hàng và chiến thắng đối thủ cạnh tranh, giải pháp của chúng ta phải là những giải pháp ưu việt. Nó bao gồm những sản phẩm và dịch vụ phù hơp mà ta đã không ngừng nghiên cứu cải tiến nhằm mang lại những lợi ích tối ưu cho khách hàng.
Chiến lược phân phối
Những giải pháp ưu việt bao gồm những sản phẩm và dịch vụ của chúng ta cần phải được đưa ra thị trường để đến với khách hàng một cách hữu hiệu. Chúng ta cần hoạch định chiến lược lộ trình ra thị trường cho sản phẩm. Có trường hợp chúng ta phải trực tiếp phục vụ khách hàng, nhưng cũng có trường hợp các đối tác phân phối có thể giúp chúng ta làm điều đó một cách hữu hiệu hơn. Việc chọn đối tác để tổ chức kênh marketing đóng một vai trò quan trọng, mang yếu tố quyết định thành bại đối với một chiến lược marketing nên cần phải được tính toán và cân nhắc một cách thận trọng.
Chiến lược giá
Từ những giá trị và lợi ích mà chúng ta mang lại cho khách hàng, giá là yếu tố marketing duy nhất giúp chúng ta thu lại giá trị cho mình. Chiến lược giá nào sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa lợi nhuận nhưng vẫn đảm bảo tính cạnh tranh của sản phẩm?
Chiến lược truyền thông
Sau khi đã có sản phẩm phù hợp, được tổ chức đưa đến cho khách hàng một cách tiện lợi với mức giá cạnh tranh, chúng ta cần phải truyền thông để khách hàng biết đến và ghi nhớ thương hiệu của chúng ta, để biết được sản phẩm của chúng ta tốt đẹp như thế nào, phù hợp cho đối tượng nào, và tại sao khách hàng nên mua sản phẩm của chúng ta chứ không phải là sản phẩm đối thủ cạnh tranh.Phối hợp truyền thông ( communication mix) nào sẽ giúp chúng ta thực hiện được mục tiêu trên với một mức ngân sách hợp lý nhất?
Kế hoạch thực hiện
Sau khi các nội hàm về chiến lược và kế hoạch đã được tính toán và hoạch định chu đáo xong, chúng ta cần một kế hoạch triển khai thực hiện để triển khai từng chi tiết ra ngoài thị trường. Chúng ta biết rằng cho dù chiến lược có hay đến mấy đi chăng nữa mà kế hoạch thực hiện lại quá kém thì coi như công sức cũng bỏ đi. Vậy những kỹ năng và công cụ gì mà chúng ta cần phải nắm bắt để đảm bảo triển khai thành công?
Đánh giá và rút kinh nghiệm
Mọi thứ nghe có vẻ ổn? Tuy nhiên, điều không may là không bao giờ có một kế hoạch hoàn chỉnh một cách tuyệt đối cả. Nhu cầu của khách hàng cũng thay đổi theo thời gian, và đối thủ cạnh tranh cũng không chịu ngồi yên nhìn chúng ta thao túng thị trường. Trong quá trình triển khai chúng ta cần ngồi lại để đánh giá kết quả thực hiện và rút kinh nghiệm, nhằm điều chỉnh chiến lược và kế hoạch của mình cho tốt hơn.
2.Cách tiếp cận:
Tùy theo mục tiêu của từng doanh nghiệp mà sẽ có những cách tiếp cận khác nhau trong việc hình thành chiến lược marketing của mình.
*Theo cách tiếp cận thị trường thì có các chiến lược marketing: thâm nhập thị trường, chiến lược mở rộng thị trường, chiến lược phát triển sản phẩm , chiến lược đa dạng hóa sản phẩm
*Theo cách tiếp cận về phối hợp các biến số marketing( marketing-mix), chiến lược định giá, chiến lược phân khúc thị trường
II- Các chiến lược marketing của tập đoàn Nokia:
1. Giới thiệu chung về tập đoàn:
Trong suốt 138 năm thành lập và phát triển, Nokia từ một hãng sản xuất giấy đã trở thành một tổng công ty cung ứng nhiều sản phẩm công nghiệp và hàng tiêu dùng, và hiện nay là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới về truyền thông di động.
