Đề tài Chính sách của nhà nước đối với các thành phần kinh tế theo pháp luật hiện hành

Ngày nay, khi xã hội đang ngày càng phát triển, kinh tế toàn cầu không ngừng lớn mạnh đòi hỏi nền kinh tế của mỗi quốc gia cũng phải vận động với những chính sách phát triển kinh tế hợp lí, tiến bộ, phù hợp với thời đại. Nhận thấy vai trò to lớn sự điều tiết của nhà nước đối với các thành phần nền kinh tế, em xin chọn câu “Chính sách của nhà nước đối với các thành phần kinh tế theo pháp luật hiện hành” làm bài tập lớn học kì. Dù đã có nhiều cố gắng song vẫn còn nhiều thiếu sót, mong thầy cô góp ý để bài tập của em được hoàn thiện hơn

doc10 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1985 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chính sách của nhà nước đối với các thành phần kinh tế theo pháp luật hiện hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU Ngày nay, khi xã hội đang ngày càng phát triển, kinh tế toàn cầu không ngừng lớn mạnh đòi hỏi nền kinh tế của mỗi quốc gia cũng phải vận động với những chính sách phát triển kinh tế hợp lí, tiến bộ, phù hợp với thời đại. Nhận thấy vai trò to lớn sự điều tiết của nhà nước đối với các thành phần nền kinh tế, em xin chọn câu “Chính sách của nhà nước đối với các thành phần kinh tế theo pháp luật hiện hành” làm bài tập lớn học kì. Dù đã có nhiều cố gắng song vẫn còn nhiều thiếu sót, mong thầy cô góp ý để bài tập của em được hoàn thiện hơn B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Khái niệm thành phần kinh tế và mục đích phát triển kinh tế của nhà nước. Theo Mác-Lênin, trong thời kì quá độ, thành phần kinh tế là" những mảnh, những bộ phận" của một kết cấu kinh tế xã hội. Nói cách khác, thành phần kinh tế là một kiểu quan hệ kinh tế được hình thành trên cơ sở hình thức sở hữu này hay hình thức sở hữu khác. Trên cơ sở các ba chế độ sở hữu ở nước ta trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội xuất hiện các thành phần kinh tế: - Kinh tế nhà nước - Kinh tế tập thể - Kinh tế các thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân - Kinh tế tư bản nhà nước - Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài    Các thành phần kinh tế này đan xen, tác động lẫn nhau và đều chịu sự quản lí chặt chẽ của nhà nước. Mục đích phát triển kinh tế của nhà nước do bản chất của nhà nước quy định. Đối với nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mọi chính sách và phát triển kinh tế của nhà nước đều nhằm phục vụ cho lợi ích của nhân dân lao động. Điều 9 hiến pháp 1959, nhà nước ta đã xác định mục đích chính sách kinh tế của nhà nước là không ngừng phát triển sức sản xuất nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân. Điều 15 hiến pháp 1980, mục đích đó được xác định là" thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và văn hoá ngày càng tăng của xã hội" . Hiến pháp 1992 trên cơ sở kế thừa những quy định của các hiến pháp trước đó, khẳng định mục tiêu phát triển kinh tế của nhà nước:" làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân"(điều 16). Để đạt được mục đích đó, nhà nước cần đề ra những chủ trương chính sách phù hợp bảo đảm vai trò quản lí, điều tiết nền kinh tế. II. Các thành phần kinh tế 1. Thành phần kinh tế nhà nước Được hình thành từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945, trên cơ sở chế độ sở hữu nhà nước là chủ yếu. Kinh tế nhà nước bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng nhà nước, ngân sách nhà nước, các quỹ dự trữ quốc gia, các quỹ bảo hiểm nhà nước và các tài nguyên quốc gia, các tài sản khác thuộc sở hữu nhà nước có thể dựa vào vòng chu chuyển kinh tế. Hiện nay, để kinh tế nhà nước hoạt động có hiêụ quả, nhà nước chủ trương:" củng cố và phát triển, nhất là trong các ngành và lĩnh vực then chốt, giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân"(điều 19 hiến pháp 1992). Để cụ thể hoá chủ trương này, 20/4/1995, Quốc hội đã thông qua Luật doanh nghiệp nhà nước(sửa đổi 2003)." Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn, điều lệ hoặc có cổ phần vốn góp chi phối được chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn"(điều 1). Mặt khác, nhà nước chủ trương chấn chỉnh và tổ chức lại sản xuất kinh doanh trong khu vực kinh tế nhà nước. Đối với những xí nghiệp quốc doanh làm ăn thua lỗ phải chuyển hoá hình thức sở hữu để sử dụng có hiệu quả tư liệu sản xuất như chuyển thành xí nghiệp cổ phần, đấu thầu, cho thuê. Nhà nước cũng chủ trương để các cơ sở kinh tế quốc doanh được quyền tự chủ trong sản xuất , kinh doanh để phát huy tính năng động và hiệu quả của các đơn vị kinh tế. Nhưng với các ưu thế về vốn, tư liệu sản xuất, các đơn vị nhà nước có điều kiện vươn lên chiếm lĩnh thị trường, nắm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Tại đại hội VII nêu ra:" kinh tế nhà nước thực hiện tốt vai trò chủ đạo cùng với kinh tế hợp tác xã trở thành nền tảng trong nền