Năm 1960, tập đoàn Nokia được thành lập từ sự sát nhập của 3 công ty Phần Lan ; Nokia Company , nhà máy sản xuất bột gỗ làm giấy thành lập năm 1865. Finnish Rubber Works Ltd, nhà sane xuất ủng cao su, lốp xe và xá sản phẩm cao su công nghiệp và tiêu dùng khác thành lập năm 1898. Và nhà cung cấp dây cáp cho các mạng truyền tải điện, điện tín và điện thoại thành lập năm 1912.
Năm 1960, Nokia bước vào thị trường thiết bị viễn thông và đã thành lập tại Finnish Cable Works một bộ phận chuyên về điện tử tập chung sản suất các thiết bị truyền vô tuyến.
Vào đầu những năm 1990, chúng tôi đã thực hiện một quyết định chiến lược lấy viễn thông làm công việc kinh doanh then chốt với mục tiêu dẫn đầu thị trường tại mọi thị trường chính trên thế giới, do đó chúng tôi bắt đầu bán đi những hoạt động cồn nghiệp cơ bản và không phải là viễn thông.
Trong thời gian từ năm 1989 đến năm 1996, chũng tôi đã bá các doanh nghiệp sản xuất giấy, máy tính cá nhân, cao su, giày dép, hóa chất nhà máy điện…
Ngày nay Nokia bao gồm 2 tập đoàn kinh doanh Nokia Mobile Phones và Nokia Networks. Nokia Mobile phones là một nhà sản xuất điện thoại di dộng lớn nhất thé giới.Nokia Net Works là một nhà cung cấp hàng đầu cơ sở hạ tầng mạng di động, băng thông rộng và IP và các dịch vụ có liên quan.
Ngoài ra công ty còn có đơn vị Nokia Venture Organization riêng biệt và đơn vị nghiên cứu Nokia Research Center. Nokia Venture Organization có chức năng nhận diện và phát triển những ý tưởng kinh doanh mới ngoài mối quan tâm chính hiện nay của Nokia và góp phần phát triển và đổi mới những công việc kinh doanh then chốt hiện nay của chúng tôi. Nokia Research Center tạo ra khả năng cạnh tranh và đổi mới công nghệ của Nokia trong những lĩnh vực công nghệ thiết yếu cho sự thành công của công ty trong tương lai.
Là công ty hàng đầu trong lĩnh vực truyền thông di động tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Nokia bắt đầu hoạt động tại khu vực vào đầu những năm 80. Từ đó, Nokia đã thiết lập một nhãn hiệu hàng đầu tại nhiều thị trường địa phương và công việc kinh doanh cũng được mở rộng đáng kể tại tất cả các khu vực để hỗ trợ nhu cầu khách hàng và sự phát triển của công nghệ truyền thông trong khu vực
Trụ sở chính ở khu vực của Nokia được đặt tại Alexandra Technopark ở Singapore. Là trung tâm của khu vực của Nokia, đây là cơ sở của hơn 700 nhân viên Nokia cung cấp các công nghệ, sản phẩm và giải pháp hỗ trợ 20 thị trường khác nhau và các văn phòng Nokia tại châu Á – Thái Bình Dương
Trung tâm tài chính khu vực Nokia – Nokia Treasury Asia – hoạt động từ Singapore như một ngân hàng nội bộ của tập đoàn phục vụ các công ty con Nokia tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Nokia Research Center – bộ phận nghiên cứu của tập đoàn - có các văn phòng đặt tại Nhật và Trung Quốc. Nokia cũng sản xuất các sản phẩm từ 3 cơ sở chính tại Masan (Hàn Quốc), Bắc Kinh và Quảng Đông (Trung Quốc).
Từ tháng 1 năm 2004, Nokia đã sắp xếp lại cấu trúc tổ chức toàn cầu nhằm tập trung vào tính hội tụ, các thị trường di động mới và đang tăng trưởng. Để phục vụ các lãnh vực kinh doanh mới trong thời đại di động trong khi vẫn củng cố được vị trí hàng đầu trong lĩnh vực truyền thông thoại di động, Nokia đã có 4 bộ phận kinh doanh để đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của mỗi lĩnh vực.
Mobile Phones cung cấp nhiều sản phẩm điện thoại di động có tính cạnh tranh cao trên toàn cầu cho các phân khúc khách hàng lớn và phát triển điện thoại di động cho tất cả các chuẩn chính và các phân khúc khách hàng tại hơn 130 quốc gia. Bộ phận này chịu trách nhiệm kinh doanh điện thoại di động chính, chủ yếu dựa trên các công nghệ WCDMA, GSM, CDMA và TDMA. Mobile Phones tập trung cung cấp những sản phẩm điện thoại giàu tính năng cho tất cả các phân khúc trên thị trường toàn cầu.
Multimedia cung cấp đa truyền thông di động cho khách hàng qua các thiết bị di động và ứng dụng tiên tiến. Các sản phẩm có tính năng và chức năng như hình ảnh, trò chơi, âm nhạc, truyền thông và một loạt các nội dung hấp dẫn khác cũng như các phụ kiện di động và giải pháp sáng tạo.
Networks tiếp tục cung cấp hạ tầng mạng, công nghệ hàng đầu và các dịch vụ liên quan dựa trên các chuẩn không dây chính cho các nhà điều hành di động và các nhà cung cấp dịch vụ. Tập trung vào các công nghệ GSM, bộ phận Networks hướng đến vị trí hàng đầu trong lĩnh vực mạng GSM, EDGE và WCDMA. Các mạng của chúng tôi được lắp đặt ở tất cả các thị trường chính trên toàn cầu theo những tiêu chuẩn này. Networks cũng là bộ phận cung cấp hàng đầu việc truy cập băng thông rộng và các mạng TETRA cho những người sử dụng chuyện nghiệp trong lĩnh vực an toàn và bảo mật.
Enterprise Solutions cung cấp hàng loạt các thiết bị đầu cuối và giải pháp kết nối di động không dây dựa trên cấu trúc di động cuối-cuối chuyên dành cho doanh nghiệp và các tổ chức trên toàn cầu giúp cải tiến hoạt động thông qua tính di động mở rộng. Các giải pháp cuối-cuối bao gồm từ các thiết bị di động tối ưu hóa cho doanh nghiệp trên front end đến một danh sách nhiều cổng gateway tối ưu hóa doanh nghiệp di động bao gồm: internet và email không dây, di động ứng dụng, bảo vệ tin nhắn, các mạng cá nhân ảo, bức tường lửa và bảo vệ chống xâm nhập.
Sản phẩm:
Những chiếc điện thoại đa chức năng của Nokia
2.Những chiến lược marketing của Nokia:
Kết quả của chiến dịch đúng như Nokia mong đợi. Tuy không tiết lộ con số cụ thể, nhưng theo ông Minh, với việc tiếp thị qua video clip trên các trang web và chọn quảng cáo đúng “giờ vàng” trên phương tiện truyền thông phù hợp (truyền hình, báo in), ngân sách tiếp thị đã tiết kiệm khoảng 50%.
Với chiêu thức mới, Nokia đã tiết kiệm 50% ngân sách tiếp thị công ty.
Ngày nay, ngay cả các tập đoàn đa quốc gia có tiềm lực tài chính vững mạnh, cũng phải tìm mọi cách để tiết giảm ngân sách tiếp thị mà vẫn đạt được hiệu quả mong đợi. Nokia tại Việt Nam cũng triển khai một chiêu thức để đạt được mục tiêu ấy.
Câu chuyện của Nokia E75
Có một chàng nhân viên văn phòng bảnh bao, sau bao phen vất vả trong “giờ cao điểm”, anh vẫn không thể hoàn thành công việc xếp giao. Anh cũng “Hẹn hò qua mạng” mà không biết trong các cô gái mặc áo hoa ở quán cà phê kia, ai là người mà anh đã hẹn.
“Giờ cao điểm” và “Hẹn hò qua mạng” là tên của hai video clip hài hước, đưa ra tình huống nan giải từ một nhân vật gặp khó khăn trong việc nhận và gửi email trong tình trạng khẩn cấp. Hai video clip đang được truyền đi khá nhiều trên các website, blog, diễn đàn như Clip.vn, Youtube.com, Zing.vn, Vietnamworks.com, caravat.com, nokia.com.vn. Chàng trai ấy cần một giải pháp và anh đang kêu gọi mọi người tư vấn cho mình.
Chỉ trong 2 tuần, hơn 3.500 người đã gửi “giải pháp” về cho Nokia. Từ đây, câu chuyện của chàng trai sẽ kết thúc “có hậu” khi anh có Nokia E75, đúng như thông điệp của nó: “Với Nokia E75, email chưa bao giờ dễ dàng đến thế”!