kinh tế. Kinh tế nhà nước dưới các hình thức khác nhau tồn tại phổ biến". Vậy,theo chính sách của nhà nước, đây là nền kinh tế chủ đạo 2.Thành phần kinh tế tập thể Đây là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân, được hình thành từ sau hoà bình lập lại ở miền Bắc và phát triển trên cơ sở chế độ sở hữu tập thể là chủ yếu. Kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, mà nòng cốt là hợp tác xã, liên kết rộng rãi những người lao động, hộ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế, không giới hạn quy mô, kĩnh vực và địa bàn, phân phối theo lao động, theo vốn góp và nức độ tham gia dịch vụ, hoạt động theo nguyên tắc: hợp tác tự nguyện, dân chủ. Bình đẳng và công khai; tự chủ và tự phát triển cộng đồng. Năm 1959, nhà nước đã thông qua Điều lệ hợp tác xã nông nghiệp. Hiện nay, kinh tế tập thể vẫn được " nhà nước tạo điều kiện để củng cố và mở rộng các hợp tác xã hoạt động có hiệu quả"(điều20 hiến pháp1992). Nhà nước khuyến khích các hợp tác xã tự nguyện liên kết thành liên hợp tác xã hoặc liên doanh với các cơ sở kinh tế nhà nước, các thành phần kinh tế khác. 20/3/1996, Quốc hội khoá IX đã thông qua luật hợp tác xã. Trên cơ sở đó, 29/4/1997, Chính phủ đã ban hành các nghị định số 41,42,43… ban hành các điều lệ mẫu hợp tác xã thương mại, quỹ tín dụng nhân dân, hợp tác xã nông nghiệp… để đổi mới tổ chức hoạt động của các hợp tác xã nhằm bảo đảm các nguyên tắc tự nguyện, dân chủ. Bên cạnh kinh tế tập thể là kinh gia đình. Kinh tế gia đình được hình thành trên cơ sở sở hữu riêng của công dân là chủ yếu. Nó có vai trò quan trọng và được nhà nước khuyến khích phát triển. 3.Thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân Kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân là kinh tế của những người không phải là cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước tại chức hoặc xã viên hợp tác xã có vốn, tư liệu sản xuất, kĩ thuật chuyên môn và sức lao động đứng ra sản xuất kinh doanh dưới hình thức hộ cá thể, hộ tiểu thủ công nghiệp, xưởng, cửa hàng, xí nghiệp tư nhân. Từ đại hội Đảng toàn quốc lần VI, Đảng và nhà nước ta đã thay đổi chính sách với kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân. Điều 16 hiến pháp 1992 quy định" giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế". Nhà nước thừa nhận  sự tồn tại lâu dài của kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân trong nền kinh tế quốc dân. Điều 21 hiến pháp 1992 cũng quy định" kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân được chọn hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, được thành lập doanh nghiệp, không bị hạn chế và quy mô hoạt động trong những ngành nghề có lợi ích cho quốc kế dân sinh". Với chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần nhằm giải phóng và khai thác hết mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất, kinh tế cá thể tiểu chủ có điều kiện phục hồi và phát triển. Vì vậy, trong những năm qua, bộ phận kinh tế này ở nước ta đã phát triển nhanh chóng và ngày càng khẳng định là một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế quốc dân.         Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân, công nhận và bảo vệ quyền sở hữu, quyền thừa kế tài sản và thu nhập hợp pháp của kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân. Mặt khác, thành phần kinh tế này được liên kết, liên doanh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. 21/12/1990, Quốc hội khoá VIII đã thông qua luật doanh nghiệp tư nhân bà luật công ty. 12/6/1999, Quốc hội đã thông qua luật doanh nghiệp để tạo ra môi trường pháp lí bình đẳng, thuận lợi hơn cho các thành phần kinh tế phát triển. 4.Thành phần kinh tế tư bản nhà nước Kinh tế tư bản nhà nước dực trên hình thức sở hữu hỗn hợp về vốn giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư bản tư nhân trong nước và ngoài nước dưới các hình thức hợp tác liên doanh. Từ sau khi nhà nước ban hành Luật đầu tư nước ngoài(1988) các tổ chức kinh tế và cá nhân nước ngoài ngày càng đầu tư nhiều vào Việt Nam, hợp tác liên doanh với nhà nước ta. Thành phần kinh tế này ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân vì vậy được nhà nước khuyến khích phát triển và tạo ra môi trường pháp lí thuận lợi hơn. Điều 25 hiến pháp 1992 quy định:"nhà nước khuyến khích các tổ chức , cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ vào Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế, bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp đối với vốn, tài sản và các quyền lợi khác của các cá nhân, tổ chức nước ngoài. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hoá. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước". Nhà nước nhận định kinh tế tư bản là hình thức quá độ lên chủ nghĩa xã hội.12/11/1996, Quốc hội khoá IX đã sửa đổi luật đầu tư đồng thời thông qua Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Điều 1 Luật khuyến khích đầu tư trong nước quy định" nhà nước bảo hộ và khuyến khích tổ chức, công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài cư trú lâu dài ở Việt Nam đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế- xã hội trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam". Điều đó tạo điều kiện cho thành phần kinh tế này ngày càng phát triển. 5.Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài           Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và Quốc hội khoá X tại kì họp thứ 10 đã xác định một thành phần kinh tế mới- kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Thành phần kinh tế này được quy định tại điều 25 hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung. " Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ vào Việt Nam, phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế, bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp đối với vốn, tài sản và các quyền lợi khác của các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hoá. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước". Như vậy, trong nền kinh tế nước ta hiện nay đang tồn tại nhiều thành phần kinh tế, cùng đan xen trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, mỗi thành phần kinh tế lại có một vai trò nhất định trong nền kinh tế quốc dân. Nhà nước có chính sách nhất định đối với từng thành phần kinh tế để bảo đảm cho nó bình đẳng trước pháp luật, hợp tác cạnh tranh phát triển. Để làm được điều đó, Nhà nước ta chủ chương:" xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở phát huy nội lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa."( điều 15 hiến pháp 1992) III. So sánh chính sách của nhà nước đối với các thành phần kinh tế theo hiến pháp 92 với các hiến pháp trước đó Trước đây nhà nước chủ trương thực hiện nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần: kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể của nhân dân lao động. Hiến pháp 1959 quy định" kinh tế quốc doanh thuộc hình thức sở hữu toàn dân, giữ vai trò lãnh đạo trong nền kinh tế quốc dân", kinh tế hợp tác xã xuất hiện" thuộc hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động". Kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể là hai thành phần kinh tế chủ yếu của giai đoạn này. Hiến pháp 1980 có sửa đổi, bổ sung, " nhà nước giữ độc quyền về ngoại thương và mọi quan hệ kinh tế khác đối với nước ngoài"( điều 21) Điểm khác biệt so với các hiến pháp trước đây là theo hiến pháp 1992, Nhà nước chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, để dần xóa bỏ nền kinh tế tự cung tự cấp, kém phát triển, giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế. Hiến pháp 92 quy định sự tồn tại, phát triển lâu dài của loại hình kinh tế tư bản tư nhân. Kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân được chọn hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, được thành lập doanh nghiệp không hạn chế về quy mô hoạt động trong những ngành nghề có lợi cho quốc kế dân sinh ( Điều 21). Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc thành phần kinh tế phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước, bình đẳng trước pháp luật, vốn và tài sản hợp pháp được nhà nước bảo hộ. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau được liên doanh, liên kết với các cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hóa trong trường hợp cần thiết, vì lí do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua, trưng dụng nhưng nhà nước phải bồi thường theo giá trị thị trường. Khác với trước đây, nhà nước của hiến pháp 1992 khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ vào Việt Nam, đảm bảo quyền hợp pháp đối với vốn, tài sản và các quyền lợi khác của các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hóa. Thừa nhận và bảo hộ sự tồn tại và phát triển của sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất là một bước tiến trong chế độ kinh tế nước ta nhằm giải phóng mọi năng lực sản xuất, hỗ trợ, bổ xung cho kinh tế xã hội chủ nghĩa C. KẾT LUẬN Tóm lại, mọi sự thay đổi của hiến pháp 1992 so với các hiến pháp trước do yêu cầu của tình hình phát triển trên thế giới với xu thế hội nhập, yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nó cho thấy việc quản lý của nhà nước về kinh tế nhằm định hướng đúng đắn cho việc phát triển kinh tế. Thực tế trong những năm qua đã chứng minh rằng chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần là phù hợp đã thúc đẩy sản xuất phát triển, hạn chế dần tình trạng khủng hoảng thiếu DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, trường đại học luật Hà Nội Luật hiến pháp Việt Nam, trường đại học tổng hợp TP.HCM, PTS Nguyễn Đăng Dung Tìm hiểu Hiến pháp Việt Nam, Thạc sĩ Phan Đình Khánh, TS. Phạm Đức Bảo Hỏi đáp hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992
Luận văn liên quan