Điều được thể hiện nhiều đằng sau câu chuyện của chàng trai trên là chiến dịch tiếp thị của Nokia nói riêng và Nokia E75 nói chung. Chiến dịch này có vẻ phù hợp với thực tiễn vì 3 lý do: dân số trẻ Việt Nam đang nghiện thế giới mạng. Họ không muốn tiếp nhận kiểu quảng cáo hô hào, khó hiểu và đặc biệt là các sản phẩm công nghệ. Quan trọng hơn, kinh tế khó khăn khiến các nhà kinh doanh nghĩ đến những giải pháp tiếp thị ít tốn kém, mang đến nhiều cảm xúc hơn và dễ đi vào lòng người. Ông Nguyễn Hà Đức Minh, Giám đốc tiếp thị Nokia khu vực Đông Dương, cho biết, đối với một công ty hàng tiêu dùng đa quốc gia,câu chuyện tiếp thị của họ rất dễ hình dung. Tiếp thị rộng khách với ngân sách lớn trên các kênh truyền thông truyền thống. Ông cho rằng, đã đến lúc tạo nên chiêu thức tiếp thị mới, tiết kiệm nhưng hiệu quả hơn, như câu chuyện Nokia E75 vừa kể.
Thực chất, chiêu thức tiếp thị trải nghiệm qua việc tạo lập video clip tình huống, phát tán qua mạng, thu hút cộng đồng không phải là mới. Honda đã làm sự kiện tặng trái tim áo trên Facebook nhân ngày lễ tình nhân. Giày Geox năm 2008 cũng thực hiện chiến dịch tương tự ở Việt Nam với video clip “Giày biết` thở”. Tuy nhiên, ở Nokia, chiến dịch được nâng lên một bước khi tạo tương tác hai chiều với cộng đồng thông qua tình huống “nêu vấn đề” và “tìm giải pháp”. Đây là cách làm tăng độ cảm xúc cho người tham gia. Ông Minh nói: “Lúc này, không thể nói cho người khác nghe rằng bạn có thứ này rất tốt, hãy mua nó đi! Điều bạn cần làm là giúp mọi người trải nghiệm nó thực sự.
Xu hướng tích hợp dịch vụ đa dụng
Kết quả của chiến dịch đúng như Nokia mong đợi. Tuy không tiết lộ con số cụ thể, nhưng theo ông Minh, với việc tiếp thị qua video clip trên các trang web và chọn quảng cáo đúng “giờ vàng” trên phương tiện truyền thông phù hợp (truyền hình, báo in), ngân sách tiếp thị đã tiết kiệm khoảng 50%.
Hai video clip này nằm trong giai đoạn 2 của chiến dịch tiếp thị cho E75 và các dòng E-series khác của Nokia. Ở giai đoạn 1 (trước khi E75 được tung ra vào tháng 4.2009), Nokia tổ chức chương trình đã ngại kết nối những người làm kinh doanh của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam, lồng ghép vào đó một phần thông điệp về vai trò của email trên điện thoại di động.
Qua chiến lược tiếp thị kết nối cộng đồng, Nokia E75 với chức năng đặc biệt là email trên điện thoại di động, hướg đến 2 nhóm phân khúc: người tiêu dùng đại chúng và doanh nghiệp. Riêng khúc doanh nghiệp, Nokia liên kết với Microsoft (trong việc cung cấp server) và một “nhà mạng” Việt Nam để triển khai dịch vụ email trên điện thoại trọn gói cho doanh nghiệp. Từ những bước tiếp thị chiến lược trên của Nokia, có thể nhận thấy một xu hướng. Các nhà kinh doanh điện thoại di động không dừng lại ở việc cung cấp thiết bị mà muốn mở ra một đường đua về “tích hợp dịch vụ đa dụng.”
Theo Nhip Cau Dau Tu
Tập trung vào dịch vụ Internet và thay đổi các xu hướng trong ngành, Nokia công bố đổi mới chiến lược di động cho kinh doanh.Nokia sẽ tập trung cung cấp những thiết bị và giải pháp tốt cho thị trường bằng cách tăng cường hơn nữa những mối quan hệ chiến lược với những nhà cung cấp công nghệ dành cho doanh nghiệp hàng đầu. Nokia công bố kế hoạch ngưng phát triển hoặc tiếp thị các giải pháp di động dành cho kinh doanh “sau bức tường lửa” riêng của mình.Những công nghệ và kinh nghiệm phù hợp sẽ được chuyển sang dịch vụ 'push email' tiêu dùng mới của Nokia. Trong thời gian tới, Nokia dự định thiết lập các giải pháp dành cho doanh nghiệp bằng cách kết hợp các thiết bị và ứng dụng của Nokia với những giải pháp phần mềm từ những nhà cung cấp hàng đầu dành cho doanh nghiệp như Microsoft, IBM, Cisco v.v…Trong một bước tiếp theo nhằm bảo đảm tập trung một cách rõ ràng vào lĩnh vực kinh doanh di động cốt lõi, Nokia cũng công bố rằng công ty đang trong những giai đoạn tiến triển của những cuộc thảo luận cho khả năng bán bộ phận kinh doanh thiết bị bảo mật của Nokia cho một nhà đầu tư tài chính.
Chiến lược Marketing “kẻ đối lập”: trong marketing, không có gì khó khăn hơn là phải cạnh tranh với một đối thủ hùng mạnh đang chiếm ưu thế tuyệt đối trên thị trường với thị phần áp đảo. Chiến lược của các doanh nghiệp cạnh tranh thường sẽ phụ thuộc vào chiến lược của “market leader” (người lãnh đạo thị trường) này. Có một chiến lược đã được sử dụng rất thành công: Trở thành kẻ đối lập.
Chiến lược marketing thay đổi theo vòng đời sản phẩm: chiến lược marketing phải thay đổi trong từng giai đoạn của vòng đời sản phẩm.
- Chiến lược cạnh tranh liên quan đến việc tạo dựng những đặc điểm khác biệt được khách hàng đánh giá cao.
- Khi lập chiến lược, cấp quản lý phải xác định sự khác biệt nào được đánh giá cao và đối tượng khách hàng nào đánh giá cao sự khác biệt ấy.
- Chiến lược marketing phải phù hợp với chiến lược của công ty. Người lập chiến lược marketing cần trả lời câu hỏi: Tại sao khách hàng lại mua sản phẩm (hay dịch vụ) của chúng ta chứ không phải của đối thủ cạnh tranh?
- Chiến lược marketing xác định thị trường mục tiêu, sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ được định vị như thế nào, và nó sẽ được quảng bá thương hiệu ra sao?
- Một sản phẩm mới thường sẽ đi qua bốn giai đoạn của vòng đời sản phẩm: giới thiệu, phát triển, chín muồi và suy tàn. Mỗi giai đoạn tượng trưng cho một thách thức khác nhau đối với những người làm công tác marketing.
-Trong giai đoạn giới thiệu, nhiệm vụ của bộ phận marketing là xây dựng ý thức về loại sản phẩm và hướng dẫn khách hàng tiềm năng về cách họ có thể dùng sản phẩm mới để phục vụ cho lợi ích của mình.
- Những sản phẩm và dịch vụ nào trải qua một giai đoạn phát triển nhanh chóng về doanh thu trên đơn vị sản phẩm sẽ thu hút các đối thủ cạnh tranh. Thách thức trong giai đoạn này là xây dựng thương hiệu.
- Trong giai đoạn chín muồi, thị trường của người bán nhường chỗ cho thị trường của người mua. Lợi nhuận giảm do các nhà sản xuất tranh đấu với nhau để giành thị phần lớn hơn. Các nhà marketing phải đương đầu với thách thức hồi sinh thương hiệu.
- Suy tàn là giai đoạn cuối cùng của vòng đời sản phẩm. Trong giai đoạn này, doanh thu của sản phẩm liên tục giảm, các nhà marketing nỗ lực cải thiện công dụng mới cho các sản phẩm cũ của họ, tìm thị trường mới, hoặc gặt hái càng nhiều lợi nhuận càng tốt khi vòng đời sản phẩm sắp đến hồi kết thúc.
3.Việc phân khúc thị trường của Nokia:
Nokia tổng tấn công các phân khúc thị trường bằng 3 dế mới
- Nhà sản xuất điện thoại di động Phần Lan vừa liên tiếp giới thiệu ba mẫu điện thoại Nokia 6303, 6700, 2700 nhằm đánh vào các thị trường trung, cao cấp và giá rẻ. Thời điểm để đưa ra thị trường mà hãng này chọn là vào quý III năm nay.
Nokia 2700.
- Nokia 6303 với kiểu dáng cổ điện, điện thoại này nhằm cho thị trường tầm trung. Nokia 6303 có khả năng chụp hình 3 megapixel tự động lấy tiêu cự. Màn hình hiển thị 2.2 inch QVGA 16M triệu màu, có phần mềm bản đồ Nokia Map và jack cắm tai nghe chân 3.5mm.
Chiếc điện thoại này chỉ dày 11.7mm, hỗ trợ tới ba băng tần GSM nhưng không hỗ trợ 3G. Có thể cắm